YOMEDIA

Đề cương ôn tập HK1 môn Hóa 11 năm học 2019-2020 Trường THPT Đồng Đậu

Tải về
 
NONE

Dưới đây là Đề cương ôn tập HK1 môn Hóa 11 năm học 2019-2020 Trường THPT Đồng Đậu được Học247 sưu tầm và chọn lọc gửi đến các em học sinh lớp 11. Tài liệu gồm 2 phần câu hỏi trắc nghiệm và một số bài tập tự luận sẽ giúp các em ôn tập và củng cố kiến thức đã học , chuẩn bị thật tốt cho các kì thi phía trước. Chúc các em học tốt!

ATNETWORK
YOMEDIA

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI HỌC KÌ I HÓA HỌC KHỐI 11 NĂM HỌC 2019-2020

 

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Dãy gồm các chất điện li yếu là

A. HBrO, H2S, CH3COOHC. H2S, (NH4)3PO4, CH3COOH

B. CuSO4, NaCl, HClD. Na2SO3, CaCl2, CH3COOH

Câu 2. Nhóm nào sau đây chỉ gồm các chất điện li mạnh?

A. NaCl, H2SO4 ,KNO3                                       

B. NaCl, Na2SO4, HF                        

C. Na2SO4, Cu(OH)2, NaCl

D. KOH, H2S, HCl

Câu 3. Nhóm nào sau đây chỉ gồm các chất điện li mạnh?

A. Na2SO4, Cu(OH)2, NaCl                                 

C. NaCl, Na2SO4, H2S

B. NaCl, H2SO4 ,HF

D. KOH, Na2S, HCl

Câu 4. Một dung dịch có [H+]=10-4M. Môi trường của dung dịch là

A. Trung tính

B. Bazơ

C. Axit

D. Không xác định được

Câu 5. Một dung dịch có [H+]=10-9M. Môi trường của dung dịch là

A. Bazơ

B. Axit

C. Trung tính

D. Không xác định được

Câu 6. Dung dịch có [H+] =10-12. pH của dung dịch là

A. 2                        B. 10                                     C. 12                            D.  7

Câu 7. Dung dịch có [H+] =10-2. pH của dung dịch là

A. 2                            B. 10                               C. 12                                D.  7

Câu 8. Dung dịch có [H+] =10-10. pH của dung dịch là

A. 2                            B. 10                                C. 12                                D.  7

Câu 9. Cho 200ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M phản ứng với 1,42g Na2SO4 sau phản ứng thu được kết tủa có khối lượng là?

A. 4g                           B. 10g                             C. 2,33g                            D. 3g

Câu 10. Cho 200ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M phản ứng với 1,52g FeSO4 sau phản ứng thu được kết tủa có khối lượng là?

A. 0,9g                        B. 3,23g                          C. 2.33g                            D. 3g

Câu 11. Cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố nitơ (Z=7)

A.  1s22s22p5.             B. 1s22s22p3.                C. 1s22s22p63s23p3.           D. 1s22s22p63s23p5.

Câu 12. Cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố photpho (Z=15)

A.  1s22s22p5.             B. 1s22s22p3.                C. 1s22s22p63s23p5.              D. 1s22s22p63s23p3.

Câu 13. Vị trí của nguyên tố photpho (Z=15) trong bảng tuần hoàn :

A.  Chu kì 3, nhóm VA.                                       B. Chu kì 2, nhóm VA        

C. Chu kì 3, nhóm VIA                                        D.  Chu kì 2, nhóm IVA

Câu 14. Vị trí của nguyên tố nitơ (Z=7) trong bảng tuần hoàn :

A.  Chu kì 3, nhóm VA.  

B. Chu kì 2, nhóm VA                                            

C. Chu kì 3, nhóm VIA                                       

D.  Chu kì 2, nhóm IVA

Câu 15. Người ta sản xuất N2 trong công nghiệp bằng cách nào dưới đây?

A. Chưng cất phân đoạn không khí lỏng.              

B. Nhiệt phân dung dịch NH4NO2 bão hoà.

C. Dùng photpho để đốt cháy hết oxi trong không khí.                                   

D. Cho không khí đi qua bột đồng nung nóng.

Câu 16. Phương pháp hiện đại sản xuất HNO3 trong công nghiệp bằng nguyên liệu nào?

A. NH3                              B. N2                           C. NaNO3                   D. Không khí

Câu 17. Trong công nghiệp, NH3 được điều chế từ

A. NHCl và Ca(OH)2.      B. HNO3.                    C. không khí.                       D. N2 và H2.

Câu 18. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về ứng dụng của các chất?

A. Nitơ lỏng được dùng để bảo quản máu và các mẫu sinh vật khác.

B. Amoni lỏng được dùng làm chất gây lạnh trong máy lạnh.

C. Axit nitric dùng để sản xuất thuốc nổ, thuốc nhuộm và dược phẩm.

D. Photpho chủ yếu dùng để điều chế muối photphat và sản xuất phân lân.

Câu 19. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về ứng dụng của các chất?

A. Amoni lỏng được dùng để bảo quản máu và các mẫu sinh vật khác.

B. Axit phophoric chủ yếu dùng điều chế muối photphat và sản xuất phân lân.

C. Axit nitric dùng để sản xuất thuốc nổ, thuốc nhuộm và dược phẩm.

D. Photpho chủ yếu dùng để sản xuất axit photphoric và diêm tiêu.

Câu 20. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về ứng dụng của các chất?

A. Nitơ lỏng được dùng để bảo quản máu và các mẫu sinh vật khác.

B. Amoni lỏng được dùng làm chất gây lạnh trong máy lạnh.

C. Axit nitric dùng để sản xuất thuốc nổ, thuốc nhuộm và dược phẩm.

D. Photpho chủ yếu dùng để điều chế muối photphat và sản xuất phân lân.

Câu 21. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về ứng dụng của các chất?

A. Amoni lỏng được dùng để bảo quản máu và các mẫu sinh vật khác.

B. Axit phophoric chủ yếu dùng điều chế muối photphat và sản xuất phân lân.

C. Axit nitric dùng để sản xuất thuốc nổ, thuốc nhuộm và dược phẩm.

D. Photpho chủ yếu dùng để sản xuất axit photphoric và diêm tiêu.

Câu 22. Trong các phản ứng sau đây, phản ứng nào NH3 thể hiện tính bazơ :

A.  2NH3 + 3CuO → 3Cu + 3H2O + N2        

B. 4NH3 + 5O2 → 4NO + 6H2O   

C.  NH3 + HCl   →  NH4Cl                            

D. 8NH3 + 3Cl2 → 6NH4Cl + N2 

Câu 23. Trong các phản ứng sau đây, phản ứng nào P  thể hiện tính oxh :

A.  P + 5HNO3 → H3PO4 + H2O + 5NO2            

B. 4P + 5O2 →   2P2O5     

C.  2P + 3Ca   →  Ca3P2                                 

D. 2P + 3Cl2 → 2PCl3

Câu 24. Cho phản ứng: 2HNO3+  CuO → Cu(NO3)2  + H2O,  HNO3 đóng vai trò là:  

A. Chất oxi hóa                  

B. Axit                            

C. Môi trường            

D.  Cả A và C

Câu 25. Trong các phản ứng sau đây, phản ứng nào NH3 không thể hiện bazơ :

A.  2NH3 + 3H2O + CuCl → 3Cu(OH) + NH4Cl

B. 4NH3 + 5O2  →  4NO + 6H2O      

C.  NH3 + HCl  →   NH4Cl                                

D. NH3 + HNO → NH4 NO 

Câu 26. Phản ứng: Zn + HNO3loãng → Zn(NO3)2 + NO + H2O. Hệ số các chất tham gia và sản phẩm phản ứng lần lượt là:

A. 3; 8; 3; 4; 2.                 

B.  3; 8; 3; 2; 4.                

C.  3; 8; 2; 3;                 

D.  3; 3; 8; 2; 4.

Câu 27. Phản ứng: Mg + HNO3đặc→ Mg(NO3)2 + NO2 + H2O. Hệ số các chất tham gia và sản phẩm phản ứng lần lượt là:

A. 1; 4; 1; 2; 2.                 

B.  3; 8; 3; 2; 4.                

C.  3; 8; 2; 3;                 

D.  3; 3; 8; 2; 4.

Câu 28. Phản ứng: Cu + HNO3loãng → Cu(NO3)2 + NO + H2O. Hệ số các chất tham gia và sản phẩm phản ứng lần lượt là:

A. 3; 8; 3; 4; 2.                 

B.  3; 8; 3; 2; 4.                

C.  3; 8; 2; 3;                 

D.  3; 3; 8; 2; 4.

Câu 29. Phản ứng: Al + HNO3loãng → Al(NO3)3 + NO + H2O. Hệ số các chất tham gia và sản phẩm phản ứng lần lượt là:

A. 3; 8; 3; 4; 2.                  B.  3; 8; 3; 2; 4.                 C.  1; 4; 1; 1;                  D.  1; 4; 1; 1; 2.

Câu 30. Công thức của phân ure là:

A. (NH4)2CO3.                  B.  (NH2)2CO3.                 C. (NH2)2CO.                D. NH2CO.

Câu 31. Thành phần chính của supephotphat kép là:

A. Ca(H2PO4)2. CaSO4                                                C. Ca3(PO4)2. Ca(H2PO4)2

B. Ca(H2PO4)2. H3PO4                                                 D. Ca(H2PO4)2

Câu 32. Độ dinh dưỡng của phân đạm được đánh giá bằng hàm lượng phần trăm  

A.  N.                                B. NO.                              C. NO3-.                         D.  NH4+

Câu 33. Độ dinh dưỡng của phân kali được đánh giá bằng hàm lượng phần trăm  

A.  K.                                B. K2O.                             C. KOH                         D.  KNO3

Câu 34. Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá bằng hàm lượng phần trăm  

A.  P.                                 B. P2O5.                             C. H3PO4.                      D.  PO43-.

Câu 35. Phân kali cung cấp nguyên tố nào cho cây?

A. K                                  B. P                             C. Zn                                               D. N                     

Câu 36. Phân vi lượng cung cấp nguyên tố nào cho cây?

A. K                                  B. P                                   C. Zn                                       D. N                     

Câu 37. Phân lân cung cấp nguyên tố nào cho cây?

A. K                                  B. P                                   C. Zn                                       D. N                     

Câu 38. Phân đạm cung cấp nguyên tố nào cho cây?

A. K                                  B. P                                   C. Zn                                       D. N                     

Câu 39. Ion H2PO4- có tên gọi:

A. Photphoric                    B. Photphat                       C. Đihiđrophotphat        D. Hiđrophotphat

Câu 40. Ion HPO42- có tên gọi:

A. Photphoric                    B. Photphat                       C. Đihiđrophotphat        D. Hiđrophotphat

Giá trị của x là

A. 0,10.                                   B. 0,12.                                   C. 0,11.                                   D. 0,13.

 

----(Để xem nội dung chi tiết từ câu 41 đến câu 77 của đề cương vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)----

II. TỰ LUẬN

Câu 1: 

1. Tính pH của các dung dịch sau:

a,  HCl  0,1M                   

b, NaOH  0,1M                

c, H2SO4 0,01M               

d, Ba(OH)2 0,01M

2. Trộn 100ml dung dịch HCl 0,001M với 100ml dung dịch HNO3 0,001M thu 200 ml dung dịch X. Tính pH dung dịch X ?

3. Trộn 100ml dung dịch HCl 0,01M với 100ml dung dịch HNO3 0,01M thu 200 ml dung dịch X. Tính pH dung dịch X?

4. Tính pH của các dung dịch thu được sau khi trộn 250 ml dung dịch HCl 0,5M và 250 ml dung dịch NaOH 0,55M.

5. Trộn 50 ml dung dịch HCl 0,12M với 50 ml dung dịch NaOH 0,1M. Tính pH của dung dịch thu được?

Câu 2: Bằng phương pháp hóa học phân biệt các dung dịch sau:

a, NH4Cl, NH4NO3, Na3PO4.            

b, NH4Cl, K3PO4, KCl      

c, NH4Cl ,Na3PO4, NaCl.                   

Câu 3: Viết phương trình hóa học hoàn thành chuỗi phản ứng sau (ghi rõ điều kiện):

a, N2→ NH3 → NO → NO2 → HNO3 →  Cu(NO3)2  → CuO                       

b, P→P2O5 →H3PO4 → NaH2PO4  → Na3PO4 →Ag3PO4 

c, NH4Cl → NH3 → N2 →NO →NO2→NaNO3→NaNO2→N2

d, NO2 → HNO3 → NH4NO3→NH3→N2

Câu 4.

1. Cho 5,6 lít CO2 (đktc) vào 200ml dd KOH 2 M. Sau phản ứng thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Tính khối lượng m thu được?

2. Cho 4,48 lít CO2 (đktc) vào 200ml dd NaOH 1,5M. Sau phản ứng thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Tính khối lượng m thu được?

Câu 5:

1. Cho 9,9 gam hỗn hợp Al, Mg tác dụng vừa đủ với 1,5 lít dung dịch HNO3 thì thu được 6,72 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đkc).

a) Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu?

b) Tính CM dung dịch HNO3?

2. Cho 5,6 gam hỗn hợp Mg, Cu tác dụng vừa đủ với 1,6 lít dung dịch HNO3 thì thu được 2,24 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đkc).

a) Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu?

b) Tính CM dung dịch HNO3 tham gia phản ứng?

....

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề cương ôn tập HK1 môn Hóa 11 năm học 2019-2020 Trường THPT Đồng Đậu. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON