Bộ đề thi HK1 môn Sinh học 11 năm 2020 do HOC247 tổng hợp từ các trường THPT trên cả nước để giúp các em ôn tập và củng cố các kiến thức Sinh học 11 đã học, đồng thời tìm hiểu cấu trúc của dạng đề vừa trắc nghiệm vừa tự luận để chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo!
1. Đề thi HK1 số 1
TRƯỜNG THPT PHẠM PHÚ THỨ
ĐỀ THI HỌC KỲ 1
NĂM HỌC: 2020-2021
MÔN: SINH HỌC 11
Thời gian: 45 phút
I. Phần trắc nghiệm. (24 câu/ 8.0 điểm)
Câu 1: Tăng hệ số kinh tế của cây trồng bằng biện pháp
A. cung cấp nước đầy đủ.
B. bón phân.
C. chọn giống và bón phân.
D. tăng diện tích lá.
Câu 2: Thực vật nào sau đây có sự cộng sinh với vi khuẩn cố định nitơ ?
A. Bèo hoa dâu và rêu.
B. Bèo hoa dâu và cây bộ Đậu.
C. Phong lan và cây bộ Đậu.
D. Cây bộ Đậu và dương xỉ.
Câu 3: Hệ sắc tố quang hợp được phân bố ở đâu ?
A. Trên bề mặt của màng tilacôit.
B. Chất nền strôma.
C. Màng trong của lục lạp.
D. Xoang tilacôit.
Câu 4: Yếu tố nào sau đây trong tự nhiên có tác dụng ôxi hóa N2 của không khí thành nitrat ?
A. Các tia bức xạ mặt trời.
B. Sự tăng nhiệt của không khí.
C. Lượng CO2 thải ra nhiều do hô hấp của sinh vật và quá trình đốt cháy.
D. Sự phóng điện trong cơn giông.
Câu 5: Hình thức tiêu hóa nào sau đây là của sinh vật chưa có cơ quan tiêu hóa ?
A. Tiêu hóa ngoại bào bằng hệ tiêu hóa.
B. Tiêu hóa nội bào bằng không bào tiêu hóa.
C. Tiêu hóa nội bào và ngoại bào đồng thời.
D. Tiêu hóa nội bào ở các tế bào thành túi tiêu hóa.
Câu 6: Đặc điểm của cơ quan tiêu hóa ở động vật ăn thực vật có dạ dày đơn khác động vật ăn thịt là
A. Không có quá trình tiêu hóa cơ học ở miệng.
B. Có ruột tịt phát triển.
C. Dạ dày không có tuyến tiết dịch vị.
D. Ở ruột non, tiêu hóa hóa học mạnh hơn tiêu hóa cơ học.
Câu 7: Quá trình biến đổi thức ăn về mặt cơ học ở động vật ăn thực vật được thể hiện ở
A. khoang miệng, thực quản.
B. thực quản, dạ dày.
C. khoang miệng, dạ dày.
D. khoang miệng, dạ cỏ.
Câu 8: Các tia sáng nào sau đây kích thích sự tổng hợp các axit amin, prôtêin?
A. Tia xanh tím.
B. Tia đỏ.
C. Tia vàng.
D. Tia cam.
Câu 9: Điều nào sau đây không phải là vai trò của quang hợp?
A. Sản phẩm quang hợp là nguồn chất hữu cơ làm thức ăn cho mọi sinh vật.
B. Điều hòa không khí, giải phóng O2 và hấp thụ CO2.
C. Quang năng chuyển thành hóa năng là nguồn năng lượng duy trì hoạt động sống của sinh giới.
D. Tạo chất vô cơ, chất hữu cơ, tích lũy năng lượng.
Câu 10: Câu có nội dung đúng sau đây là
A. Trong các nhân tố môi trường thì nhiệt độ là nhân tố cơ bản nhất của quang hợp.
B. Cùng một cường độ chiếu sáng, tia đỏ có hiệu quả quang hợp cao hơn tia xanh tím.
C. Quang hợp ở cây xanh bắt đầu tăng khi nhiệt độ môi trường ở vào khoảng 25oC – 35oC.
D. Nguyên liệu trực tiếp cung cấp H+ cho phản ứng sáng trong quang hợp là NADPH.
Câu 11: Phát biểu có nội dung đúng sau đây là
A. Nguyên liệu của quang hợp là nước và khí cacbônic.
B. Quang hợp là phân giải chất hữu cơ nhờ năng lượng ánh sáng.
C. Trong quang hợp, cây xanh tổng hợp chất hữu cơ từ khí ôxi.
D. Một trong các sản phẩm của quang hợp là khí cacbônic.
Câu 12: Cấu tạo ngoài của lá có những đặc điểm nào thích nghi với chức năng hấp thụ được nhiều ánh sáng ?
A. Có phiến lá mỏng.
B. Các khí khổng tập trung chủ yếu ở mặt dưới của lá nên không chiếm mất diện tích hấp thụ ánh sáng.
C. Có diện tích bề mặt lá lớn.
D. Có cuống lá.
Câu 13: Điểm bão hòa ánh sáng là
A. Cường độ ánh sáng tối đa để quang hợp đạt mức thấp nhất.
B. Cường độ ánh sáng tối thiểu để quang hợp đạt mức thấp nhất.
C. Cường độ ánh sáng tối đa để quang hợp đạt mức cao nhất.
D. Cường độ ánh sáng tối thiểu để quang hợp đạt mức cao nhất.
Câu 14: Vào buổi sáng sớm và buổi chiều, ánh sáng chứa nhiều
A. tia đỏ.
B. tia vàng.
C. tia tím.
D. tia xanh.
Câu 15: Nguyên tố nitơ được cây hấp thụ dưới dạng
A. N2
B. NH3
C. NO3- và NH4+
D. NO3-
Câu 16: Quá trình chuyển hóa nitơ trong đất xảy ra theo chuỗi phản ứng nào ?
A. Chất hữu cơ → NH4+ → NH3 → NO3-.
B. NH4+ → Chất hữu cơ → NO3-.
C. Chất hữu cơ → NH4+ → NO3- → NO2-.
D. Chất hữu cơ → NH4+ → NO3-.
Câu 17: Cho phương trình tổng quát sau đây:
năng lượng ánh sáng
CO2 + H2O → C6H12O6 + O2
sắc tố
Quá trình liên quan đến phản ứng trên xảy ra ở:
A. Khí khổng.
B. Lục lạp.
C. Mạng lưới nội chất.
D. Tế bào nhu mô của lá.
Câu 18: Ưu điểm của tiêu hóa thức ăn ở động vật có túi tiêu hóa so với động vật chưa có cơ quan tiêu hóa là
A. tiêu hóa được thức ăn có kích thước lớn hơn.
B. có enzim tiêu hóa.
C. tiêu hóa các chất dinh dưỡng phức tạp thành các chất dinh dưỡng đơn giản.
D. có lỗ thông để lấy thức ăn.
Câu 19: Năng suất cây trồng không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?
A. Nhịp điệu sinh trưởng của bộ máy quang hợp.
B. Khả năng quang hợp của giống cây trồng.
C. Khả năng tích lũy chất khô vào cơ quan kinh tế.
D. Thời gian sinh trưởng của cây dài hay ngắn.
Câu 20: Diệp lục hấp thụ được 6 màu trong quang phổ, nhưng nhiều nhất là ở các bức xạ
A. Đỏ và lục.
B. Đỏ và xanh tím.
C. Đỏ và lam.
D. Lam, xanh tím.
Câu 21: Tiêu hóa là quá trình
A. tạo ra các chất dinh dưỡng và năng lượng, hình thành phân thải ra ngoài cơ thể.
B. làm thay đổi thức ăn thành chất hữu cơ.
C. biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
D. biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng và tạo ra năng lượng.
Câu 22: Nơi hấp thụ chủ yếu các chất dinh dưỡng (sản phẩm của quá trình tiêu hóa) là
A. ở miệng.
B. ở răng.
C. ở dạ dày.
D. ở ruột.
Câu 23: Quang hợp quyết định bao nhiêu phần trăm năng suất của cây trồng?
A. Quang hợp quyết định 90 – 95% năng suất của cây trồng.
B. Quang hợp quyết định 70 – 75% năng suất của cây trồng.
C. Quang hợp quyết định 80 – 85% năng suất của cây trồng.
D. Quang hợp quyết định 60 – 65% năng suất của cây trồng.
Câu 24: Năng suất kinh tế là:
A. Toàn bộ năng suất sinh học được tích luỹ trong các cơ quan chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con người của từng loài cây.
B. 2/3 năng suất sinh học được tích luỹ trong các cơ quan chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con người của từng loài cây.
C. 1/2 năng suất sinh học được tích luỹ trong các cơ quan chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con người của từng loài cây.
D. Một phần của năng suất sinh học được tích luỹ trong các cơ quan chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con người của từng loài cây.
ĐÁP ÁN
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
D |
B |
A |
D |
B |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
B |
C |
A |
D |
B |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
A |
C |
C |
A |
C |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
D |
B |
A |
A |
B |
21 |
22 |
23 |
24 |
|
C |
D |
A |
D |
|
2. Đề thi HK1 số 2
TRƯỜNG THPT NGUYỄN DUY HIỆU
ĐỀ THI HỌC KỲ 1
NĂM HỌC: 2020-2021
MÔN: SINH HỌC 11
Thời gian: 45 phút
A. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Câu 1: Hình vẽ sau đây mô tả cấu tạo dạ dày đơn và ruột của 2 nhóm động vật: thú ăn thịt và thú ăn cỏ. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Hình (1) là cấu tạo dạ dày đơn và ruột của thú ăn thịt như chó sói, sư tử, hổ.
II. Hình (2b) có thể là dạ dày của thú ăn cỏ như trâu, bò…
III. Hình (2c) là manh tràng lớn có ở thú ăn cỏ.
IV. Hình (1), (2) cho thấy ruột của thú ăn cỏ và thú ăn thịt có sự khác nhau.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 2. Quá trình khử N2 thành NH3 nhờ hoạt động của các vi sinh vật sống tự do hoặc cộng sinh được gọi là
A. nitrat hóa.
B. amôn hóa.
C. phản nitrat hóa.
D. cố định nitơ sinh học.
Câu 3. Nhận định nào sau đây đúng về ảnh hưởng của ánh sáng đến quá trình thoát hơi nước qua lá ở thực vật?
A. Khi có ánh sáng, nhiệt độ bề mặt lá tăng cao làm khí khổng mất nước nên khí khổng đóng và thoát hơi nước qua lá giảm.
B. Khi cường độ ánh sáng quá cao, tế bào khí khổng mất nhiều nước làm khí khổng mở nên thoát hơi nước tăng.
C. Khi có ánh sáng, lục lạp trong tế bào khí khổng quang hợp tạo đường, tế bào khí khổng tăng áp suất thẩm thấu và hút nước làm khí khổng mở nên thoát hơi nước tăng.
D. Khi không có ánh sáng, lục lạp trong tế bào khí khổng không quang hợp nên khí khổng hấp thu nước làm tăng sức trương nước nên khí khổng sẽ đóng.
Câu 4. Ghép khái niệm (cột A) với sự chuyển hóa nitơ (cột B) sao cho đúng.
Cột A |
Cột B |
I. Amôn hóa/ khoáng hóa |
1. N2 → NO → NO2 |
II. Nitrat hóa |
2. Nitơ hữu cơ trong xác động, thực vật → NH4+ |
III. Phản nitrat hóa |
3. NH3 (NH4+) → NO3– |
IV. Chuyển hóa nitơ trong không khí |
4. NO3– → N2 |
A. I – 3; II – 4; III – 1; IV – 2.
B. I – 2; II – 3; III – 4; IV – 1.
C. I – 2; II – 4; III – 3; IV – 1.
D. I – 3; II – 1; III – 4; IV – 2.
Câu 5. Điểm bù ánh sáng là cường độ ánh sáng mà ở giá trị đó
A. cường độ quang hợp bằng với cường độ hô hấp.
B. cường độ quang hợp là cực đại.
C. cây bắt đầu quang hợp.
D. cường độ quang hợp cao hơn cường độ hô hấp.
Câu 6. Đối với quang hợp, nước không có vai trò
A. là nguyên liệu tham gia phản ứng quang phân li nước, cung cấp êlectron và H+ cho pha sáng.
B. ảnh hưởng đến kích thước của lá và khả năng hấp thu năng lượng qua bề mặt lá.
C. ảnh hưởng đến độ mở của khí khổng và tốc độ hấp thụ CO2 cho quang hợp.
D. cung cấp nguồn cacbon cho quá trình cố định CO2 trong pha tối.
Câu 7. Khoảng nồng độ CO2 thấp nhất cây bắt đầu quang hợp là
A. 0,8 – 0,1%.
B. 0,008 – 0,01%.
C. 8 – 10%.
D. 0,03 – 0,4%.
Câu 8. Nhận định nào sau đây không đúng về ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến quang hợp của thực vật trên cạn?
A. Nồng độ khoáng cao trong đất có thể làm giảm cường độ quang hợp.
B. Cây ưa bóng có điểm bù ánh sáng cao hơn cây ưa sáng.
C. Hiệu quả quang hợp tốt nhất ở miền đỏ và xanh tím của quang phổ ánh sáng.
D. Cường độ ánh sáng quá cao sẽ làm bộ máy quang hợp bị phá hủy.
Câu 9. Ở thực vật C3, quá hô hấp sáng không xảy ra ở các bào quan nào sau đây?
(1) Ribôxôm. (2) Ti thể. (3) Bộ máy Gôngi.
(4) Lục lạp. (5) Perôxixôm. (6) Không bào.
A. (1), (5).
B. (2), (4), (5).
C. (1), (3), (6).
D. (3), (5), (6).
Câu 10. Trong bảo quản nông sản, nếu quá trình hô hấp ở nông sản diễn ra mạnh mẽ thì sẽ gây nên những tác hại nào sau đây?
(1) Làm nhiệt độ của nông sản giảm, kích thích hô hấp và hoạt động phân hủy của vi sinh vật tăng.
(2) Quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ trong nông sản diễn ra mạnh và làm tiêu hao chất hữu cơ của nông sản.
(3) Làm giảm lượng CO2, tích tụ O2 gây hô hấp yếm khí và sẽ phân hủy nhanh chóng các chất hữu cơ trong nông sản.
(4) Làm tăng độ ẩm của nông sản, hô hấp của nông sản tăng, vi sinh vật phân hủy hoạt động mạnh hơn.
A. (1), (3).
B. (2), (4).
C. (1), (4).
D. (2), (3).
Câu 11. Tác hại của hô hấp sáng là
A. không sản xuất phôtpho glicôlinat cung cấp cho quang hợp.
B. không tạo ra ATP, gây lãng phí sản phẩm quang hợp.
C. xảy ra vào ban ngày làm giảm hiệu quả hô hấp.
D. tạo ra nhiều CO2 đầu độc cây trồng.
Câu 12. Các nhận định nào sau đây đúng về điểm khác nhau giữa quang hợp và hô hấp hiếu khí?
|
Quang hợp |
Hô hấp hiếu khí |
(1) |
Chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng trong hợp chất hữu cơ |
Chuyển hóa năng lượng dự trữ trong hợp chất hữu cơ thành năng lượng trong ATP và nhiệt |
(2) |
Phân giải chất hữu cơ |
Tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ |
(3) |
Nguyên liệu CO2 và H2O |
Tạo sản phẩm là CO2 và H2O |
(4) |
Diễn ra trong lục lạp |
Diễn ra trong tế bào chất và ti thể |
(5) |
Xảy ra vào ban ngày |
Xảy ra vào ban đêm |
A. (1), (3), (4).
B. (1), (2), (3), (5).
C. (2), (3), (5).
D. (1), (3), (4), (5).
Câu 13. Ghép hình thức tiêu hóa với đặc điểm tương ứng sao cho đúng.
Hình thức tiêu hóa |
Đặc điểm |
I. Tiêu hóa nội bào |
1. Tiêu hóa nhờ động tác như nhai, nghiền, co bóp, nhu động,… |
II. Tiêu hóa ngoại bào |
2. Tiêu hóa bên trong tế bào. |
III. Biến đổi cơ học |
3. Tiêu hóa nhờ tác dụng của enzim trong dịch tiêu hóa. |
IV. Biến đổi hóa học |
4. Tiêu hóa bên ngoài tế bào. |
V. Biến đổi sinh học |
5. Tiêu hóa nhờ các vi sinh vật sống cộng sinh trong cơ quan tiêu hóa. |
A. I – 4; II – 2; III – 1; IV – 5; V – 4.
B. I – 4; II – 2; III – 1; IV – 3; V – 5.
C. I – 2; II – 4; III – 1; IV – 3; V – 5.
D. I – 2; II – 4; III – 1; IV – 5; V – 3.
Câu 14. Hình dưới đây thể hiện sơ đồ cấu trúc hệ tiêu hóa ở giun đất và tôm.
Nhận định nào sau đây đúng về hệ tiêu hóa của giun đất (1) và hệ tiêu hóa của tôm (2)?
A. (1) là hệ tiêu hóa dạng ống; (2) là hệ tiêu hóa dạng túi.
B. (1) và (2) đều là hệ tiêu hóa dạng túi.
C. (1) là hệ tiêu hóa dạng túi; (2) là hệ tiêu hóa dạng ống.
D. (1) và (2) đều là hệ tiêu hóa dạng ống.
Câu 15. Hình bên thể hiện hàm răng và quai hàm của 2 loài khủng long khác nhau (1) và (2). Nhận định nào sau đây đúng về 2 loài khủng long trên?
A. (1) là loài ăn thịt; (2) là loài ăn cỏ.
B. (1) là loài ăn cỏ; (2) là loài ăn thịt.
C. (1) và (2) đều là những loài ăn thịt.
D. (1) và (2) đều là những loài ăn cỏ.
Câu 16. Cải bó xôi (Spinacia oleracea) thuộc họ rau dền và có nguồn gốc từ Ba Tư. Nó chứa nhiều chất dinh dưỡng, chất chống ôxi hóa và được coi là thực phẩm có lợi cho sức khỏe. Ăn cải bó xôi có thể tốt cho mắt, làm giảm mất cân bằng ôxi hóa, giúp ngăn ngừa ung thư và giảm huyết áp. Bảng dưới đây liệt kê một số chất có trong cải bó xôi (Dũng, 2017).
Chất |
Hàm lượng |
Chất |
Hàm lượng |
Nước |
91 % |
Vitamin A |
469 µg |
Chất xơ |
3,6 g |
Vitamin C |
28,1 g |
Đường |
0,4 g |
Folat |
194 µg |
Prôtêin |
2,9 g |
Canxi |
99 mg |
Chất béo |
0,4 g |
Selen |
1 µg |
(1) Chất xơ trong cải bó xôi không được tiêu hóa hóa học mà được tiêu hóa sinh học ở ruột già.
(2) Prôtêin trong cải bó xôi không được phân giải ở miệng mà được tiêu hóa chủ yếu ở dạ dày.
(3) Chất béo trong cải bó xôi có thể được enzim lipaza thủy phân thành các axit amin, đường đơn.
(4) Các loại vitamin, folat, canxi và selen không được phân giải mà được hấp thụ trực tiếp.
(5) Nước được phân giải thành hiđrô và ôxi sau đó được hấp thụ ở ruột non.
A. (1), (2), (3), (4).
B. (1), (2), (4).
C. (2), (3), (5).
D. (1), (2), (5).
Câu 17. Nhận định nào sau đây không đúng về đặc điểm của bề mặt trao đổi khí?
A. Có sự lưu thông khí tại bề mặt trao đổi khí nhằm tạo sự chênh lệch nồng độ O2 và CO2 giúp các khí này dễ dàng khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí.
B. Là bộ phận cho CO2 từ môi trường ngoài khuếch tán vào tế bào (hoặc máu) và O2 từ tế bào (hoặc máu) khuếch tán ra ngoài.
C. Bề mặt trao đổi khí có nhiều mao mạch giúp dẫn dịch tuần hoàn đến bề mặt trao đổi khí tham gia trao đổi khí.
D. Bề mặt trao đổi khí mỏng và ẩm ướt giúp O2 và CO2 dễ khuếch tán.
Câu 18. Hô hấp qua bề mặt cơ thể và hô hấp bằng hệ thống ống khí thường gặp ở những động có kích thước nhỏ vì
A. cơ thể có kích thước nhỏ thì tỉ lệ diện tích bề mặt trên thể tích cơ thể (S/V) nhỏ vì vậy chỉ cần một lượng ôxi nhỏ cho quá trình chuyển hóa các chất.
B. khí được khuếch tán với vận tốc cao hơn các hình thức vận chuyển khí khác đảm bảo cung cấp kịp thời, nhanh chóng cho cơ thể.
C. cơ thể nhỏ nên sự lưu thông khí chậm phải nhờ sự co giãn của phần bụng để hỗ trợ vận chuyển khí.
D. cơ thể nhỏ nên khoảng cách từ bề mặt cơ thể hoặc các lổ thở đến các tế bào ngắn, khí khuếch tán nhanh đến tế bào.
Câu 19. Cho các động vật sau:
(1) Châu chấu. (2) Ốc sên. (3) Cua. (4) Thủy tức.
Phát biểu đúng về hình thức hô hấp của các động vật này là:
A. (1), (4) hô hấp bằng hệ thống ống khí; (2), (3) hô hấp bằng mang.
B. (1) hô hấp bằng hệ thống ống khí; (2), (3) hô hấp bằng mang; (4) hô hấp qua bề mặt cơ thể.
C. (1), (4) hô hấp bằng hệ thống ống khí; (2) hô hấp bằng phổi; (3) hô hấp qua bề mặt cơ thể.
D. (1), (4) hô hấp qua bề mặt cơ thể; (2) hô hấp bằng hệ thống ống khí; (3) hô hấp bằng mang.
Câu 20. Ta thường không tìm thấy giun đất ở những vùng đất sét nén chặt vì giun đất sống trong đất và hô hấp
A. qua bề mặt cơ thể, vùng đất nén chặt ít ôxi không đủ cung cấp cho giun.
B. bằng mang, vùng đất nén chặt nên các phiến mang không thể hoạt động được.
C. bằng hệ thống ống khí, ở vùng đất nén chặt ống khí bị lắp kín, ống khí không thể dẫn khí.
D. bằng phổi, vùng đất nén chặt ít ôxi không đủ cung cấp cho giun.
Câu 21. Các nhận định nào sau đây đúng về điểm khác nhau giữa hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín?
|
Hệ tuần hoàn hở |
Hệ tuần hoàn kín |
(1) |
Không có mao mạch |
Có hệ thống mao mạch |
(2) |
Tế bào tắm trong máu |
Tế bào không tắm trong máu |
(3) |
Máu không rời khỏi mạch |
Máu rời khỏi mạch tiếp xúc trực tiếp với tế bào |
(4) |
Máu chảy trong mạch với áp lực cao |
Máu chảy trong mạch với áp lực thấp |
C. (2), (3). D. (1), (4).
Câu 22. Cho nhịp tim (lần/phút) của một số loài động vật như sau:
Loài |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
Nhịp tim (lần/phút) |
12 |
28 |
25 |
18 |
50 |
A. (1) → (4) → (3) → (2) → (5).
B. (5) → (2) → (1) → (4) → (3).
C. (5) → (2) → (3) → (4) → (1).
D. (1) → (4) → (5) → (2) → (3).
Câu 23. Hình bên thể hiện 3 kiểu tuần hoàn máu khác nhau. Tương ứng với mỗi kiểu tuần hoàn máu là các lớp động vật nào sau đây?
A. (1) cá; (2) chim và bò sát; (3) lưỡng cư.
B. (1) cá; (2) chim và thú; (3) lưỡng cư.
C. (1) lưỡng cư; (2) chim và thú; (3) bò sát.
D. (1) lưỡng cư; (2) bò sát và thú; (3) cá.
Câu 24. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã có khoảng 1,5 tỷ người trên thế giới bị bệnh cao huyết áp và có tới 7,5 triệu người tử vong do nguyên nhân trực tiếp là tăng huyết áp trên toàn cầu. Ở Việt Nam, cứ 4 người trưởng thành thì có 1 người bị tăng huyết áp. Theo khuyến nghị của WHO, ăn ít hơn 1 muỗng muối (2300 miligam) mỗi ngày trong thức ăn đóng hộp hoặc chế biến sẵn và tăng cường hoạt động có thể giúp làm giảm nguy cơ bị cao huyết áp. Ăn ít hơn 1 muỗng muối mỗi ngày giúp giảm nguy cơ bị cao huyết áp là do giảm ăn muối sẽ giúp
A. tăng tái hấp thu nước qua đó làm giảm áp suất thẩm thấu máu.
B. giảm hấp thu Na+ qua đó làm tăng tái hấp thu nước.
C. tăng tái hấp thu nước qua đó làm tăng lưu lượng máu.
D. giảm tái hấp thu nước qua đó làm giảm khả năng tăng lưu lượng máu
Câu 25. Cơ quan nào sau đây thường đảm nhận chức năng tiếp nhận các kích thích?
A. Tuyến nội tiết.
B. Cơ, tuyến.
C. Thụ quan, thụ thể.
D. Hệ thần kinh.
Câu 26. Sơ đồ hình bên mô tả cơ chế chung trong điều hòa cân bằng nội môi. Trong trường hợp điều hòa lượng Na+, hãy cho biết các bộ phận cụ thể tương ứng với các số 1, 2, 3.
A. (1): thụ thể tiếp nhận kích thích; (2): vùng dưới đồi, tuyến thượng thận; (3): thận.
B. (1): thụ thể tiếp nhận kích thích; (2): tuyến nước bọt; (3): thận.
C. (1): vùng dưới đồi; (2): tuyến thượng thận; (3): thận.
D. (1): vùng dưới đồi; (2): tuyến thượng thận; (3): tuyến yên.
Câu 27. Khi bị thương và mất nhiều máu thì huyết áp…(1)… áp suất thẩm thấu máu…(2)…
A. (1) không đổi, (2) giảm.
B. (1) tăng, (2) không đổi.
C. (1) giảm, (2) giảm.
D. (1) giảm, (2) không đổi.
Câu 28. Vào buổi sáng sớm khi mới thức dậy, nồng độ glucôzơ máu … (1) …, tuyến tụy tiết … (2) … kích thích gan chuyển … (3) … Sau bữa ăn sáng, nồng độ glucôzơ máu … (4) …, tuyến tụy tiết … (5) … kích thích gan chuyển … (6) …
A. (1) thấp; (2) glucagôn; (3) glucôzơ thành glicôgen; (4) tăng; (5) insulin; (6) glicôgen thành glucôzơ
B. (1) thấp; (2) insulin; (3) glicôgen thành glucôzơ; (4) tăng; (5) glucagôn; (6) glucôzơ thành glicôgen.
C. (1) cao; (2) glucagôn; (3) glicôgen thành glucôzơ; (4) giảm; (5) insulin; (6) glucôzơ thành glicôgen.
D. (1) thấp; (2) glucagôn; (3) glicôgen thành glucôzơ; (4) tăng; (5) insulin; (6) glucôzơ thành glicôgen.
ĐÁP ÁN
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
B |
D |
C |
B |
A |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
D |
B |
B |
C |
B |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
B |
A |
C |
D |
B |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
B |
B |
D |
B |
A |
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
B |
C |
B |
D |
C |
26 |
27 |
28 |
29 |
30 |
A |
D |
D |
|
|
3. Đề thi HK1 số 3
TRƯỜNG THPT NGUYỄN HIỀN
ĐỀ THI HỌC KỲ 1
NĂM HỌC: 2020-2021
MÔN: SINH HỌC 11
Thời gian: 45 phút
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Tiêu hóa ở động vật là gì?
A. Tiêu hóa là quá trình làm biến đổi thức ăn thành các chất hữu cơ.
B. Tiêu hóa là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
C. Tiêu hóa là quá trình biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng và tạo ra năng lượng cung cấp cho tế bào và cơ thể hoạt động.
D. Tiêu hóa là quá trình tạo ra chất dinh dưỡng và năng lượng hình thành phân thải ra ngoài.
Câu 2. Nước và ion khoáng được vận chuyển theo dòng mạch
A. dòng mạch ống.
B. dòng ống rây.
C. dòng mạch rây.
D. dòng mạch gỗ.
Câu 3. Sản phẩm đầu tiên của chu trình Canvin (C3) là
A. axít photphoglixêric.
B. axít malic.
C. axít photphoênolpiruvic.
D. axít oxalôaxêtit.
Câu 4. Trong cấu tạo ống tiêu hóa của chim, diều là một phần của
A. dạ dày.
B. thực quản.
C. ruột già.
D. ruột non.
Câu 5. Sự tổng hợp chất hữu ở thực vật CAM diễn ra vào thời điểm
A. ban ngày.
B. sáng sớm.
C. ban đêm.
D. cả ngày và đêm.
Câu 6. Bản chất của pha tối quang hợp là
A. quá trình ôxi hoá CO2 bởi ATP của pha sáng.
B. CO2 được cố định vào RiDP 1-5 điphotphat.
C. quá trình cố định CO2.
D. quá trình khử CO2 bởi ATP và NADPH2 để đưa vào các hợp chất hữu cơ.
Câu 7. Vì sao ở người già, khi huyết áp cao dễ bị xuất huyết não?
A. Vì mạch bị xơ cứng, máu bị ứ đọng, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.
B. Vì mạch bị xơ cứng nên không co bóp được, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.
C. Vì thành mạch dày lên, tính đàn hồi kém đặc biệt là các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.
D. Vì mạch bị xơ cứng, tính đàn hồi kém, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.
Câu 8. Cơ quan hô hấp của nhóm động vật nào trao đổi khí hiệu quả nhất?
A. Da của giun đất.
B. Phổi và da của ếch, nhái.
C. Phổi của bò sát.
D. Phổi của động vật có vú.
Câu 9. Chu trình C4 còn gọi là
A. đường phân.
B. chu trình Crep.
C. chu trình axit đicacboxilic.
D. chu trình axit APG.
Câu 10. Chất hữu cơ vận chuyển từ lá đến các nơi khác trong cây bằng con đường nào?
A. Mạch gỗ theo nguyên tắc khuyết tán.
B. Mạch rây theo nguyên tắc khuyết tán.
C. Tầng cutin.
D. Vách xenlulôzơ.
Câu 11. Quá trình hô hấp diễn ra qua 2 giai đoạn là
A. pha liên tục và pha gián đoạn.
B. hô hấp sáng và tối.
C. phân giải hiếu khí và kị khí.
D. pha sáng và pha tối.
Câu 12. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về vai trò của nitơ đối với thực vật?
A. Ảnh hưởng đến quá trình sinh lí của cây.
B. Ảnh hưởng đến tốc độ vận chuyển các chất trong quang hợp.
C. Giữ vai trò cấu trúc.
D. Tham gia vào quá trình trao đổi chất và năng lượng trong cây.
Câu 13. Tổng số phân tử ATP được tạo ra ở chuỗi chuyền electron hô hấp là
A. 36 ATP.
B. 2 ATP.
C. 26 ATP.
D. 38 ATP.
Câu 14. Khi con người lao động nặng, áp suất thẩm thấu của máu tăng lên là do?
A. Nhu cầu ô xi tăng cao và hô hấp tăng.
B. Tim đập mạnh huyết áp tăng.
C. Tuyến trên thận tiết CO2 hô hấp tăng.
D. Đổ mồi hôi nhiều và sinh nhiệt tăng.
Câu 15. Các chất tham gia trong pha tối quang hợp.
A. chất vô cơ (CO2, O2, H2O).
B. chất hữu cơ (glucôzơ, glyxeryl, axit béo, axit amin).
C. O2, H2O, Enzim.
D. CO2, ATP, NADPH, Enzim.
Câu 16. Theo cơ chế duy trì cân bằng nội môi thì trình tự nào sau đây là đúng?
A. Kích thích → tiếp nhận → điều khiển → trả lời → liên hệ ngược → tiếp nhận.
B. Kích thích → tiếp nhận → trả lời → điều khiển → liên hệ ngược → tiếp nhận.
C. Kích thích → tiếp nhận → liên hệ ngược → điều khiển → trả lời → tiếp nhận.
D. Kích thích → tiếp nhận → liên hệ ngược → tiếp nhận → điều khiển → trả lời.
Câu 17. Cơ chế duy trì huyết áp diễn ra theo trật tự nào?
A. Huyết áp tăng cao → Thụ thể áp lực mạch máu → Trung khu điều hoà tim mạch ở hành não → Thụ thể áp lực ở mạch máu → Tim giảm nhịp và giảm lực co bóp, mạch máu dãn → Huyết áp bình thường.
B. Huyết áp tăng cao → Thụ thể áp lực mạch máu → Trung khu điều hoà tim mạch ở hành não → Tim giảm nhịp và giảm lực co bóp, mạch máu dãn → Huyết áp bình thường → Thụ thể áp lực ở mạch máu.
C. Huyết áp bình thường → Thụ thể áp lực mạch máu → Trung khu điều hoà tim mạch ở hành não → Tim giảm nhịp và giảm lực co bóp, mạch máu dãn → Huyết áp tăng cao → Thụ thể áp lực ở mạch máu.
D. Huyết áp tăng cao → Trung khu điều hoà tim mạch ở hành não → Thụ thể áp lực mạch máu → Tim giảm nhịp và giảm lực co bóp, mạch máu dãn → Huyết áp bình thường → Thụ thể áp lực ở mạch máu.
Câu 18. Quá trình chuyển NO3- trong đất thành N2 không khí là quá trình
A. phân giải chất đạm hữu cơ.
B. ôxi hóa amôniac.
C. phản nitrat hóa.
D. tổng hợp đạm.
ĐÁP ÁN
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
B |
D |
A |
A |
A |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
D |
A |
D |
C |
B |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
C |
B |
A |
D |
D |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
A |
A |
C |
|
|
{-- Để xem nội dung đề và lời giải chi tiết phần tự luận của các đề thi các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ đề thi HK1 môn Sinh học 11 năm 2020 dạng kết hợp trắc nghiệm và tự luận có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Các em quan tâm có thể thử sức với bài trắc nghiệm:
- Đề thi HK1 môn Sinh học 11 năm 2020 - Trường THPT Lê Hồng Phong
- Đề thi HK1 môn Sinh học 11 năm 2020 - Trường THPT Lê Trung Kiên
Chúc các em học tập tốt !