Nhằm giúp các em học sinh ôn tập thật tốt, đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp tới HOC247 xin giới thiệu bộ tài liệu Đề cương ôn tập HK2 năm 2020 môn Hóa học 8 Trường TH&THCS Phong Châu. Tài liệu gồm các dạng bài tập với lời giải cụ thể các em có thể đối chiếu từ đó có kế hoạch ôn tập cụ thể. Mời các em cùng tham khảo!
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HÓA 8 NĂM HỌC 2019-2020 TRƯỜNG TH&THCS PHONG CHÂU
PHẦN I. KIẾN THỨC CƠ BẢN.
CHƯƠNG: CHẤT – NGUYÊN TỬ - PHÂN TỬ
1. Vật thể
- Vật thể: Là toàn bộ những gì xung quanh chúng ta và trong không gian.
- Vật thể gồm 2 loại: Vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo.
2. Chất
- Chất: là nguyên liệu cấu tạo nên vật thể. Chất có ở khắp mọi nơi, ở đâu có vật thể là ở đó có chất.
- Mỗi chất có những tính chất nhất định. Bao gồm tính chất vật lý và tính chất hoá
học.
3. Hỗn hợp
- Hỗn hợp là 2 hay nhiều chất trộn lại với nhau. Mỗi chất trong hỗn hợp được gọi là 1chất thành phần.
- Hỗn hợp gồm có 2 loại:
+ Hỗn hợp đồng nhất : là hỗn hợp không xuất hiện ranh giới phân cách giữa các chất thành phần. VD: Hỗn hợp nước và rượu.
+ Hỗn hợp không đồng nhất: là hỗn hợp có xuất hiện ranh giới phân cách giữa các chất thành phần.VD: Hỗn hợp dầu ăn và nước.
- Chất tinh khiết là chất không có lẫn chất nào khác. Chất tinh khiết có tính chất nhất định, không thay đổi. VD: Nước cất (nước tinh khiết)
- Khi tách riêng các chất ra khỏi hỗn hợp ta thu được các chất tinh khiết. Để tách riêng các chất ra khỏi hỗn hợp người ta có thể sử dụng các phương pháp vật lý và
hoá học: tách, chiết, gạn, lọc, cho bay hơi, chưng cất, dùng các phản ứng hoá học…
VD: Khuấy tan một lượng muối ăn vào nước → Hỗn hợp trong suốt . Khi đun nóng, nước bay hơi, ngưng tụ hơi tạo thành nước cất. Sau khi cạn nước thu được muối ăn.
4. Nguyên tử
- Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, trung hoà về điện, cấu tạo nên các chất.
- Cấu tạo
Chú ý:
Hiđro là nguyên tử đặc biệt chỉ có duy nhất một hạt proton.
- Trong nguyên tử, các e chuyển động rất nhanh và sắp xếp thành từng lớp từ trong ra ngoài.
+ Lớp 1: có tối đa 2e
+ Lớp 2, 3, 4… tối đa 8e
- Khối lượng nguyên tử = số P + số N + số e = số P + số N (vì e có khối lượng rất nhỏ nên bỏ qua).
5. Nguyên tố hóa học - Kí hiệu hóa học
- Là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân.
- Số proton là số đặc trưng của 1 nguyên tố.
- Kí hiệu hóa học: Mỗi nguyên tố được biểu diễn bằng 1 kí hiệu hóa học (KHHH)
VD: + Nguyên tố Natri được kí hiệu : Na + Nguyên tố Oxi được kí hiệu: O
6. Nguyên tử khối
- Đơn vị cacbon: theo qui ước, người ta lấy khối lượng của nguyên tử cacbon làm đơn vị khối lượng nguyên tử, gọi là đơn vị cacbon.
VD: C = 12 đvC, H = 1 đvC; O = 16 đvC; Ca = 40 đvC; Cl = 35,5 đvC…
- Nguyên tử khối: là khối lượng của 1 nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon.
- Mỗi nguyên tố có nguyên tử khối riêng biệt.
- Có trên 110 nguyên tố (trong đó có 92 nguyên tố tự nhiên).
- Oxi là nguyên tố phổ biến nhất.
7. Đơn chất - Hợp chất
Đơn chất
Hợp chất (AxBy)
a.Định nghĩa
Đơn chất do 1 nguyên tố hoá học cấu tạo nên.
VD:- Khí oxi tạo nên từ nguyên tố O.
- K.loại nhôm tạo nên từ nguyên tố Al.
Hợp chất là những chất tạo nên từ 2 NTHH trở lên.
VD:- Nước: H2O Nguyên tố H và O.
-Axit sunfuric: H2SO4 Nguyên tố H, S và O
b.Phân loại
+ Đơn chất kim loại (A): Dẫn điện, dẫn nhiệt, có ánh kim.
+ Đơn chất phi kim (Ax): Không dẫn điện, dẫn nhiệt, không có ánh kim.
+ Hợp chất vô cơ: H2O, NaOH, NaCl, H2SO4....
+ Hợp chất hữu cơ:CH4 (Mê tan), C12H22O11 (đường)…
c.cấu tạo
+ Đơn chất KL: Nguyên tử sắp xếp khít nhau và theo một trật tự xác định.
+ Đơn chất PK: Nguyên tử liên kết với nhau theo một số nhất định (Thường là 2).
- Trong hợp chất: Nguyên tố liên kết với nhau theo một tỷ lệ và một thứ tự nhất định
8. Phân tử - Phân tử khối
- Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hoá học của chất.
VD:- Khí hiđro, oxi : 2 nguyên tử cùng loại liên kết với nhau.
- Nước : 2H liên kết với 1O.
- Phân tử khối là khối lượng phân tử tính bằng đơn vị cacbon. Phân tử khối bằng tổng nguyên tử khối của các nguyên tử trong phân tử.
VD:O2 = 2.16 = 32 đvC ; Cl2 = 71 đvC.
CaCO3 = 100 đvC ; H2SO4 = 98 đvC.
- Mỗi mẫu chất là một tập hợp vô cùng lớn những hạt nguyêntử hay phân tử .
- Tuỳ điều kiện mỗi chất có thể ở 3 trạng thái: rắn, lỏng, khí ở trạng thái khí các hạt
cách xa nhau.
CHƯƠNG PHẢN ỨNG HÓA HỌC
1. Hiện tượng vật lý
- Hiện tượng vật lý là hiện tượng chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu
- VD: nước đá để chảy thành nước lỏng, đun sôi nước chuyển thành hơi nước và ngược lại ⇒ quá trinh trên có sự thay đổi về trạng thái của chất từ rắn – lỏng – khí
2. Hiện tượng hóa học
- Hiện tượng hóa học là hiện tượng chất biến đổi có tạo ra chất khác.
* Phản ứng hóa học
1. Định nghĩa
Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác
Chất ban đầ, bị biến đổi trong phản ứng gọi là chất phản ứng (hay chất tham gia)
Chất mới sinh ra là chất sản phẩm.
Cách ghi:
Tên các chất phản ứng → tên sản phẩm
VD: Natri + nước → natri hidroxit
Đọc là: natri tác dụng với nước tạo thành natri hidroxit
Trong quá trình ohản ứng, luọng chất phản ứng giảm dần, lượng chất sản phẩn tăng dần
2. Diễn biến của phản ứng hóa học
VD: sự tạo thành phân tử nước từ oxi và hidro
- Trước phản ứng, 2 nguyên tử oxi liên kết với nhau, 2 nguyên tử hidro liên kết với nhau
- Sau phản ứng, một nguyên tử oxi liên kết với 2 nguyên tử hidro
- Trong quá trình phản ứng, liên kết giữa 2 nguyên tử hidro và liên kết giữa 2 nguyên tủ oxi bị đứt gãy
Kết luận: Trong phản ứng hóa học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác.
3. Phản ứng hóa học xảy ra khi nào
- Các chất phản ứng được tiếp xúc với nhua. Bề mặt tiếp xúc càng lớn, phản ứng xảy ra càng nhanh
- Một số phản ứng cần nhiệt độ, một số thì không
- Một số phản ứng cần chất xúc tác giúp phản ứng xảy ra nhanh hơn. Chất xúc tác không bibến đổi sau phản ứng
4. Cách nhận biết làm sao có phản ứng hóa học xảy ra
- Có chất mới xuất hiện, có tính chất khác với chất phản ứng (kết tủa, bay hơi, chuyển màu,…)
- Sự tỏa nhiệt và phát sáng. VD: phản ứng cháy
*Định luật bảo toàn khối lượng
“Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các chất sản phảm bằng tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng”
* Phương trình hóa học
1. Các bước lập phương trình hóa học
Xét phản ứng giữa canxi với nước tạo thành canxihidroxit. Lập PTHH
Bước 1: Viết sơ đồ phản ứng:
Ca + H2O → Ca(OH)2 + H2
Bước 2: Cân bằng số nguyên tử mỗi nguyên tố
Bên phải số nguyên tử O là 2, nguyên tử H là 4 còn ở vế bên trai trong phân tử nước số nguyên tử O là 1, nguyên tử H là 2. Tức là số nguyên tử O, H ở vế phải gấp 2 lần vế trái
Do vậy cần thêm hệ số 2 vào trước phân tử nước ở vế trái.
Sau khi thêm hệ số ta thấy số nguyên tử Ca, O, H ở 2 vế bằng nhau.
Vậy phương trình đã cân bằng xong.
Bước 3: Viết PTHH:
Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2
2. Ý nghĩa của phương trình hóa học
Cho biết tỉ lệ về số nguyên tử, phân tử giữa các chất trong phản ứng. Tỉ lệ này bằng tỉ số hệ số các chất trong phương trình
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề cương HK2 môn Hóa học 8 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
PHẦN II. HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
1. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Một tập hợp các phân tử đồng sunfat CuSO4 có khối lượng 160000 đvC. Tập hợp trên có bao nhiêu nguyên tử oxi?
A. 1000. B. 2000. C. 3000. D. 4000.
Câu 2: Khối lượng nguyên tử 24Mg = 39,8271.10-27 kg. Cho biết 1đvC = 1,6605.10-24 gam. Khối lượng nguyên tử 24Mg tính theo đvC bằng
A. 23,985. B. 24,000. C. 66,133. D. 23,985.10-3.
Câu 3: Biết nguyên tử C có khối lượng bằng 1,9926.10-23 gam, khối lượng của nguyên tử Al là:
A. 0,885546.10-23 gam. B. 4,48335.10-23 gam.
C. 3,9846.10-23 gam. D. 0,166025.10-23 gam.
Câu 4: Biết nguyên tử cacbon có khối lượng bằng 1,9926.10-23 gam. Khối lượng tính bằng gam của nguyên tử Na là
A. 3,56.10-23 gam. B. 3,731.10-23 gam. C. 3,82.10-23 gam. D. 1,91.10-23 gam.
Câu 5: Biết nguyên tử C có khối lượng bằng 1,9926.10-23 gam. Một đơn vị cacbon (đvC) có khối lượng bằng 1/12 khối lượng của nguyên tử C. Nguyên tử X nặng 5,312.10-23 gam, X là nguyên tử của nguyên tố hóa học nào?
A. O: 16 đvC. B. Fe: 56 đvC. C. S: 32 đvC. D. P: 31 đvC.
Câu 6: Tổng số hạt trong nguyên tử X là 28 và số hạt không mang điện chiếm 35,7% thì số electron của nguyên tử X là
A. 7. B. 8. C. 9. D. 10.
Câu 7: Một nguyên tử X có tổng số hạt là 46, số hạt không mang điện bằng tổng số hạt mang điện. X là
A. N. B. O. C. P. D. S.
Câu 8: Cho nguyên tử X có tổng số hạt là 34, trong đó tổng số hạt mang điện gấp 1,8333 lần số hạt không mang điện. X là
A. Mg. B. Li. C. Al. D. Na.
Câu 9: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt là 28. Trong đó số hạt không mang điện chiếm khoảng 35,71 % tổng các loại hạt. X là
A. S. B. N. C. F. D. O.
Câu 10: Oxit X có công thức là X2O. Tổng số hạt cơ bản trong B là 92, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 28. B là
A. Ag2O. B. K2O. C. Li2O. D. Na2O.
Câu 11: Hợp chất X được tạo bởi nguyên tử M với nguyên tử nitơ là M3N2 có tổng số hạt cơ bản là 156, trong đó tổng số hạt mang điện hơn số hạt không mang điện là 44. Công thức phân tử của X là
A. Ca3N2. B. Mg3N2. C. Zn3N2. D. Cu3N2.
Câu 12: Tổng số hạt proton, nơtron , electron trong hai nguyên tử của nguyên tố X và Y là 96 trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 32. Số hạt mang điện của nguyên tử Y nhiều hơn của X là 16. X và Y lần lượt là
A. Be và Mg. B. Ca và Sr. C. Na và Ca. D. Mg và Ca.
Câu 13: Một oxit có công thức M2Ox có phân tử khối là 102. Biết nguyên tử khối của M là 27, hóa trị của M là
A. I. B. II. C. III. D. IV.
Câu 14: Nguyên tố X có nguyên tử khối bằng 3,5 lần nguyên tử khối của oxi. X là nguyên tố nào sau đây?
A. Ca. B. Na. C. K. D. Fe.
Câu 15: Kim loại M tạo ra hiđroxit M(OH)3 có phân tử khối là 78. Nguyên tử khối của M là
A. 24. B. 27. C. 56. D. 64.
Câu 16: Hai nguyên tử M kết hợp với một nguyên tử O tạo ra phân tử oxit. Trong phân tử, nguyên tử oxi chiếm 25,8% về khối lượng. Công thức của oxit là
A. K2O. B. Cu2O. C. Na2O. D. Ag2O.
Câu 17: Trong phân tử nước, tỉ số khối lượng giữa các nguyên tố H và O là 1: 8. Tỉ lệ số nguyên tử H và O trong phân tử nước là
A. 1: 8. B. 2: 1. C. 3: 2. D. 2: 3.
Câu 18: Phân tích một khối lượng hợp chất M, người ta nhận thấy thành phần khối lượng của nó có 50% là lưu huỳnh và 50% là oxi. Công thức của hợp chất M có thể là
A. SO2. B. SO3. C. SO4. D. S2O3.
Câu 19: Một hợp chất khí X có thành phần gồm 2 nguyên tố là C và O. Tỉ lệ khối lượng của C và O là 3:8. Công thức của khí X là
A. CO. B. CO2. C. CO3. D. CO4.
Câu 20: Hợp chất X tạo bởi 2 nguyên tố C và H, trong đó nguyên tố H chiếm 25% về khối lượng trong hợp chất. Công thức hóa học của X là
A. C2H2. B. C2H4. C. CH4. D. C2H6.
Câu 21: Một hợp chất khí X có thành phần gồm 2 nguyên tố C và O. Biết tỉ lệ về khối lượng của C với O lần lượt là 3:8. X có khối lượng phân tử là
A. 28. B. 44. C. 64. D. 32.
Câu 22: Một hợp chất được cấu tạo bởi cacbon và hiđro có tỉ lệ khối lượng là mC : mH = 4:1. Công thức hóa học của hợp chất là
A. CH4. B. C2H4. C. C2H6. D. C6H6.
Câu 23: Trong nước mía ép có chứa một loại đường có thành phần các nguyên tố là: 42,11% C; 6,43% H; 51,46% O và phân tử khối là 342. Công thức hoá học đơn giản của đường trong nước mía ép là
A. C6H12O6. B. C12H22O10. C. C12H22O11. D. C2H4O2.
Câu 24: Phân tích định lượng muối vô cơ X, nhận thấy có 46,94% natri; 24,49% cacbon và 28,57% nitơ về khối lượng. Phân tử khối của X là
A. 49. B. 72. C. 61. D. 63.
Câu 25: Phân tích một hợp chất vô cơ X, thấy phần trăm về khối lượng của các nguyên tố như sau: 45,95% K, 16,45% N, 37,6% O là. Phân tử khối của X là
A. 101. B. 69. C. 85. D. 108.
Câu 26: Cho 9 (g) nhôm cháy trong không khí thu được 10,2 g nhôm oxit. Tính khối lượng oxi
A. 1,7 g B. 1,6 g C. 1,5 g D. 1,2 g
Câu 27: Cho sắt tác dụng với axit clohidric thu được 3, 9 g muối sắt và 7,2 g khí bay lên. Tổng khối lượn chất phản ứng
A. 11,1 g B. 12,2 g C. 11 g D. 12,22
Câu 28: Nung đá vôi thu được vôi sống và khí cacbonic. Kết luận nào sau đây là đúng
A. Khối lượng đá vôi bằng khối lượng vôi sống
B. Khối lượng đá vôi bằng khối lượng khí
C. Khối lượng đá vôi bằng khối lượng khí cacbonic cộng với khối lượng vôi sống
D. Không xác định
Câu 29: Vì sao nung đá vôi thì khối lượng giảm
A. Vì khi nung vôi sống thấy xuất hiện khí cacbonic hóa hơi
B. Vì xuất hiện vôi sống
C. Vì có sự tham gia của oxi
Câu 30: Tính khối lượng của vôi sống biết 12 g đá vôi và thấy xuất hiện 2,24 l khí hidro
A. 7,6 kg B. 3 mg C. 3 g D. 7,6 g
Câu 31: Khối lượng mol chất là
A. Là khối lượng ban đầu của chất đó
B. Là khối lượng sau khi tham gia phản ứng hóa học
C. Bằng 6.1023
D. Là khối lượng tính bằng gam của N nguyên tử hoặc phân tử chất đó
Câu 32: Thể tích mol là
A. Là thể tích của chất lỏng
B. Thể tích của 1 nguyên tử nào đó
C. Thể tích chiếm bởi N phân tử của chất khí đó
D. Thể tích ở đktc là 22,4 l
Câu 33: 1 mol N2 có V = 22,4 l. Hỏi 8 mol N2 thì cố V = ?. Biết khí đo ở đktc
A. 179,2 lít
B. 17,92 lít
C. 0,1792 lít
D. 1,792 lít
Câu 34: Biết hợp chất có dA/H2 = 22. Xác định hợp chất biết có duy nhất 1 nguyên tử Oxi
A. NO B. CO C. N2O D. CO2
Câu 35: Tính %mC biết trong 1 mol NaHCO3 có 1 mol Na, 1 mol C và 3 mol O, 1 mol H
A. 14,28 % B. 14,2% C. 14,284% D. 14,285%
Câu 36: Thành phần phần trăm khối lượng của oxi trong Fe2O3
A. 35% B. 40% C. 30% D. 45%
Câu 37: Tính khối lượng của Fe trong 92,8 g Fe3O4
A. 67,2 g B. 25,6 g C. 80 g D. 10 g
Câu 38: Cho phương trình CaCO3 → CO2 + H2O
Để điều chế 2,24 l CO2 thì số mol CaCO3 cần dùng là
A. 1 mol B. 0,1 mol C. 0,001 mol D. 2 mol
Câu 39: Cho 5,6 g sắt tác dụng với dung dịch axit clohidric loãng thu được bao nhiêu ml khí H2
A. 2,24 ml B. 22,4 ml C. 2, 24.10-3 ml D. 0,0224 ml
Câu 40: Nhiệt phân 2,45 g KClO3 thu được O2. Cho Zn tác dụng với O2 vừa thu được . Tính khối lượng chất thu được sau phản ứng
A. 2,45 g B. 5,4 g C. 4,86 g D. 6,35 g
...
Trên đây là nội dung Đề cương ôn tập HK2 năm 2020 môn Hóa học 8 Trường TH&THCS Phong Châu. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục:
- Bộ 5 đề kiểm tra 1 tiết môn Hóa 8 năm 2019-2020 Trường THCS Minh Tiến
- Bộ 5 đề kiểm tra 1 tiết Chương V môn Hóa học 8 năm 2019-2020 Trường THCS Bắc Hà
Chúc các em học tập tốt !