YOMEDIA

Đề cương ôn tập giữa HK2 môn Ngữ văn 8 năm 2022-2023

Tải về
 
NONE

Để giúp các em học sinh có thêm tài liệu học tập, rèn luyện chuẩn bị cho kì thi giữa HK2 sắp tới, HỌC247 đã biên soạn, tổng hợp nội dung tài liệu Đề cương ôn tập giữa HK2 môn Ngữ văn 8 năm 2022-2023 giúp các em học tập rèn luyện tốt hơn. Hi vọng đề cương dưới đây là tài liệu hữu ích cho các em trong quá trình học tập và ôn thi Ngữ văn 8. Chúc các em thi tốt!

ADSENSE

1. Lý thuyết

Phần I: Văn bản

Các tác phẩm:

- Nhớ rừng

- Ông đồ

- Quê hương

- Khi con tu hú

- Tức cảnh Pác Bó

1. Nắm được tên văn bản, tác giả, thể thơ, phương thức biểu đạt .

2. Học thuộc lòng các bài thơ, nắm được nội dung và nghệ thuật (Ghi nhớ SGK trang 7, 10,18, 20, 30). Phân tích được nội dung và nghệ thuật một vài hình ảnh thơ tiêu biểu.

3. Vận dụng viết đoạn văn:

a. Cảm nhận nét đặc sắc về nghệ thuật của hai câu thơ:

…“Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”...

( Quê hương- Tế Hanh)

b. Cảm nhận nét đặc sắc về nghệ thuật của hai câu thơ:

“…Giấy đỏ buồn không thắm;
Mực đọng trong nghiên sầu”.

(Ông đồ- Vũ Đình Liên)

c. Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên mùa hè trong trí tưởng tượng của nhà thơ Tố Hữu qua bài thơ Khi con tu hú.

Phần II: Tiếng Việt

Các kiểu câu phân loại theo mục đích nói:

1. Câu nghi vấn:

- Hình thức: + Có các từ để hỏi: ai, gì, nào, đâu, bao nhiêu, hay…

+ Kết thúc bằng dấu hỏi chấm ( khi viết)

- Chức năng: dùng để hỏi

- Chức năng khác: dùng để cầu khiến, đe dọa, phủ định, khẳng định hoặc biểu lộ tình cảm, cảm xúc… không yêu cầu người đối thoại trả lời.

Nếu không dùng để hỏi trong vài trường hợp câu nghi vấn kết thúc bằng dấu chấm, dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng.

2. Câu cầu khiến

- Hình thức:

+ Có các từ cầu khiến: hãy, đừng, chớ… đi, thôi, nào hay ngữ điệu cầu khiến,

+ Thường kết thúc bằng dấu chấm than, hoặc kết thúc bằng dấu chấm khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh.

- Chức năng: Dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo…

3. Câu cảm thán:

- Hình thức:

+ Có các từ cảm thán: than ôi, hỡi ơi, chao ôi, trời ơi, biết bao.

+ Kết thúc bằng dấu chấm than ( khi viết)

- Chức năng: Bộc lộ cảm xúc

4. Câu trần thuật:

– Hình thức:

+ Không có đặc điểm hình thức của câu nghi vấn, câu cần khiến, câu cảm thán.

+ Kết thúc câu bằng dấu chấm, đôi khi kết thúc bằng dấu chấm lửng (khi viết)

- Chức năng: dùng để kể, thông báo, trình bày, nhận định, miêu tả…

- Chức năng khác: Dùng để yêu cầu, đề nghị hoặc bộc lô tình cảm, cảm xúc.

*Vận dụng tạo các kiểu câu phân loại theo mục đích nói trong viết đoạn văn.

Phần III: Tập làm văn 

* Lý thuyết: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh

* Nắm vững các phương pháp thuyết minh

- Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích

- Phương pháp liệt kê

- Phương pháp nêu ví dụ

- Phương pháp dùng số liệu con số

- Phương pháp so sánh

- Phương pháp phân loại, phân tích

* Thực hành:

Đề 1: Giới thiệu về trường THCS Mạo Khê II

Gợi ý: Thuyết minh trường THCS Mạo Khê II đảm bảo một số phần sau

- Vị trí địa lí, lịch sử hình thành trường, ý nghĩa tên trường (nếu có).

- Quang cảnh ngôi trường

- Thành tích và một số hoạt động nổi bật

(HS có thể lấy tư liệu từ phòng truyền thống hoặc trang Web của trường)

Đề 2: Giới thiệu về di tích lịch sử chùa Am Ngọa Vân ở địa phương em.

Gợi ý:

Mở bài: - Gới thiệu chung về Chùa - Am Ngọa Vân:

Thân bài: Thuyết minh cụ thể về di tích chùa am Ngọa Vân

1. Khái quát về di tích

2. Giới thiệu chi tiết về di tích lịch sử

a. Vị trí địa lí, lịch sử hình thành

b. Thuyết minh cảnh quan :

+ Giới thiệu ( 3 lớp: lớp dưới, lớp trung, lớp trên cùng)

+ Thuyết minh về một cảnh quan đặc sắc cụ thể của di tích: VD: Rừng Thông Đàn, Dốc Đô Kiệu…

c. Giá trị lịch sử văn hóa của di tích

Kết bài:

- Ấn tượng của di tích với khách du lịch thập phương,

- Vai trò của việc bảo tồn di tích với sự phát triển văn hóa, kinh tế của địa phương.

2. Đề thi minh họa

Phần I: Đọc - hiểu (4,0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi ở dưới:

Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Ngột làm sao chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!

(“Khi con tu hú” - Tố Hữu, SGK Ngữ văn 8 tập II, tr 19, NXBGD năm 2007)

Câu 1 (1,0 điểm): Bài thơ có đoạn thơ trên được nhà thơ Tố Hữu sáng tác trong hoàn cảnh nào? Thuộc thể thơ gì?

Câu 2 (1,5 điểm): Câu thơ thứ 2 thuộc kiểu câu gì? Vì sao?

Câu 3 (1,5 điểm): Mở đầu bài thơ “Khi con tu hú”, nhà thơ viết “Khi con tu hú gọi bầy”, kết thúc bài thơ là “Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!”, theo em việc lặp lại tiếng chim tu hú như vậy có ý nghĩa gì?

Phần II: Tạo lập văn bản (6,0 điểm).

Ninh Bình quê hương em là “một miền non nước, một miền thơ”, có biết bao danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử đặc sắc, hấp dẫn. Đóng vai là hướng dẫn viên du lịch nhỏ tuổi, em hãy giới thiệu về một di tích lịch sử hoặc danh lam thắng cảnh của quê hương.

---(Để xem tiếp nội dung của đề cương các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)--

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề cương ôn tập giữa HK2 môn Ngữ văn 8 năm 2022-2023. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.  

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF