HỌC247 xin giới thiệu đến các em Đề cương ôn tập chuyên đề Anđehit và Axit Cacboxylic môn Hóa học 11 năm 2020 được tổng hợp từ Trường THPT Thành Sen. Tài liệu được biên soạn nhằm giúp các em tự luyện tập với các câu hỏi lý thuyết đa dạng, ôn tập lại các kiến thức cần nắm một cách hiệu quả, chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo.
TRƯỜNG THPT THÀNH SEN |
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP ANĐEHIT VÀ AXIT CACBOXYLIC MÔN HÓA HỌC 11 NĂM HỌC 2019-2020 |
A. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
1. Cho 4,4 gam anđehit tác dụng với dd AgNO3/NH3 dư ta thu được 21,6 gam Ag. Công thức của anđehit là:
A. HCHO
B. HOC – CHO
C. CH3CHO
D. CH2 = CH – CHO
2. Cho 2,4 gam 1 hợp chất hữu cơ X tác dụng hoàn toàn với dd AgNO3/NH3 dư, thu được 7,2 gam Ag. Xác định CTPT của X.
A. CH3CHO
B. C2H5CHO
C. HCHO
D. C3H7CHO
3. Tỉ khối hơi của 1 anđehit X đối với H2 bằng 28. CTCT của anđehit là :
A. CH3CHO
B. CH2 = CH – CHO
C. HCHO
D. C2H5CHO
4. CTTQ của axít no, đơn chức là :
A.CxH2x+1COOH
B. CnH2nO2,
C. CnH2nO2n,
D. A,B đều đúng.
5. C4H6O2 có bao nhiêu đồng phân phẳng biết chúng làm quỳ tím hoá đỏ :
A. 2
B. 3
C. 4
D. 1
6. Đốt cháy anđehit A được mol CO2 = mol H2O. A là
A. anđehit no, mạch hở, đơn chức.
B. anđehit đơn chức, no, mạch vòng.
C. anđehit đơn chức có 1 nối đôi, mạch hở.
D. anđehit no 2 chức, mạch hở.
7. Giấm ăn là dung dịch axit axetic có nồng độ là
A. 2% →5%.
B. 5→9%.
C. 9→12%.
D. 12→15%.
8. Chỉ ra thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi của các chất ?
A. CH3CHO; C2H5OH ; CH3COOH.
C. C2H5OH ; CH3COOH ; CH3CHO.
B. CH3CHO ;CH3COOH ; C2H5OH.
D. CH3COOH ; C2H5OH ; CH3CHO
9. Cho 4,4 gam etanal tác dụng với lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3. Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng Ag thu được là: (C = 12, H = 1, O = 16, Ag = 108)
A. 10,80 gam
B. 5,40 gam
C. 21,60 gam
D. 1,08 gam
10. Chất không phản ứng với NaOH là:
A. anđehit axetic
B. phenol
C. axit axetic
D. axit clohiđric
11. Chất phản ứng với AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng tạo ra Ag là:
A. etanol
B. etanal
C. glixerol
D. axit etanoic
12. Axit đơn chức no mạch hở có công thức chung là:
A. CnH2nO2
B. CnH2n+2 O2
C. CnH2n+1COOH
D. CnH2n–1COOH
13. Trung hòa hoàn toàn 3g một axit cacboxylic no đơn chức X cần vừa đủ 100ml dd NaOH 0,5M. Tên gọi của axit là gì?
A. axit fomic.
B. Axit propionic.
C. axit acrylic.
D. Axit axetic.
14. Axit propionic có CTCT như thế nào ?
A. CH3CH2CH2-COOH
B. CH3CH2-COOH
C. CH3-COOH
D. CH3[CH2]3-COOH
15. Trong phòng thí nghiệm, axit axetic được điều chế bằng cách:
A. Oxi hóa anđehit axetic
B. Lên men giấm
C. Oxi hóa ancol etylic
D. Từ metanol và C
16. Đun 12 gam axit axetic với 13,8 gam etanol (H2SO4 đặc, xúc tác) đến khi phản ứng đạt trạng thái cân bằng thu được 11 gam este. Hiệu suất phản ứng este hóa là
A. 50%
B. 75%
C. 55%
D. 62,5%
B. BÀI TẬP TỰ LUẬN
Bài 1. Viết các phương trình phản ứng theo các sơ đồ sau:
a. CH4 → C2H2 → C2H4 → C2H5OH → C2H4 → PE
b. Natri axetat → metan → axetilen → benzen → brom benzene
c. Natri axetat → Metan → Axetilen → etilen → Ancol etylic → etyl axetat
d. CH3CHO → CH3CH2OH → CH3COOH → CH3COOC2H5
e. CH4 → C2H2 → CH2=CHCl PVC
f. CaC2 → C2H2 → C2H4 → C2H5OH → C2H4
h. CH3COOH → CH3COONa → CH4 → C2H2 → CH2=CH-Cl → PVC.
i. CaC2 → C2H2 → C6H6 → C6H5Br → C6H5ONa
k. C2H4 → C2H5OH → CH3CHO → C2H5OH → CH3COOH.
Bài 2. Nhận biết các chất sau:
a. Etanol, anđehit fomic, stiren, phenol, benzen.
b. Metanol, etanal, phenol
c. Benzen, stiren, toluen.
d. Propan-1-ol, glixerol, phenol.
e. Anđehit axetic, axit fomic, ancol etylic, axit axetic.
Dạng 1: Tìm công thức phân tử
Câu 1. Cho 15g một Ancol X no, đơn chức tác dụng với Na dư thu được 2,8 lít khí thoát ra ở đktc.
a. Xác định CTPT của X, viết các đồng phân cấu tạo, đọc tên
b. Khi cho ancol X tác dụng với CuO, đun nóng thấy thu được anđehit. Viết PTPƯ
Câu 2. Đốt cháy 7,4g một ancol A no, đơn chức mạch hở thu được 8,96 lít khí CO2 ở (đktc).
a. Xác định CTPT của ancol, viết các đồng phân cấu tạo có thể có của A, gọi tên
b. Biết A là ancol bậc 2, Cho Na dư vào 7,4g A thấy thoát ra V lít khí ở đktc. Tính V
Câu 3. Cho 6,6g một anđehit no, đơn chức, mạch hở tác dụng với dung dịch bạc nitrat trong amoniac dư. Sau phản ứng thu được 32,4g bạc kết tủa.
a. Xác định CTPT, CTCT gọi tên anđehit
b. Đốt cháy hoàn toàn lượng anđehit trên, dẫn sản phẩm cháy vào Ca(OH)2 dư. Tính khối lượng kết tủa thu được.
Câu 4. Đốt cháy hoàn toàn hiđrocacbon A. Sau phản ứng thu được 17,92 lít CO2 (đktc) và 17,28 gam H2O.
a. Tính khối lượng A đã dùng.
b. Xác định công thức phân tử của A.
c. Tìm công thức cấu tạo của A biết khi clo hóa A thu được 3 dẫn xuất monoclo.
Câu 5. Đốt cháy hoàn toàn 4g một ankin B thu được 6,72 lít khí CO2 ở đktc.
a. Xác định CTPT,CTCT, đọc tên.
b. Cho 4g ankin B trên vào dung dịch AgNO3/NH3 dư. Tính khối lượng kết tủa thu được.
...
Trên đây là phần trích dẫn Đề cương ôn tập chuyên đề Anđehit và Axit Cacboxylic môn Hóa học 11 năm 2020 Trường THPT Thành Sen, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy.
Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!