Chuyên đề bài tập Vật lý 11 áp dụng Quy tắc bàn tay trái để xác định chiều lực từ do Học247 tổng hợp và biên soạn dưới đây hệ thống hóa lại các dạng bài tập cơ bản về tính cường độ dòng điện qua dây dẫn, xác định chiều dài của dây dẫn ..., qua đó giúp các em thuận tiện hơn khi làm bài. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các em ôn tập hiệu quả. Mời các em cùng tham khảo.
ÁP DỤNG QUY TẮC BÀN TAY TRÁI ĐỂ XÁC ĐỊNH CHIỀU LỰC TỪ
1. Quy tắc bàn tay trái
\(F = BI\ell .\sin \alpha \)
Trong đó:
F (N) là lực từ tác dụng lên sợi dây
B (T) là từ trường đều mà dây dẫn đặt vào
I (A) là cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn
l (m) là chiều dài dây dẫn
\(\alpha = \left( {\overrightarrow B ,\ell } \right)\) là góp hợp bởi từ trường và chiều dài sợi dây.
Chiều lực từ được xác định bởi quy tắc bàn tay trái “Xòe bàn tay trái hứng các đường cảm ứng từ sao cho chiều của dòng điện đi từ cổ tay đến 4 ngón tay. Ngón tay cái choãi ra 90° chỉ chiều dài của lực từ”.
2. Luyện tập
Ví dụ 1: Người ta cho dòng điện có cường độ I = 10 A chạy trong một dây dẫn, đặt dây dẫn vuông góc với các đường cảm ứng từ có B = 5 mT. Lực điện từ tác dụng lên dây dẫn là 0,01 N, hãy xác định chiều dài của dây dẫn nói trên ? |
Lời giải:
Ta có:
\(\begin{array}{l} F = BI\ell \sin \alpha \\ \Rightarrow \ell = \frac{F}{{B.Isin\alpha }} = \frac{{0,01}}{{{{5.10}^{ - 3}}.10.\sin {{90}^ \circ }}}\\ \Leftrightarrow \ell = 0,2m = 20{\rm{ }}cm \end{array}\)
Ví dụ 2: Giữa hai cực nam châm có cảm ứng từ \(\overrightarrow B \) nằm ngang, B = 0,01 T người ta đặt môt dây dẫn có chiều dài l nằm ngang vuông góc với \(\overrightarrow B \) . Khối lượng của một đơn vị chiều dài là d = 0,01 kg/m. Tìm cường độ dòng điện I qua dây để dây nằm lơ lững không rơi. Cho \(g = 10m/{s^2}\) . |
Lời giải:
Các lực tác dụng lên sợi dây gồm trọng lực \(\overrightarrow P \) và lực từ \(\overrightarrow F\)
Điều kiện để sợi dây nằm cân bằng là:
\(\overrightarrow P + \overrightarrow F = 0 \Rightarrow \overrightarrow F = - \overrightarrow P \)
Do đó lực từ \(\overrightarrow F\) phải có chiều hướng lên
Mặt khác ta cũng có:
\(\begin{array}{l} F = P\\ \Leftrightarrow BI\ell .\sin {90^ \circ } = mg\\ \Rightarrow I = \frac{{mg}}{{B.\ell \sin {{90}^ \circ }}} \end{array}\)
Mật độ khối lượng của sợi dây: \(d = \frac{m}{\ell }\)
Cường độ dòng điện qua dây:
\(I = \frac{{d.g}}{{B{\rm{sin9}}{{\rm{0}}^ \circ }}} = 10{\rm{A}}\) .
Ví dụ 3: Treo đoạn dây dẫn MN có chiều dài l=25 cm, khối lượng của một đơn vị chiều dài là 0,04 kg/m bằng hai dây mảnh, nhẹ sao cho dây dẫn nằm ngang. Biết cảm ứng từ có chiều như hình vẽ, có độ lớn B = 0,04 T. Cho \(g = 10m/{s^2}\) .
a) Xác định chiều và độ lớn của I để lực căng dây bằng 0.
b) Cho I = 16 A có chiều từ M đến N. Tính lực căng mỗi dây ?
Lời giải:
a) Lực căng dây bằng 0 nghĩa là dây nằm lơ lửng
\( \Rightarrow \overrightarrow P + \overrightarrow F = 0 \Rightarrow \overrightarrow F = - \overrightarrow P \)
Do đó lực từ phải có chiều hướng lên.
Áp dụng quy tắc bàn tay trái ta xác định được chiều của dòng điện có chiều từ N đến M.
Mặt khác:
\(\begin{array}{l} F = P\\ \Leftrightarrow B.I.\ell .\sin {90^ \circ } = mg\\ \Rightarrow I = \frac{{mg}}{{B.\ell sin{{90}^ \circ }}} \end{array}\)
Mật độ khối lượng của sợi dây: \(d = \frac{m}{\ell }\)
Cường độ dòng điện qua dây:
\(I = \frac{{d.g}}{{B{\rm{sin9}}{{\rm{0}}^ \circ }}} = 10{\rm{A}}\) .
b) Khi dòng điện có chiều từ M đến N thì lực từ \(\overrightarrow F\) có chiều hướng xuống. Do lực căng dây \(\overrightarrow T\) có chiều hướng lên nên:
\(\begin{array}{l} T = P + F = mg + BI\ell \\ \Rightarrow T = \ell \left( {\frac{{mg}}{\ell } + BI} \right) \end{array}\)
Mật độ khối lượng của sợi dây: \(d = \frac{m}{\ell }\)
Vậy: \(T = \ell \left( {\frac{{mg}}{\ell } + BI} \right) = \ell \left( {d.g + BI} \right) = 0,26\left( N \right)\)
Vì có hai sợi dây nên lực căng mỗi sợi là
\({T_1} = {T_2} = \frac{T}{2} = 0,13\) N.
...
---Để xem tiếp nội dung phần Luyện tập, các em vui lòng đăng nhập vào trang hoc247.net để xem online hoặc tải về máy tính---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Chuyên đề bài tập Vật lý 11 áp dụng Quy tắc bàn tay trái để xác định chiều lực từ. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
-
Tóm tắt kiến thức và công thức chương 1 Điện tích- Điện tích trường môn Vật lý 11
-
Bài tập tổng hợp Điện tích- Điện trường hay và khó Vật lý 11
-
Bài tập tổng hợp nâng cao Điện tích- Định luật Culong Vật lý 11
Chúc các em học tập tốt !