Nhằm hỗ trợ các em trong quá trình ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp đến, Hoc247 giới thiệu đến các em tài liệu Đề cương ôn tập HK1 môn Hóa học 11 năm 2019 - 2020 Trường THPT Thới Bình gồm các dạng bài tập được biên soạn bám sát nội dung sách giáo khoa từ cơ bản đến nâng cao sẽ giúp các em ôn tập và hệ thống lại các kiến thức cần một cách hiệu quả nhất, từ đó chinh phục điểm số thật cao cho môn Hóa lớp 11.
TRƯỜNG THPT THỚI BÌNH |
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 1 MÔN HÓA HỌC 11 NĂM HỌC 2010-2020 |
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM
1. Phân loại chất điện li, pt điện li:
Câu 1.Cho các chất: HNO3, Ca(OH)2, CH3COONa, CH3COOH, NaCl. Có bao nhiêu chất điện li mạnh:
A. 2 B. 3 C. 4 D. 1
Câu 2.Cho các chất sau: HCl, H2SO3, HNO3, KOH, Ba(OH)2, Mg(OH)2, NaNO3, NaCl. Có bao nhiêu chất điện li yếu?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 6
Câu 3.Cho các chất: H2O, HCl, NaOH, NaCl, CH3COOH, NH3, CuSO4. Các chất điện li yếu là:
A. H2O, CH3COOH, NH3. B. H2O, CH3COOH, CuSO4.
C. H2O, NaCl, CuSO4, CH3COOH. D. NaOH, CuSO4, NaCl.
Câu 4.Phương trình điện li nào sau đây viết sai ?
A. Ca(NO3)2 → Ca2+ + 2NO3– B. K2CrO4 → 2K+ + CrO42 –
C. Fe2(SO4)3 → 2Fe3+ + 3SO42– D. K2SO4 → K2+ + SO42 –
Câu 5.Phương trình điện li nào viết sai?
A. H2SO4 → 2H+ + SO42 – B. NaOH → Na+ + OH–
C. NaClO → Na+ + ClO – D. KCl → K+ + Cl–
Câu 6.Phương trình điện li nào đúng?
A. CaCl2 → Ca+ +2Cl- B. Ca(OH)2 → Ca+ + 2 OH –
C. AlCl3 → Al3+ +3Cl2- D. Al2(SO4)3 → 2Al3+ + 3SO42-
2. Chọn ptpt đúng-sai :
Câu 7. Trong các phản ứng sau, phản ứng nào sai:
A. Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2NaCl B. 2NaHSO4 + BaCl2 → Ba(HSO4)2 + 2NaCl
C. NaOH + NaHCO3 → Na2CO3 + H2O D. Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 + 2H2O
Câu 8. Phản ứng nào sau đây không phải là phản ứng axit–bazơ?
A. H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O B. 6HCl + Fe2O3 → 2FeCl3 + 3H2O
C. H2SO4 + CaCl2 → CaSO4 + 2HCl D. Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O
Câu 9. Phản ứng nào sau đây không phải phản ứng trao đổi ion?
A. MgSO4 + CaCl2 → MgCl2 + CaSO4. B. HCl + AgNO3 → AgCl + HNO3.
C. 2NaOH + MgCl2 → 2NaCl + Mg(OH)2. D. Zn + 2AgNO3 → Zn(NO3)2 + 2Ag.
3. Cho pt ion pt phân tử:
Câu 10.Phương trình phân tử: K2CO3 + MgCl2 → 2KCl + MgCO3 có phương trình ion rút gọn sau ?
A. K+ + Cl – → KCl . B. K2CO3 + Cu2+ → 2K+ + CuCO3.
C. CO32– + CuCl2 → 2Cl – + CuCO3. D. Mg2+ + CO32– → MgCO3.
Câu 11.Cho phương trình ion thu gọn: H+ + OH – → H2O. Phương trình ion thu gọn đã cho biểu diễn bản chất của các phản ứng hóa học nào sau đây ?
A. KOH + HCl → KCl + H2O B. 2HCl + Na2CO3 → 2NaCl + H2O + CO2
C. H2SO4 + BaCl2 → 2HCl + BaSO4 D. NaOH + NaHCO3 → Na2CO3 + H2O
Câu 12.Cho phương trình hóa học của phản ứng ở dạng ion thu gọn: CO32– + 2H+ → H2O + CO2 .Phương trình ion thu gọn trên là của phương trình dạng phân tử nào sau đây
A. Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 + H2O B. CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O
C. MgCO3 + 2HCl → MgCl2 + CO2 + H2O D. BaCO3 + 2HCl → BaCl2 + CO2 + H2O
4. Lý thuyết pH:
Câu 13.Khi hòa tan trong nước, chất nào sau đây cho môi trường có pH nhỏ hơn 7?
A. NaCl. B. NaOH. C. Na2SO4. D. HCl.
Câu 14.Dung dịch chất nào dưới đây có môi trường pH > 7 ?
A. NaCl. B. KNO3. C. HCl. D. NaOH.
Câu 15. Phát biểu không đúng là
A. Môi trường kiềm có pH < 7. B. Môi trường kiềm có pH > 7.
C. Môi trường trung tính có pH = 7. D. Môi trường axit có pH < 7.
Câu 16.Chọn phát biểu đúng trong số các phát biểu sau đây ?
A. Giá trị pH tăng thì độ axit giảm. B. Giá trị pH tăng thì độ axit tăng.
C. Dd có pH < 7 làm quỳ tím hoá xanh. D. Dd có pH >7 làm quỳ tím hoá đỏ.
Câu 17.Phát biểu không đúng là
A. Môi trường kiềm có pH < 7. B. Môi trường kiềm có pH > 7.
C. Môi trường trung tính có pH = 7. D. Môi trường axit có pH < 7.
5. Tính chất vật lý:
Câu 18. Phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. Ở điều kiện thường, N2 ở trạng thái khí, không màu, không mùi, không vị, nặng hơn không khí.
B. Nitơ không duy trì sự cháy và sự hô hấp.
C. Amoniăc là chất khí, không màu, tan nhiều trong nước, có mùi khai và xốc, nhẹ hơn không khí.
D. Tất cả các muối amoni đều tan trong nước.
Câu 19.Chỉ ra nội dung không đúng:
A. Photpho đỏ độc, kém bền trong không khí ở nhiệt độ thường.
B. Khi làm lạnh, hơi của photpho trắng chuyển thành photpho đỏ.
C. Photpho đỏ có cấu trúc polime.
D. Photpho đỏ không tan trong nước, nhưng tan tốt trong các dung môi hữu cơ như benzen, ete...
Câu 20.Khi xét về khí cacbon đioxit, điều khẳng định nào sau đây là sai ?
A. Chất khí không màu, không mùi, nặng hơn không khí.
B. Chất khí chủ yếu gây ra hiệu ứng nhà kính.
C. Chất khí không độc, nhưng không duy trì sự sống.
D. Chất khí dùng để chữa cháy, nhất là các đám cháy kim loại.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết tại online hoặc tải về)---
CHƯƠNG 3: NHÓM CACBON
Câu 1. Hoàn thành các sơ đồ phản ứng sau
a. CO → CO2 NaHCO3 → Na2CO3 → CaCO3 → CO2 → CO → Cu
b. C → CO2 → Na2CO3 → NaOH → Na2SiO3 → H2SiO3
Câu 2. Sục 2.24 lít khí CO2 (đktc) vào 150 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch A. Tính khối lượng các chất tan trong A.
Câu 3. Sục 2,24 lít khí CO2 (đktc) vào 400 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch D. Tính nồng độ mol/lít của các chất tan trong dung dịch D.
Câu 4. (CĐ-2010). Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít khí CO2 (đktc) vào 125 ml dung dịch Ba(OH)2 1M, thu được dung dịch X. Coi thể tích dung dịch không thay đổi. Xác định nồng độ mol của chất tan trong dung dịch X.
Câu 5. Cho 1,344 lít khí CO2 (đktc) hấp thụ hết vào 2 lít dung dịch X chứa NaOH 0,04M và Ca(OH)2 0,02M thu được m gam kết tủa. Xác định giá trị của m.
Câu 6. Nung 52,65 gam CaCO3 ở 10000C và cho toàn bộ khí thoát ra hấp thụ hết vào 500 ml dung dịch NaOH 1,8M. Hỏi thu được muối nào? Khối lượng là bao nhiêu. Biết hiệu suất của phản ứng nhiệt phân CaCO3 là 85%.
CHUYÊN ĐỀ 4. ĐẠI CƯƠNG VỀ HÓA HỮU CƠ
Câu 1. Oxi hóa hoàn toàn 0,6 gam hợp chất hữu cơ A thu được 0,672 lít CO2 (đktc) và 0,72 gam H2O. Tính % khối lượng các nguyên tố trong phân tử chất A.
Câu 2. Oxi hóa hoàn toàn 0,67 gam β-caroten rồi dẫn sản phẩm oxi hóa qua bình 1 đựng dd H2SO4 đặc, sau đó qua bình 2 đựng Ca(OH)2 dư. Kết quả cho thấy khối lượng bình 1 tăng 0,63 gam; bình 2 có 5 gam kết tủa. Tính % khối lượng các nguyên tố trong phân tử β-caroten.
Câu 3. Tính khối lượng mol phân tử của các chất sau:
a. Chất A có tỉ khối hơi so với không khí bằng 2,07.
b. Thể tích hơi của 3,3 gam chất X bằng thể tích của 1,76 gam khí oxi (đo ở cùng điều kiện).
Câu 4. Kết quả phân tích nguyên tố cho thấy limonen được cấu tạo từ hai nguyên tố C và H, trong đó C chiếm 88,235% về khối lượng. Tỉ khối hơi của limonen so với không khí gần bằng 4,69. Lập công thức phân tử của limonen.
Câu 5. Đốt cháy hoàn toàn 0,3 gam chất A (phân tử chỉ chứa C, H, O) thu được 0,44 gam khí CO2 và 0,18 gam nước. Thể tích hơi của 0,3 gam chất A bằng thể tích của 0,16 gam khí oxi (đo ở cùng điều kiện). Xác định công thức phân tử của chất A.
Câu 6. Anetol có khối lượng mol phân tử bằng 148 g/mol. Phân tích nguyên tố cho thấy anetol có %C=81,08%; %H=8,1%, còn lại là oxi. Lập công thức đơn giản nhất và công thức phân tử của anetol.
Câu 7. Hợp chất X có % khối lượng C, H và O lần lượt là 54,54%, 8,1% và 36,36%. Khối lượng phân tử của X là 88g/mol. Lập công thức phân tử của X.
Câu 8. Hợp chất Z có công thức đơn giản nhất là CH3O và có tỉ khối hơi so với hidro là 31. Xác định công thức phân tử của Z
Câu 9. Đốt cháy hoàn toàn 2,46 gam chất hữu cơ (A) thu được 5,28 gam CO2, 0,9 gam H2O và 224ml N2 (đo đktc). Tỉ khối hơi của (A) so với không khí là 4, 24. Xác định công thức phân tử của (A).
....
Trên đây là đề cương ôn tập HK1 môn Hóa học 11 năm 2019 - 2020 Trường THPT Thới Bình, để theo dõi nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác vui lòng đăng nhập vào hệ thống hoc247.net chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Nội dung ôn thi học kì 1 môn Hóa 11 năm học 2019 - 2020
- Đề kiểm tra HK1 môn Hóa học 11 năm 2018 - 2019 Trường THPT Thạnh Tây
- Đề cương ôn tập HK1 môn Hóa học 11 năm 2019 - 2020 Trường THPT Trần Phú
Chúc các em học tập thật tốt!