YOMEDIA

Các dạng bài tập chuyên đề Ankan môn Hóa học 11 năm 2020

Tải về
 
NONE

Kỳ thi học kì đang đến gần để đáp ứng nhu cầu học tập của các em học sinh HOC247 xin giới thiệu Các dạng bài tập chuyên đề Ankan môn Hóa học 11 năm 2020. Tài liệu gồm các dạng câu hỏi có đáp án đi kèm hy vọng sẽ giúp các em học sinh củng cố kiến thức, nâng cao kỹ năng làm bài hiệu quả. Mời các em cùng tham khảo!

ATNETWORK
YOMEDIA

CÁC DẠNG BÀI TẬP CHUYÊN ĐỀ ANKAN MÔN HÓA HỌC 11 NĂM 2020

 

A. LẬP CÔNG THỨC PHÂN TỬ HỢP CHẤT HỮU CƠ

Bài tập 1: Lập CTPT các trường hợp sau

a.  Hidrocacbon A (C, H) %C = 80%. d A.H2=15

b.  Hợp chất hữu cơ X chứa (C, H, O) %C = 54,54%%, %H = 9,09%, d X.KK=3,03

c. Hợp chất hữu cơ Y chứa (C, H, O,N) %C = 32%%, %H = 6,67%, %N= 18,6% có CTĐG trùng CTPT.

Bài tập 2: Đốt cháy hoàn toàn 9,2 gam chất A thu được 8,96 lít CO2 (đktc) và 10,8 gam nước. Tỉ khối hơi của A so với nito bằng 1,64. Lập CTPT của A

Bài tập 3: Đốt cháy hoàn toàn 1,8 gam chất A thu được 2,64gam CO2 và 1,08 gam nước. Tỉ khối hơi của A so với H2 bằng 30. Lập CTPT của A

Bài tập 4:  Đốt cháy hoàn toàn 4,6 gam chất hữu cơ A thu được 4,48 lit CO2 (đktc) và 5,4 gam H2O. Tỉ khối hơi của A so với không khí bằng 1,58. Lập CTPT của A.

Bài tập 5: Đốt cháy hoàn toàn 1,5 g chất hữu cơ X thu được 1,76 gam CO2, 0,9 gam H2O và 224 ml N2 (đktc). Mặt khác khi hóa hơi 3 g X  thu được 896 ml X (đktc) . Lập CTPT X

Bài tập 6: Đốt cháy hoàn toàn 2,2g chất A được 4,4g CO2 và 1,8g nước. Xác định CTPT của A biết rằng làm bay hơi 1,1g A thì thể tích hơi thu được đúng bằng thể tích của 0,4 gam khí O2.

Bài tập 7: Đốt cháy hoàn toàn 0,3 gam chất hữu cơ A chứa C, H, O, N rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy lần lượt qua bình 1 đựng H2SO4 đặc, bình 2 đựng Ca(OH)2, thấy khối lượng bình 1 tăng 0,18 gam và bình 2 tăng 0,22 gam, đồng thời có 112ml N2( đktc). Biết tỉ khối của A so với H2 là 30. Hãy xác định CTPT của A.

Bài tập 8: Đốt cháy hoàn toàn 10,4g chất hữu cơ A, rồi cho sản phẩm lần lượt qua bình (1) chứa H2SO4 đậm đặc, bình (2) chứa nước vôi trong dư, thấy khối lượng bình (1) tăng 3,6g và bình (2) tăng 13,2 gam . Khi hóa hơi 5,2g A, thu được một thể tích đúng bằng thể tích của 1,6g khí oxi đo cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất. Tìm công thức phân tử của A.

Bài tập 9: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol chất A (C, H, N) thu được 0,2 mol CO2, 0,35 mol H2O và 0,05 mol N2. Lập CTPT của A.

Bài tập 10: Đốt cháy hoàn toàn 2,25 g hợp chất hữu cơ A rồi cho sản phẩm lần lượt qua bình 1 đựng H2SO4 đậm đặc, bình 2 chứa nước vôi trong có dư, thấy khối lượng bình 1 tăng 1,35 g, ở bình 2 thu được 6 g kết tủa.  Mặt khác đốt cháy hoàn toàn 3,75 g hợp chất hữu cơ A thu được 0,56 lit N2 (đktc). Khi hoá hơi 2,25g A thu được một thể tích đúng bằng thể tích của 0,96g oxi ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Xác định CTPT của A.

Bài tập 11. Đốt cháy hoàn toàn 5,6 gam hợp chất hữu cơ B cần 13,44 lit O2 (đktc) thu được CO2 và H2O theo tỉ lệ mol là 1:1. Tìm công thức phân tử của B biết tỉ khối hơi của B so với nito bằng  2.

Bài tập 12: Đốt cháy hoàn toàn 8,6 gam hợp chất hữu cơ B thu được CO2 và H2O rồi cho sản phẩm hấp thụ vào bình đựng nước vôi trong dư, thấy khồi lượng dung dịch giảm 17 gam và có 40 gam kết tủa. Tìm công thức phân tử của B biết tỉ khối của B so với H2 nhỏ hơn 50.

B. ANKAN

I. Lý thuyết ankan

1. Đồng phân, danh pháp

CTPT chung: CnH2n+2

CTPT

CTCT

Danh pháp( tên thay thế)

CH4

CH4

metan

C2H6

CH3-CH3

etan

C3H8

CH3-CH2-CH3

propan

C4H10

CH3-CH2-CH2-CH3

CH3-CH(CH3)-CH3  

Butan

2-metylpropan

C5H12

CH3-CH2-CH2-CH3

CH3-CH(CH3)-CH2-CH3

CH3-C(CH3)2-CH3

pentan

2-metylbutan

2,2- đimetylpropan

2. Tính chất hóa học:

a. Phản ứng thế bởi halogen

CH+ Cl2 → CH3Cl + HCl

CH3Cl +Cl2 → CH2Cl2 + HCl

CH3CH2CH3 + Cl2 → CH3CH2CH2Cl  + HCl (43%)                    

CH3CH2CH3 + Cl2 ​ → CH3CH(Cl)CH3 + HCl (57%)

b. Phản ứng tách

+ Tách H2

CH3CH3 → CH2=CH2+H2

+ Cắt mạch:

CH3CH2CH2CH→ CH4 + C3H6

c. Phản ứng oxi hóa:

CnH2n+2 + O→ nCO2 + (n+1)H2O

II. Bài tập ankan:

Bài tập 1: Viết tất cả đồng phân cấu tạo và gọi tên thay thế ứng với CTPT C4H10, C5H12

Bài tập 2: Gọi tên thay thế các chất sau:

a.  CH3  – CH2 –  CH(CH3) –   CH2 – CH3                                  

a.  CH3  – CH2 –  CH(C2H5)–   CH2 –  CH2 – CH3                                                     

b.  CH3 – CH2 –  CH(C2H5) – CH3                      

c.  CH3 – CH2 – C(CH3)2 – CH(CH3) – CH3               

d.  CH3 –  CH2 – CH(C2H5) – CH(CH3) – CH2 – CH3      

Bài tập 3: Viết CTCT các chất có tên sau:

a.  2,3-đimetylhexan.                                     

b. 3-etyl-2- metylhexan.

c.  4-etyl-2,2,4-trimetylhexan.                       

d. 3- etyloctan

Bài tập 4: Viết các phương trình hóa học xảy ra khi cho butan phản ứng với :

a.  clo theo tỉ lệ 1 : 1                                       

b.  Tách 1 phân tử H2                 

c.  Crăcking                                                    

d.  Đốt cháy     

Bài tập 5: Đốt cháy hoàn toàn 29 gam một ankan thu được 88 gam CO2. Xác định CTPT, viết CTCT các đồng phân, gọi tên thay thế.

Bài tập 6: Đốt cháy hoàn toàn 7,2 gam một ankan thu được 10,8 gam H2O

a.  Xác định CTPT, viết CTCT các đồng phân, gọi tên thay thế.

b.  Xác định CTCT đúng của ankan này, biết khi cho tác dụng với clo theo tỉ lệ 1 : 1 chỉ thu được một sản phẩm.

Bài tập 7: Một ankan X. Tỉ khối của X so với không khí  bằng 2,48. Xác định CTPT của ankan X.

Bài tập 8: Đốt cháy hoàn toàn 336 ml một ankan (đktc) thu được 1,98 gam CO2. Xác định CTPT, viết CTCT  và gọi tên thay thế.

Bài tập 9: Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon X thu được 0,11 mol CO2  và 0,132 mol H2O.

a. Xác định công thức phân tử của X.

b. Xác định CTCT của X biết khi X tác dụng với khí clo thu được 4 sản phẩm monoclo.

Bài tập 10:  Phần trăm khối lượng cacbon trong phân tử ankan Y bằng 83,33% . Xác định công thức phân tử của Y?

Bài tập 11: Đốt cháy hoàn toàn một hỗn hợp gồm 2 hidrocacbon liên tiếp nhau trong dãy đồng đẳng thu được 13,2 g CO2 và 6,3 g H2O. Xác định CTPT của 2 hidrocacbon

Bài tập 12: Một hỗn hợp 2 ankan liên tiếp trong dãy đồng đẳng có tỉ khối hơi với H2 là 24,8. Xác định công thức phân tử của 2 ankan?

Bài tập 13: Oxi hoá hoàn toàn 0,1mol hỗn hợp X gồm 2 ankan. Sản phẩm thu được cho đi qua bình 1 đựng H2SO4 đặc, bình 2 đựng dung dịch Ba(OH)2 dư thấy khối lượng của bình 1 tăng 6,3g và bình 2 có m(g) kết tủa xuất hiện. Giá trị của m là bao nhiêu?

Bài tập 14:  Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol hỗn hợp 2 ankan thu được 9,45g H2O. Cho sản phẩm cháy qua bình đựng Ca(OH)2 dư thì khối lượng kết tủa thu được là bao nhiêu ?

Bài tập 15: Đốt cháy hoàn toàn một thể tích khí thiên nhiên gồm metan, etan, propan bằng oxi không khí (trong không khí, oxi chiếm 20% thể tích), thu được 7,84 lít khí CO2 (đktc) và 9,9 gam H2O. Thể tích không khí (ở đktc) nhỏ nhất cần dùng để đốt cháy hoàn toàn lượng khí thiên nhiên trên là bao nhiêu?

Bài tập 16: Đốt cháy hết 2,24 lít ankan X (đktc), dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào dd nước vôi trong dư thấy có 40g kết tủa. CTPT X ?

Bài tập 17: Đốt cháy hoàn toàn 2,3 gam  hỗn hợp gồm 2 ankan liên tiếp nhau trong dãy đồng đẳng thu được 3,36 lit CO2 (đktc).

a. Xác định CTPT của 2 ankan.

b. Tính khối lượng mỗi hidrocacbon trong hỗn hợp trên.

Bài tập 18: Đốt cháy hoàn toàn một hỗn hợp gồm 2 hidrocacbon liên tiếp nhau trong dãy đồng đẳng thu được 11 g CO2 và 6,3 g H2O.

a. Xác định CTPT của 2 hidrocacbon.

b. Tính % thể tích mỗi hidrocacbon trong hỗn hợp trên.

 

---(Để xem nội dung đầy đủ, chi tiết của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Trên đây là phần trích dẫn tài liệu Các dạng bài tập chuyên đề Ankan môn Hóa học 11 năm 2020, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Ngoài ra các em có thểm tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON