Nhằm giúp các em học sinh ôn tập thật tốt, đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp tới HOC247 xin giới thiệu bộ tài liệu Đề cương ôn tập Chương Nito - Photpho môn Hóa học 11 năm 2019-2020. Tài liệu gồm các dạng bài tập với lời giải cụ thể các em có thể đối chiếu từ đó có kế hoạch ôn tập cụ thể. Mời các em cùng tham khảo!
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CHƯƠNG NITO – PHOTPHO MÔN HÓA HỌC 11 NĂM 2019-2020
I – LÍ THUYẾT
1. Cấu tạo phân tử, tính chất hoá học của nitơ, trạng thái tự nhiên, ứng dụng và điều chế nitơ
2. Cấu tạo phân tử, tính chất hoá học của amoniac, ứng dụng và điều chế amoniac. Tính chất hoá học của muối amoni.
3. Cấu tạo phân tử, tính chất hoá học của axit nitric, ứng dụng và điều chế axit nitric. Tính chất hoá học của muối nitrat.
4. Cấu tạo phân tử, tính chất hoá học của photpho, trạng thái tự nhiên, ứng dụng và điều chế phopho. Tính chất hoá học của axit photphoric, muối photphat.
5. Các loại phân bón hoá học: thành phần, tính chất, cách điều chế.
II – BÀI TẬP
PHẦN I: TỰ LUẬN
DẠNG I: HOÀN THÀNH CHUỖI PHẢN ỨNG
Bài 1. Thực hiện chuỗi phản ứng sau (ghi đk nếu có).
a) NH3 → NO → NO2 → HNO3 → Mg(NO3)2 → NO2 → NaNO3 → NaNO2
b) NH4NO2 → N2 → NH3 → (NH4)2SO4 → NH3 → Ag(NH3)2Cl
c) P → NO2 → HNO3 → Fe(NO3)3 → NO2 → NaNO3 → NaNO2 → N2 ?
d) NaNO3 → NaNO2→N2 → NO → NO2 → NaNO3 →HNO3 →Cu(NO3)2
e) (NH4)2CO3 → NH3 → (NH2)2CO → (NH4)2CO3 → CO2
f) Ca3(PO4)2 → P → Ca3P2 → PH3 → P2O5 → H3PO4 → Na3PO4 → Ag3PO4
g) P → P2O5 → Ca3(PO4)2 → H3PO4 → NaH2PO4 → Na2HPO4 → Na3PO4.
h) NH3 → NO → NO2 → HNO3 → H3PO4 → Ca(H2PO4)2 → CaCO3
Bài2. Bổ túc và cân bằng các phương trình hóa học sau:
a) Ag + HNO3 (đặc) → NO2 + ? + ?
b) Ag + HNO3 (loãng) → NO + ? + ?
c) Al + HNO3→ N2O + ? + ?
d) Zn + HNO3 → NH4NO3 + ? + ?
e) FeO + HNO3 → NO + Fe(NO3)3 + ?
f) Fe3O4 + HNO3 → NO + Fe(NO3)3 + ?
g) FeO + HNO3loãng → NO + ? + ?
h) FeS2 + HNO3 → Fe(NO3)3 + H2SO4 + NO + H2O
Bài3.Hoàn thành các phương trình phản ứng hóa học sau đây:
a) ? + OH- → NH3 + ?
b) (NH4)3PO4 → NH3 + ?
c) NH4Cl + NaNO2 → ? + ? + ?
d) ? → N2O + H2O
e) (NH4)2SO4 + ? → ? + Na2SO4 + H2O
f) ? → NH3 + CO2 + H2O
DẠNG 2: NHẬN BIẾT
Bài 1. Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết:
a) Các dung dịch: NH3, (NH4)2SO4, NH4Cl, Na2SO4 .
b) Các dung dịch: (NH4)2SO4, NH4NO3, K2SO4, Na2CO3, KCl.
c) Chỉ dùng một hóa chất duy nhất nhận biết các dung dịch mất nhãn sau: NH4NO3, (NH4)2SO4, Na2SO4, NaCl.
Bài 2. Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các lọ mất nhãn sau:
a) 3 dung dịch: HCl, HNO3, H3PO4.
b) 4 dung dịch: Na2SO4, NaNO3, Na2SO3, Na3PO4.
DẠNG 3: BÀI TOÁN TỔNG HỢP AMONIAC
Bài 1: Cho 13,44 lít N2 (đktc) tác dụng với lượng dư khí H2. Biết hiệu suất của phản ứng là 30%, khối lượng NH3 tạo thành là bao nhiêu.
Bài 2: Cần lấy bao nhiêu lít N2 và H2 (đktc) để thu được 51 gam NH3 (hiệu suất phản ứng là 25%)?
Bài 3: Cho 2,8 gam N2 tác dụng 0,8 gam H2. Biết hiệu suất phản ứng đạt 20%, thể tích của NH3 thu được sau phản ứng (đktc) là bao nhiêu.
Bài 4: Cho 8,96 lít N2 (đktc) tác dụng với 20,16 lít H2 (đktc), thu được 3,4 gam NH3. Hiệu suất của phản ứng là bao nhiêu.
Bài 5: Cho 6,72 lít N2 tác dụng với 11,2 lít H2, thu được 13,44 lít hỗn hợp khí. Hiệu suất của phản ứng là (các thể tích khí đo ở đktc) bao nhiêu.
Bài 6: Thực hiện phản ứng giữa 8 mol H2 và 6 mol N2 (to, xt). Hỗn hợp sau phản ứng được dẫn qua dung dịch H2SO4 loãng dư (hấp thụ NH3), thấy còn lại 12 mol khí. Hiệu suất phản ứng tổng hợp NH3 là bao nhiêu.
Bài 7. Hỗn hợp khí H2 và N2 có thể tích bằng nhau. Đun nóng hỗn hợp, chỉ có 25% N2 phản ứng. Tính phần trăm thể tích mỗi khí trong hỗn hợp thu được sau phản ứng.
Bài 8: Trộn 8 lít H2 với 3 lít N2 rồi đun nóng với chất xúc tác bột sắt. Sau phản ứng thu được 9 lít hỗn hợpkhí. Tính hiệu suất (các thể tích khí đo trong cùng điều kiện)
DẠNG 4: BÀI TOÁN VỀ AMONIAC - MUỐI AMONI
Bài 1: Cho dung dịch KOH đến dư vào 50ml dung dịch (NH4)2SO4 1M ,đun nóng nhẹ .Thể tích khí thoát ra ở đktc là bao nhiêu.
Bài 2: Nung nóng hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm NH4HCO3 và (NH4)2CO3 đến khi kết thúc phản ứng ta thu được 6,72 lít CO2 và 8,96 lít khí NH3 (đktc).Giá trị của m là bao nhiêu.
Bài 3: Cho dung dịch NH3 đến dư vào 20 ml dung dịch Al2(SO4)3 .Lọc lấy chất kết tủa và cho vào 10 ml dung dịch NaOH 2M thì kết tủa vừa tan hết .Nồng độ mol của dung dịch Al2(SO4)3 đã dùng là bao nhiêu.
Bài 4 : Cho 0,448 lít khí NH3 (đktc) đi qua ống sứ đựng 16 gam CuO nung nóng ,thu được chất rắn X (giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn).Phần trăm khối lượng của Cu trong X là bao nhiêu.
Bài 5: Nung 20 gam hỗn hợp A gồm 2 muối rắn NH4Cl và KCl đến khối lượng không đổi thì thu được 7,45 gam rắn .% khối lượng muối NH4Cl và KCl trong hỗn hợp A lần lượt là bao nhiêu.
Bài 6: Cho từ từ dung dịch NaOH a mol/l vào 50ml dung dịch (NH4)2SO4 1M ,đun nóng đến khi ngừng thoát khí thì hết 50 ml dung dịch NaOH .Giá trị của a là bao nhiêu.
Bài 7: Nung nóng hỗn hợp gồm 2 muối (NH4)2CO3 và NH4HCO3 thu được 13,44 lít khí NH3 và 11,2 lít khí CO2 (đktc) .Thành phần % số mol của mỗi muối theo thứ tự là (các thể tích khí đo ở đktc) bao nhiêu.
DẠNG 3: KIM LOẠI TÁC DỤNG HNO3
Bài 1: Cho 2,7g Al vào dd HNO3 dư thu được V (l) khí khộng màu hóa nâu trong không khí (sp khử duy nhất). Tìm V
Bài 2: Cho m gam Fe vào dd HNO3(đ,to)dư thu được 3,36 lít khí X (sp khử duy nhất). Tính lượng Fe đã cho vào?
Bài 3: Hoà tan hết 9,6g Cu người ta dùng một lượng vừa đủ 250ml dd Axit HNO3 thu được khí NO (sp khử duy nhất) và dd A.
a. Tính thể tích khí NO sinh ra ở đktc.
b. Tính nồng độ mol/l dd HNO3 cần dùng .
c. Cô cạn dd A thu được m gam muối khan. Tìm m
Bài 4: Hoà tan hoàn toàn 3,84g kim loại M trong dung dịch HNO3 loãng dư, thu được 0,896 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đo ở đktc), cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Xác định kim loại M và giá trị m .
Bài 5: Khi hòa tan 6,4g một kim loại trong dd HNO3 dư, sản phẩm thu được là 1 muối của kim loại hóa trị II và 4,48 lít khí X (sp khử duy nhất), dX/H2 = 23. Xác định tên kim loại.
Bài 6: Hòa tan 2,7g Al vào một lượng dd HNO3 vừa đủ, sau phản ứng thu được 2,24 lít khí X (sp khử duy nhất). Tìm khí X và khối lượng muối nitrat thu được.
Bài 7: Cho 2,16g Mg tác dụng với dd HNO3 dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,896 lít khí NO (đktc) và dung dịch X. Tính khối lượng muối khan thu được khi làm bay hơi dung dịch X?
Bài 8: Cho 5,94 gam Al tác dụng với dd HNO3 1M ta được hỗn hợp khí X gồm NO và N2O có dX/H2 = 18,5. Tính thể tích của NO và N2O thu được và thể tích dd HNO3 cần dùng.
Bài 9: Hòa tan hoàn toàn 12,42 gam Al bằng dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được dd A và 1,344 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm hai khí là N2O và N2. Tỷ khối của Y so với H2 là 18. Sau phản ứng đem cô cạn dd A thu được bao nhiêu gam chất rắn khan?
DẠNG 4: HỖN HỢP KIM LOẠI TÁC DỤNG VỚI HNO3
Bài 1: Cho 7,75 gam hỗn hợp 2 kim loại Al và Cu tác dụng vừa đủ với 140 ml dd HNO3 đặc, nóng thu được 7,84 lít khí màu nâu (sp khử duy nhất).
a. Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
b. Tính CM của dd HNO3 cần dùng.
Bài 2: Chia hỗn hợp Cu và Al thành 2 phần bằng nhau.
Phần 1: Tác dụng với dd HNO3 đặc, nguội thì thu được 17,92 lít NO2 (đktc).
Phần 2: Tác dụng với dd HCl thì thu được 13,44 lít khí H2 (đktc)
Xác định % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.
Bài 3: Hòa tan hoàn toàn 1,23 gam hỗn hợp X gồm Cu và Al vào dd HNO3 đặc, nóng thu được 1,344 lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất) và dd Y. Nhiệt phân hoàn toàn dd Y thu được m gam chất rắn.
a. Tính % khối lượng Cu trong hỗn hợp X.
b. Tính m.
Bài 4: Cho hỗn hợp gồm Zn và ZnO tác dụng với HNO3 loãng tạo thành dd chứa 8 gam NH4NO3 (sp khử duy nhất) và 113,4 gam Zn(NO3)2. Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp.
Bài 5: Cho 4,2 gam hỗn hợp Al và Al2O3 hòa tan trong 1 lượng vừa đủ dd HNO3 1M thu được 0,672 lít khí N2O (sp khử duy nhất) và dung dịch A.
a. Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu.
b. Tính thể tích HNO3 đã dùng.
Bài 6: Khi hòa tan 30g hỗn hợp đồng và đồng (II) oxit trong 1,5 lít dung dịch axit nitric 1M (loãng) thấy thoát ra 6,72 lít nitơ monoxit (đktc). Xác định hàm lượng phần trăm của đồng (II) oxit trong hỗn hợp, nồng độ mol của đồng (II) nitrat và axit nitric trong dung dịch sau phản ứng, biết rằng thể tích dung dịch không thay đổi.
Bài 7: Hỗn hợp X gồm Fe và MgO. Hoà tan hoàn toàn X vào dung dịch HNO3 vừa đủ thu được 0,112 lít khí không màu (sp khử duy nhất) bị hoá nâu ngoài không khí (đo 27,3oC; 6,6 atm). Hỗn hợp muối cô cạn cân nặng 10,2g.
a) Xác định % khối lượng muối trong hỗn hợp?
b) Tính V dung dịch HNO3 0,8M phản ứng ?
Bài 8: Hòa tan 21,3g hỗn hợp Al và Al2O3 bằng dung dịch HNO3 loãng, vừa đủ tạo dung dịch A và 13,44 lít khí NO (sp khử duy nhất, đo ở đktc).
a) Tính thành phần % về khối lượng mỗi chất trong hh ban đầu.
b) Tính thể tích dung dịch HNO3 2M đã dùng.
DẠNG 5: DẠNG TOÁN NHIỆT PHÂN MUỐI NITRAT
Bài 1: Nhiệt phân hoàn toàn 18,8g Cu(NO3)2 thu được m gam chất rắn và V lít khí X (đktc). Tìm m và V.
Bài 2: Nung nóng 18,8 gam Cu(NO3)2 thu được 13,4 gam chất rắn.
a. Tính hiệu suất của phản ứng nhiệt phân.
b. Tính thể tích các khí thoát ra (đktc) và tỷ khối của hỗn hợp khí so với không khí
Bài 3: Nhiệt phân hoàn toàn 34,65 gam hỗn hợp gồm KNO3 và Cu(NO3)2 thu được hỗn hợp khí X (dX/H2 = 18,8). Tính % mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu.
Bài 4: Nung nóng 51,1 gam hỗn hợp gồm NaNO3 và Al(NO3)3 thu được 4,48 lít khí O2 (đktc)
a.Tính % khối lượng 2 muối ban đầu.
b.Tính % thể tích hỗn hợp khí thu được.
Bài 5: Khi nhiệt phân hoàn toàn muối nitrat của kim loại hóa trị 1 thu được 32,4 gam kim loại và 10,08 lít khí (đktc). Xác định công thức và tính khối lượng muối ban đầu.
DẠNG 6: BÀI TOÁN VỀ PHOTPHO
Bài 1. Đốt cháy hoàn toàn 6,2g photpho trong oxi dư. Cho sản phẩm tạo thành tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH 32% tạo ra muối Na2HPO4.
a) Viết phương trình phản ứng xảy ra.
b) Tính khối lượng dung dịch NaOH đã dùng.
c) Tính nồng độ % của muối trong dung dịch thu được sau phản ứng.
Bài 2. Để thu được muối photphat trung hòa, cần lấy bao nhiêu ml dd NaOH 1M cho tác dụng với 50,0ml dung dịch H3PO4 0,5M ?
Bài 3. Cho 50 ml dung dịch H3PO4 0,5M vào dung dịch KOH.
a) Nếu muốn thu được muối trung hòa thì cần bao nhiêu ml dung dịch KOH 1M ?
b) Nếu cho H3PO4 trên vào 50 ml dung dịch KOH 0,75M thì thu được muối gì có nồng độ mol/lít là bao nhiêu ? (biết V dung dịch thu được là 100ml).
PHẦN II: TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Trong những nhận xét dưới đây, nhận xét nào không đúng?
A. Nguyên tử nitơ có 2 lớp electron và lớp ngoài cùng có 3 electron.
B. Số hiệu của nguyên tử nitơ bằng 7.
C. 3 electron ở phân lớp 2p của nguyên tử nitơ có thể tạo được 3 liên kết cộng hóa trị với các nguyên tử khác.
D. Cấu hình electron của nguyên tử nitơ là 1s22s22p3 và nitơ là nguyên tố p.
Câu 2: Cặp công thức của liti nitrua và nhôm nitrua là
A. LiN3 và Al3N. B. Li3N và AlN. C. Li2N3 và Al2N3. D. Li3N2 và Al3N2.
Câu 3: Chất nào tác dụng với N2 ở nhiệt độ thường
A. Mg. B. O2. C. Na. D. Li.
Câu 4: Khi có sấm chớp, khí quyển sinh ra khí
A. CO B. NO. C. SO2. D. CO2.
Câu 5: Nitơ phản ứng được với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây để tạo ra hợp chất khí?
A. Li, Mg, Al. B. H2, O2. C. Li, H2, Al. D. O2, Ca, Mg.
Câu 6: N2 thể hiện tính khử trong phản ứng với
A. H2. B. O2. C. Li. D. Mg.
Câu 7: Nitơ thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với chất nào sau đây?
A. Mg, H2. B. Mg, O2. C. H2, O2. D. Ca, O2.
Câu 8: Cho các phản ứng sau:
(1) N2 + O2 ⇔ 2NO
(2) N2 + 3H2 ⇔ 2NH3
Trong hai phản ứng trên thì nitơ
A. chỉ thể hiện tính oxi hóa. B. chỉ thể hiện tính khử.
C. thể hiện tính khử và tính oxi hóa. D. không thể hiện tính khử và tính oxi hóa.
Câu 9: Trong công nghiệp, người ta thường điều chế N2 từ
A. amoniac. B. axit nitric. C. không khí. D. amoni nitrat.
Câu 10: Trong công nghiệp, N2 được tạo ra bằng cách nào sau đây?
A. Nhiệt phân muối NH4NO3 đến khối lượng không đổi.
B. Chưng cất phân đoạn không khí lỏng.
C. Phân hủy NH3.
D. Đun nóng Mg với dung dịch HNO3 loãng.
Câu 11: Trong công nghiệp, phần lớn lượng nitơ sản xuất ra được dùng để
A. làm môi trường trơ trong luyện kim, điện tử,...
B.tổng hợp phân đạm.
C. sản xuất axit nitric.
D. tổng hợp amoniac.
Câu 12: Trong những nhận xét dưới đây, nhận xét nào là đúng?
A. Nitơ không duy trì sự cháy, sự hô hấp và là một khí độc.
B. Vì có liên kết 3 nên phân tử nitơ rất bền và ở nhiệt độ thường nitơ khá trơ về mặt hóa học.
C. Khi tác dụng với kim loại hoạt động, nitơ thể hiện tính khử.
D. Số oxi hóa của nitơ trong các hợp chất và ion AlN, N2O4, NH4+, NO3-, NO2-, lần lượt là -3, +4, -3,+5,+4.
Câu 13: Tìm các tính chất không thuộc về khí nitơ?
(a) Hóa lỏng ở nhiệt độ rất thấp (-196oC);
(b) Cấu tạo phân tử nitơ là
(c) Tan nhiều trong nước;
(d) Nặng hơn oxi;
(e) Kém bền, dễ bị phân hủy thành nitơ nguyên tử.
A. (a), (c), (d). B. (a), (b). C. (c), (d), (e). D. (b), (c), (e).
Câu 14: Trong những nhận xét dưới đây, nhận xét nào không đúng?
A. Nguyên tử nitơ có 2 lớp electron và lớp ngoài cùng có 3 electron.
B. Số hiệu của nguyên tử nitơ bằng 7.
C. 3 electron ở phân lớp 2p của nguyên tử nitơ có thể tạo được 3 liên kết cộng hóa trị với các nguyên tử khác.
D. Cấu hình electron của nguyên tử nitơ là 1s22s22p3 và nitơ là nguyên tố p.
Câu 15: Cặp công thức của liti nitrua và nhôm nitrua là
A. LiN3 và Al3N. B. Li3N và AlN. C. Li2N3 và Al2N3. D. Li3N2 và Al3N2.
Câu 16: Chất nào tác dụng với N2 ở nhiệt độ thường
A. Mg. B. O2. C. Na. D. Li.
Câu 17: Khi có sấm chớp, khí quyển sinh ra khí
A. CO B. NO. C. SO2. D. CO2.
Câu 18: Nitơ phản ứng được với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây để tạo ra hợp chất khí?
A. Li, Mg, Al. B. H2, O2. C. Li, H2, Al. D. O2, Ca, Mg.
Câu 19: N2 thể hiện tính khử trong phản ứng với
A. H2. B. O2. C. Li. D. Mg.
Câu 20: Nitơ thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với chất nào sau đây?
A. Mg, H2. B. Mg, O2. C. H2, O2. D. Ca, O2.
Câu 21: Cho các phản ứng sau:
\(\begin{array}{l} (1)\,\,{N_2} + {O_2} \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over {\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} 2NO\,\,\,\,\,\,\\ (2)\,\,{N_2} + 3{H_2} \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over {\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} 2N{H_3} \end{array}\)
Trong hai phản ứng trên thì nitơ
A. chỉ thể hiện tính oxi hóa. B. chỉ thể hiện tính khử.
C. thể hiện tính khử và tính oxi hóa. D. không thể hiện tính khử và tính oxi hóa.
Câu 22: Trong công nghiệp, người ta thường điều chế N2 từ
A. amoniac. B. axit nitric. C. không khí. D. amoni nitrat.
Câu 23: Trong công nghiệp, N2 được tạo ra bằng cách nào sau đây?
A. Nhiệt phân muối NH4NO3 đến khối lượng không đổi.
B. Chưng cất phân đoạn không khí lỏng.
C. Phân hủy NH3.
D. Đun nóng Mg với dung dịch HNO3 loãng.
Câu 24: Trong công nghiệp, phần lớn lượng nitơ sản xuất ra được dùng để
A. làm môi trường trơ trong luyện kim, điện tử,...
B.tổng hợp phân đạm.
C. sản xuất axit nitric.
D. tổng hợp amoniac.
Câu 25: Trong những nhận xét dưới đây, nhận xét nào là đúng?
A. Nitơ không duy trì sự cháy, sự hô hấp và là một khí độc.
B. Vì có liên kết 3 nên phân tử nitơ rất bền và ở nhiệt độ thường nitơ khá trơ về mặt hóa học.
C. Khi tác dụng với kim loại hoạt động, nitơ thể hiện tính khử.
D. Số oxi hóa của nitơ trong các hợp chất và ion AlN, N2O4, NH4+, NO3-, NO2-, lần lượt là -3, +4, -3,+5,+4.
...
Trên đây là trích đoạn nội dung Đề cương ôn tập Chương Nito - Photpho môn Hóa học 11 năm 2019-2020. Để xem toàn nhiều tài liệu hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào website hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập. Chúc các em học tập tốt !