YOMEDIA

Đề cương ôn tập HK1 môn Lịch Sử 11 năm học 2019 - 2020 Trường THPT Vạn Xuân

Tải về
 
NONE

Dưới đây là Đề cương ôn tập HK1 môn Lịch Sử 11 năm học 2019 - 2020 Trường THPT Vạn Xuân được Học247 sưu tầm và chọn lọc gửi đến các em học sinh lớp 11. Tài liệu gồm tóm tắt các lyys thuyết cần nắm sẽ giúp các em ôn tập và củng cố kiến thức đã học , chuẩn bị thật tốt cho các kì thi phía trước. Chúc các em học tốt!

ATNETWORK
YOMEDIA

TRƯỜNG THPT VẠN XUÂN

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 1

MÔN LỊCH SỬ 11

NĂM HỌC 2019-2020

 

Bài 1: NHẬT BẢN

1. Nhật Bản từ đầu thế kỷ XIX đến trước năm 1868

2. Cuộc Duy tân Minh Trị 

Tháng 01/1868 Thiên hoàng Minh Trị (Meiji) trở lại nắm quyền và thực hiện cải cách:

+ Về chính trị: Nhật hoàng tuyên bố thủ tiêu chế độ Mạc phủ, lập chính phủ mới, thực hiện bình đẳng ban bố quyền tự do.

+ Về kinh tế: xoá bỏ sự độc quyền ruộng đất của phong kiến, thực hiện cải cách theo hướng bản chủ nghĩa.

+ Về quân sự: quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây, chú trọng đóng tàu chiến, sản xuất vũ khí đạn dược.

+ Giáo dục: chú trọng nội dung khoa học – kỹ thuật. Cử học sinh giỏi đi du học phương Tây.

* Tính chất – ý nghĩa: Cải cách Minh Trị mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Nhật.

3. Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa

-  Trong 30 năm cuối thế kỷ XIX quá trình tập trung trong công nghiệp, thương nghiệp với ngân hàng đã đưa đến sự ra đời những công ty độc quyền, Mít-xưi, Mit-su-bi-si chi phối đời sống kinh tế, chính trị Nhật Bản.

- Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX, Nhật đẩy mạnh chính sách bành trướng xâm lược.

+ Năm 1874 Nhật Bản xâm lược Đài Loan

+ Năm 1894 – 1895 chiến tranh với Trung Quốc

+ Năm 1904 – 1905 chiến tranh với Nga

- Chính sách đối nội: Bóc lột nặng nề quần chúng lao động nhất là giai cấp công nhân, dẫn tới nhiều cuộc đấu tranh cua công nhân.

- Kết luận: Nhật Bản đã trở thành nước đế quốc.

Bài 2: ẤN ĐỘ

1. Tình hình Ấn Độ nửa sau thế kỷ XIX

- Quá trình thực dân xâm lược Ấn Độ:

+ Từ đầu thế kỷ XVII chế độ phong kiến Ấn Độ suy yếu –> các nước phương Tây chủ yếu Anh – Pháp đua nhau xâm lược.

+ Kết quả: Giữa thế kỷ XVII Anh hoàn toàn xâm lược và đặt ách cai trị Ấn Độ.

- Chính sách cai trị của thực dân Anh:

+ Về kinh tế: Thực dân Anh thực hiện chính sách vơ vét tài nguyên cùng kiệt và bóc lột nhân công rẻ mạt →  nhằm biến ấn Độ thành thị trường quan trọng của Anh.

+ Về chính trị – xã hội: Chính phủ Anh thiết lập chế độ cai trị trực tiếp ấn Độ với những thủ đoạn chủ yếu là: chia để trị, mua chuộc giai cấp thống trị, khơi sâu thù hằn dân tộc, tôn giáo, đẳng cấp trong xã hội.

+ Về văn hoá - giáo dục: Thi hành chính sách giáo dục ngu dân, khuyến khích tập quán lạc hậu và hủ tục cổ xưa.

- Hậu quả:

+ Kinh tế giảm sút, bần cùng

+ Đời sống nhân dân người dân cực khổ

2. Cuộc khởi nghĩa Xi-pay (1857 – 1859)

3. Đảng Quốc đại và phong trào dân tộc (1885 – 1908)

- Sự thành lập Đảng Quốc đại.

+ Năm 1885 giai cấp tư sản Ấn Độ thành lập Đảng Quốc đại.

- Hoạt động

+ Trong 20 năm đầu Đảng chủ trương đấu tranh ôn hoà.

+ Do thái độ thoả hiệp của những người cầm đầu và chính sách 2 mặt của chính quyền Anh, nội bộ Đảng Quốc đại bị phân hoá thành 2 phái: ôn hoà và phái cực đoan (kiên quyết chống Anh do Ti-lắc đứng đầu).

+ Phong trào đấu tranh chống đạo luật chia cắt Ben-gan 1905.

+ Đỉnh cao của phong trào là cuộc tổng bãi công ở Bom-bay 1908.

+ Tháng 6/1908 thực dân Anh bắt Ti-lắc, kết án 6 năm tù –> công nhân Bom-bay đã tổng bãi công kéo dài 6 ngày để ủng hộ Ti-lắc.

Cao trào cách mạng 1905 – 1908 mang đậm ý thức dân tộc đánh dấu sự thức tỉnh của nhân dân ấn Độ.

 

---(Nội dung chi tiết từ bài số 3 đến bài số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Bài 6: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914 – 1918)

1. Quan hệ quốc tế cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh

- Chủ nghĩa tư bản phát triển theo quy luật không đều làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc ở cuối thế kỉ XIX đầu XX.

- Sự phân chia thuộc địa giữa các đế quốc cũng không đều. Đế quốc già (Anh, Pháp) nhiều thuộc địa. Đế quốc trẻ (Đúc, Mĩ) ít thuộc địa.

→ Mâu thuẫn giữa các đế quốc về vấn đề thuộc địa nảy sinh và ngày càng gay gắt.

- Các cuộc chiến tranh giành thuộc địa đã nổ ra ở nhiều nơi.

+ Chiến tranh Trung – Nhật (1894 – 1895).

+ Chiến tranh Mĩ – Tây Ban Nha (1898).

+ Chiến tranh Anh – Bô ơ (1899 – 1902).

+ Chiến tranh Nga – Nhật (1904 – 1905).

 - Trong cuộc đua giành giật thuộc địa, Đức là kẻ hiếu chiến nhất. Đức đã cùng áo – Hung, Italia thành lập “phe liên minh”, năm 1882 chuẩn bị chiến tranh chia lại thế giới.

- Để đối phó Anh đã ký với Nga và Pháp những Hiệp ước tay đôi hình thành phe Hiệp ước (đầu thế kỉ XX).

- Cả 2 khối quân sự đối đầu điên cuồng chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh chia lại thế giới → chiến tranh đế quốc không thể tránh khỏi.

- Nguyên cớ trực tiếp của chiến tranh do vụ ám sát thái tử Áo – Hung của một phần tử người Sec-bi tại Bôxnia.

2. Diễn biến của chiến tranh

1. Giai đoạn thứ nhất của chiến tranh (1914 – 1916)

Thời gian

Chiến sự

Kết quả

1914

- ở phía Tây: ngay đên 3/8 Đức tràn vào Bỉ, đánh sang Pháp.

- Cùng lúc ở phía Đông: Nga tấn công Đông Phổ.

- Đức chiếm được Bỉ, một phần nước Pháp uy hiếp thủ đô Pa-ri.

- Cứu nguy cho Pa-ri

1915

- Đức, áo – Hung dồn toàn lực tấn công Nga.

- Hai bên ở vào thế cầm cự trên một Mặt trận dài 1200km.

1916

- Đức chuyển mục tiêu về phía Tây tấn công pháo đài Véc-đoong.

- Đức không hạ được Véc-đoong, 2 bên thiệt hại nặng.

 

2. Giai đoạn thứ 2 (1917 – 1918)

Thời gian

Chiến sự

Kết quả

2/1917

- Cách mạng dân chủ tư sản Nga thành công.

- Chính phủ tư sản lâm thời ở Nga vẫn tiếp tục chiến tranh.

2/4/1917

- Mĩ tuyên chiến với Đức, tham gia vào chiến tranh cùng phe Hiệp ước

- Trong năm 1917 chiến sự diễn ra trên cả 2 Mặt trận Đông và Tây Âu.

- Có lợi cho phe Hiệp ước.

 

- Hai bên ở vào thế cầm cự.

11/1917

- Cách mạng tháng 10 Nga thành công

- Chính phủ Xô viết thành lập

3/3/1918

- Chính phủ Xô viết ký với Đức Hiệp ước Bơ-rét Li-tốp.

- Nga rút khỏi Xô viết thành lập.

Đầu 1918

- Đức tiếp tục tấn công Pháp

- Một lần nữa Pa-ri bị uy hiếp

7/1918

- Mĩ đổ bộ  vào châu Âu, chớp thời cơ Anh – Pháp phản công.

- Đồng minh của Đức đầu hàng: Bungari 29/9, Thổ Nhĩ Kỳ 30/10, áo – Hung 2/11

9/11/1918

- Cách mạng Đức bùng nổ

- Nền quân chủ bị lật đổ

1/11/1918

- Chính phủ Đức đầu hàng

- Chiến tranh kết thúc

 

3. Kết cục của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất.

- Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc với sự thất bại của phe liên minh, gây nên thiệt hại nặng nề về người và của.

+ 10 triệu người chết.

+ 20 triệu người bị thương.

+ Tiêu tốn 85 tỉ đô la.

+ Nền kinh tế Châu Âu bị tàn phá.

- Nước Mĩ giàu lên nhanh chóng và trở thành chủ nợ của thế giới.

- Cách mạng tháng Mười Nga thành công đánh dấu bước chuyển biến lớn trong cục diện thế giới.

* Tính chất: Chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa.

 

---Đáp án đầy đủ và chi tiết của Đề cương ôn tập HK1 môn Lịch Sử 11 năm học 2019 - 2020 Trường THPT Vạn Xuân các bạn vui lòng xem trực tuyến hoặc tải file về máy---

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề cương ôn tập HK1 môn Lịch Sử 11 năm học 2019 - 2020 Trường THPT Vạn Xuân. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON