YOMEDIA

Câu hỏi tự luận ôn tập Chương: Các nhóm thực vật Sinh học 6 năm 2019-2020 - Trường THCS Lạc Vệ

Tải về
 
NONE

Mời các bạn cùng tham khảo với Hoc247:

Tài liệu Câu hỏi tự luận ôn tập Chương: Các nhóm thực vật Sinh học 6 năm 2019-2020 - Trường THCS Lạc Vệ tài liệu bao gồm các câu hỏi tự luận ôn tập các kiến thức các nhóm thực vật trong chương trình Sinh học 6 như: cây trồng, cây dại, phân loại cơ bản thực vật,...Hy vọng tài liệu sẽ giúp các em ôn tập thật tốt các kiến thức đã học.

ADSENSE
YOMEDIA

CÂU HỎI TỰ LUẬN ÔN TẬP CHƯƠNG CÁC NHÓM THỰC VẬT SINH HỌC 6 NĂM 2019-2020

Câu 1- Một số tảo thường gặp, vai trò của tảo?

* Một số tảo thường gặp:

1) Tảo nước ngọt:

  • Tảo xoắn: Cơ thể là một sợi đa bào màu xanh, gồm nhiều tế bào hình chữ nhật, có diệp lục.
  • Tảo tiểu cầu: cơ thể đơn bào
  • Tảo silic, tảo vòng….

2) Tảo nước mặn:

  • Rong mơ: là cơ thể đa bào, màu nâu.
  • Rau câu.
  • Rau diếp biển, rau sừng hươu…..

=> Tất cả tảo đều chưa có rễ, thân, lá thật.

* Vai trò của tảo:

  • cung cấp oxi cho đv ở nước.
  • làm thức ăn cho người, gia súc, đv ở nước…
  • làm thuốc, phân bón…
  • một số gây hại: gây hiện tượng “nước nở hoa”…….

Câu 2- Môi trường sống, cấu tạo rêu ?

  • Môi trường sống: Rêu sống nơi đất ẩm.
  • Cấu tạo cây Rêu

* Cơ quan sinh dưỡng:

  • Thân ngắn, không phân cành.
  • Lá nhỏ, mỏng.
  • Rễ giả có khả năng hút nước.
  • Chưa có mạch dẫn.

* Cơ quan sinh sản:

  • Cơ quan sinh sản là túi bào tử nằm ở ngọn cây.
  • Rêu sinh sản bằng bào tử.
  • Bào tử nảy mầm phát triển thành cây rêu.

So sánh với thực vật có hoa: Chưa có mạch dẫn, chưa có rễ thật, chưa có hoa, quả.

Ví dụ: cây rêu

- Chú ý:

  • Tảo không nằm trong nhóm thực vât.
  • Rêu là đại diện đầu tiên trong nhóm thực vật
  • Không còn khái niệm thực vật bậc thấp và bậc cao.

Câu 3- Nơi sống, cấu tạo cơ quan sinh dưỡng, cơ quan sinh sản của dương xỉ?

Nơi sống: nơi ẩm, râm mát (vách núi, 2 bên đường….)

1/ Cơ quan sinh dưỡng:

  • Lá non cuộn tròn, khi già có cuống dài và có đốm nâu ở mặ dưới lá.
  • Thân ngầm hình trụ.
  • Rễ thật.
  • Có mạch dẫn.

2/ Cơ quan sinh sản:

  • Cơ quan sinh sản: túi bào tử (nằm ở mặt dưới lá già).
  • Dương xỉ sinh sản bằng bào tử.

* Sự phát triển của dương xỉ:

  • Ví dụ: Rau bợ, dương xỉ tổ chim, lông culi, rau dớn… 
  • So sánh với thực vật có hoa: chưa có hoa, quả, hạt.

Câu 4- Nêu đặc điểm câu tạo cơ quan sinh dưỡng, cơ quan sinh sản của cây thông?

* Cấu tạo cây thông

1) Cơ quan sinh dưỡng

  • Thân cành màu nâu, xù xì (cành có vết sẹo khi lá rụng). Thân gỗ có mạch dẫn phát triển.
  • Lá nhỏ hình kim, mọc từ 2 -  3 chiếc trên 1 cành con rất ngắn, có vảy nâu bọc ở ngoài.

2) Cơ quan sinh sản

- Nón đực:

  • Nhỏ, màu vàng, mọc thành cụm.
  • Vảy (nhị) mang hai túi phấn chứa hạt phấn.

- Nón cái:

  • Lớn, màu nâu, mọc riêng lẻ.
  • Vảy (lá noãn) mang hai noãn.
  • Nón chưa có bầu nhụy chứa noãn à không thể coi như một hoa.
  • Hạt nằm lộ trên lá noãn hở nên được gọi là hạt trần.

 => Hạt trần là thực vật chưa có hoa, song có cấu tạo phức tạp hơn Quyết.

* Giá trị của Hạt trần

  • Làm cảnh
  • Làm thuốc

So sánh với thực vật có hoa: chưa có hoa, quả

Câu 5- Nêu cơ quan sinh dưỡng, cơ quan sinh sản của cây hạt kín?

* Cơ quan sinh dưỡng phát triển đa dạng:

  • Rễ: rễ cọc, rễ chùm.
  • Thân: Thân gỗ, thân cỏ.
  • Lá: lá đơn, lá kép.
  • Trong thân có mạch dẫn phát triển.

* Cơ quan sinh sản: là hoa, quả, hạt.

  • Ở hoa, các lá noãn khép kín tạo thành bầu mang noãn bên trong, do đó khi tạo thành quả thì hạt (do noãn biến thành) cũng được nằm trong quả. Hạt như vậy gọi là hạt kín.
  • Hoa và quả có rất nhiều dạng khác nhau.

=> Hạt kín là thực vật có hoa - là nhóm thực vật tiến hóa nhất.

Ví dụ : Cây bưởi, cam, chanh...

Đặc điểm chứng minh thực vật Hạt kín là nhóm thực vật tiến hóa nhất: thể hiện qua cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản quá trình thụ phấn thụ tinh, kết hạt, tạo quả.

Câu 6- So sánh được thực vật thuộc lớp 1 lá mầm với thực vật thuộc lớp 2 lá mầm.

Đặc điểm

Lớp 1 lá mầm

Lớp 2 lá mầm

Rễ

Chùm

Cọc

Gân lá

Song song, hình cung

Hình mạng

Thân

Cỏ, cột

Gỗ, cỏ, leo

Số cánh hóa

3 đến 6

4 đến 5

Hạt

Phôi có 1 lá mầm

Phôi có 2 lá mầm

Ví dụ

Lúa, ngô,...

Rau muống

 

Câu 7-Nêu được khái niệm giới, ngành, lớp,...

  • Khái niệm phân loại thực vật: Việc tìm hiểu sự giống nhau và khác nhau giữa các dạng thực vật để phân chia chúng thành các bậc phân loại gọi là phân loại thực vật.
  • Các bậc phân loại: Giới thực vật chia thành nhiều ngành có những đặc điểm khác nhau, dưới ngành còn có các bậc phân loại thấp hơn là lớp, bộ, họ, chi, loài. Loài là bậc phân loại cơ sở.

Vẽ sơ đồ bậc phân loại thực vật:

Ngành – lớp - bộ – họ - chi - loài

Ví dụ:

Câu 8- Phát biểu được giới Thực vật xuất hiện và phát triển từ dạng đơn giản đến dạng  phức tạp hơn, tiến hóa hơn. Thực vật Hạt kín chiếm ưu thế và tiến hóa hơn cả trong giới Thực vật.

1) Hướng phát triển của giới thực vật:

Rêu → Dương xỉ → Hạt trần → Hạt kín: được thể hiện qua:

  • Cơ quan sinh dưỡng
  • Cơ quan sinh sản

→ Kết luận: Giới Thực vật xuất hiện và phát triển từ dạng đơn giản đến dạng phức tạp hơn, tiến hóa hơn.

2) Các giai đoạn phát triển của giới thực vật: 3giai đoạn:

  • Sự xuất hiện thực vật ở nước
  • Các thực vật ở cạn lần lượt xuất hiện
  • Sự xuất hiện và chiếm ưu thế của thực vật Hạt kín.

3) Thực vật Hạt kín chiếm ưu thế và tiến hóa hơn cả trong giới Thực vật, thể hiện qua:

  • Đa dạng môi trường sống
  • Đa dạng loài, số lượng cá thể trong loài …

Câu 9- Nêu được công dụng của thực vật Hạt kín:

  • Thức ăn
  • Thuốc
  • Sản phẩm cho công nghiệp…

Câu 10- Nguồn gốc của cây trồng

  • Cây trồng bắt nguồn từ cây dại.
  • Phân biệt cây dại và cây trồng:
    • Dựa vào tính chất: quả to, ngọt, không hạt.
    • Ví dụ: ở cây chuối dại thì quả nhỏ, chát, nhiều hạt còn chuối trồng quả to, ngọt, không hạt.
  • Tùy theo mục đích sử dụng mà từ 1 loài cây dại ban đầu con người ngày nay đã có rất nhiều thứ cây trồng khác nhau. Ví dụ từ cây cải dại người ta chọn được thứ cây cải lấn củ (su hào), lấy lá (cải bắp), lấy hoa (súp nơ)…
  • Biện pháp cải tạo cây trồng: Cải biến tính di truyền của giống cây bằng các biện pháp: lai, chọn giống, kĩ thuật di truyền, gây đột biến,..→ Chọn những biến đổi có lợi, phù hợp nhu cầu sử dụng. → Nhân giống (giâm, chiết, ghép, hạt…) những cây đáp ứng nhu cầu sử dụng.

 → Chăm sóc cây: tưới, bón phân, phòng bệnh……tốt nhất để cây bộc lộ hết mức những đặc tính tốt.

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung tài liệu Câu hỏi tự luận ôn tập Chương: Các nhóm thực vật Sinh học 6 năm 2019-2020 - Trường THCS Lạc Vệ. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt 

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF