Nhằm hỗ trợ các em trong quá trình ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp đến, Hoc247 giới thiệu đến các em tài liệu Đề cương ôn tập HK1 môn Hóa học 11 năm 2019 - 2020 Trường THPT Phan Liêm gồm các dạng bài tập được biên soạn bám sát nội dung sách giáo khoa từ cơ bản đến nâng cao sẽ giúp các em ôn tập và hệ thống lại các kiến thức cần một cách hiệu quả nhất, từ đó chinh phục điểm số thật cao cho môn Hóa lớp 11.
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BẾN TRE TRƯỜNG THPT PHAN LIÊM
|
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KỲ I Năm học 2019 – 2020 Môn: HÓA KHỐI 11 – CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN |
A. LÝ THUYẾT:
Chương 1: SỰ ĐIỆN LY
- Nắm các khái niệm: sự điện ly (quá trình điện ly), chất điện ly, chất điện ly mạnh, chất điện ly yếu. Cho VD. Phân biệt chất điện ly, chất dẫn điện và chất không dẫn điện. Cho VD.
- Khái niệm axit, bazơ, muối, muối axit, muối trung hòa theo thuyết điện ly. Cho VD.
- Các chất lưỡng tính. Cho VD.
- Viết phương trình điện của các chất điện ly mạnh, các chất điện ly yếu, các chất lưỡng tính. Cho VD.
- Tích số ion của nước (ở 25oC). Các công thức tính pH. Khoảng pH và môi trường tương ứng. Khoảng pH đổi màu của các chất chỉ thị axit – bazơ.
- Phản ứng trao đổi ion: Điều kiện, bản chất. Viết phương trình phản ứng trao đổi ion (dạng phân tử và ion rút gọn). Lưu ý phản ứng của muối Al3+, muối Zn2+ với dung dịch kiềm mạnh. Cho VD.
Chương 2: NITƠ – PHOTPHO
- So sánh các đơn chất nitơ và photpho về:
+ Vị trí, cấu hình e nguyên tử.
+ Trạng thái tự nhiên, tính chất vật lý, ứng dụng.
+ Tính chất hóa học, điều chế.
- Các hợp chất của nitơ (NH3, muối NH4+, HNO3…): tính chất vật lý, ứng dụng.
- Hợp chất của photpho (H3PO4): tính chất vật lý, ứng dụng.
- So sánh tính chất hóa học và cách điều chế HNO3 và H3PO4.
- Phản ứng nhiệt phân muối amoni, muối nitrat.
- Tính chất hóa học của NH3 và muối NH4+. Lưu ý phản ứng của dung dịch muối Zn2+, Cu2+, Ag+ với dung dịch NH3.
- Nhận biết các ion dương và âm có liên quan: NH4+, NO3-, PO43-, …
- Phân bón hóa học:
+ Ba loại phân hóa học chính: nguyên tố dinh dưỡng, tác dụng đối với cây trồng, cách đánh giá, thành phần hóa học chính, phân loại, cách điều chế.
+ Các hỗn hợp amophot, nitro photka.
- Thực hiện các chuỗi phản ứng.
Chương 3: CACBON – SILIC
- So sánh các đơn chất cacbon và silic về:
+ Vị trí, cấu hình e nguyên tử.
+ Trạng thái tự nhiên, tính chất vật lý (các dạng thù hình), ứng dụng.
+ Tính chất hóa học, điều chế.
- Các oxit của cacbon (CO, CO2): tính chất vật lý, ứng dụng.
- So sánh tính chất hóa học và cách điều chế CO, CO2.
- Phản ứng trao đổi ion và phản ứng nhiệt phân các muối cacbonat.
- Ứng dụng một số muối cacbonat.
- Phản ứng của Si và SiO2 với kiềm (lưu ý điều kiện).
- Phản ứng của SiO2 với dung dịch HF.
- H2SiO3 là axit không tan và rất yếu (< H2CO3).
- Thực hiện các chuỗi phản ứng.
Chương 4: ĐẠI CƯƠNG HÓA HỌC HỮU CƠ
- Phân biệt được chất vô cơ, hữu cơ, hydrocacbon, dẫn xuất của H.C, …
- Đặc điểm chung của hợp chất hữu cơ.
- Phương pháp phân tích định tính, định lượng hợp chất hữu cơ.
- Phân biệt được công thức phân tử và công thức đơn giản.
B. BÀI TOÁN:
1. Bài toán tính theo phương trình phản ứng (có hoặc không có so sánh số mol).
2. Toán pH (có và không có pha trộn dung dịch).
3. Bài toán muối nhôm tác dụng dung dịch kiềm (bài toán thuận và nghịch).
4. Bài toán áp dụng định luật bảo toàn điện tích.
5. Bài toán có hiệu suất phản ứng.
6. Bài toán H3PO4 tác dụng dung dịch kiềm.
7. Bài toán áp dụng định luật bảo toàn electron (có liên quan HNO3).
8. Toán hỗn hợp.
9. Toán xác định nguyên tố.
10. Toán nhiệt phân muối nitrat.
11. Bài toán tính theo sơ đồ hợp thức.
12. Bài toán oxit axit tác dụng dung dịch kiềm (bài toán thuận và nghịch).
13. Bài toán nhiệt luyện.
14. Bài toán xác định công thức của oxit sắt.
15. Bài toán định lượng các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ.
16. Bài toán xác định công thức đơn giản và công thức phân tử của hợp chất hữu cơ.
C. CÂU HỎI LÍ THUYẾT
Câu 1: Chất nào sau đây không dẫn điện được?
A.KCl rắn, khan B. CaCl2 nóng chảy C.NaOH nóng chảy D. HBr hòa tan trong nước
Câu 2: Dãy gồm các chất đều là chất điện ly mạnh là:
A. HCl, NaOH, CaO, NH4NO3 B. Ba(OH)2, H2SO4, H2O, Al2(SO4)3
C. HNO3, KOH, NaNO3, (NH4)2SO4 D. KOH, HNO3, NH3, Cu(NO3)2.
Câu 3: Dung dịch chất điện li dẫn điện được là do:
A. sự chuyển dịch của các phân tử chất hòa tan B. sự chuyển dịch của các electron
C. sự chuyển dịch của các cation và anion D. sự chuyển dịch của các cation
Câu 4: Chất nào sau đây không phân li ra ion khi hòa tan trong nước?
A. MgCl2 B. HClO3 C . C6H12O6(glucozơ) D. Ba(OH)2
Câu 5: Cho các chất: NaCl (1) , C2H5OH (2) , Cu(OH)2 (3) , NaOH (4) , H2SiO3 (5) , HCl (6), . Các chất điện ly mạnh là:
A. 1, 4, 6 B. 1, 3, 6 C. 3, 4, 5 D. 1, 4, 6
Câu 6: Cho các dung dịch có cùng nồng độ: NaCl, Na2SO4, H2SO3, CH3COOH. Dung dịch có độ dẫn điện lớn nhất là:
A. NaCl B. H2SO3 C. Na2SO4 D. CH3COOH
Câu 7: Trong dung dịch H3PO4 có chứa những ion nào (không kể OH- của nước) ?
A. H3PO4, H+, H2PO4-, HPO42-, PO43- B. H+, PO43-
C. H+, H2PO4-, HPO42-, PO43- D. H3PO4, H+, H2PO4-, HPO42-
Câu 8: Đối với dd axit CH3COOH 0,10M, đánh giá nào về nồng độ mol ion là đúng?
A. [H+] = 0,10M B. [H+] > [CH3COO-] C. [H+] < [CH3COO-] D. [H+] < 0,10M
Câu 9: Cho dãy các chất sau: Ca(HCO3)2, NH4Cl, (NH4)2CO3, ZnSO4, Al(OH)3, Zn(OH)2. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 10: Trong các dd: HNO3, NaCl, Na2SO4, Ca(OH)2, KHSO4, Mg(NO3)2, dãy gồm các dd đều tác dụng được với dd Ba(HCO3)2 là
A. HNO3, NaCl, Na2SO4 B. HNO3, Ca(OH)2, KHSO4, Na2SO4
C. NaCl, Na2SO4, Ca(OH)2 D. HNO3, Ca(OH)2, KHSO4, Mg(NO3)2
Câu 11: Các dd dưới đây có giá trị pH lớn hơn ,nhỏ hơn hay bằng 7:
NH4NO3 (1); NaCl ( 2); Al ( NO3)3 ( 3); K2S ( 4); CH3COOK ( 5).
A.1,2,3 có pH >7 B. 1,3 có pH<7 C. 2,3,5 có pH <7 D. 4,5 có pH=7
Câu 12: Hòa tan mol mỗi muối NaHCO3 (1); NaOH (2); Ba(OH)2 (3) vào nước để thu được cùng một thể tích mỗi dd. Thứ tự pH của các dd tăng dần theo dãy
A. 1,2,3. B. 2,3,1. C. 3,2,1. D. 1,3,2.
Câu 13: Một dung dịch có [OH-] = 0,1.10-6 M Môi trường của dung dịch là:
A. bazơ B. axit C. trung tính D. không xác định
Câu 14: Cho các cặp chất sau đây :
(I) Na2CO3+BaCl2 (II) (NH4)2CO3+Ba(NO3)2
(III) Ba(HCO3)2+K2CO3 (IV) BaCl2+MgCO3
Những cặp chất khi phản ứng có cùng phương trình ion rút gọn là :
A.(I),(IV) B. (I),(II) C. (I),(II),(III) D. (I),(II),(III),(IV)
Câu 15: Phương trình S2–+2H+ → H2S là phương trình ion rút gọn của phản ứng :
A.FeS+2HCl → FeCl2+H2S B.BaS +H2SO4 → BaSO4+H2S
C.2HCl+K2S → 2KCl+H2S D.2NaHSO4+Na2S → 2Na2SO4+H2S
Câu 16: Phản ứng nào sau đây là phản ứng trao đổi ion trong dung dịch?
A. Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2 B. Fe(NO3)3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaNO3
C. 2Fe(NO3)3 + 2KI → 2Fe(NO3)2 + I2 + 2KNO3 D. Zn + 2Fe(NO3)3 → Zn(NO3)2 + 2Fe(NO3)2
Câu 17: Cho các phản ứng hóa học sau:
(1) (NH4)2SO4 + BaCl2 →
(2) CuSO4 + Ba(NO3)2 →
(3) Na2SO4 + BaCl2 →
(4) H2SO4 + BaSO3 →
(5) (NH4)2SO4 + Ba(OH)2 →
(6) Fe2(SO4)3 + Ba(NO3)2 →
Các phản ứng đều có cùng 1 phương trình ion rút gọn là:
A. (1), (2), (3), (6) B. (1), (3), (5), (6) C. (1), (2), (3), (5), (6) D. (3), (4), (5), (6)
Câu 18: Dãy các ion cùng tồn tại trong một dung dịch là
A. K+, Ba2+, OH-, Cl- B. Na+, K+, OH-, HCO3-
C. Ca2+, Cl-, Na+, CO32- D. Al3+, PO43-, Cl-, Ba2+
Câu 19. Trong phản ứng nào sau đây NH3 không thể hiện tính khử:
A. 4NH3 + 5O2 → 4NO + 6H2O B. NH3 + HCl → NH4Cl
C. 8NH3 + 3Cl2 → 6NH4Cl + N2 D. 2NH3 + 3CuO → 3Cu + 3H2O + N2
Câu 20. Từ phản ứng: 2NH3 + 3Cl2 → 6 HCl + N2. Ta có kết luận:
A. NH3 là chất khử B. NH3 là chất oxi hoá C. Cl2 vừa oxi hoá vừa khử D. Cl2 là chất khử
....
Trên đây là Đề cương ôn tập HK1 môn Hóa học 11 năm 2019 - 2020 Trường THPT Phan Liêm, để theo dõi nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác vui lòng đăng nhập vào hệ thống hoc247.net chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!
Ngoài ra các em học sinh có thể thử sức mình với hình thức thi trắc nghiệm online tại đây:
Chúc các em học tập thật tốt!