YOMEDIA

Câu hỏi lý thuyết và bài tập ôn tập chương nito - photpho

Tải về
 
NONE

HOC247 xin giới thiệu đến quý thầy cô và các em học sinh câu hỏi lý thuyết và bài tập ôn tập chương nito - photpho năm học 2018 - 2019, với nội dung chi tiết có đáp án đi kèm sẽ giúp các em ôn tập kiến thức, rèn luyện kỹ năng giải đề đồng thời tự đánh giá được năng lực bản thân từ đó có kế hoạch ôn tập cụ thể. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm số thật cao trong kỳ thi sắp tới!

ATNETWORK
YOMEDIA

CÂU HỎI LÍ THUYẾT VÀ BÀI TẬP ÔN TẬP CHƯƠNG NITO - PHOTPHO

 

Câu 1: Dãy các nguyên tố tồn tại trong tự nhiên ở cả dạng đơn chất và hợp chất là

A. oxi, lưu huỳnh, nitơ, clo.                            B. Nitơ, photpho, lưu huỳnh, oxi.

C. cacbon, oxi, nitơ, photpho                         D. Lưu huỳnh, oxi, cacbon, nitơ.

Câu 2: Trong điều kiện thường, photpho hoạt động hoá học mạnh hơn nitơ là do

A. độ âm điện của photpho nhỏ hơn của nitơ.

B. trong điều kiện thường photpho ở trạng thái rắn, còn nitơ ở trạng thái khí.

C. liên kết trong phân tử photpho kém bền hơn trong phân tử nitơ.

D. photpho có nhiều dạng thù hình, còn nitơ chỉ có một dạng thù hình.

Câu 3: Trong phân tử HNO3 nguyên tử N có

A. hoá trị V, số oxi hoá +5.                            B. hoá trị IV, số oxi hoá +5.

C. hoá trị V, số oxi hoá +4.                            D. hoá trị IV, số oxi hoá +3.

Câu 4: Trong phòng thí nghiệm có thể điều chế N2 bằng cách

A. nhiệt phân NaNO2.                                    B. Đun hỗn hợp NaNO2 và NH4Cl bão hòa.

C. thủy phân Mg3N2.                                     D. phân hủy khí NH3.

Câu 5: Phản ứng thường được dùng để điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm là

A. NaNO3 + H2SO4(đặc) →  HNO3  + NaHSO4.        

B. 4NO2 + 2H2O + O2  → HNO3 

C. N2O5 + H2O → HNO3 . 

D. 2Cu(NO3)2 + 2H2O → Cu(OH)2 +  HNO3 

Câu 6: Khi so sánh NH3 với NH4+, phát biểu không đúng là

A. Phân tử NH3 và ion NH4+ đều chứa liên kết cộng hóa trị.

B. Trong NH3 và NH4+, nitơ đều có số oxi hóa - 3.

C. NH3 có tính bazơ, NH4+ có tính axit.

D. Trong NH3 và NH4+, nitơ đều có cộng hóa trị 3.

Câu 7: Chất nào sau đây không tạo kết tủa khi cho vào dung dịch AgNO3?

A. HCl.                       B. K3PO4.                    C. KBr.                       D. HNO3.

Câu 8: Cho hai muối X, Y thỏa mãn điều kiện sau:

X + Y →  không xảy ra phản ứng.                        X + Cu  →  không xảy ra phản ứng.

Y + Cu → không xảy ra phản ứng.                      X + Y + Cu  → xảy ra phản ứng.

X, Y là muối nào dưới đây ?

A. NaNO3 và NaHCO3.                                B. NaNO3 và NaHSO4.

C. Fe(NO3)3 và NaHSO4.                             D. Mg(NO3)2 và KNO3.

Câu 9: Khi bị nhiệt phân dãy muối nitrat nào sau đây cho sản phẩm là oxit kim loại, khí nitơ đioxit và oxi?

A. Cu(NO3)2, AgNO3, NaNO3.                     B. KNO3, Hg(NO3)2, LiNO3.

C. Pb(NO3)2, Zn(NO3)2, Cu(NO3)2.             D. Mg(NO3)2, Fe(NO3)3, AgNO3.

Câu 10: Cho các phản ứng sau:

(1) NH4NO3 →              

(2) Cu(NO3)2 →          

(3) NH3 +O2  →           

(4) NH3 + Cl2  →            

(5) NH3 + CuO  →                  

(6) NH4Cl →

Các phản ứng tạo khí N2 là:

A.  (4), (5).                  B. (1), (3), (5).             C. (3), (4), (5). D. (2), (3), (6).

Câu 11: Phản ứng nhiệt phân không đúng là:

A. 2KNO3 → 2KNO2 + O2.                              B. NH4NO3 → N2 + H2O.

C. NH4Cl → NH3 + HCl.                                  D. 2NaHCO3 → Na2CO3 + CO2 + H2O.

Câu 12:  Ứng dụng không phải của nitơ là

A. Bảo quản máu và các mẫu vật sinh học khác.  

B. Sản xuất phân lân.

C. Tạo môi trường trơ.                                          

D. Sản xuất amoniac.

Câu 13: Thực hiện các thí nghiệm sau:

(1) Sục khí SO2 vào dung dịch KMnO4.                             

(2) Sục khí SO2 vào dung dịch H2S.

(3) Sục hỗn hợp khí O2 và NO2 vào nước .                        

 (4) Cho MnO2 vào dung dịch HCl đặc, nóng.

 (5) Cho SiO2 vào dung dịch HF.                                        

 (6) Cho NaNO3 rắn tác dụng với H2SO4 đặc.

Số thí nghiệm có tạo thành đơn chất là

A. 3.                            B. 2.                            C. 4.                            D. 5.

Câu 14: Phương pháp sản xuất N2 trong công nghiệp là

A. Chưng cất phân đoạn không khí lỏng.       B. Nhiệt phân muối NH4NO2.

C. Phân hủy protêin.                                       D. Điện phân nước.

Câu 15: HNO3 không thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với chất nào sau đây ?

A. Fe3O4.                     B. Al2O3.                     C. Fe.                          D. Ag.

Câu 16: Cho a mol Mg phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa b mol HNO3 thu được dung dịch chứa hai muối và không thấy có khí thoát ra. Quan hệ giữa a và b là

A. 5a = 2b.                  B. 2a = 5b.                  C. 8a = 3b.                  D. 4a = 3b.

Câu 17: Căn cứ vào tính chất vật lí nào sau đây để tách N2 từ không khí sạch (không khí sau khi được loại bỏ hết tạp chất) bằng phương pháp chưng cất phân đoạn ?

A. N2 rất ít tan trong nước.

B. N2 nhẹ hơn không khí.

C. N2 là chất khí, không màu, không mùi.

D. Nhiệt độ hóa lỏng của N2 và O2 khác nhau.

Câu 18: Sản phẩm của phản ứng nhiệt phân hoàn toàn AgNO3 là

A. Ag, NO2, O2.          B. Ag2O, NO2, O2.         C. Ag2O, NO, O2.        D. Ag, NO, O2.

Câu 19: Thuốc thử dùng để phân biệt dung dịch NH4NO3 với dung dịch (NH4)2SO4 là

 A. kim loại Cu và dung dịch HCl.                  B. dung dịch NaOH và dung dịch HCl.

C. đồng(II) oxit và dung dịch HCl.                 D. đồng(II) oxit và dung dịch NaOH.

Câu 20: Khi nhiệt phân hoàn toàn từng muối X, Y thì đều tạo ra số mol khí nhỏ hơn số mol muối tương ứng. Đốt một lượng nhỏ tinh thể Y trên đèn khí không màu, thấy ngọn lửa có màu vàng. Hai muối X, Y lần lượt là

A. KMnO4 và NaNO3.                                    B. Cu(NO3)2 và NaNO3.  

C. CaCO3 và NaNO3.                                     D. NaNO3 và KNO3.

Câu 21: Trong phòng thí nghiệm, để điều chế một lượng nhỏ khí X, người ta đun nóng dung dịch amoni nitrit bão hòa. Khí X là

A. NO.                                    B. N2.                          C. N2O.                       D. NO2.

Câu 22: Tiến hành các thí nghiệm sau:

a, Cho dung dịch NH3 vào dung dịch BaCl2.

b, Sục khí SO2 vào dung dịch H2S.

c, Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch H3PO4.

d, Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch HCl.

e, Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch HF.

Sau khi kết thúc thí nghiệm, số trường hợp thu được kết tủa là

A. 2.                            B. 3.                            C. 5.                            D. 4.

Câu 23: Trong công nghiệp, để sản xuất axit H3PO4 có độ tinh khiết và nồng độ cao, người ta làm cách nào sau đây ?

A. Cho  dung dịch H2SO4 đặc, nóng tác dụng với quặng apatit.

B. Đốt cháy photpho trong oxi dư, cho sản phẩm tác dụng với nước.

C. Cho photpho tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng.

D. Cho dung dịch axit H2SO4 đặc, nóng tác dụng với quặng photphorit.

Câu 24: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Thành phần chính của supephotphat kép gồm hai muối Ca(H2PO4)2 và CaSO4

B. Supephotphat đơn chỉ có Ca(H2PO4)2.     

C. Urê có công thức là (NH2)2CO.    

D. Phân lân cung cấp nitơ cho cây trồng.

Câu 25: Cho các hình vẽ mô tả cách thu khí NH3 trong phòng thí nghiệm như sau:

Hình mô tả đúng là

A. hình (1).                  B. hình (1), (3).           C. hình (2).                  D. hình (3).

Câu 26: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế chất X trong phòng thí nghiệm như sau:

Chất X là

A. HNO3.                    B. NO2.                       C. N2.                          D. N2O.

Câu 27: Oxi hóa hoàn toàn 3,1 gam photpho trong khí oxi dư. Cho toàn bộ sản phẩm vào 200 ml dung dịch NaOH 1M đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X. Khối lượng muối trong X là

A. 14,2 gam.               B. 11,1 gam.                C. 16,4 gam.               D. 12,0 gam.

Câu 28: Phân supephotphat kép thực tế sản xuất được thường chỉ có 40% P2O5. Phần trăm khối lượng Ca(H2PO4)2 trong phân bón đó là

A. 78,56%.                  B. 56,94%.                  C. 65,92%.                  D. 75,83%.

Câu 29: Nhiệt phân hoàn toàn 5,55 gam hỗn hợp X gồm Cu(NO3)2 và NaNO3 thu được 1,512 lít (đktc) hỗn hợp khí Y. Phần trăm khối lượng Cu(NO3)2 trong hỗn hợp X là

A. 84,68%.                  B. 66,54%.                  C. 49,91%.                  D. 33,46%.

Câu 30: Nhiệt phân một lượng AgNO3 được chất rắn X và hỗn hợp khí Y. Dẫn toàn bộ Y vào một lượng dư H2O, thu được dung dịch Z. Cho toàn bộ X vào Z, X chỉ tan một phần và thoát ra khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của X đã phản ứng là

A. 70%                        B. 25%.                      C. 60%.                       D. 75%.

 

---(Để xem nội dung chi tiết từ câu 31 đến câu 60 vui lòng xem online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐÁP ÁN CÂU HỎI LÍ THUYẾT VÀ BÀI TẬP

1D

2C

3B

4B

5A

6D

7D

8B

9C

10A

11B

12B

13B

14A

15B

16A

17D

18A

19A

20A

21B

22A

23B

24C

25A

26A

27A

28C

29A

30D

31A

32D

33A

34A

35D

36C

37D

38C

39A

40D

41A

42D

43B

44C

45B

46A

47B

48D

49A

50B

51A

52D

53D

54C

55A

56B

57D

58A

59A

60B

 

Trên đây là phần trích dẫn nội dung đề và đáp án đề Câu hỏi lý thuyết và bài tập ôn tập chương nito - photpho năm học 2018 - 2019, để xem nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng đăng nhập vào hệ thống hoc247.net chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!

Chúc các em đạt điểm số thật cao!

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON