YOMEDIA

Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Sinh học 8 năm học 2021-2022

Tải về
 
NONE

Nhằm giúp các em học sinh lớp 8 có thêm tài liệu ôn tập chuẩn bị trước kì thi kiểm tra giữa học kì 1 sắp tới HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Đề cương ôn thi giữa học kì 1 môn Sinh học 8 năm học 2021 - 2022 có đáp án được HOC247 biên tập và tổng hợp với phần đề và đáp án, lời giải chi tiết giúp các em tự luyện tập làm đề. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em, chúc các em có kết quả học tập tốt!

ATNETWORK

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI GIỮA HỌC KÌ 1 MÔN SINH HỌC 8 NĂM HỌC 2021 – 2022

 

A. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1. Ở cơ thể người, cơ quan nào dưới đây nằm trong khoang ngực ?

A. Bóng đái      B. Phổi

C. Thận      D. Dạ dày

Câu 2. Ở người, khoang bụng và khoang ngực ngăn cách nhau bởi bộ phận nào ?

A. Cơ hoành

B. Cơ ức đòn chũm

C. Cơ liên sườn

D. Cơ nhị đầu

Câu 3. Trong cơ thể người, ngoài hệ thần kinh và hệ nội tiết thì hệ cơ quan nào có mối liên hệ trực tiếp với các hệ cơ quan còn lại ?

A. Hệ tiêu hóa

B. Hệ bài tiết

C. Hệ tuần hoàn

D. Hệ hô hấp

Câu 4. Hệ cơ quan nào dưới đây có vai trò điều khiển và điều hòa hoạt động của các hệ cơ quan khác trong cơ thể ?

1. Hệ hô hấp

2. Hệ sinh dục

3. Hệ nội tiết

4. Hệ tiêu hóa

5. Hệ thần kinh

6. Hệ vận động

A. 1, 2, 3

B. 3, 5

C. 1, 3, 5, 6

D. 2, 4, 6

Câu 5. Khi chúng ta bơi cật lực, hệ cơ quan nào dưới đây sẽ tăng cường độ hoạt động ?

A. Hệ tuần hoàn

B. Tất cả các phương án còn lại

C. Hệ vận động

D. Hệ hô hấp

Câu 6. Khi mất khả năng dung nạp chất dinh dưỡng, cơ thể chúng ta sẽ trở nên kiệt quệ, đồng thời khả năng vận động cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Ví dụ trên phản ánh điều gì ?

A. Các hệ cơ quan trong cơ thể có mối liên hệ mật thiết với nhau

B. Dinh dưỡng là thành phần thiết yếu của cơ và xương

C. Hệ thần kinh và hệ vận động đã bị hủy hoại hoàn toàn do thiếu dinh dưỡng

D. Tất cả các phương án đưa ra

Câu 7. Cơ thể người được phân chia thành mấy phần ? Đó là những phần nào ?

A. 3 phần : đầu, thân và chân

B. 2 phần : đầu và thân

C. 3 phần : đầu, thân và các chi

D. 3 phần : đầu, cổ và thân

Câu 8. Hệ cơ quan nào dưới đây phân bố ở hầu hết mọi nơi trong cơ thể người ?

A. Hệ tuần hoàn

B. Hệ hô hấp

C. Hệ tiêu hóa

D. Hệ bài tiết

Câu 9. Da là nơi đi đến của hệ cơ quan nào dưới đây ?

A. Hệ tuần hoàn

B. Hệ thần kinh

C. Tất cả các phương án còn lại

D. Hệ bài tiết

Câu 10. Thanh quản là một bộ phận của

A. hệ hô hấp.

B. hệ tiêu hóa.

C. hệ bài tiết.

D. hệ sinh dục.

Câu 11. Tế bào gồm có bao nhiêu bộ phận chính ?

A. 5      B. 4

C. 3      D. 2

Câu 12. Trong tế bào, ti thể có vai trò gì ?

A. Thu nhận, hoàn thiện và phân phối các sản phẩm chuyển hóa vật chất đi khắp cơ thể

B. Tham gia vào hoạt động hô hấp, giúp sản sinh năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động sống của tế bào

C. Tổng hợp prôtêin

D. Tham gia vào quá trình phân bào

Câu 13. Bào quan nào có vai trò điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào ?

A. Bộ máy Gôngi

B. Lục lạp

C. Nhân

D. Trung thể

Câu 14. Trong nhân tế bào, quá trình tổng hợp ARN ribôxôm diễn ra chủ yếu ở đâu ?

A. Dịch nhân

B. Nhân con

C. Nhiễm sắc thể

D. Màng nhân

Câu 15. Nguyên tố hóa học nào được xem là nguyên tố đặc trưng cho chất sống ?

A. Cacbon      B. Ôxi

C. Lưu huỳnh      D. Nitơ

Câu 16. Nguyên tố hóa học nào dưới đây tham gia cấu tạo nên prôtêin, lipit, gluxit và cả axit nuclêic ?

A. Hiđrô

B. Tất cả các phương án còn lại

C. Ôxi

D. Cacbon

Câu 17. Tỉ lệ H : O trong các phân tử gluxit có giá trị như thế nào ?

A. 1 : 1      B. 1 : 2

C. 2 : 1      D. 3 : 1

Câu 18. Trong các tế bào dưới đây của cơ thể người, có bao nhiêu tế bào có hình sao ?

1. Tế bào thần kinh

2. Tế bào lót xoang mũi

3. Tế bào trứng

4. Tế bào gan

5. Tế bào xương

A. 2

B. 3

C. 4

D. 1

Câu 19. Trong cơ thể người, loại tế bào nào có kích thước dài nhất ?

A. Tế bào thần kinh

B. Tế bào cơ vân

C. Tế bào xương

D. Tế bào da

Câu 20. Thành phần nào dưới đây cần cho hoạt động trao đổi chất của tế bào ?

A. Ôxi

B. Chất hữu cơ (prôtêin, lipit, gluxit…)

C. Tất cả các phương án còn lại

D. Nước và muối khoáng

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

B

A

C

B

B

A

C

A

C

A

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

C

B

C

B

D

B

C

A

A

C

 

----Còn tiếp-----

B. Câu hỏi tự luận

Bài 1 Nói rằng tế bào trong cơ thể đều có cấu tạo chung. Cho biết cấu tạo chung đó được thể hiện như thế nào ?

Lời giải:

Tế bào có cấu tạo gồm :

- Màng sinh chất còn gọi là màng tế bào.

- Chất tế bào có chứa các bào quan như : lưới nội chất (lưới nội chất trơn và lưới nội chất hạt), bộ máy Gôngi, ti thể, trung thể...

- Nhân : đây là phần quan trọng nhất vì đóng vai trò điều khiển các hoạt động sống của tế bào. Nhân chứa nhiễm sắc thể, là cấu trúc quy định sự hình thành prôtêin, có vai trò quyết định trong di truyền ; nhân con tổng hợp ARN ribôxôm (rARN).

Bài 2 Khi nói về các hệ co quan trong cơ thể, cho biết:

Vai trò của các hệ co quan đó.

Lời giải:

Vai trò của các hệ cơ quan

- Hộ tiếu hoá : Tiếp nhận thức ăn, nước, muối khoáng ; biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng ; hấp thụ và thải chất bã.

- Hệ hồ hấp : Thực hiện trao đổi khí O2, CO2 giữa cơ thể và môi trường.

- Hệ tuần hoàn : Vận chuyển chất dinh dưỡng, Oo tới các tế bào, đồng thời vận chuyển các chất thải và dư thừa đến các cơ quan bài tiết.

- Hệ bài tiết : Lọc và thải các sản phẩm phân huỷ của tế bào và các sản phẩm dư thừa, độc hại.

- Hệ vận động (cơ, xương) : Vận động cơ thể.

- Hệ sinh dục : Có chức năng sinh sản.

- Hệ thần kinh : Tiếp nhận và trả lời các kích thích của môi trường, điều hoà hoạt động các cơ quan.

- Hệ nội tiết : Tiết hoocmôn điều hoà trao đổi chất và chuyển hoá trong tế bào cơ thể.

Bài 3 Mô tả cấu tạo của một noron điển hình. Chức năng cơ bản của nơron là gì ? Nơron gồm những loại nào ?

Lời giải:

- Cấu tạo :

+ Nơron là tế bào thần kinh có cấu tạo gồm : thân nơron chứa nhân lớn, nhiều tua ngắn phân nhánh (sợi nhánh) và một tua dài (sợi trục).

+ Phần lớn các tua dài được bao bọc bởi bao miêlin.

- Chức năng : Nơron có 2 chức năng cơ bản là cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh.

+ Cảm ứng : Nơron có khả năng phát sinh xung thần kinh khi có kích thích.

Kích thích → Nơron → Xung thần kinh

+ Dẫn truyền xung thần kinh theo một chiều nhất định :

Từ sợi nhánh → Thân nơron → Sợi trục

- Có 3 loại nơron :

+ Nơron hướng tâm nơron cảm giác) : Thân nằm ngoài trung ương thần kinh, đảm nhiệm chức năng dẫn truyền xung thần kinh về trung ương thần kinh.

+ Nơron trung gian (nơron liên lạc) : Nằm trong trung ương thần kinh, đảm bảo liên hệ giữa các nơron.

+ Nơron li tâm nơron vận động) : Thân nằm trong trung ương thần kinh, truyền xung thần kinh tới các cơ quan phản ứng.

Bài 4 Máu thuộc loại mô gì ? Vì sao máu được xếp vào loại mô đó ?

Lời giải:

Máu được xếp vào mô liên kết (thuộc loại mô liên kết lỏng) vì máu gồm huyết tương là dịch lỏng và các tế bào máu. Huyết tương của máu là chất nền (chất gian bào). Các tế bào máu được tạo ra từ các tế bào gốc trong tuỷ xương.

-----

 -(Để xem nội dung tài liệu, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là 1 phần trích đoạn nội dung tài liệu Đề cương ôn thi giữa học kì 1 môn Sinh học 8 năm học 2021 - 2022 có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON