YOMEDIA

Chuyên đề Đất nước và con người Việt Nam môn Địa Lý 8 năm 2021

Tải về
 
NONE

Tài liệu Chuyên đề Đất nước và con người Việt Nam môn Địa Lý 8 năm 2021 được HOC247 biên tập và tổng hợp giúp các em rèn luyện kĩ năng giải bài tập, góp phần chuẩn bị thật tốt cho kì thi sắp tới. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em và là tài liệu giảng dạy có ích cho quý thầy cô. Mời các em và các quý thầy cô cùng theo dõi.

ADSENSE

ĐẤT NƯỚC VÀ CON NGƯỜI VIỆT NAM

 

1. LÝ THUYẾT

- Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ bao gồm đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời.

- Việt Nam trên bản đồ thế giới:

+ Nước ta nằm gần trung tâm khu vực Đông Nam Á, một mặt gắn liền với lục địa Á - Âu, một mặt thông ra Biển Đông của đại dương Thái Bình Dương.

+ Nước ta có vị trí giáp Trung Quốc, Lào, Campuchia và Biển Đông.

+ Việt Nam có nhiều nét tương đồng về tự nhiên, văn hoá, lịch sử với các nước trong khu vực Đông Nam Á.

+ Việt Nam đang mở rộng quan hệ hợp tác hữu nghị toàn diện với các nước trong khu vực và các nước trên thế giới.

- Việt Nam trên con đường xây dựng và phát triển.

+ Việt Nam đi lên xây dựng đất nước từ một điểm xuất phát thấp.

+ Năm 1986, nước ta tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tế - xã hội và đã mang lại nhiều thành tựu.

• Trong nông nghiệp: Bảo đảm vững chắc về an ninh lương thực, tạo nhiều mặt hàng xuất khẩu.

• Trong công nghiệp: Đang từng bước phát triển hình thành các ngành công nghiệp then chốt.

• Cơ cấu kinh tế: Thay đổi theo hướng tích cực, giảm tỉ trọng đóng góp của nông nghiệp, tăng tỉ trọng đóng góp của công nghiệp.

• Đời sống của người dân được nâng lên rõ rệt.

+ Mục tiêu phấn đấu đến 2020 nước ta trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Thông tin:

- Việt Nam là đất nước có hàng nghìn năm lịch sử. Trên mảnh đât này, bằng lao động sáng tạo, ông cha ta đã tạo nên các nền văn hoá Sơn Vi, Hoà Bình, Bắc Sơn... và bước vào thời đại kim khí với nền văn hoá Đông Sơn rực rở. Nền văn minh sớm nhất ở đây là nền văn minh sông Hồng gắn liền với quá trình hình thành nhà nước sơ khai đầu tiên - nước Văn Lang và 18 đời vua Hùng đầy huyền thoại,...

- Nền kinh tế manh nha từ thủa ban đầu dựng nước dần dần được định hình, phát triển, rồi đạt tới đỉnh cao trong lịch sử của dân tộc dưới thời đại Hồ Chí Minh và được đánh dấu bằng công cuộc Đổi mới kinh tế - xã hội mà bắt đầu từ Đại hội lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (năm 1986). Quá trình phát triển kinh tế song hành với công cuộc dựng nước và giữ nước, tuy có lúc thăng lúc trầm, nhưng đã đạt được những kết quả tốt đẹp. Vị thế của nước ta ngày càng tăng lên. Việt Nam đã và đang hội nhập với nền kinh tế của khu vực và thế giới đế cùng phát triển. Tựu chung lại, quá trình này kéo dài từ cách đây hàng nghìn năm và tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong thời kì Đổi mới,...

- Nhờ kết quả của công cuộc Đổi mới, tăng trưởng kinh tế của nước ta luôn ở mức cao và liên tục qua các năm. Trước Đổi mới, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm. Trong giai đoạn 1976-1985 tốc độ tăng trung bình năm chỉ đạt khoảng 2%. Giai đoạn tiếp theo 1986-1990 có thế coi là giai đoạn nền kinh tế từng bước thích nghi với cơ chế thị trường và mức tăng trung bình năm cũng chỉ xấp xỉ 3,9%.

- Nếu tính từ năm 1991 đến năm 2005, có thể nhận thấy rằng nền kinh tế của Việt Nam đã trải qua ba giai đoạn với các mức tăng trưởng khác nhau.

Rõ ràng, trong thời gian 1991 - 2005, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế thuộc loại hàng đầu của thế giới (chỉ sau Trung Quốc), với thời gian tăng trưởng liên tục kéo dài. Đó là một trong những thành tựu nổi bật, gắn liền với công cuộc Đổi mới. Trong 5 năm cuối của thập niên này (2006 - 2010), tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình năm đạt 7,5 - 8% và phấn đấu đạt trên 8%.

2. BÀI TẬP VÍ DỤ

Câu 1: Cho biết một số thành tựu nổi bật của nền kinh tế xã hội nước ta thời gian qua và mục tiêu của chiến lược 10 năm - 2001 - 2010.

Trả lời:

Công cuộc đổi mới kinh tế xã hội nước ta được triển khai từ năm 1986, đến nay đã đạt được thành tựu to lớn, toàn diện.

- Nền kinh tế - xã hội đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kéo dài nhiều năm để đi vào thế ổn định.

- Tăng trưởng kinh tế khá cao.

- Cơ cấu kinh tế thay đổi, giảm tỉ trọng đóng góp của nông nghiệp, tăng tỉ trọng đóng góp của công nghiệp trong tổng sản phẩm trong nước.

- Nông nghiệp: Đã đảm bảo vững chắc an ninh lương thực, tạo nhiều sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu, đã hình thành các vùng chuyên canh.

- Công nghiệp: Đã hình thành các ngành trọng điểm, các khu công nghiệp, khu chế xuất.

- Dịch vụ: Ngày càng đa dạng, phát triển nhanh, phục vụ nhu cầu đời sống trong nước.

- Nền kinh tế nhiều thành phần được xác lập.

- Đời sống nhân dân được nâng lên rõ rệt. Mục tiêu của chiến lược 10 năm - 2001 - 2010 là: Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại 

Câu 2: Cho biết:

- Việt Nam gắn liền với châu lục nào? Lục địa nào? Đại dương nào?

- Việt Nam có biên giới chung trên đất liền, trên biển núi những quốc gia nào?

- Việt Nam là thành viên của ASEAN vào ngày tháng năm nào?

Trả lời:

- Việt Nam gắn liền với châu Á, gắn với lục địa Á - Âu và thông với đại dương Thái Bình Dương.

- Việt Nam có biên giới chung trên đất liền với Trung Quốc, Lào, Campuchia; trên biển với Trung Quốc, Campuchia, Philíppin, Malaixia, Brunây.

- Việt Nam là thành viên của ASEAN ngày 25/7/1995.

3. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Lãnh thổ Việt Nam gồm bộ phận:

A. Phần đất liền

B. Các đảo và vùng biển

C. Vùng trời

D. Cả 3 ý A, B, C.

Câu 2: Việt Nam gắn với châu lục và đại dương nào:

A. Châu Á và Ấn Độ Dương.

B. Châu Á và Thái Bình Dương.

C. Châu Đại Dương và Ấn Độ Dương.

D. Châu Đại Dương và Thái Bình Dương.

Câu 3: Những thành tựu nào không đúng trong sản xuất nông nghiệp mà Việt Nam đạt được sau công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tê

A. Sản xuất nông nghiệp lên tục phát triển.

B. Sản xuất lương thực tăng cao, đảm bảo vững chắc vấn đề an ninh lương thực.

C. Sản xuất lương thực tăng cao, hiện nay sản lượng lương thực nước ta đứng thứ 2 trên thế giới.

D. Một số nông sản xuất khẩu chủ lực: gạo, cà phê, cao su, chè, điều và hải sản.

Câu 4: Những thành tựu trong sản xuất công nghiệp mà Việt Nam đạt được sau công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tê

A. Sản xuất công nghiệp từng bước khôi phục và phát triển mạnh mẽ.

B. Tỉ trọng của sản xuất công nghiệp ngày càng tăng trong cơ cấu GDP.

C. Các ngành công nghiệp theo chốt: dầu khí, than, thép, xi, măng, giấy, đường.

D. Tất cả ý trên.

Câu 5: Cơ cấu kinh tế của Việt Nam thay đổi như thế nào sau công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tê:

A. Giảm tỉ trọng khu vực nông nghiệp, tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu GDP.

B. Giảm tỉ trọng khu vực nông nghiệp và công nghiệp tăng tỉ trọng dịch vụ trong cơ cấu GDP.

C. Tăng tỉ trọng khu vực nông nghiệp và công nghiệp giảm tỉ trọng dịch vụ trong cơ cấu GDP

D. Giảm tỉ trọng khu vực nông nghiệp và công nghiệp tăng tỉ trọng dịch vụ trong cơ cấu GDP

Câu 6: Mục tiêu chiến lược 20 năm 2001-2020 của nước ta:

A. Đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

B. Đến năm 2020 nước ta phải đảm bảo an ninh lương thực cho nhân dân.

C. Đến năm 2020 nước ta phải phát triển các ngành công nghiệp hiện đại: nguyên tử, hàng không vũ trụ, …

D. Đến năm 2020, đưa nước ta thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu.

 

---(Hết)---

 

Trên đây là toàn bộ nội dung Chuyên đề Đất nước và con người Việt Nam môn Địa Lý 8 năm 2021. Để xem thêm nhiều tài liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF