YOMEDIA

Đề cương ôn tập giữa HK2 môn GDCD 8 năm 2021-2022

Tải về
 
NONE

Nhằm giúp các em học sinh có tài liệu ôn tập và chuẩn bị cho kì thi giữa học kì 2 sắp tới, HOC247 xin gửi đến các em tài liệu Đề cương ôn tập giữa HK2 môn GDCD 8 năm 2021-2022 với phần lý thuyết và bài tập kèm theo. Hi vọng tài liệu sẽ giúp ích các em học tập và thi tốt. Chúc các em đạt điểm số thật cao!

ATNETWORK

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HK2 MÔN GDCD 8 NĂM 2021-2022

1. Lý thuyết

1.1. Bài 13: Phòng chống tệ nạn xã hội

1.1.1. Tệ nạn xã hội 

Là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch về chuẩn mực xã hội vi phạm đạo đứa và pháp luật gây hậu quả xấu về mọi mặt. 

1.1.2. Tác hại của tệ nạn xã hội

- Tệ nạn xã hội ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tinh thần và đạo đức con người

- Suy giảm sức lao động của xã hội

- Làm tan vỡ hạnh phúc gia đình

- Rối loạn mất trật tự xã hội

- Suy thoái giống nòi dân tộc

- Kinh tế cạn kiệt ảnh hưởng đến đời sống tinh thần xã hội

- Hủy hoại sức khỏe dẫn đến cái chết

- Sa sút tinh thần, hủy hoại phẩm chất đạo đức của con người

→ Ma túy, mại dâm là con đường ngắn nhất dẫn đến HIV/AIDS - một căn bệnh nguy hiểm. 

1.1.3. Nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội

a. Nguyên nhân chủ quan

- Kỷ cương pháp luật không nghiêm → tiêu cực xã hội

- Kinh tế kém phát triển

- Cơ chế thị trường mở cửa

- Ảnh hưởng xấu của văn hóa phẩm đồi trụy

- Cha mẹ nuông chiều con cái

- Do bạn bè xấu rủ rê

b. Nguyên nhân chủ quan

- Lười lao động, ham chơi, đua đòi, thích ăn ngon mặc đẹp

- Tò mò, ưa của lạ, thích trải nghiệm và tìm cảm giác lạ

- Do thiếu hiểu biết 

→ Nguyên nhân chủ yếu là do ý thức sống của con người chưa tốt

1.1.4. Qui định của pháp luật về phòng và chống tệ nạn xã hội

- Cấm đánh bạc dưới bất cứ hình thức nào

- Nghiêm cấm sản xuất, tàn trữ vận chuyển mua bán trái phép chất ma túy

- Nghiêm cấm các hành vi mại dâm

- Trẻ em không được đánh bài, bạc, uống rượu 

- Người nghiện ma túy phải cai nghiện

1.1.5. Biện pháp phòng chống tệ nạn xã hội

a. Biện pháp chung

- Nâng cao chất lượng cuộc sống

- Giáo dục tư tưởng đạo đức 

- Giáo dục pháp luật, cải tiến hoạt động tổ chức đoàn, kết hợp cả 3 môi trường GD

b. Biện pháp riêng

- Không tham gia, che giấu tàng trữ chất ma túy

- Tuyên truyền, phòng chống tệ nạn xã hội

- Có cuộc sống lành mạnh, lao động và hoạc tập tốt

- Giúp cơ quan chức năng phát hiện tội phạm

- Không xa lánh những người mắc tệ nạn xã hội. Giúp họ hòa nhập với cộng đồng

1.1.6. Trách nhiệm của công dân trong việc phòng và chống tệ nạn xã hội

Chúng ta phải sống giản dị, lành mạnh, biết giữ mình để không bị sa vào tệ nạn xã hội, tuân theo quy định của pháp luật, tích cực tham gia các hoạt động phòng và chống tệ nạn xã hội trong nhà trường và địa phương. 

1.2. Bài 14: Phòng chống nhiễm HIV/AIDS

1.2.1. HIV/IDS là gì và tính chất nguy hiểm của nó

- HIV/AIDS là gì?

  • HIV là một loại vi rút gây suy giảm hệ miễn dịch ở người.
  • AIDS là giai đoạn cuối cùng của sự nhiễm HIV thể hiện triệu chứng bệnh khác nhau đe dọa tính mạng của con người

- Đối với người nhiễm HIV đó là nỗi hoảng sợ bi quan vì biết chắc cái chết đang đến gần, mặc cảm tội lỗi trước bạn bè người thân

- Đối với gia đình người bị nhiễm HIV nỗi đau đó quá lớn không thể bù đắp được vì AIDS đã cướp đi người thân của họ.

- Tính chất nguy hiểm của nó:

Là đại dịch của thế giới trong đó có Việt Nam. Đó là căn bệnh vô cùng nguy hiểm đối với sức khỏe, tính mạng của con người và tương lai nòi giống của dân tộc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế - xã hội của đất nước.

1.2.2. Pháp luật nước ta quy định về phòng chống HIV/AIDS 

- Đối với mọi người

  • Thực hiện các biện pháp phòng, chống lây hiễm HIV/AIDS.
  • Tham gia các hoạt động phòng chống nhiễm  HIV/AIDS. 
  • Nghiêm cấm các hành vi mua dâm, bán dâm. Tiêm chích ma tuý và cáC hành vi làm lây truyền HIV/AID khác.

- Người nhiễm HIV/AIDS 

  • Có quyền được giữa bí mật về tình trạng nhiễm HIV/AIDS.        
  • Không bị phân biệt đối xử.
  • Phải thực hiện các biện pháp phòng, chống lây truyền bệnh cho cộng đồng.      

1.3. Bài 15: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại

1.3.1. Hậu quả 

Tổn thất lớn về tính mạng và tài sản của cá nhân, gia đình, xã hội. Thiệt hại về người bị thương, tàn phế, chết người,tài nguyên cạn kiệt, gây ô nhiễm môi trường 

1.3.2. Quy định của pháp luật về phòng cháy chữa cháy

- Cấm tàng trữ vận chuyển, buôn bán, sử dụng trái phép các loại vũ khí cháy nổ, phóng xạ và các chất độc hại.

- Chỉ những cơ quan tổ chức, cá nhân được nhà nước giao nhiệm vụ và cho phép mới được giữ và sử dụng, chuyên chở các chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ và các chất độc hại.

- Cơ quan tổ chức cá nhân có trách nhiệm bảo quản chuyên chở sử dụng vũ khí cháy nổ chất cháy, chất phóng xạ chất độc hại phải được huấn luyện về chuyên môn, có đủ phương tiện cần thiết và luôn tuân thủ quy định về an toàn.

1.3.3. Công dân học sinh 

- Tự giác tìm hiểu và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy nổ và các chất độc hại.

- Tuyên truyền vận động mọi người cùng thực hiện.

- Tố cáo những hành vi vi phạm hoặc xúi giục người khác.

1.4. Bài 16: Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác

1.4.1. Quyền sở hữu tài sản của công dân 

 - Là quyền của công dân đối với tài sản thuộc sở hữu của mình.

Gồm:

  • Quyền chiếm hữu: Là quyền trực tiếp nắm giữa,quản lí tài sản.
  • Quyền sử dụng: Là quyền khai thác giá trị sử dụng tài sản.
  • Quyền định đoạt: Là quyền quyết định đối với tài sản.

- Tài sản thuộc quyền sở hữu của công dân:

  • Tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất.
  • Thu nhập hợp pháp.
  • Góp vốn kinh doanh

- Cách thức để bảo vệ tài sản

  • Đăng kí quyền sở hữu
  • Qui định hình thức, biện pháp xử lý
  • Qui định trách nhiệm của công dân 

1.4.2. Công dân có nghĩa vụ tôn trọng quyền sở hữu tài sản của người khác

- Tôn trọng quyền sở hữu tài sản của người khác, không được xâm phạm tài sản của cá nhân, tổ chức, tập thể, nhà nước.

- Khi vay nợ phải trả đầy đủ, đúng hẹn.

- Khi mượn phải giữ gìn cẩn thận, nếu hỏng phải sửa chữa, bồi thường.

- Nếu gây thiệt hại về tài sản sẽ bồi thường theo qui định

1.4.3. Trách nhiệm của nhà nước 

Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp của công dân.

1.5. Bài 17: Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng

1.5.1. Khái niệm

- Tài sản nhà nước gồm:

  • Đất đai, rừng núi.
  • Sông hồ, nguồn nước, tài nguyên: Biển, Thềm lục địa, vùng trời.
  • Vốn tài sản cố định do nhà nước xây dựng.

- Tài sản nhà nước: thuộc quền sở hữu toàn dân.

- Lợi ích công cộng: Lợi ích chung dành cho mọi người và xã hội.

VD: Đường xá, cầu cống, bệnh viện, trường học,...

1.5.2. Tầm quan trọng

Tài sản nhà nước và lợi ích công cộng là cơ sở vật chất để xã hội phát triển nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân.

1.5.3. Nghĩa vụ của công dân

- Công dân có nghãi vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản nhànước và lợi ích cộng đồng.

- Không được xâm phạm.

- Khi được nhà nước giao quản lý, sử dụng tài sản nhà nước phải bảo quản giữ gìn, sử dụng tiết kiệm có hiệu quả, không tham ô lãng phí

1.5.4. Nhà nước quản lý tài sản như thế nào?

- Nhà nước ban hành và tổ chức thực hiện các qui định pháp luật và quản lý về sử dụng tài sản thuộc sở hữu toàn dân.

- Tuyên truyền giáo dục mọi công dân thực hiện nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích cộng đồng.

2. Bài tập

Trắc nghiệm (2đ)

Khoanh tròn chữ cái đứng trước ý kiến , hành vi đúng .

Câu 1: Hành vi nào sau đây vi phạm luật phòng chống ma tuý?

a. Không dùng thử ma túy và Hê Rô in .

b. Trông cây có chứa chất ma tuý .

c. Không buôn bán vận chuyển ma tuý .

d. Học tập,lao động tích cực tránh xa tệ nạn .

Câu 2: HIV lây qua con đường nào dưới đây?

a. Quan hệ tình dục, truyền máu , mẹ truyền sang con .

b. Muỗi đốt .

c. Ho. Hắt hơi.

d. Bắt tay người nhiễm HIV .

Câu 3: Hành vi nào dưới đây vi phạm quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy nổ và các chất độc hại?

a. Công an sử dụng vũ khí để trấn áp tội phạm .

b. Bộ đội bắn pháo hoa nhân ngày lễ lớn .

c. Cưa bom, đạn, pháo chưa nổ để lấy thuốc nổ .

d. Cả a,b,c đều đúng .

Câu 4: Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản của người khác thể hiện phẩm chất đạo đức nào dưới đây?

a. Trung thực, thật thà

b. Liêm khiết

c. Tự trọng

d. Cả a,b,c đều đúng .

Tự luận (8đ)

Câu 1: Công dân có nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng không? Nghĩa vụ đó của công dân được thể hiện như thế nào?

Câu 2: Thế nào là quyền khiếu nại và quyền tố cáo? Giữa 2 quyền này có gì giống và khác nhau

ĐÁP ÁN

Trắc nghiệm

Câu 1 Khoanh đúng b (0,5 điểm )

Câu 2: Khoanh đúng a (0,5 điểm )

Câu 3: Khoanh đúng c (0,5 điểm )

Câu 4: Khoanh đúng d. (0,5 điểm )

Tự luận

Câu 1: 5 điểm

- Có.

- Thể hiện

+ Không được xâm phạm (lấn chiếm , phá hoại hoặc sử dụng vào mục đích cá nhân) tài sản nhà nước và lợi ích công cộng .

+ Khi được nhà nước giao quản lý , sử dụng tài sản nhà nước phải bảo quản giữ gìn, sử dụng tiết kiệm có hiệu quả, không tham ô lãng phí .

Câu 2 : 3 điểm

a- Quyền khiếu nại: là quyền công dân đề nghị cơ quan , tổ chức nhà nước có thẩm quyền xem xét lại các quyết định, việc làm trái pháp luật, xâm phạm quyền lợi ích hợp pháp của bản thân mình.

b- Quyền tố cáo: Là quyền công dân báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về vụ việc vi phạm PL của bất cứ cơ quan tổ chức, cá nhân... nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích nhà nước, của tập thể, của công dân.

---

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Đề cương ôn tập giữa HK2 môn GDCD 8 năm 2021-2022. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt!

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON