YOMEDIA

Bộ đề thi HK1 môn Lịch sử 11 năm 2020 có đáp án Trường THPT Phố Mới

Tải về
 
NONE

Mời quý thầy cô cùng các em học sinh tham khảo tài liệu Bộ đề thi HK1 môn Lịch sử 11 năm 2020 có đáp án Trường THPT Phố Mới. Tài liệu bao gồm 2 đề thi với các câu trắc nghiệm và tự luận hoàn thành trong 45 phút. Hy vọng bộ đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập hiệu quả và đạt điểm số cao trong kì thi sắp tới.

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT PHỐ MỚI

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN LỊCH SỬ 11

NĂM HỌC 2020-2021

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, nơi nào được coi là thuộc địa quan trọng và giàu có nhất trong các thuộc địa của Pháp?

A. Đông Nam Á.                                                                    B. Việt Nam

C. Ba nước Đông Dương.                                                       D. Châu Mĩ la tinh.       

Câu 2. Sự phân hóa xã hội của các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất bị tác động bởi yếu tố nào?

A. Sự thống trị của các nước đế quốc.

B. Cuộc khai thác của các nước đế quốc.

C. Sự xâm nhập của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.

D. Hậu quả của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất.

Câu 3. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, trước sự chèn ép của các nước đế quốc giai cấp nào hăng hái đứng ra lập đảng phái, tổ chức chính trị để đấu tranh?

A. Tư sản dân tộc.                                           B. Tư sản.

C. Nông dân.                                                   D. Công nhân.

Câu 4. Trong những năm 1929-1933 sự kiện nào là tiêu biểu cho phong trào chống Pháp ở Đông Dương?

A. Cuộc khởi nghĩa của người Mèo ở Bắc Lào và Tây Bắc Việt Nam.

B. Đảng cộng sản Đông Dương thành lập.

C. Phong trào cách mạng 1930-1931.

D. Phong trào chống thuế ở Công-pông-chơ-năng.

Câu 5. Đảng Cộng sản ở các nước Đông Nam Á thành lập chịu ảnh hưởng bởi cơ sở lí luận nào?

A. Cách mạng tháng Mười.                            B. Các cuộc cách mạng dân chủ tư sản.

C. Chủ nghĩa xã hội khoa học.                       D. Phong trào công nhân.

Câu 6. Vì sao trong những năm 20 của thế kỉ XX chủ nghĩa Mác-Lê nin được truyền bá vào Đông Dương?

A. Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi và tác động.

B. Các cuộc cách mạng dân chủ tư sản không ngừng diễn ra.

C. Chủ nghĩa xã hội khoa học hình thành.

D. Phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ.

Câu 7. Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào công nhân đã dẫn đến

A. hình thành cao trào cách mạng.

B. chủ nghĩa Mác-Lê nin có điều kiện ảnh hưởng.

C. giai cấp công nhân ngày càng trưởng thành.

D. Đảng cộng sản thành lập ở các nước.

Câu 8. Điểm nổi bật trong hoạt động chính trị của giai cấp tư sản ở các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất là

A. đấu tranh đòi những quyền lợi kinh tế.

B. đòi quyền tự chủ về chính trị, quyền tự do trong kinh doanh.

C. đòi thi hành những cải cách dân chủ.

D. đấu tranh đòi quyền kinh doanh và được tham gia trong một số cơ quan nhà nước.

Câu 9. Lực lượng nào đã đóng vai trò nổi bật trong việc phát động các phong trào dân tộc tư sản ở các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất ?

A. Giai cấp tư sản dân tộc.

B. Tầng lướp dân nghèo thành thị.

C. Giai cấp công nhân.

D. Tầng lớp tri thức học sinh, sinh viên, viên chức.

Câu 10. Từ những năm 20 của thế kỉ XX, phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á đã xuất hiện và phát triển một xu hướng mới là

A. xu hướng tư sản.                                        B. xu hướng bạo động.

C. xu hướng cải cách.                                     D. xu hướng vô sản.

Câu 11. Đảng Cộng sản được thành lập sớm nhất ở Đông Nam Á là

A. Đảng Cộng sản Việt Nam.

B. Đảng Cộng sản In-đô-nê-xi-a.

C. Đảng Cộng sản Phi-lip-pin.

D. Đảng Cộng sản Miến Điện.

Câu 12. Sự kiện nàotrong nửa đầu thập niên 30 (1930-1935) đã đánh dấu phong trào cách mạng Lào và Cam-pu-chia chuyển sang một thời kì mới ?

A. Chính quyền Xô viết được thành lập ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.

B. Đảng nhân dân Cách mạng Lào thành lập.

C. Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời.

D. Đảng nhân dân Cách mạng Cam-pu-chia thành lập

Câu 13. Phong trào nào sau đây đã tập hợp đông đảo đã tập hợp các tầng lớp nhân dân để chống bọn phản động thuộc địa , chống phát xít và chiến tranh ở Đông Dương.

A. Phong trào Mặt trận Dân chủ Đông Dương.

B. Phong trào đoàn kết các Đảng Cộng sản ở khu vực Đông Nam Á.

C. Phong trào Xô viết.

D. Phong trào dân chủ.

Câu 14. Cuộc khởi nghĩa nào tiêu biểu cho liên minh chống Pháp của hai nước Việt- Lào?

A. Khởi nghĩa Ông Kẹo và Com- ma- đam.

B. Khởi nghĩa của Châu Pa- chay.

C. Khởi nghĩa của nông dân Rô-lê-phan.

D. Khởi nghĩa ở Bô- lô –ven.

Câu 15. Điểm mới của phong trào dân tộc tư sản ở Đông Nam Á sau Chiến Tranh thế giới thứ nhất là

A. kiên quyết từ bỏ con đường cải lương.

B. thành lập được các tổ chức chính đảng tư sản có mục tiêu giành độc lập dân tộc rõ ràng.

C. lôi kéo được giai cấp công nhân trong nước đi theo làm cách mạng.

D. chỉ tập trung đấu tranh đòi quyền lợi chính trị.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 2

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Đến giữa thế kỉ XIX, quyền hành thực tế ở Nhật Bản nằm trong tay

A. Thiên Hoàng.                                                          B. Tư sản.

C. Tướng quân.                                                           D. Thủ tướng.

Câu 2. Đảng Quốc đại là chính đảng cùa giai cấp nào?

A. Công nhân.                                                            B. Nông dân.

C. Tư sản.                                                                  D. Địa chủ.

Câu 3. Ảnh hưởng của Cách mạng Tân Hợi đến phong trào giải phóng dân tộc đến châu Á như thế nào?

A. Góp phần cổ vũ phong trào đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản.

B. Góp phần cổ vũ phong trào đấu tranh theo khuynh hướng vô sản.

C. Góp phần cổ vũ phong trào đấu tranh vì mục tiêu kinh tế.

D. Góp phần cổ vũ phong trào đấu tranh chống chiến tranh đế quốc phi nghĩa.

Câu 4. Đến cuối thế kỉ XIX, khu vực Đông Nam Á chủ yếu là thuộc địa của các quốc gia nào dưới đây?

A. Mĩ và Pháp.                                                            B. Anh và Đức.          

C. Anh và Pháp.                                                          D. Anh và Mĩ.

Câu 5. Mục đích của những chính sách mà Mĩ áp dụng tại các nước Mĩ Latinh là

A. biến Mĩ Latinh thành “sân sau” của Mĩ.

B. giúp các nước Mĩ Latinh thoát khỏi thực dân Bồ Đào Nha.

C. giúp các nước Mĩ Latinh thoát khỏi thực dân Tây Ban Nha.

D. giành độc lập cho Mĩ Latinh.

Câu 6. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918 ), mang tính chất

A. phi nghĩa thuộc về phe Liên minh.

B. phi nghĩa thuộc về phe Hiệp ước.

C. chiến tranh đế quốc xâm lược, phi nghĩa với cả hai bên tham chiến.   

D. chính nghĩa về các nước thuộc địa.

Câu 7. Cuối thế kỉ XIX đầu XX, trong cuộc đua giành giật thuộc địa, Đức là kẻ hung hăng nhất vì:

A. có tiềm lực kinh tế và quân sự.

B. có tiềm lực kinh tế và quân sự nhưng lại ít thuộc địa.

C. có tiềm lực quân sự và ít thuộc địa nhất châu Âu.

D. có tiềm lực kinh tế và nhiều thuộc địa.

Câu 8. Những mâu thuẫn nào tồn tại trong lòng xã hội Trung Quốc khi bị các nước đế quốc xâm lược?

A. Tồn tại 2 mâu thuẩn: Nông dân >< đế quốc, nhân dân TQ >< phong kiến.

B. Tồn tại 2 mâu thuẩn: Nhân dân TQ >< phong kiến, nông dân >< đế quốc.

C. Tồn tại 2 mâu thuẩn: Nông dân >< phong kiến, nhân dân TQ >< đế quốc.

D. Tồn tại 2 mâu thuẩn: Đế quốc>< phong kiến, địa chủ >< nông dân.

Câu 9. Vì sao Xiêm là nước nằm trong sự tranh chấp giữa Anh và Pháp nhưng Xiêm vẫn giữ được nền độc lập cơ bản?

A. Sử dụng quân đội mạnh để đe dọa Anh và Pháp.

B. Cắt cho Anh và Pháp 50% lãnh thổ.

C. Nhờ sự trợ giúp của đế quốc Mĩ.

D. Sử dụng chính sách ngoại giao mềm dẻo.

Câu 10. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất là mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa, mà trước tiên là giữa

A. Anh và Đức.                                                          

B. Anh và Áo-Hung.

C. Mĩ và Đức.

D. Pháp và Đức.

Câu 11. Vì sao nói sau cách mạng tháng Hai, một tình hình chính trị phức tạp chưa từng có đã diễn ra ở nước Nga?

A. Có hai chính quyền đại diện cho hai giai cấp đối lập song song cùng tồn tại.

B. Chính quyền nhân dân lao động lần đầu được thành lập.

C. Chính quyền rơi vào tay giai cấp tư sản không tham gia vào cách mạng.

D. Nga tiến vào thời kì quá độ đi lên xã hội chủ nghĩa.

Câu 12. Cách mạng tháng Hai bùng nổ không phải là do?

A. Sự khủng hoảng trầm trọng về kinh tế, chính trị của nước Nga.

B. Nga liên tiếp thất bại trên chiến trường chiến tranh thế giới thứ nhất.

C. Mâu thuẫn xã hội ở nước Nga ngày càng gay gắt.

D. Giai cấp tư sản Nga có tiềm lực mạnh về kinh tế nhưng bị chế độ phong kiến kìm hãm

II. Phần tự luận

Câu 1: Nêu tính chất của cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. Thắng lợi của cuộc cách mạng này có ý nghĩa như thế nào đối với nước Nga và đối với thế giới?

Câu 2: Trình bày nguyên nhân hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 ở các nước tư bản? Nêu biện pháp thoát khỏi khủng hoảng của nước Mĩ và nước Đức?

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

...

Trên đây là toàn bộ nội dung Bộ đề thi HK1 môn Lịch sử 11 năm 2020 có đáp án Trường THPT Phố Mới. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích vui lòng đăng nhập vào trang hoc247.net.

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh lớp 11 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục sau đây:

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON