Đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Lịch sử 11 năm 2020 Trường PTDTNT Pinăng Tắc là một dạng đề thi mẫu các em có thể tham khảo và thử sức để chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Làm đề thi là một cách học tốt để các em có thể kiểm tra kiến thức của bản thân qua đó giúp các em hiểu ôn tập tốt hơn. Hi vọng đây sẽ là tài liệu bổ ích không chỉ giúp các em học sinh ôn thi mà còn giúp các thầy cô sử dụng trong quá trình giảng dạy của mình.
TRƯỜNG PTDTNT PINĂNG TẮC
|
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ I NĂM HỌC 2020-2021 MÔN LỊCH SỬ 11 Thời gian: 45 phút |
Câu 1: Phe Hiệp ước ra đời trên cơ sở thỏa thuận giữa các nước:
A. Pháp – Nga, Anh – Pháp, Anh – Nga. B. Anh – Nga.
C. Anh – Pháp – Italia. D. Mĩ – Nga.
Câu 2: Nước chiếm nhiều thuộc địa nhất ở châu Phi là:
A. Pháp. B. Đức. C. Italia. D. Anh.
Câu 3: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) đã tác động tới kinh tế Việt Nam như thế nào ?
A. Không tác động tới kinh tế Việt Nam.
B. Tác động nhưng rất hạn chế.
C. Kinh tế Việt Nam có bước phát triển mới.
D. Kinh tế Việt Nam suy thoái, khủng hoảng nặng nề.
Câu 4: Sự kiện nào đánh dấu Campuchia trở thành thuộc địa của Pháp ?
A. Pháp gây áp lực buộc vua Nôrôđôm chấp nhân quyền bảo hộ.
B. Vua Nôrôđôm kí hiệp ước năm 1884.
C. Pháp gạt bỏ ảnh hưởng của Xiêm.
D. Các giáo sĩ Phương Tây xâm nhập vào Campuchia.
Câu 5: Sự kiện nào trên thế giới có ảnh hưởng lớn tới cách mạng Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất ?
A. Thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga (1917).
B. Nguyễn Ái Quốc đưa yêu sách tới hội nghị Vecxai (1919 – 1920).
C. Khủng hoảng kinh tế (1919 – 1923).
D. Chính sách kinh tế mới (1921).
Câu 6: Chính quyền cách mạng ở Nghệ - Tĩnh (1930 – 1931) được gọi là chính quyền Xô viết vì:
A. Chính quyền do giai cấp công nhân lãnh đạo.
B. Chính quyền đầu tiên của công nông.
C. Hình thức chính quyền theo kiểu nhà nước kiểu mới.
D. Hình thức chính quyền theo kiểu Xô viết Nga (1905 – 1907).
Câu 7: Thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã gửi tới hội nghị Vécxai:
A. Bản yêu sách của nhân dân An Nam. B. Bản án chế độ thực dân Pháp.
C. Tác phẩm “Đường cách mệnh”. D. Tác phẩm “Con rồng tre”.
Câu 8: Bản giao hưởng số 3, số 5, số 9 nổi tiếng của nhà soạn nhạc nào thời Cận đại ?
A. Traicốpxki. B. Mô-da.
C. Giôhan Xen Bách. D. Béttôven.
Câu 9: Trong quá trình chiến tranh, “thắng lợi … đánh dấu bước chuyển biến lớn trong cục diện chính trị thế giới”:
A. Phong trào cách mạng vô sản. B. Cách mạng tháng Mười Nga.
C. Cách mạng Đức. D. Phong trào cách mạng thế giới.
Câu 10: Trong chiến tranh thế giới thứ I chiến dịch Vécđoong năm 1916 diễn ra ở nước nào?
A. Anh B. Đức. C. Pháp. D. Áo.
Câu 11: Tiểu thuyết “Những người khốn khổ” là của tác giả nào ?
A. Puskin (Người Nga). B. LépTônxtôi (Người Nga).
C. Víchto Huygô (Người Pháp). D. Mác Tuên (Người Mĩ).
Câu 12: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) bùng nổ đầu tiên ở:
A. Anh. B. Đức. C. Mĩ. D. Pháp.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 13 đến câu 24 của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Câu 25: Nhà văn có các tác phẩm được Lê – nin đánh giá là “tấm gương phản chiếu cách mạng Nga” là:
A. Víchto Huygô. B. Puskin. C. Lép Tônxtôi. D. Sêkhốp.
Câu 26: Tại sao nước Nga phải giải quyết tình trạng Hai chính quyền song song tồn tại sau cuộc cách mạng tháng Hai:
A. Do chính phủ lâm thời tiếp tục tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất.
B. Do bọn phản cách mạng chống phá ở nhiều nơi.
C. Do cách mạng do tư sản và nhân dân cùng tiến hành.
D. Do hai chính quyền đại diện cho lợi ích của hai giai cấp đối lập nhau nên không thể song song tồn tại.
Câu 27: Mục đích chính mà Mĩ tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất là:
A. Tiêu diệt tên trùm chiến tranh Đức.
B. Giúp các nước đánh bại quân Đức.
C. Chia quyền lợi trong cuộc chiến sắp kết thúc.
D. Đòi lại quyền lợi cho các nước Anh, Pháp, Nga.
Câu 28: Hiện nay trong khu vực Đông Nam Á, những nước nào đi theo chế độ xã hội chủ nghĩa ?
A. Việt Nam và Lào. B. Việt Nam và Campuchia
C. Việt Nam, Lào, Campuchia. D. Việt Nam
Câu 29: Vì sao Thái Lan vẫn giữ được độc lập tương đối trong thế kỉ XIX ?
A. Được Mĩ bảo trợ về quân sự.
B. Sự chiến đấu anh dũng của nhân dân.
C. Vì đã thực hiện chính sách ngoại giao khôn khéo và mềm dẻo.
D. Địa hình nhiều sông ngòi, đồi núi khó xâm nhập.
Câu 30: Nguyên nhân chính khiến các cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân ba nước Đông Dương thất bại là:
A. Do thiếu một lãnh tụ kiệt xuất.
B. Do Pháp còn đang rất mạnh.
C. Do các phong trào này đều mang tính tự phát, thiếu đường lối đúng và tổ chức mạnh.
D. Do các vị vua cầm quyền đều khuất phục trước sức mạnh của Pháp.
...
Trên đây là 1 phần trích đoạn nội dung Đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Lịch sử 11 năm 2020 Trường PTDTNT Pinăng Tắc. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !