HỌC247 xin giới thiệu đến các em Chuyên đề đại cương Hóa hữu cơ môn Hóa học 11 năm 2020 Trường THPT Bình An. Tài liệu được biên soạn nhằm giúp các em tự luyện tập với các câu hỏi lý thuyết đa dạng, ôn tập lại các kiến thức cần nắm một cách hiệu quả, chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo.
CHUYÊN ĐỀ ĐẠI CƯƠNG VỀ HÓA HỮU CƠ MÔN HÓA HỌC 11 NĂM 2020 TRƯỜNG THPT BÌNH AN
A. PHẦN LÝ THUYẾT
I. MỞ ĐẦU VỀ HÓA HỌC HỮU CƠ
1. Khái niệm về hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ
- Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon (trừ CO, CO2, muối cacbonat…).
- Hóa học hữu cơ là nghành hóa học nghiên cứu các hợp chất hữu cơ.
2. Phân loại hợp chất hữu cơ
- Thường chia thành hai loại
+ Hiđrocacbon
+ Dẫn xuất hiđrocacbon
3. Đặc điểm chung của hợp chất hữu cơ
- Đặc điểm cấu tạo: Liên kết hóa học chủ yếu trong hợp chất hữu cơ là liên kết cộng hóa trị.
- Tính chất vật lý:
+ Nhiệt độ nóng chãy, nhiệt độ sôi thấp.
+ Phần lớn không tan trong nước, nhưng tan nhiều trong các dung môi hữu cơ.
- Tính chất hóa học:
+ Các hợp chất hữu cơ thường kém bền với nhiệt và dể cháy.
+ Phản ứng hóa học của các hợp chất hữu cơ thường xãy ra chậm và theo nhiều hướng khác nhau, nên tạo ra hỗn hợp nhiều sản phẩm.
4. Sơ lược về phân tích nguyên tố
a. Phân tích định tính
* Mục đích: Xác định nguyên tố nào có trong hợp chất hữu cơ.
* Nguyên tắc: Chuyển các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ thành các chất vô cơ đơn giản rồi nhận biết chúng bằng các phản ứng đặc trưng.
b. Phân tích định lượng
* Mục đích: Xác định thành phần % về khối lượng các nguyên tố có trong phân tử hợp chất hữu cơ.
* Nguyên tắc: Cân chính xác khối lượng hợp chất hữu cơ, sau đó chuyển nguyên tố C → CO2, H → H2O, N → N2, sau đó xác định chính xác khối lượng hoặc thể tích của các chất tạo thành, từ đó tính % khối lượng các nguyên tố.
* Biểu thức tính toán:
\({m_C} = \frac{{{m_{C{O_2}}}.12}}{{44}}(g)\)
\({m_H} = \frac{{{m_{{H_2}}}_O.2}}{{18}}(g)\)
\({m_N} = \frac{{{V_{{N_2}}}.28}}{{22,4}}(g)\)
- Tính được:
\(\% C = \frac{{{m_C}.100}}{a};\% H = \frac{{{m_H}.100}}{a};\% N = \frac{{{m_N}.100}}{a}\)
%O = 100-%C-%H-%N
II. CÔNG THỨC PHÂN TỬ HỢP CHẤT HỮU CƠ
1. Công thức đơn giản nhất
a. Định nghĩa
- Công thức đơn giản nhất là công thức biểu thị tỉ lệ tối giản về số nguyên tử của các nguyên tố trong phân tử.
b. Cách thiết lập công thức đơn giản nhất
- Thiết lập công thức đơn giản nhất của hợp chất hữu cơ CxHyOz là thiết lập tỉ lệ
\(\begin{array}{l}
x:y:z = nC:nH:nO = \frac{{mC}}{{12}}:\frac{{mH}}{1}:\frac{{mO}}{{16}}\\
x:y:z = \frac{{\% C}}{{12}}:\frac{{\% H}}{1}:\frac{{\% O}}{{16}}
\end{array}\)
2. Công thức phân tử
a. Định nghĩa
- Công thức phân tử là công thức biểu thị số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố trong phân tử.
b. Cách thiết lập công thức phân tử
- Có ba cách thiết lập công thức phân tử
* Dựa vào thành phần % khối lượng các nguyên tố (ít dùng)
- Cho CTPT CxHyOz: ta có tỉ lệ
\(\frac{M}{{100}} = \frac{{12.x}}{{\% C}} = \frac{{1.y}}{{\% H}} = \frac{{16.z}}{{\% O}}\)
Từ đó ta có:
\(x = \frac{{M.\% C}}{{12.100}}\)
\(y = \frac{{M.\% H}}{{1.100}}\)
\(z = \frac{{M.\% O}}{{16.100}}\)
* Dựa vào công thức đơn giản nhất (thường dùng)
* Tính trực tiếp theo khối lượng sản phẩm cháy (ít dùng)
B. HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP
Phần bài tập chương này chủ yếu là lập CT đơn giản nhất và CTPT. Một số công thức sau yêu cầu chúng ta phải nắm để vận dụng trong việc giải bài tập chương này.
Cho hợp chất X có CT: CxHyOzNt.
* nC = nCO2 ; nH = 2.nH2O; nN = 2nN2; mO = mX - (mC + mH + mN) → \(nO = \frac{{mO}}{{16}}\)
→ x : y : z : t = nC : nH : nO : nN.
* \({d_{A/B}} = \frac{{{M_A}}}{{{M_B}}} \to {M_A} = {d_{A/B}}.{M_B}\)
Ví dụ: Đốt cháy hoàn toàn 2,46 gam chất hữu cơ (A) thu được 5,28 gam CO2, 0,9 gam H2O và 224ml N2 (đo đktc). Tỉ khối hơi của (A) so với không khí là 4, 24. Xác định công thức phân tử của (A).
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề cương vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
C. BÀI TẬP VẬN DỤNG
Câu 1. Oxi hóa hoàn toàn 0,6 gam hợp chất hữu cơ A thu được 0,672 lít CO2 (đktc) và 0,72 gam H2O. Tính % khối lượng các nguyên tố trong phân tử chất A.
Câu 2. Oxi hóa hoàn toàn 0,67 gam β-caroten rồi dẫn sản phẩm oxi hóa qua bình 1 đựng dd H2SO4 đặc, sau đó qua bình 2 đựng Ca(OH)2 dư. Kết quả cho thấy khối lượng bình 1 tăng 0,63 gam; bình 2 có 5 gam kết tủa. Tính % khối lượng các nguyên tố trong phân tử β-caroten.
Câu 3. Tính khối lượng mol phân tử của các chất sau:
a. Chất A có tỉ khối hơi so với không khí bằng 2,07.
b. Thể tích hơi của 3,3 gam chất X bằng thể tích của 1,76 gam khí oxi (đo ở cùng điều kiện).
Câu 4. Kết quả phân tích nguyên tố cho thấy limonen được cấu tạo từ hai nguyên tố C và H, trong đó C chiếm 88,235% về khối lượng. Tỉ khối hơi của limonen so với không khí gần bằng 4,69. Lập công thức phân tử của limonen.
Câu 5. Đốt cháy hoàn toàn 0,3 gam chất A (phân tử chỉ chứa C, H, O) thu được 0,44 gam khí CO2 và 0,18 gam nước. Thể tích hơi của 0,3 gam chất A bằng thể tích của 0,16 gam khí oxi (đo ở cùng điều kiện). Xác định công thức phân tử của chất A.
Câu 6. Anetol có khối lượng mol phân tử bằng 148 g/mol. Phân tích nguyên tố cho thấy anetol có %C=81,08%; %H=8,1%, còn lại là oxi. Lập công thức đơn giản nhất và công thức phân tử của anetol.
Câu 7. Hợp chất X có % khối lượng C, H và O lần lượt là 54,54%, 8,1% và 36,36%. Khối lượng phân tử của X là 88g/mol. Lập công thức phân tử của X.
Câu 8. Hợp chất Z có công thức đơn giản nhất là CH3O và có tỉ khối hơi so với hidro là 31. Xác định công thức phân tử của Z.
Câu 9. Đốt cháy hoàn toàn 2,46 gam chất hữu cơ (A) thu được 5,28 gam CO2, 0,9 gam H2O và 224ml N2 (đo đktc). Tỉ khối hơi của (A) so với không khí là 4, 24. Xác định công thức phân tử của (A).
Câu 10. Đốt cháy hoàn toàn 5,6 lít chất khí hữu cơ, thì thu được 16,8lít CO2 và 13,5 gam H2O. Các chất khí (đo đktc). Lập công thức phân tử, biết rằng 1 lít khí chất hữu cơ ở đktc nặng 1,875 gam.
Câu 11. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hợp chất hữu cơ (D) cần vừa đủ 14,4 gam oxi, thấy sinh ra 13,2 gam CO2 và 7,2 gam nước.
a. Tìm phân tử khối cuả (D).
b. Xác định công thức phân tử của (D).
Câu 12. Đốt a gam chất (X) cần 0,3 mol O2 thu được 0,2 mol CO2, 0,3 mol H2O. Hãy xác định a gam, công thức đơn giản của (X)?
Câu 13. Đốt cháy hoàn toàn 9,9 gam chất hữu cơ (A) gồm 3 nguyên tố C, H và Cl. Sản phẩm tạo thành cho qua bình đựng H2SO4 đậm đặc và Ca(OH)2 thì thấy khối lượng các bình nầy tăng lần lượt là 3,6 gam và 8,8 gam.
a. Tìm công thức nguyên (A).
b. Xác định CTPT, biết (A) chỉ chứa 2 nguyên tử Clo.
Câu 14. Đốt cháy hoàn toàn 112 cm3 một hydrocacbon (A) là chất khí ở (đktc) rồi dẫn sản phẩm lần lượt qua bình (I) đựng H2SO4 đậm đặc và bình (II) chứa KOH dư người ta thấy khối lượng bình (I) tăng 0,18 gam và khối lượng bình (II) tăng 0,44 gam.
Xác định CTPT (A).
Câu 15. Đốt cháy hoàn toàn hợp chất hữu cơ gồm C, H, Cl, sinh ra 112 cm3 CO2 (đo đktc) và 0,09 gam H2O. Cũng từ hợp chất hưữ cơ đó cho tác dụng AgNO3 thì thu được 1,435 AgCl. Lập CTPT chất hữu cơ. Biết rằng tỉ khối hơi chất đó so với He là 21,25.
Câu 16. Một chất hữu cơ có tỉ lệ khối lượng mC : mH : mO = 12 : 2,5 : 4. Biết rằng cứ 0,1 mol chất hữu cơ có khối lượng 7,4 gam.
a. Lập CTPT chất hữu cơ.
b. Viết CTCT các đồng phân.
Câu 17. Đốt cháy hoàn toàn 1,608 gam Chất (A), thu được 1,272 gam Na2CO3, 0,528gam CO2. Lập CTPT (A). Biết rằng trong phân tử chỉ chứa 2 nguyên tử Na.
...
Trên đây là phần trích dẫn Chuyên đề đại cương Hóa hữu cơ môn Hóa học 11 năm 2020 Trường THPT Bình An, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy.
Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục sau đây: