Nhằm giúp các em khái quát kiến thức trọng tâm giữa HK1 môn GDCD 8, HOC247 đã biên soạn và chắt lọc nội dung chi tiết của tài liệu Đề cương ôn tập giữa HK1 môn GDCD 8 năm 2022-2023. Tài liệu giúp các em củng cố lý thuyết Học kì 1 môn GDCD 8 cũng như rèn luyện kỹ năng làm bài. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các em khái quát được toàn bộ kiến thức quan trọng và đạt được kết quả cao trong kì thi sắp tới.
1. Lý thuyết
Nội dung |
Khái niệm |
Ý nghĩa |
Tôn trọng lẽ phải |
- Lẽ phải là những điều được cho là đúng đắn, phù hợp với đạo lý và lợi ích chung của xã hội. - Tôn trọng lẽ phải là công nhận ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn; biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực; không chấp nhận và làm những việc sai trái. Ví dụ: Tố cáo kẻ giết người; giúp công an bắt đối tượng buôn ma túy, chấp hành nghiêm chỉnh luật của nhà nước, chấp hành nội quy của lớp và trường… - Tôn trọng lẽ phải được thể hiện qua thái độ, lời nói, cử chỉ, hành động của con người. => Học tập gương của những người biết tôn trọng lẽ phải để có những hành vi và cách ứng xử phù hợp. - Các việc làm vi phạm pháp luật, nội quy, quy chế tại nơi làm việc, nơi công cộng là những hành vi không tôn trọng lẽ phải. |
Tôn trọng lẽ phải giúp mọi người có cách ứng xử phù hợp, làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội, gpó phần thúc đẩy xã hội phát triển. |
Liêm khiết |
- Liêm khiết là một phẩm chất đạo đức, thể hiện lối sống không hám danh, hám lợi, không nhỏ nhen, ích kỉ. Ví dụ: Bác sĩ không nhận tiền hối lộ của học sinh, giáo viên không nhận tiền hối lộ của phụ huynh và học sinh… - Đối lập với liêm khiết là hám danh, ích kỷ. |
Sống liêm khiết làm cho con người thanh thản, nhận được sự quý trọng, tin cậy của mọi người, góp phần làm xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn. |
Tôn trọng người khác |
- Tôn trọng người khác là sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự, phẩm giá và lợi ích của người khác. Thể hiện lối sống có văn hóa. - Ví dụ: Không cắt ngang lời nói của người khác; nhường chỗ xe bus cho người già, trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai… |
- Tôn trọng người khác thì mới nhận được sự tôn trọng của người khác đối với mình. - Mọi người tôn trọng nhau thì xã hội trở nên lành mạnh, trong sáng và tốt đẹp hơn. |
Giữ chữ tín |
- Giữ chữ tín là coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa và tin tưởng nhau. - Ví dụ: Giữ lời hứa, làm việc đúng giờ, không làm ăn thất đức… |
- Người biết giữ chữ tín sẽ được mọi người tin cậy, tín nhiệm của người khác đối với mình. - Chữ tín có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống của con người, và đặc biệt nhất là trong quan hệ giao tiếp. Giữ chữ tín tức là giữ thể diện cho bản thân uy tín, và giữ cho nhân cách đạo đức của chính mình. Ngoài ra chữ tín cũng giúp chúng ta cân bằng và bảo đảm hài hòa giữa các nhu cầu cá nhân trong xã hội. |
Pháp luật và kỉ luật |
- Pháp luật là quy tắc xử xự chung, có tính bắt buộc, do nhà nước ban hành, được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế. Ví dụ: Cấm buôn bán ma túy, động vật quý hiếm… - Kỉ luật là những quy định, quy ước ở một tập thể, một cộng đồng người ở phạm vi hẹp hơn. Ví dụ: Nội quy, quy chế của nhà trường, lớp học. |
- Những quy định của pháp luật và kỉ luật giúp cho mọi người có một chuẩn mực chung để rèn luyện và thống nhất trong hoạt động. - Pháp luật và kỉ luật góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân và xã hội phát triển. |
2. Bài tập ôn tập
2.1. Câu hỏi trắc nghiệm
1. Biểu hiện của tôn trọng lẽ phải là?
A. Ủng hộ người nghèo.
B. Trồng cây để bẻo vệ môi trường.
C. Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.
D. Cả A, B, C.
2. Các hành vi: Chơi ma túy, dùng thuốc lắc, buôn bán các chất gây nghiện là những hành vi như thế nào?
A. Không tôn trọng lẽ phải.
B. Tôn trọng lẽ phải.
C. Sống thực dụng.
D. Sống vô cảm.
3. Tôn trọng lẽ phải có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người?
A. Giúp mọi người có cách ứng xử phù hợp.
B. Làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội.
C. Góp phần thúc đẩy xã hội ổn định và phát triển.
D. Cả A, B, C.
4. Không hám danh, hám lợi, không nhỏ nhen, ích kỉ được gọi là?
A. Liêm khiết.
B. Công bằng.
C. Lẽ phải.
D. Khiêm tốn.
5. Câu thành ngữ: Giấy rách phải giữ lấy lề nói về đức tính nào?
A. Liêm khiết.
B. Trung thực.
C. Tiết kiệm.
D. Cần cù.
6. Sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự, phẩm giá và lợi ích của người khác được gọi là?
A. Liêm khiết.
B. Công bằng.
C. Lẽ phải.
D. Tôn trọng người khác.
7. Biểu hiện không tôn trọng người khác là?
A. Vu khống cho người khác.
B. Bịa đặt, nói xấu người khác sau lưng.
C. Cười nói to trong đám ma.
D. Cả A, B, C.
8. Tôn trọng người khác thể hiện điều gì?
A. Thể hiện lối sống có văn hóa.
B. Thể hiện lối sống tiết kiệm.
C. Thể hiện lối sống thực dụng.
D. Thể hiện lối sống vô cảm.
9. Coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa và tin tưởng nhau được gọi là?
A. Liêm khiết.
B. Công bằng.
C. Lẽ phải.
D. Giữ chữ tín.
10. Biểu hiện không có chữ tín là?
A. Hứa suông.
B. Buôn bán hàng giả thu lợi nhuận cao.
C. Nói một đằng làm một nẻo.
D. Cả A, B, C.
11. Giữ chữ tín sẽ nhận được điều gì điều gì?
A. Nhận được sự tin cậy, tín nhiệm của mọi người.
B. Giúp mọi người đoàn kết.
C. Giúp mọi người dễ dàng hợp tác với nhau.
D. Cả A, B, C.
12. Biểu hiện của pháp luật là?
A. Đèn đỏ dừng lại, đèn xanh đi tiếp.
B. Xử phạt những người buôn bán động vật quý hiếm.
C. Bắt giam các đối tượng đua xe trái phép.
D. Cả A, B, C.
13. Biểu hiện của kỉ luật là?
A. Nội quy lớp học.
B. Quy chế thi cử.
C. Điều lệ của làng, xã do mọi người đặt ra.
D. Cả A, B, C.
14. Điều khác biệt căn bản nhất giữa pháp luật và kỉ luật là gì?
A. Pháp luật mang tính chất bắt buộc còn kỉ luật thì không bắt buộc, chủ thể có thể làm theo hoặc không làm theo.
B. Pháp luật không bắt buộc mọi người làm theo còn kỉ luật thì bắt buộc mọi người phải làm theo.
C. Pháp luật và kỉ luật là một, không có điểm khác biệt.
D. Pháp luật và kỉ luật đều bắt buộc chủ thể phải làm nhưng pháp luật mang tính chất cưỡng chế cao hơn.
15. Những quy định của pháp luật và kỉ luật có ý nghĩa như thế nào với mọi người?
A. Giúp cho mọi người có một chuẩn mực chung để rèn luyện và thống nhất trong hoạt động.
B. Giúp cho mọi người gần nhau hơn.
C. Giúp cho mọi người tôn trọng nhau hơn.
D. Giúp cho mọi người hoàn thiện mình hơn.
16. Những quy định, quy ước ở một tập thể, một cộng đồng người ở phạm vi hẹp hơn được gọi là?
A. Liêm khiết.
B. Công bằng.
C. Pháp luật.
D. Kỉ luật.
17. Nhiều lần B vi phạm lỗi nói chuyện trong giờ học, B đã nhiều lần hứa trước cô giáo và cả lớp sẽ không tái phạm nữa nhưng trên thực tế giờ học nào bạn B cũng nói chuyện trong giờ và bị ghi vào sổ đầu bài. Việc làm đó của B thể hiện điều gì?
A. B là người không giữ chữ tín.
B. B là người giữ chữ tín.
C. B là người không tôn trọng người khác.
D. B là người tôn trọng người khác.
18. Vào lúc 12h đêm nhà hàng xóm vẫn bật nhạc hát karaoke. Trong tình huống này em sẽ làm gì?
A. Mặc kệ.
B. Sang đánh nhà hàng xóm.
C. Sang chửi nhà hàng xóm.
D. Sang nhà hàng xóm khuyên họ tắt máy vì đêm đã khuya nên để mọi người ngủ.
19. Vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng; Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Công ty cổ phần dệt Quế Võ và Chi nhánh Quỹ hỗ trợ phát triển Bắc Ninh nói lên điều gì?
A. Sống không trong sạch, giả dối.
B. Sống tiết kiệm.
C. Sống thực dụng.
D. Sống vô cảm.
20. Phát hiện có một tên trộm nhảy sang nhà hàng xóm bằng cách leo từ cây đu vào lan can để vào nhà ăn trộm tiền em sẽ làm gì?
A. Báo với chủ nhà để chủ nhà đề phòng và báo với công an kịp thời.
B. Mặc kệ vì không phải nhà mình.
C. Theo dõi xem tên trộm đó lấy những gì.
D. Hô thật to là có trộm
2.2. Câu hỏi tự luận
Câu 1: Thế nào là tôn trọng lẽ phải? Nêu 4 việc làm của bản thân thể hiện tôn trọng lẽ phải?
Câu 2: Thế nào là tôn trọng người khác? Nêu ý nghĩa của việc tôn trọng người khác? Bản thân em đã làm gì để thể hiện tôn trọng người khác? Em hãy sưu tầm 4 câu ca dao tục ngữ nói về tôn trọng người khác?
Câu 3: Em hãy nêu cách rèn luyện để là người biết giữ chữ tín? Bản thân em đã là người biết giữ chữ tín chưa? (nêu một số biểu hiện).
Câu 4: Thế nào là tự lập? Nêu ý nghĩa của tự lập? Nêu 4 việc làm của bản thân thể hiện tự lập? Tìm 4 câu ca dao tục ngữ, danh ngôn thể hiện tự lập?
Câu 5: Em hãy nêu ý nghĩa của lao động tự giác, sáng tạo? Học sinh cần rèn luyện lao động tự giác, sáng tạo như thế nào trong học tập và cuộc sống?
3. Đáp án
Câu 1:
- Tôn trọng lẽ phải là công nhận, ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn, biết điều chỉnh suy nghĩ hành vi của mình theo hướng tích cực; không chấp nhận và không làm những việc sai trái.
- Nêu 4 việc làm của bản thân thể hiện tôn trọng lẽ phải?
+ Chấp hành tốt nội qui nhà trường.
+ Phê phán những việc làm sai trái.
+ Lắng nghe ý kiến của mọi người, nhưng cũng cần tranh luận để tìm ra lẽ phải.
+ Nghe lời dạy dỗ của thầy cô.
Câu 2:
Tôn trọng người khác là sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự phẩm giá và lợi ích của người khác thể hiện lối sống có văn hóa của mỗi người.
- Nêu ý nghĩa của việc tôn trọng người khác
- Tôn trọng người khác thì mới nhận được sự tôn trọng của người khác đối với mình.
- Mọi người tôn trọng nhau thì xã hội trở nên lành mạnh trong sáng và tốt đẹp hơn.
- Bản thân em đã làm gì để thể hiện tôn trọng người khác?
- Trong lớp chú ý nghe giảng.
- Hoàn thành bài tập thấy cô giao.
- Không vứt rác bừa bài.
- Không nói tục, chửi bậy.
- Em hãy sưu tầm 4 câu ca dao tục ngữ nói về tôn trọng người khác?
- Kính già yêu trẻ.
- Yêu trẻ, trẻ đến nhà; kính già, già để tuổi cho.
- Lời nói chẳng mất tiền mua / Lựa lời mà nói cho vừa (toại) lòng nhau"
- Ăn có mời, làm có khiến.
Câu 3:
- Em hãy nêu cách rèn luyện để là người biết giữ chữ tín?
Muốn giữ được lòng tin của mọi người đối với mình, thì mỗi người cần phải làm tốt chức trách, nhiệm vụ, giữ đúng lời hứa, đúng hẹn trong mối quan hệ của mình với mọi người xung quanh.
- Bản thân em đã là người biết giữ chữ tín chưa? (nêu một số biểu hiện). HS tự liên hệ.
Câu 4:
- Thế nào là tự lập?
- Tự làm lấy, tự giải quyết công việc của mình, tự lo liệu tạo dựng cuộc sống cho mình.
- Không trông chờ, dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác.
- Nêu ý nghĩa của tự lập?
- Gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống.
- Xứng đáng được mọi người kính trọng, khâm phục và học tập
- Nêu 4 việc làm của bản thân thể hiện tự lập? HS tự liên hệ
- Tìm 4 câu ca dao tục ngữ, danh ngôn thể hiện tự lập?
- Muốn ăn thì lăn vào bếp
- Con mèo nằm bếp co ro / Ít ăn nên mới ít lo ít làm
- Có làm thì mới có ăn / Không dưng ai dễ đem phần đến cho.
- Làm người ăn tối lo mai. Việc mình hồ dễ để ai lo lường.
Câu 5:
Em hãy nêu ý nghĩa của lao động tự giác, sáng tạo?
- Đó là yêu cầu là đòi hỏi của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.
- Giúp chúng ta tiếp thu (cái mới) kiến thức, kỹ năng ngày càng thuần thục.
- Hoàn thiện và phát triển phẩm chất, nghị lực của cá nhân.
- Chất lượng học tập, lao động sẽ được nâng cao.
Học sinh cần rèn luyện lao động tự giác, sáng tạo như thế nào trong học tập và cuộc sống?
- Biết coi trọng lao động
- Lao động cần cù, khoa học, năng suất cao.
- Chống lười biếng, dối trá, cẩu thả, tuỳ tiện.
- Có kế hoạch rèn luyện cụ thể trong học tập, lao động.
- Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện.
- Rút kinh nghiệm sau mỗi việc làm.
- Rèn luyện hàng ngày thường xuyên.
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Đề cương ôn tập giữa HK1 môn GDCD 8 năm 2022-2023. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.