HOC247 xin giới thiệu đến quý thầy cô cùng các em học sinh tài liệu Các dạng bài tập môn Hóa học 11 thường gặp trong đề thi THPT QG. Tài liêu gồm 4 dạng bài tập thường gặp trong các đề thi. Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em có thêm tài liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi tuyển sắp tới cũng như nâng cao kiến thức cho bản thân. Mời quý thầy cô và các em cùng tham khảo.
CÁC DẠNG BÀI TẬP MÔN HÓA HỌC 11 THƯỜNG GẶP TRONG ĐỀ THI THPT QG
DẠNG 1: KHỬ OXIT KIM LOẠI BẰNG CÁC CHẤT KHỬ: C, CO, H2, Al.
Câu 1. Hỗn hợp X gồm Fe3O4 và CuO. Cho hiđro dư đi qua 6,32 gam hỗn hợp X nung nóng cho đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được chất rắn Y và 1,62 gam H2O. Số mol của Fe3O4 và CuO trong hỗn hợp X lần lượt là:
A. 0,05; 0,01 B. 0,01; 0,05 C. 0,5; 0,01 D. 0,05; 0,1
Câu 2. Cho 31,9 gam hỗn hợp Al2O3, ZnO, FeO, Cu tác dụng hết với CO dư nung nóng thu được 28,7 gam hỗn hợp Y. Cho Y tác dụng với dung dịch HCl dư thu được V lít H2 (đktc). Thể tích H2 là:
A. 4,48 lít B. 5,6 lít C. 6,72 lít D. 11,2 lít
Câu 3. Một hỗn hợp X gồm Fe2O3, FeO và Al2O3 có khối lượng là 42,4 gam. Khi cho X tác dụng với CO dư, nung nóng người ta thu được 41,6 gam hỗn hợp rắn Y và hỗn hợp khí gồm CO, CO2, khi cho hỗn hợp khí này qua dung dịch Ba(OH)2 dư thì thu được m gam kết tủa. Khối lượng kết tủa này bằng:
A. 4 gam B. 16 gam C. 9,85 gam D. 32 gam
Câu 4. Đốt nóng một hỗn hợp X gồm bột Fe2O3 à bột Al trong môi trường không có không khí. Những chất rắn còn lại sau phản ứng, nếu cho tác dụng với dung dịch NaOH dư sẽ thu được 0,3 mol H2 nếu cho tác dụng với dung dịch HCl dư sẽ thu được 0,4 mol H2 Hỏi số mol Al trong X là bao nhiêu?
A. 0,3 mol B. 0,6 mol C. 0,4 mol D. 0,25 mol
Câu 5. Thổi từ từ V lít hỗn hợp khí (đktc) gồm CO và H2 đi qua một ống đựng 16,8 gam hỗn hợp 3 oxit: CuO, Fe3O4, Al2O3 nung nóng, phản ứng hoàn toàn. Sau phản ứng thu được m gam chất rắn và một hỗn hợp khí nặng hơn khối lượng của hỗn hợp V là 0,32 gam. Tính V và m.
A. 0,224 lít và 14,48 gam. B. 0,224 lít và 16,48 gam.
C. 0,448 lít và 14,48 gam. D. 0,448 lít và 16,48 gam.
Câu 6. Khử hoàn toàn 24 gam hỗn hợp CuO và FexOy bằng H2 dư ở nhiệt độ cao thu được 17,6 gam hỗn hợp 2 kim loại. Khối lượng của H2O tạo thành là:
A. 1,8 gamB. 5,4 gamC. 7,2 gamD. 3,6 gam
Câu 7. Cho luồng khí CO đi qua ống sứ đựng 0,04 mol hỗn hợp A gồm FeO, Fe2O3 đốt nóng. Sau khi kết thúc thí nghiệm thu được hỗn hợp B gồm 4 chất rắn nặng 4,784 gam. Khí đi ra khỏi ống sứ cho hấp thụ vào dung dịch Ba(OH)2 dư thì thu được 9,062 gam kết tủa. % khối lượng Fe2O3 trong A là:
A. 86,96%B. 16,04%C. 13,04%D. 6,01%
Câu 8. Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ được hỗn hợp khí A gồm CO2, CO, H2. Toàn bộ lượng khí A vừa đủ khử hết 48 gam Fe2O3 thành Fe và thu được 10,8 gam H2O. Phần trăm thể tích CO2 trong hỗn hợp khí A là
A. 28,571%. B. 14,286%. C. 13,235%. D. 13,135%.
Câu 9. Cho luồng khí CO (dư) đi qua 9,1 gam hỗn hợp gồm CuO và Al2O3 nung nóng đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 8,3 gam chất rắn. Khối lượng CuO có trong hỗn hợp ban đầu là
A. 0,8 gam. B. 8,3 gam. C. 2,0 gam. D. 4,0 gam.
Câu 10. Dẫn từ từ V lít khí CO ( ở đktc) đi qua ống sứ đựng lượng dư hỗn hợp rắn gồm CuO, Fe2O3 ( ở nhiệt độ cao). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được khí X. Dẫn toàn bộ khí X ở trên vào lượng dư dd Ca(OH)2 thì tạo thành 4 gam kết tủa. Giá trị của V là
A. 1,12 lít B. 0,896 lít C. 0,448 lít D. 0,224 lít
Câu 11. Thổi CO dư qua ống đựng 217,4 gam hỗn hợp gồm CuO, Fe2O3, FeO, Al2O3 nung nóng được 215 gam chất rắn. Dẫn toán bộ khí thoát ra vào dung dịch nước vôi trong dư thấy có m gam kết tủa. Tính m
A. 15 gam B. 20 gam C. 25 gam D. 30 gam
Câu 12. Dẫn từ từ hỗn hợp khí CO và H2 qua ống sứ đựng 20,7 gam hỗn hợp bột các oxit ZnO, Al2O3, Fe3O4, CuO, FeO. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 3,36 lít (đktc) hỗn hợp khí và hơi chỉ chứa CO2 và H2O, trong ống sứ còn lại m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 18,3 gam B. 18,6 gam C 16,4 gam D 20,4 gam
Câu 13. Thổi rất chậm 2,24 lít (đktc) một hỗn hợp khí gồm CO và H2 qua một ống sứ đựng hỗn hợp Al2O3, CuO, Fe3O4, Fe2O3 có khối lượng là 24 gam dư đang được đun nóng. Sau khi kết thúc phản ứng khối lượng chất rắn còn lại trong ống sứ là
A. 22,4 gam. B. 11,2 gam. C. 20,8 gam. D. 16,8 gam.
Câu 14. Cho 8,1 gam bột Al trộn với 16 gam Fe2O3 thu được hỗn hợp A. Nung nóng hỗn hợp A đến hoàn toàn trong điều kiện không có oxi thu được hỗn hợp B. Cho B vào dung dịch HCl dư, thể tích H2 thoát ra (đktc) là
A. 6,72 lít. B. 7,84 lít. C. 4,48 lít. D. 5,6 lít.
Câu 15. Một hỗn hợp gồm Fe; Fe2O3. Nếu cho lượng khí CO dư đi qua m gam hỗn hợp trên ở điều kiện nhiệt độ cao, sau khi kết thúc phản ứng người ta thu được 11,2 gam Fe. Nếu ngâm m gam hỗn hợp trên trong dung dịch CuSO4 dư, phản ứng xong thu được chất rắn có khối lượng tăng thêm 0,8 gam. Khối lượng nào sau đây là khối lượng m ban đầu.
A. 14 gam B. 13,6 gam C. 13 gam D. 12 gam
Câu 16. Khử hoàn toàn một lượng Fe3O4 bằng khí CO (dư) nung nóng thì thu được m gam Fevà 35,84 lít hỗn hợp khí X ( ở đktc) có tỉ khối so với H2 bằng 18. Giá trị của m là
A. 5,6 gam B. 11,2 gam C. 16,8 gam D. 22,4 gam E. 33,6 gam
Câu 17. Khử a gam một sắt oxit bằng cacbon oxit ở nhiệt độ cao, người ta thu được 0,84 gam sắt và 0,88 gam khí cacbonic.Công thức hoá học của oxit sắt đã dùng phải là:
A. Fe3O4 B. FeO C. Fe2O3 D. Fe2O3 hoặc Fe3O4.
Câu 18. Cho một luồng khí CO qua m gam bột Fe2O3 nung nóng, thu được 14 gam hỗn hợp X gồm 4 chất rắn. Cho hỗn hợp X tan hoàn toàn trong dd HNO3 thu được 2,24 lít khí NO (đkc). Giá trị m?
A. 10,865 gam B. 16,4 gam C. 65,6 gam D. 16 gam
Câu 19. Cho V lít CO (đktc) qua một ống sứ đựng m gam Fe2O3 nung nóng. Sau một thởi gian thu được m gam hỗn hợp X gồm 3 oxít. Cho X tác dụng vừa đủ với dd HNO3 sinh ra 1,12 lít NO (đkc) là sản phẩm khử duy nhất. Giá trị của V?
A. 3,36 lit B. 4,48 lit C. 2,24 lit D. 1,68 lit
Câu 20. Khử hoàn toàn 4,06 gam một oxit kim loại bằng CO ở điều kiện nhiệt độ cao thành kim loại. Dẫn toàn bộ khí sinh ra vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy tạo thành 7 gam kết tủa. Công thức oxit kim loại trên là:
A. Fe2O3 B. Fe3O4 C. FeO D. Al2O3
Câu 21. Khử hoàn toàn 8 gam một oxit kim loại cần dùng 3,36 lít CO ( ở đktc), lượng kim loại thu được sau phản ứng cho tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 2,24 lít khí H2 ( ở đktc). Công thức của oxit là
A. CrO B. FeO C. ZnO D. Fe2O3
Câu 22. Cho 4,48 lít khí CO (ở đktc) từ từ đi qua ống sứ nung nóng đựng 8 gam một oxit sắt đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khí thu được sau phản ứng có tỉ khối so với hiđro bằng 20. Công thức của oxit sắt và phần trăm thể tích của khí CO2 trong hỗn hợp khí sau phản ứng.
A. Fe2O3; 65%. B. Fe3O4; 75%. C. FeO; 75%. D. Fe2O3; 75%.
Câu 23. Hỗn hợp A chứa bột sắt đã bị oxi hóa gồm Fe, FeO, Fe3O4 và Fe2O3. Để tái tạo sắt, người ta dùng hidro để khử ở nhiệt độ cao. Để khử hêt 15,84 gam hỗn hợp A nhằm tạo kim loại sắt thì cần dùng 0,22 mol H2. Nếu cho 15,84 gam hỗn hợp A hòa tan hết trong dung dịch H2SO4 đậm đặc, nóng, thì sẽ thu được bao nhiêu thể tích khí SO2 ở điều kiện tiêu chuẩn ?
A. 2,912 lít B. 3,36 lít C. 1,792 lít D. 2,464 lít
Câu 24. Hỗn hợp A có khối lượng 8.14 gồm CuO, Al2O3 , và 1 ôxit Sắt. Cho H2 dư qua A nung nóng, sau khi phản ứng xong thu được 1,44g H2O. Hòa tan hoàn A cần 170 ml đ H2SO4 loãng 1M được dd B. Cho B tác dụng với NH3 dư lọc lấy kết tủa đem nung trong không khí thu được 6,66 g chất rắn. Xác định CPTT của oxit sắt và khối lượng nó trong A là
A. Fe3O4,3,48 gam B. Fe3O4; 2,32 gam C. FeO; 1,44 gam D. Fe2O3; 1,6 gam
Câu 25. Khử 4,64g hh X gồm FeO và Fe2O3;Fe3O4 bằng khí CO thì thu được chất rắn Y.Khí thoát ra sau phản ứng dược dẫn vào dd Ba(OH)2dư thu được 1,97g kết tủa .Khối lượng chất rắn Y là:
A.4,48g B.4,84g C.4,40g D.4,68g
Câu 26. Cho CO dư đi qua mg hỗn hợp A gồm MgO và Fe2O3 nung nóng, sau khi phản ứng kết thúc thu dc hh CR B, cho toàn bộ khí thu được hấp thụ vào dung dịch nước vôi dư thấy tạo thành 6 g kết tủa. Mặt khác hòa tan B cần dùng hết 170ml dung dịch HNO3 2M và thu được V lit khí NO duy nhất ở đkc. Giá trị của V và m là?
A. 0,224 lit và 7,48 gam B. 0,112 lit và 7,48 gam
C. 0,336 lit và 4 gam D. 0,448 lit và 4 gam
Câu 27. Dẫn luồng khí CO dư đi qua ống sứ chứa 17,1 gam hỗn hợp X gồm Fe2O3, Al2O3,MgO đến khi phản ứng hoàn toàn được chất rắn Y. Hòa tan Y trong dung dịch NaOH dư thấy khối lượng chất rắn Z thu được bằng 65,306% khối lượng Y. Hòa tan Z bằng lượng dư dd HCl thoát ra 2,24 lít khí (đktc). Khối lượng các chất trong Z lần lượt là
A. 5,6 – 4 gam B. 2,8 – 8 gam C. 5,6 – 8 gam D. 2,8 – 4 gam
Câu 28. Dẫn một luồng khí CO dư qua ống sứ đựng Fe3O4và CuO nung nóng đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 2,32 gam hỗn hợp kim loại. Khí thoát ra khỏi bình được dẫn qua dung dịch nước vôitrong dư thu được 5 gam kết tủa. Tổng số gam 2 oxit ban đầu là
A. 6,24. B. 5,32. C. 4,56. D. 3,12.
Câu 29. Hỗn hợp A gồm Fe2O3; Fe3O4; FeO với số mol bằng nhau. Lấy x gam A cho vàomột ống sứ, nung nóng rồi cho 1 luồng khí CO đi qua, toàn bộ khí CO2 sinh ra được hấp thụ hết vàodung dịch Ba(OH)2 dư thu được y gam kết tủa. Chất rắn còn lại trong ống sứ có khối lượng 19,200 gam gồm Fe, FeO và Fe3O4, Fe2O3. Cho hỗn hợp này tác dụng hết với dung dịch HNO3 thu được 2,24 lít khí NO duy nhất (đktc).
a, Giá trị của x và y tương ứng là
A. 20,880 và 20,685. B. 20,880 và 1,970. C. 18,826 và 1,970. D. 18,826 và 20,685.
b, Số mol HNO3 đã tham gia phản ứng là
A. 1,05. B. 0,91. C. 0,63. D. 1,26.
Câu 30. Cho 44,56 gam hỗn hợp A gồm FeO, Fe2O3 và Fe3O4 tác dụng hoàn toàn với CO dư (nung nóng) thu được a gam chất rắn. Dẫn khí thoát ra vào dung dịch nước vôi trong dư thuđược 72,00 gam kết tủa. Nếu cũng cho lượng A như trên tác dụng vừa đủ với Al (nung nóng chảy) thì thu được m gam chất rắn. Biết các phản ứng khử sắt oxit chỉ tạo thành kim loại.
a, Giá trị của a là
A. 21,52. B. 33,04. C. 32,48. D. 34,16.
b, Giá trị của m là
A. 73,72. B. 57,52. C. 51,01. D. 71,56.
Câu 31. Hỗn hợp A gồm CuO và MO theo tỷ lệ mol tương ứng là 1: 2 (M là kim loại hóa trị không đổi). Cho 1 luồng H2dư đi qua 2,4 gam A nung nóng thu được hỗn hợp chất rắn B. Để hoà tan hết B cần 40 ml dung dịch HNO3 2,5M và thu được V lít khí NO duy nhất (đktc). Hiệu suấtcác phản ứng đạt 100%.
a, Kim loại M là
. Ca. B. Mg. C. Zn. D. Pb.
b, Giá trị của V là
A. 0,336. B. 0,448. C. 0,224. D. 0,672.
Câu 32. Khử hoàn toàn 32,20 gam hỗn hợp gồm CuO, Fe2O3 và ZnO bằng CO ở nhiệtđộ cao thu được 25,00 gam hỗn hợp X gồm 3 kim loại. Cho X tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO3 thì thu được V lít khí NO duy nhất (đktc) và dung dịch chứa m gam muối (không chứa NH4NO3).
a, Giá trị của m là
A. 52,90. B. 38,95. C. 42,42. D. 80.80.
b, Giá trị của V là
A. 20,16. B. 60,48. C. 6,72. D. 4,48.
Câu 33. Chia 47,2 gam hỗn hợp gồm CuO, Fe2O3và Fe3O4 thành 2 phần bằng nhau.
- Phần 1 khủ hoàn toàn bằng CO dư ở nhiệt độ cao thu được 17,2 gam 2 kim loại.
- Phần 2 cho tác dụng vừa đủ vớidung dịch H2SO4 loãng, thu được m gam muối.
Giá trị của m là
A. 124,0. B. 49,2. C. 55,6. D. 62,0.
Câu 34. Chia 48,2 gam hỗn hợp gồm CuO, Fe2O3 và ZnO thành 2 phần bằng nhau.
- Phần 1: cho tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư rồi lấy dung dịch thu được cho tác dụng với dịch NaOH thì thu được lượng kết tủa lớn nhất là 30,4 gam.
- Phần 2: nung nóng rồi dẫn khí CO đi qua đến khí phản ứng hoàn toàn thu được m gam hỗn hợp 3 kim loại.
a. Giá trị của m là A. 18,5. B. 12,9. C. 42,6. D. 24,8.
b. Số lít khí CO (đktc) đã tham gia phản ứng là A. 15,68. B. 3,92. C. 6,72. D. 7,84.
DẠNG 2: CO2 TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH BAZO
Câu 1: Hấp thụ hoàn toàn 3,2256lít khí CO2(ở 54,6oC,1 atm) vào 2 lít dd Ca(OH)2 0,03M.Dung dịch thu được chứa chất tan nào sau đây?
A.Ca(HCO3)2 và CaCO3 B.CaCO3 C.Ca(HCO3)2 D.Ca(OH)2 và CaCO3
Câu 2: Cho 38,2g hh Na2CO3 và K2CO3 vào dd HCl dư. Dẫn lượng khí sinh ra qua nước vôi trong dư thu được 30g kết tủa.Khối lượng mỗi muối trong hh ban đầu là:
A.12,6g và 25,6g B.11,6g và 26,6g C.10,6g và 27,6g D.9,6g và 28,6g
Câu 3: Dẫn khí CO2 thu được khi cho 10g CaCO3 tác dụng với dd HCl dư vào 50g dd NaOH 40%. Khối lượng muối thu được là bao nhiêu:
A.10,5g B.10,6g C.9,6g D.Kết quả khác
Câu 4: Cho V lít khí CO2 (đktc)vào dd chứa 0,2mol Ca(OH)2 thu được 10g kết tủa.V có giá trị là:
A.3,36lít/4,48lit B.2,24lít /4,48lít C.3,36lít/6,72 lit D.2,24lít / 6,72lít
Câu 5: Cho 11,2lít khí CO2(đktc) tác dụng với V lít dd NaOH 0,2M.Nếu tạo thành 2 muối với tỷ lệ mol là: số mol muối axit:số mol muối trung hoà =1:2 thì V có giá trị là:
A.≈4,5lít B.≈4,167lít C.≈ 4,25lít D.≈5,16lít
Câu 6: Cho 1.344 lít khí CO2 (đktc) hấp thụ hết vào 2 lít dung dịch X chứa NaOH 0.04M và Ca(OH)2 0.02M thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 2.00 B. 4.00 C. 6.00 D. 8.00
Câu 7: Cho V lít khí CO2 ở (đktc) hấp thụ hoàn toàn bởi 2 lít dung dịch Ba(OH)2 0,015M ta thấy có 1,79(g) kết tủa. Giá trị của V là:
A. 0,224 B. 0,672 hay 0,224 C. 0,224 hay 1,12 D. 0,224 hay 0,448
Câu 8: Dung dịch A chứa KOH 1M và Ca(OH)2 0,01M. Sục 2,24 lít khí CO2 vào 400ml dd A, ta thu được kết tủa có khối lượng là:
A. 10gam B. 1,5gam C. 4gam D. Kết quả khác
Câu 9: Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít khí CO2 (ở đktc) vào 500 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,2M, sinh ra m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 19,70. B. 17,73. C. 9,85. D. 11,82.
Câu 10: Đốt 2,6 gam hidrocacbon A rồi hấp thụ sản phẩm vào bình chứa 500ml dung dịch KOH, thêm BaCl2 dư vào, sau phản ứng thấy 19,7 gam kết tủa. Lọc bỏ kết tủa rồi thêm dung dịch Ba(OH)2 dư vào phần nước lọc thấy 19,7 gam kết tủa nữa. Biết 90 < MA < 110, CTPT của A là
A. C8H10 B. C6H8 C. C6H6 D. C8H8
Câu 11: Cho 0,448 lít khí CO2 (ở đktc) hấp thụ hết vào 100 ml dung dịch chứa hỗn hợp NaOH 0,06M và Ba(OH)2 0,12M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là .
A. 1,182. B. 3,940. C. 1,970. D. 2,364.
Câu 12: Sục a mol khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 thu được 3 gam kết tủa. Đung nóng dung dịch sau phản ứng thấy sinh thêm 2 gam kết tủa nữa. Giá trị của a là
A. 0,05 mol B. 0,07 mol C. 0,1 mol D. 0,08 mol
Câu 13: Sục 2,24 lit khí CO2 vào 500 ml dd gồm NaOH 0,12M và Ca(OH)2 0,09M. khối lượng ¯ là
A. 4,5g B. 5g C. 10g D. Không có kết tủa
Câu 14: Hấp thụ hoàn toàn 2,688 l CO2 vào 2,5 lit dung dịch Ba(OH)2 nồng độ a mol/l, thu được 15,76 gam kết tủa. Giá trị của a là:
A 0,032 B. 0,048 C. 0,06 D. 0,04
Câu 15: Cho 0,15 mol hỗn hợp NaHCO3 và MgCO3 tác dụng với dung dịch HCl dư. Khí thoát ra được dẫn vào 100ml dung dịch Ca(OH)2 1M thu được b gam kết tủa. Giá trị của b là:
A. 5 B. 15 C. 10 D. 12,5
Câu 16: Cho 7,2 gam hỗn hợp A gồm MgCO3 và CaCO3 tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng rồi cho toàn bộ khí thoát ra hấp thụ hết vào 450ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M thu được 15,76 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của MgCO3 trong hỗn hợp là
A. 41,67%. B. 58,33%. C. 35,00%. D.65,00%.
Câu 17: Cho V lít khí CO2 (đktc) hấp thụ hết vào 500 ml dung dịch Ca(OH)2 0,02 M thì thu được 0,5 gam kết tủa. Giá trị tối thiểu của V là
A. 0,336. B. 0,112. C. 0,224. D. 0,448.
Câu 18: Thể tích dung dịch NaOH 1M tối thiểu để hấp thụ hết 4,48 lít khí CO2 (đktc) là
A. 400ml. B. 300ml. C. 200ml. D. 100ml.
Câu 19: Thể tích dung dịch Ca(OH)2 0,01M tối thiểu để hấp thụ hết 0,02mol khí CO2 là
A. 1,0 lít. B. 1,5 lít. C. 2,0 lít. D. 2,5 lít.
Câu 20: Nung 13,4 gam hỗn hợp 2 muối cacbonat của 2 kim loại hóa trị 2, thu được 6,8 gam chất rắn và khí X. Lượng khí X sinh ra cho hấp thụ hết vào 75ml dd NaOH 1M, khối lượng muối khan thu được sau phản ứng là
A. 6,3 gam. B. 5,8 gam. C. 6,5 gam. D. 4,2 gam.
Câu 21: Hấp thụ hoàn toàn 2,688 lít khí CO2 (đktc) vào 2,5 lít dung dịch Ba(OH)2 nồng độ a mol/l, thu được 15,76 gam kết tủa. Giá trị của a là
A. 0,04. B. 0,048. C. 0,06. D. 0,032.
Câu 22: Htht 22,45 gam hh MgCO3, BaCO3 (trong đó chứa a % khối lượng MgCO3) bằng dd HCl rồi cho khí thoát ra hấp thụ hết vào dd chứa 0,2 mol Ca(OH)2 thu được kết tủa D. Để lượng D là lớn nhất thì giá trị của a là
A. 18,7. B. 43,9. C. 56,1. D. 81,3.
Câu 23: Cho 0,2688 lit CO2(đkc) hấp thụ hoàn toàn bởi 200ml dd NaOH 0,1M và Ca(OH)2 0,01M. Tổng khối lượng muối thu được là
A. 2,16g B. 1,06 g C. 1,26g D. 2,004g
Câu 24: Cho 2,688 lit CO2(đkc) hấp thụ bởi 200ml dd NaOH 0,1M và Ca(OH)2 0,01M. Tổng khối lượng muối thu được là
A. 2,16g B. 1,06 g C. 1,26g D. 2,004g
DẠNG 3: MUỐI CACBONAT TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH AXIT
Câu 1: Dung dịch X chứa hỗn hợp gồm Na2CO3 1,5M và KHCO3 1M. Nhỏ từ từ từng giọt cho đến hết 200ml dung dịch HCl 1M vào 100ml dung dịch X, sinh ra V lit khí (đkc). Giá trị của V là
A. 3,36 B. 2,24 C. 4,48 D. 1,12
Câu 2: nhỏ từ từ từng giọt đến hết 30ml dung dịch HCl 1M vào 100mldd Na2CO3 0,2M và NaHCO3 0,2M, sau phản ứng thu được số mol CO2 là.
A. 0,02 B. 0,03 C. 0,015 D. 0,01
Câu 3: Nhỏ từ từ dung dịch chứa 0,05mol HCl vào dung dịch chứa 0,06 mol Na2CO3. Thể tích khí CO2 thu được (đkc) bằng
A. 0 lit B. 0,56 lit C. 1,12 lit D. 1,344lit
Câu 4: Nhỏ từ từ 200ml dung dịch HCl vào 100ml dd X chứa Na2CO3, K2CO3, NaHCO31M, thu được 1,12lit khí CO2 (đkc) và dung dịch Y. Cho nước vôi trong dư vào dung dịch Y thu được 20g kết tủa. Nồng độ mol/lit của dung dịch HCl là :
A. 1,25 B. 0,5 C. 1,0 D. 0,75
Câu 5: Nhỏ từ từ 100ml dung dịch Na2CO3 3M và NaHCO3 2M vào 200ml dung dịch HCl 3,5M, sau phản ứng thu được V lít khí CO2 (đktc). Giá trị V là.
A. 7,84. B. 9,52 C. 11,20. D. 10,64.
Câu 6: Nhỏ từ từ 100ml dung dịch Na2CO3 1M và NaHCO3 2M vào 200ml dung dịch HCl 1,5M, sau phản ứng thu được V lít khí CO2 (đktc). Giá trị V là.
A. 5,04. B. 4,48. C. 3,36. D. 6,72.
Câu 7: Nhỏ từ từ từng giọt đến hết 100 ml dung dịch HCl x M vào 100 ml dung dịch chứa Na2CO3 2M và NaHCO3 3M, sau phản ứng thu được V lit CO2 (đktc) và dung dịch Y, nhỏ tiếp dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch Y thì thu được 39,4 gam kết tủa. Giá trị của x là
A. 5. B. 4 C. 3. D. 6.
Câu 8: Nhỏ từ từ từng giọt đến hết 100 ml dung dịch H2SO4 xM vào 100 ml dung dịch Na2CO3 y M, sau phản ứng 2,24 lit khí CO2 (đktc) và dung dịch Y, nhỏ tiếp dung dịch Ba(OH)2đến dư vào dung dịch Y thì thu được 86 gam kết tủa. Giá trị x và y lần lượt là
A. 2,5; 4. B. 1,5; 2. C. 2,0; 3. D. 2,5;3.
Câu 9: Nhỏ từ từ 100ml dung dịch Na2CO3 1,5M vào 100ml dung dịch HCl x M sau phản ứng thu được 1,25V lit khí CO2 (đktc). Nếu làm ngược lại thì thu được V lit khí CO2 (đktc). Giá trị x là
A. 1,5. B. 2,0. C. 2,5. D. 3,0.
Câu 10: Cho rất từ từ 100ml dung dịch Na2CO3 x M vào 100ml dung dịch HCl y M thu được 5,6 lit CO2 (đktc). Nếu làm ngược lại thu được 4,48 lit CO2 (đktc). Giá trị x và y lần lượt là
A. 2; 4. B. 3; 5. C. 4; 6. D. 5; 7.
DẠNG 4: NHIỆT PHÂN MUỐI CACBONAT
Câu 1: Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp MgCO3; CaCO3 rồi cho toàn bộ khí thoát ra (khí A) hấp thụ vừa hết bằng dung dịch Ca(OH)2 thu được kết tủa B và dung dịch C. Hỏi A, B, C lần lượt là những chất gì?
A. CO; CaCO3; Ca(HCO3)2 B. CO2; CaCO3; Ca(HCO3)2
C. CO; Ca(HCO3)2; Ca(OH)2 D. CO2; Ca(HCO3)2, CaCO3
Câu 2: Nung hỗn hợp 2 muối CaCO3 và MgCO3 thu được 76g 2 oxit và 33,6lít khí (đktc). Khối lượng hỗn hợp muối ban đầu là:
A.142g B.141g C.140g D.124g
Câu 3: Nung hh CaCO3 và MgCO3 thì khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng chỉ bằng 1 nửa khối lượng ban đầu.Thành phần phần trăm khối lượng các chất trong hh ban đầu là:
A.27,41% và 79,59% B.28,41% và 71,59% C.28% và 72% D.Kết quả khác
Câu 4: Nung 100gam hỗn hợp X gồm Na2CO3 và NaHCO3 cho đến khi khối lượng hỗn hợp không đổi được 69 gam chất rắn. Thành phần % khối lượng Na2CO3 trong X là bao nhiêu?
A. 16% B. 84% C. 31% D. 69%
Câu 5: Nhiệt phân hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm CaCO3 và Na2CO3 thu được 11,6 gam chất rắn và 2,24 lit khí (đktc). Hàm lượng % CaCO3 trong X là :
A. 6,25% B. 8,62% C. 50,2% D. 62,5%
Câu 6: Nhiệt phân hoàn toàn m gam hỗn hợp hai muối NaHCO3 và Na2CO3 thu được 1,12 lit khí CO2 (đkc). Mặt khác nếu cho mg hỗn hợp này tác dụng với dung dịch HCl dư thì thu được 6,72 lit khí (đkc). Tính m
A. 5,4 g B. 10,6 g C. 16 g D. Đ.án khác
Câu 7: Nung 13,4 gam hỗn hợp 2 muối cacbonat của 2 kim loại hóa trị 2, thu được 6,8 gam chất rắn và khí X. Lượng khí X sinh ra cho hấp thụ vào 75 ml dd NaOH 1M, khối lượng muối khan thu được sau phản ứng là
A. 6,3 gam B. 6,5 gam C. 5,8 gam D. 4,2 gam
Câu 8: Nhiệt phân hoàn toàn 1 muối amoni của axit cacbonic sau đó dẫn toàn bộ sản phẩm vào 50 gam dd H2SO4 19,6 % thì đủ tạo 1 muối trung hoà có nồng độ 23,913%. Công thức và khối lượng của muối ban đầu là:
A. (NH4)2CO3; 9,6 gam B. (NH4)2CO3; 11,5 gam
C. NH4HCO3; 9,6 gam D. NH4HCO3; 11,5 gam
Câu 9: Đem nung 1,50 gam một muối cacbonat một kim loại cho đến khối lượng không đổi, thu được 268,8 ml khí cacbon đioxit (đktc). Kim loại trong muối cacbonat trên là:
A. Zn B. Mn C. Ni D. Ca
Câu 10: Một loại đá vôi chứa 80% CaCO3, phần còn lại là tạp chất trơ. Nung m gam đá một thời gian thu được chất rắn nặng 0,78m gam. Hiệu suất phân huỷ CaCO3 bằng :
A. 58,8% B. 65% C. 78% D. 62,5%
Câu 11: Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp 2 muối NH4HCO3; (NH4)2CO3 thu được hỗn hợp khí và hơi trong đó CO2 chiếm 30% về thể tích. vậy tỉ lệ số mol NH4HCO3; (NH4)2CO3 theo thứ tự là :
A. 3:1 B. 1:2 C. 2:1 D. 1:1
Câu 12: Nhiệt phân hoàn toàn một hỗn hợp 17,4g M2CO3 và CaCO3. Đến khi phản ứng kết thúc thu được 8,6g chất rắn và V lít khí CO2 (đktc). Xác định V và kim loại M.
A. Li B. Na C. K D. Ag
Câu 13: Cho hỗn hợp 11,1g hỗn hợp A2CO3 và BCO3 vào bình sứ. Nâng dần nhiệt độ và thu khí CO2 sinh ra, đến khi thấy ngừng thoát khí thì dừng lại. Sau phản ứng thu được 8,9g chất rắn và 0,05mol khí CO2. A, B là
A. Li, Mg B. Na, Ba C. K, Mg D. Li, Ca
Câu 14: Nung hoàn toàn hỗn hợp 6,44g ACO3 và BCO3 thu được 0,05 mol khí CO2. Xác định kim loại A và B và % khối lượng mỗi muối.
A. Mg, Ca B. Ca, Ba C. Mg, Zn. D. Ca, Sr
Câu 15: Nhiệt phân 18,75g hỗn hợp ACO3 và BCO3 sau một thời gian thu được mg hỗn hợp rắn và 0,1 mol khí CO2 thoát ra. Xác định A, B và % khối lượng mỗi muối (giả sử 2 muối nhiệt phân cùng hiệu suất).
A. Mg, Ca B. Ca, Ba C. Ca, Zn. D. Ba, Sr
Câu 16: Nhiệt phân hoàn toàn 19,225g hỗn hợp ACO3 và BCO3 thu được 13,725g hỗn hợp rắn X. Hòa tan hết hỗn hợp rắn X vào H2O thì thu được 1,62g chất rắn không hòa tan còn lại. Xác định A, B.
A. Mg, Ca B. Ca, Ba C. Ba, Zn. D. Ca, Sr
Câu 17: Nhiệt phân hoàn toàn 19,32g khí K2CO3 và M2CO3 người ta thu được 16,32g chất rắn X và V lít khí CO2 (đktc). Dẫn CO2 thu được qua dung dịch Ca(OH)2 dư thì tạo ra 5g kết tủa. Xác định kim loại M.
A. Li, K B. Na, Li C. K ,Ag D. Ag, Na
Câu 18: Nhiệt phân hoàn toàn 3,8g hỗn hợp MHCO3 và N2CO3 người ta thu được 3,18g chất rắn X và 0,02 mol hỗn hợp khí. Xác định M và N.
A. Li, Na B. Na, Na C. K, Cs D. Ag, Li
{-- xem đầy đủ nội dung Các dạng bài tập môn Hóa học 11 thường gặp trong đề thi THPT QG ở phần xem online hoặc tải về --}
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Các dạng bài tập môn Hóa học 11 thường gặp trong đề thi THPT QG. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án đề thi các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.