YOMEDIA

Chuyên đề Hiệp hội các nước Đông Nam Á môn Địa Lý 8 năm 2021

Tải về
 
NONE

Ban biên tập HOC247 xin giới thiệu với các em tài liệu Chuyên đề Hiệp hội các nước Đông Nam Á môn Địa Lý 8 năm 2021 nhằm ôn tập và củng cố các kiến thức về chương Châu Á trong chương trình sách giáo khoa. Mời các em cùng theo dõi!

ATNETWORK

HIỆP HỘI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á

 

1. LÝ THUYẾT

- Hiệp hội các nước Đông Nam Á (Association of South-East Asian Nations, viết tắt là ASEAN) được thành lập năm 1967, đó là thời điểm ba nước Đông Dương đang tiến hành cuộc chiến đấu giải phóng đất nước và có hướng phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa. Do đó một số nước trong khu vực thành lập Hiệp hội nhằm hạn chế ảnh hưởng của xu thế xây dựng xã hội chủ nghĩa trong khu vực. Vì vậy lúc đầu Hiệp hội có mục tiêu liên kết về quân sự nhiều hơn. Cuối thập niên 70, đầu 80 thế kỉ XX, xu thế hợp tác kinh tế xuất hiện và ngày càng trở thành xu thế chính. Đến năm 1998 mục tiêu: “Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hoà bình, ổn định và phát triển đồng đều” đã được khẳng định tại Hội nghị cấp cao tháng 12 năm 1998 ở Hà Nội.

- Hiện nay các nước đang tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực: Trao đổi hàng hoá qua việc thực hiện khu vực thương mại tự do ASEAN (giảm thuế các mặt hàng, tự do buôn bán giữa các nước trong khu vực); lĩnh vực công nghiệp, nông-lâm-ngư nghiệp (giúp đỡ về kĩ thuật, đào tạo nghề, bảo đảm an ninh lương thực); lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng (xây dựng tuyến đường sắt chạy qua các quốc gia: Xingapo, Malaixia, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam và Côn Minh - Trung Quốc); kết nối mạng thông tin giữa các quốc gia trong khu vực và với quốc tế; hợp tác trong bảo tồn và sử dụng có hiệu quả các nguồn năng lượng và các nước thành viên; hợp tác trong khai thác, cải tạo và quản lí sông Mê Công....

2. BÀI TẬP VÍ DỤ

Câu 1: Quan sát hình 17.1 (SGK trang 58), cho biết 5 nước đầu tiên tham gia vào Hiệp hội các nước Đồng Nam Á, những nước nào tham gia sau Việt Nam?

Giải

- Năm nước đầu tiên tham gia vào Hiệp hội các nước Đông Nam Á: Thái Lan, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po, Phi-líp-pin.

- Những nước tham gia sau Việt Nam: Mi-an-ma, Lào, Cam-pu-chia.

Câu 2: Vẽ biểu đồ hình cột và nhận xét GDP/người của các nước ASEAN theo số liệu dưới đây:

Bảng 17.1: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân đầu người của một số nước Đông Nam Á năm 2001 (đơn vị: USD).

(Nguồn: Niên giám thống kê 2002, NXB Thống kê, Hà Nội, 2003).

Giải

Biểu đồ tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân đầu người của một số nước Đông Nam Á

năm 2001

- Nhận xét:  GDP/người chênh lệch lớn giữa các quốc gia

+ Nước có GDP/người lớn nhất là Xin-ga-po (2 0740 USD/người), gấp nước có bình quân GDP/người thấp nhất là Cam-pu-chia (280 USD/người) tới 74 lần.

+ Sau Xin-ga-po là Bru-nây  (12300 GDP/người), Ma-lai-xia-a (3680 USD/người) , Thái Lan (1870 USD/người)

+ Các nước còn lại có GDP/người < 1000 USD là: Cam-pu-chia, In-đô-nê-xi-a, Lào, Phi-lip-pin, Việt Nam).

3. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Các ngành sản xuất của các nước khu vực Đông Nam Á tập trung chủ yếu tại:

   A. Đông Nam Á hải đảo

   B. Đông Nam Á đất liền.

   C. Vùng đồi núi

   D. Vùng đồng bằng và ven biển

Đáp án: D. Vùng đồng bằng và ven biến

Giải thích: Các ngành sản xuất của các nước khu vực Đông Nam Á tập trung chủ yếu tại vùng đồng bằng và ven biển

Câu 2: Cây lương thực chủ yếu của Đông Nam Á là

   A. Lúa mì

   B. Lúa gạo

   C. Ngô

   D. Sắn

Đáp án: B. Lúa gạo

Giải thích: Do khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nên ở những đồng bằng phù sa thích hợp trồng lúa gạo.

Câu 3 : Cây công nghiệp được trồng chủ yếu của Đông Nam Á là

   A. Bông

   B. Chà là

   C. Củ cải đường

   D. Cà phê

Đáp án: D. Cà phê

Giải thích: Do khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa thích hợp trồng cây cà phê.

Câu 4: Những năm 1997-1998 cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu từ quốc gia nào?

   A. Thái Lan

   B. Cam-pu-chia

   C. Việt Nam

   D. Lào

Đáp án: A. Thái Lan

Giải thích: Những năm 1997-1998 cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu từ Thái Lan

Câu 5: Nửa đầu thế kỉ XX, nền kinh tế của các nước Đông Nam Á có đặc điểm

   A. Nền kinh tế rất phát triển.

   B. Kinh tế đang tiến hành quá trình công nghiệp hóa

   C. Nền kinh tế lạc hậu và tập trung vào sản xuất lương thực.

   D. Nền kinh tế phong kiến.

Đáp án: C. Nền kinh tế lạc hậu và tập trung vào sản xuất lương thực.

Giải thích: Nửa đầu thế kỉ XX, nền kinh tế của các nước Đông Nam Á có đặc điểm là nền kinh tế lạc hậu và tập trung vào sản xuất lương thực.

Câu 6: Hiện nay vấn đề cần được quan tâm trong quá trình phát triển kinh tế của các quốc gia Đông Nam Á

   A. Thiếu nguồn lao động.

   B. Tình hình chính trị không ổn định.

   C. Vấn đề môi trường: ô nhiễm môi trường, tài nguyên cạn kiệt,…

   D. Nghèo đói, dịch bệnh.

Đáp án: C. Vấn đề môi trường: ô nhiễm môi trường, tài nguyên cạn kiệt,…

Giải thích: Hiện nay vấn đề cần được quan tâm trong quá trình phát triển kinh tế của các quốc gia Đông Nam Á là v ấn đề môi trường: ô nhiễm môi trường, tài nguyên cạn kiệt,…

 

---(Hết)---

 

Trên đây là toàn bộ nội dung Chuyên đề Hiệp hội các nước Đông Nam Á môn Địa Lý 8 năm 2021. Để xem thêm nhiều tài liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON