YOMEDIA

Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo năm học 2021-2022

Tải về
 
NONE

Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo năm học 2021-2022 dưới đây là tư liệu tham khảo hữu ích dành cho các bạn học sinh trong quá trình ôn luyện, củng cố kiến thức một cách có hệ thống, hiệu quả hơn và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo đề cương chi tiết dưới đây nhé!

ADSENSE

A. KHÁI QUÁT NỘI DUNG ÔN TẬP

I. Tri thức đọc hiểu

1. Khái niệm các thể loại thuộc văn học dân gian:

- Truyền thuyết.

- Truyện cổ tích.

2. Nắm nội dung chính các truyền thuyết và truyện cổ tích đã học.

II. Tri thức Tiếng Việt

- Trạng ngữ.

- Từ đơn, từ phức.

III. Viết

- Tóm tắt nội dung chính của một văn bản bằng sơ đồ.

- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc một bài thơ lục bát.

- Kể lại một trải nghiệm của bản thân.

B. ĐỀ THI MINH HỌA

Đề 1:

Phần I: Đọc hiểu - Tiếng Việt

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“Bấy giờ có giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta. Thế giặc mạnh, nhà vua lo sợ, bèn sai sứ giả đi khắp nơi rao tìm người tài giỏi cứu nước. Đứa bé nghe tiếng rao, bỗng dưng cất tiếng nói: “Mẹ ra mời sứ giả vào đây”. Sứ giả vào, đứa bé bảo: “Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này”. Sứ giả vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ, vội vàng về tâu vua. Nhà vua truyền cho thợ ngày đêm làm gấp những vật chú bé dặn”.

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn?

Câu 2: Nhân vật chính trong truyện là ai?

Câu 3: Cho biết ý nghĩa của chi tiết: “Tiếng nói đầu tiên của chú bé là tiếng nói đòi đi đánh giặc”?

Câu 4: Tìm cụm danh từ trong câu: “Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này”

Câu 5: Hội thi trong nhà trường thường mang tên “Hội khoẻ Phù Đổng”. Hãy lí giải vì sao?

Phần II: Viết

Em hãy viết một bài văn kể lại một chuyến về thăm quê.

ĐÁP ÁN CHI TIẾT

Phần I. Đọc hiểu - Tiếng Việt

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn: tự sự

Câu 2: Nhân vật chính trong truyện là Thánh Gióng.

Câu 3: Ý nghĩa của chi tiết: “Tiếng nói đầu tiên của chú bé là tiếng nói đòi đi đánh giặc ”:

- Ca ngợi ý thức đánh giặc, cứu nước trong hình tượng Gióng.

- Ý thức đánh giặc cứu nước tạo cho người anh hùng những khả năng hành động khác thường, thần kì.

- Gióng là hình ảnh của nhân dân, khi bình thường thì âm thầm, lặng lẽ. Nhưng khi nước nhà có giặc ngoại xâm thì họ vùng lên cứu nước.

Câu 4: Cụm danh từ: một con ngựa sắt, một cái roi sắt, một tấm áo giáp sắt, lũ giặc này.

Câu 5:

- Đây là hội thi thể thao dành cho lứa tuổi thiếu niên học sinh, lứa tuổi của Gióng trong thời đại mới.

- Mục đích của hội thi là khoẻ để học tập, lao động tốt góp phần vào sự nghiệp xây dựng đất nước.

Phần II. Viết

Yêu cầu chung:

- Trong khi kể, thí sinh phải kết hợp miêu tả sự việc, con người và thể hiện tình cảm, thái độ của mình trước sự việc và con người được miêu tả.

- Bài viết phải có kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, nội dung có sức thuyết phục, diễn đạt tốt, lời văn trong sáng; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu,...

- Trình bày cẩn thận, sạch đẹp.

Yêu cầu cụ thể:

Dàn ý tham khảo:

1. Mở bài: Lí do về thăm quê (quê nội hay ngoại), về quê với ai. (có thể nêu tình huống nhớ lại chuyện kể)

- Về thăm quê nhân dịp nghỉ hè.

- Về thăm quê nhân dịp nghỉ lễ 2/9

2. Thân bài: Kể lại diễn biến câu chuyện theo một trình tự nhất định:

* Trước khi về quê:

- Cha mẹ chuẩn bị những gì?

+ Chuẩn bị quần áo, tư trang cho cả gia đình.

+ Chuẩn bị quà biếu ông bà như: bánh kẹo, chiếc khăn cho bà, chai rượu quý biếu ông.

- Bản thân chuẩn bị như thế nào?

+ Bản thân em chuẩn bị đồ dùng cá nhân.

+ Chuẩn bị quà biếu ông bà: những bông hoa điểm tốt, bức tranh đẹp đạt giải tặng ông bà,…

- Tâm trạng của “tôi”:

+ Quang cảnh dần có sự thay đổi: từ những ngôi nhà cao tầng dần chuyển thành những ngôi nhà mái ngói đã nhuốm màu thời gian; những cánh đồng bát ngát trải dài trước mắt; không khí yên tĩnh, trong lành; từng đàn cò trắng bay ngang trên trời.

+ Tâm trạng tôi trên đường về quê: vui vẻ, hạnh phúc, hồi hộp….

+ Những thay đổi quê hương: đường được trải bê tông thay bằng con đường đất; cổng làng được sơn mới lại, đẹp đẽ hơn.

+ Cuộc hội ngộ với người thân (gặp gỡ những ai? Tâm trạng của tôi và mọi người?)

+ Về nhà ông bà nghỉ ngơi, ăn cơm trưa, biếu quà ông bà mà bản thân và gia đình đã chuẩn bị từ trước.

+ Đi thăm họ hàng.

+ Đi chơi cùng các anh chị em quanh làng.

3. Kết bài: Cảm nghĩ của người kể về chuyến về quê.

Đề 2:

Phần I. Đọc hiểu - Tiếng Việt

Cho đoạn văn sau:

“Một năm sau khi đuổi giặc Minh, một hôm Lê Lợi- bấy giờ đã làm vua- cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng. Nhân dịp đó, Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại thanh gươm thần. Khi thuyền rồng tiến ra giữa hồ, tự nhiên có một con rùa lớn nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước. Theo lệnh vua, thuyền đi chậm lại. Đứng ở mạn thuyền, vua thấy lưỡi gươm thần đeo bên người tự nhiên động đậy. Con rùa vàng không sợ người, nhô đầu lên cao nữa và tiến về phía thuyền vua nó đứng nổi trên mặt nước và nói: “Xin bệ hạ Hoàn Gươm lại cho Long Quân!” Vua nâng gươm hướng về phía Rùa Vàng. Nhanh như cắt, rùa há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước, người ta vẫn còn thấy vật gì sáng le lói dưới mặt hồ xanh”.

Câu 1: Đoạn trích trên kể về nội dung gì?

Câu 2: Từ “le lói” trong câu “Người ta vẫn còn thấy le lói dưới mặt hồ xanh” là loại từ nào?

Câu 3: Cụm từ “một con rùa lớn” là cụm danh từ hay cụm động từ?

Câu 4: Tại sao Long Quân không tặng luôn thanh gươm cho Lê Lợi mà chỉ cho mượn? Việc Long Quân đòi lại gươm thần sau khi đất nước thanh bình có ý nghĩa gì?

Câu 5: Sự tham gia của Long Quân vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn của Lê Lợi có ý nghĩa gì?

Câu 6: Tại sao chuyện có tên là sự tích Hồ Gươm?

Phần II. Viết

Em hãy kể về một trải nghiệm đáng nhớ của em.

ĐÁP ÁN CHI TIẾT

Phần I. Đọc hiểu - Tiếng Việt

Câu 1: Đoạn trích trên kể về nội dung Lạc Long quân sai Rùa Vàng đòi lại gươm thần.

Câu 2: Từ “le lói” thuộc từ láy.

Câu 3: Cụm từ “một con rùa lớn” là cụm danh từ.

Câu 4: Chi tiết Long Quân cho mượn Gươm Thần là một chi tiết kỳ ảo, hấp dẫn và có ý nghĩa sâu sắc. Gươm thần là một vũ khí vô cùng quý giá, khi đất nước có giặc, Long Quân cho Lê Lợi - thủ lĩnh của nghĩa quân, đại diện cho chính nghĩa, cho nhân dân- mượn gươm thần. Đó chính là thể hiện sự đồng tình và phù trợ của thần linh, của tiền nhân đối với cuộc chiến tranh chính nghĩa của dân tộc. Khi đất nước thanh bình, Long Quân đòi lại gươm thần cũng là có ý nhắc Lê Lợi thời chiến dùng vũ khí đánh giặc, thời bình chăn dân trị nước. Nếu dùng vũ khí cũng như sức mạnh quân sự sẽ không được lòng dân. Từ đó bài học không chỉ để nhắc Lê Lợi mà còn nhắc nhở tất cả các vua chúa mọi thời đại về cách dùng binh. Hơn nữa, vũ khí của Long Quân để trợ giúp chính nghĩa nếu cho một lần và cho hẳn thì lấy gì để có thể giúp dân giúp nước khi cần .

Câu 5: Sự xuất hiện của Long Quân có ý nghĩa như sự trợ giúp của thần linh, của tổ tiên đối với cuộc kháng chiến. Nó khẳng định chắc chắn tính chất chính nghĩa và tất thắng của cuộc khởi nghĩa.

Câu 6: Câu chuyện tưởng tượng về sự kiện Long Quân cho lãnh tụ nghĩa quân Lê Lợi mượn Gươm Thần giết giặc Minh sau khi khởi nghĩa thắng lợi một lần Lê Lợi đi thuyền dạo trên hồ tả vọng Long Quân sai rùa vàng lên đòi lại Gươm Thần để ghi nhớ sự tích trả gươm nên hồ tay vọng được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm trả lại vươn hoặc Hồ Gươm.

Phần II. Viết

a. Mở bài:

- Giới thiệu về người thân và sự việc, tình huống người thân để lại ấn tượng sâu sắc trong em.

b. Thân bài:

- Lý do xuất hiện trải nghiệm.

- Diễn biến của trải nghiệm:

  • Thời gian, địa điểm diễn ra trải nghiệm.
  • Ngoại hình, tâm trạng: khuôn mặt, ánh mắt, nụ cười…
  • Hành động, cử chỉ: trò chuyện, giúp đỡ…
  • Tình cảm, cảm xúc: yêu quý, trân trọng, biết ơn…

c. Kết bài:

- Bài học nhận ra sau trải nghiệm.

- Thái độ, tình cảm đối với người thân sau trải nghiệm.

Bài văn mẫu:

Mỗi lần về quê thăm ông bà ngoại, tôi đều có những trải nghiệm thật đáng nhớ. Vùng quê thanh bình đem đến nhiều điều tuyệt vời và thú vị.

Đó có thể là những buổi sáng thức dậy thật sớm để cùng ông đi dạo trên cánh đồng lúa mênh mông, cảm nhận hương thơm của bông lúa mới. Đó là những bữa cơm ngon lành mà bà ngoại nấu, dù giản dị nhưng chan chứa tình yêu thương của bà. Đó là những buổi chiều cùng đám bạn trong xóm đi thả diều, bắt cá ngoài đồng. Thật nhiều kỉ niệm đẹp đẽ nhưng có lẽ có một kỉ niệm mà tôi vẫn còn nhớ mãi cho đến bây giờ.

Đó là kỉ niệm xảy ra vào lúc tôi mười tuổi. Tôi và anh Hoàng - anh trai của tôi rủ nhau đi câu cá. Hai anh em tôi ngồi câu cá được một lúc thì nghe thấy tiếng hò reo sôi nổi. Phía đằng xa là một nhóm học sinh đang thi bơi lội. Chúng tôi chạy đến chỗ cuộc thi diễn ra. Thì ra là nhóm bạn hàng xóm tôi mới quen hôm trước. Tôi cảm thấy rất thích thú, liền đề nghị được tham gia. Tôi liền rủ anh Hoàng nhưng anh lại từ chối. Tôi biết vì sao anh Hoàng từ chối tham gia. Trước đây, anh từng đạt giải Nhất cuộc thi bơi của thành phố. Anh rất yêu thích bơi lội. Bạn bè, người thân đều nói anh có tài năng. Nhưng vì một sự cố, anh đã từ bỏ ước mơ của mình. Điều đó đã khiến tôi cảm thấy rất buồn...

Nhóm thi đấu của chúng tôi gồm có năm người. Trọng tài là Tuấn - người bạn hàng xóm thân thiết nhất của tôi. Sau khi trọng thổi còi bắt đầu hiệp đấu. Hai tuyển thủ từ tư thế chuẩn bị đã nhanh chóng vào cuộc đua. Tiếng hô hào, cổ vũ vang vọng khắp con sông. Các đối thủ ngang sức ngang tài, không ai chịu kém ai vẫn đang bơi song song nhau. Tôi cố gắng bơi hết sức. Bỗng nhiên tôi cảm thấy chân bên trái của mình bị tê. Tôi bơi chậm lại rồi dần tụt lùi phía sau. Tôi nghe thấy có tiếng ai hoảng hốt kêu lên: “Hình như thằng Lâm bị chuột rút rồi”.

Tôi vùng vẫy trong nước. Nhưng không thể bơi tiếp. Không biết bản thân đã uống biết bao nhiêu là nước. Trong lúc mê man, tôi nghe thấy một giọng nói quen thuộc: “Lâm ơi, em ơi! Mau tỉnh lại đi em!”. Cho đến khi tỉnh táo thì tôi đã thấy anh Hoàng trước mặt mình. Khuôn mặt của anh đầy lo lắng. Hình như chính anh Hoàng là người đã cứu tôi.

 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo năm 2021-2022. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF