YOMEDIA

Bộ đề thi HK1 môn Hóa học 11 năm 2019-2020 Trường THPT Liễn Sơn

Tải về
 
NONE

HỌC247 xin giới thiệu đến các em tài liệu Bộ đề thi HK1 môn Hóa học 11 năm 2019-2020 Trường THPT Liễn Sơn. Tài liệu được biên soạn nhằm giúp các em tự luyện tập với các câu bài tập trắc nghiệm đa dạng, ôn tập lại các kiến thức cần nắm một cách hiệu quả của chương trình đã học. Mời các em cùng tham khảo.

ADSENSE
YOMEDIA

Bộ đề thi HK1 môn Hóa học 11 năm 2019-2020 Trường THPT Liễn Sơn

 

ĐỀ SỐ 1:

Câu 1: ở điều kiện thường, nitơ phản ứng được với :

     A. Mg                                B. K                              C. Li                             D. F2

Câu 2: Trong công nghiệp thì Nitơ được điều chế bằng phương pháp :

     A. chưng cất phân đoạn không khí lỏng                                                      

     B. nhiệt phân NH4NO2 bão hoà

     C. dùng photpho để đốt cháy hết oxi trong không khí được Nitơ                   

     D. cho không khí đi qua CuO/t0

Câu 3: Điều chế khí N2 trong phòng thí nghiệm bằng phương trình sau :

     A. NH3 + CuO/t0               B. Nhiệt phân NH4NO3                                     

     C. NH4Cl + NaNO2/t0                                             D. Cho Al + HNO3 loãng

Câu 4: Hỗn hợp X gồm CO2 và N2 có dX/H2 = 18. Tìm phần trăm khối lượng của Nito trong X:

     A. 20%                         B. 80%                             C. 61,11%                     D. 38,89%

Câu 5: Phản ứng của NH3 với Cl2 tạo ra “khói trắng” . Chất này có công thức phân tử là

     A. HCl                           B. N2                              C. NH3+Cl-                       D. NH4Cl

Câu 6: Nhỏ từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch CuSO4 thì hiện tượng quan sát được là :

     A. Xuất hiện kết tủa xanh nhạt                                  

     B. Không có hiện tượng gì xảy ra       

     C.  Xuất hiện kết tủa xanh nhạt, lượng kết tủa tăng dần đến không đổi

     D. Xuất hiện kết tủa xanh nhạt, lượng kết tủa tăng dần rồi tan dần đến hết tạo ra dung dịch  màu xanh đậm

Câu 7: Dãy các muối amoni nào khi bị nhiệt phân tạo thành khí NH3 ?

     A. NH4Cl, NH4HCO3, (NH4)2CO3.                    B. NH4Cl, NH4NO3 , NH4HCO3.

     C. NH4Cl, NH4NO3,  NH4NO2.                          D. NH4NO3, NH4HCO3, (NH4)2CO3.

Câu 8: Điều chế NH3 từ hỗn hợp gồm N2 và H2 (tỉ lệ mol 1:3). Tỉ khối hỗn hợp trước so với hỗn hợp sau phản ứng là 0,6. Hiệu suất phản ứng là

     A. 75%.                              B. 60%.                         C. 70%.                         D. 80%.

Câu 9: Hỗn hợp khí X gồm N2 và H2 có tỉ khối so với He bằng 1,8. Đun nóng X một thời gian trong bình kín (có bột Fe làm xúc tác), thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với He bằng 2. Hiệu suất của phản ứng tổng hợp NH3 là:               

     A. 50%.                              B. 40%.                         C. 25%.                         D. 36%.

Câu 10: Đem nung nóng m gam Cu(NO3)2 một thời gian, để nguội, đem cân lại thấy khối lượng giảm 54 gam. Biết hiệu suất phản ứng là 80%. Giá trị m là :

   A. 117,5 gam.                         B. 49 gam.                    C. 94 gam.                    D. 98 gam. 

Câu 11: Nung nóng 66,2 gam Pb(NO3)2 thu được 55,4 gam chất rắn. Hiệu suất phản ứng phân huỷ là :

   A. 25%.                         B. 40%.                         C. 27,5%.     D. 50%.

Câu 12: Khi nhiệt phân KNO3 thì thu được :

   A. KNO2 ; NO2 và O2                                                  B. K ; NO2 và O2                    

   C. K2O ; NO2 và O2                                                     D. KNO2 và O2

Câu 13: Khi nhiệt phân AgNO3 thì thu được :

     A. Ag2O ; NO2 và O2                                              B. Ag ; NO2 và O2                    

     C. Ag2O ; NO2                                                        D. AgNO2 và O2

Câu 14: Cho 1,35 gam hỗn hợp gồm Cu, Mg, Al tác dụng hết với dung dịch HNO3 thu được hỗn hợp khí gồm 0,01  mol NO và 0,04 mol NO2. Biết N+2 và N+4 là SP khử của N+5 . Tính khối lượng muối tạo ra trong dung dịch.      

     A. 10,08 gam.                    B. 6,59 gam.                C. 5,69 gam.                 D. 5,96 gam.

Câu 15: Tỉ lệ số phân tử HNO3 đóng vai trò chất oxi hóa và môi trường trong phản ứng sau là : FeO + HNO→  Fe(NO3)3 + NO + H2O

     A. 1 : 2.                              B. 1 : 10.                       C. 1 : 9.                         D. 1 : 3.

Câu 16: Photpho trắng có cấu trúc mạng tinh thể

     A. phân tử.                         B. nguyên tử.                C. ion.                           D. phi kim.

Câu 17: Trong phòng thí nghiệm, axit photphoric được điều chế bằng phản ứng :

     A. Ca5F(PO4)3 + 5H2SO4 → 5CaSO4 + 3H3PO4 + HF­                                    

     B. Ca3(PO4)2 + 3H2SO4 → 3CaSO4 + 2H3PO4

     C. P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

     D. 3P + 5HNO3 + 2H2O →  3H3PO4 + 5NO­

Câu 18: Trong phòng công nghiệp, axit photphoric được điều chế bằng phản ứng :

     A. Ca5F(PO4)3 + 5H2SO4 → 5CaSO4 + 3H3PO4 + HF­                                    

     B. Ca3(PO4)2 + 3H2SO4 → 3CaSO4 + 2H3PO4

     C. P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

     D. 3P + 5HNO3 + 2H2O  → 3H3PO4 + 5NO­

Câu 19: a. Thuốc thử duy nhất để nhận biết các dung dịch : NaNO3, NaCl, Na3PO4, Na2S là

     A. BaCl2.                           B. AgNO3.                    C. H2SO4.                     D. Quỳ tím.

Câu 20: Muốn tăng cường sức chống bệnh, chống rét và chịu hạn cho cây người ta dùng

     A. phân đạm.                     B. phân kali.                  C. phân lân.                  D. phân vi lượng.

Câu 21: Thành phần của supephotphat đơn gồm

     A. Ca(H2PO4)2.                                              B. Ca(H2PO4)2, CaSO4.

      C. CaHPO4, CaSO4.                                      D. CaHPO4.

Câu 22: Thành phần của phân amophot gồm

     A. NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4.                              B. (NH4)2HPO4 và (NH4)3PO4.

     C. (NH4)3PO4 và NH4H2PO4.                                 D. Ca(H2PO4)2 và NH4H2PO4.

Câu 23: Thành phần của phân nitrophotka gồm

     A. KNO3 và (NH4)2HPO4.                                      B. (NH4)2HPO4 và (NH4)3PO4.

     C. (NH4)3PO4 và KNO3.                                        D. Ca(H2PO4)2 và NH4H2PO4.

Câu 24: Cho 14,2 gam P2O5 vào 200 gam dung dịch NaOH 8% thu được dung dịch A. Muối thu được và nồng độ % tương ứng là :

      A. NaH2PO4 11,2%.                                               B. Na3PO4 và 7,66%.    

      C. Na2HPO4 và 13,26%.                                        D. Na2HPO4 và NaH2PO4 đều 7,66%.

Câu 25: Trong các phản ứng hoá học sau, phản ứng nào sai ?

       A. 3CO   +   Fe2O3 → 3CO2 + 2Fe                       B. CO  +   Cl2   →  COCl2

       C. 3CO    +   Al2O3 →  2Al  + 3CO2                      D. 2CO +   O2 →   2CO2

Câu 26: Sođa là muối

       A. NaHCO3.                    B. Na2CO3.                   C. NH4HCO3.               D. (NH4)2CO3.

Câu 27: Để tạo độ xốp cho một số loại bánh có thể dùng muối nào sau đây?

     A. CaCO3.                         B. NH4HCO3.               C. NaCl.                       D. (NH4)2SO4.

Câu 28: Trong phòng thí nghiệm, khí CO được điều chế bằng phản ứng :

     A. 2C + O2 →   2CO2                             B. C + H2O  →  CO + H2

     C. HCOOH  →  CO + H2O                     D. 2CH4 + 3O2  →   2CO + 4H2O

Câu 29: Cho 5,6 lít CO2 (đktc) đi qua 164 ml dung dịch NaOH 20% (d = 1,22 g/ml) thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thì thu được bao nhiêu gam chất rắn ?

     A. 26,5 gam.               B. 15,5 gam.                 C. 46,5 gam.                 D. 31 gam.

Câu 30: Cho 16,8 lít CO2 (đktc) hấp thụ hoàn toàn vào 600 ml dung dịch NaOH 2M thu được dung dịch X. Nếu cho một lượng dư dung dịch BaCl2 vào dung dịch X thì thu được lượng kết tủa là :

    A. 19,7 gam.                  B. 88,65 gam.               C. 118,2 gam.               D.147,75 gam.

...

Đề số 2:

Câu 1: Cho dãy các chất: FeO, FeSO4, Fe3O4, Fe2(SO4)3, Fe(OH)2, Fe2O3. Số chất trong dãy bị oxi hóa khi tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng là

     A. 3.                             B. 5.                                   C. 4                                   D. 6.

Câu 2: Phản ứng của NH3 với Cl2 tạo ra “khói trắng’’, chất này có công thức hóa học là:

     A. HCl.                         B. N2.                                C. NH4Cl.                        D. NH3.

Câu 3: Để chứng minh CO2 có tính oxit axit, người ta cho CO2 tác dụng với

     A. NaOH                      B. CuO                               C. H2SO4                           D. C

Câu 4: Thổi từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2 ta thấy

     A. Xuất hiện kết tủa, kết tủa không tan.                 B. Xuất hiện bọt khí và kết tủa.                    

     C. Xuất hiện bọt khí.                                              D. Xuất hiện kết tủa, sau đó kết tủa tan dần.

Câu 5: Cho 300 ml dung dịch HNO3 0,02 M vào 200 ml dung dịch Ba(OH)2 0,05 M được dung dịch X. pH của dung dịch X là

     A. 1,3.                          B. 1,7.                               C. 12,45                           D. 1,55.

Câu 6: Dãy chất nào sau đây phản ứng được với N2:

     A. Li, CuO, O2, NaOH                                           B. HCl, Ca(OH)2, CaCl2, MgCl2      

     C. Al, H2, Mg, O2                                                   D. Ca(OH)2, KOH, H2SO4, HNO3

Câu 7: Phân kali được đánh giá bằng hàm lượng % của chất nào?

     A. K                              B. K2O                              C. KNO3.                         D. Phân kali đó so với tạp chất

Câu 8: Tính khử của cacbon thể hiện ở phản ứng nào trong các phản ứng sau:

  A. 2C  +  Ca  CaC2                                         B. C  +  CO2  2CO

  C. C  +  2H2  CH4                                             D. 3C  +  4Al  Al4C3

Câu 9: Dãy gồm các muối khi nhiệt phân đều thu được oxit kim loại là:

     A. Ca(NO3)2; Fe(NO3)3; Cu(NO3)2.                            B. Mg(NO3)2; Fe(NO3)3; NH4NO3.

     C. Mg(NO3)2; Fe(NO3)3; AgNO3.                               D. Mg(NO3)2; Fe(NO3)3; Cu(NO3)2.

Câu 10: Cho các chất: HNO3, Ca(OH)2, CH3COONa, CH3COOH, NaCl. Có bao nhiêu chất điện li mạnh:

     A. 2                                            B. 3                                  C. 4                                   D. 1

Câu 11: Khi nhiÖt ph©n muèi KNO3 thu ®­­îc c¸c chÊt sau:

     A. KNO2, N2 và O2.     B. KNO2 và O2.                 C. KNO2 và NO2.            D. KNO2, N2 và CO2.

Câu 12: Nhiệt phân hoàn toàn m gam NaNO3, sau khi kết thúc phản ứng thu được 6,72  lít khí O2 (đktc). Giá trị của m là:

     A. 12,75 gam .             B. 25,5 gam.                      C. 16,57 gam                   D. 11,75 gam       

Câu 13: Khi xét về khí cacbon đioxit, điều khẳng định nào sau đây là sai ?

     A. Chất khí không màu, không mùi, nặng hơn không khí.

     B. Chất khí chủ yếu gây ra hiệu ứng nhà kính.

     C. Chất khí không độc, nhưng không duy trì sự sống.

     D. Chất khí dùng để chữa cháy, nhất là các đám cháy kim loại.

Câu 14: Trong các câu phát biểu sau câu phát biểu nào đúng:

     A. NH3 chỉ thể hiện tính bazơ.                               B. H3PO4 có tính axit và tính oxi hóa.         

     C. NH3 chỉ thể hiện tính khử.                                 D. NH3 thể hiện cả tính khử và tính bazơ yếu.

Câu 15: Chọn phát biểu sai

A. Sự điện li của chất điện li yếu là thuận nghịch.

B. Chỉ có hợp chất ion mới có thể điện li được trong nước.

C. Nước là dung môi phân cực, có vai trò quan trọng trong quá trình điện li.

D. Chất điện li phân li thành ion khi tan vào nước hoặc nóng chảy.

....

ĐỀ SỐ 3:

1. Chất nào sau đây là chất điện li yếu?

  A. C2H5OH.                     B. K2SO4.                      C. HClO.                         D. NaCl.

2. Khí nào sau đây tan rất nhiều trong nước?

  A. N2.                               B. CO2.                         C. NH3.                            D. CO.

3. Chất nào sau đây dùng làm thuốc giảm đau dạ dày cho thừa axit?

  A. CaCO3 .                      B. NH4Cl.                      C. NaHCO3.                     D. NH4HCO3.

4. Trong phòng thí nghiệm, một lượng nhỏ khí nitơ tinh khiết được điều chế từ

  A. không khí.          B. dung dịch bão hòa NH4NO2.       C. NH3 và O2.         D. Zn và HNO3.

5. Muối nào sau đây không phải là muối axit?

  A. NaHSO4.                      B. Ca(HCO3)2.              C. NH4NO3.                    D. Na2HPO4.

6. Để điều chế photpho đỏ trong công nghiệp, người ta nung quặng photphorit (ở 1200°C, trong lò điện) với 

  A. cát và sôđa.          B. cát và đá vôi.             C. than cốc và đá vôi.           D. cát và than cốc.

7. Một trong những nguyên nhân gây tử vong trong nhiều vụ cháy là do nhiễm độc khí X. Khi vào cơ thể, khí X kết hợp với hemoglobin làm giảm khả năng vận chuyển oxi của máu. Khí X là:

   A. N2.                        B. CO.                            C. CO2.                                  D. H2.

8. Chọn phát biểu sai:

A. CO  là chất khí không màu, không mùi, không vị

B. CO không tác dụng với nước, axit, kiềm ở điều kiện thường

C. CO hơi nhẹ hơn không khí, rất độc

D. Phản ứng  điều chế CO trong phòng thí nghiệm là: CH3COOH →(xt: H2SO4) 2CO + 2H2

9. Khi cho quỳ tím vào dung dịch có [H+] = 1,5.10-12 M thì quỳ tím:

  A. hóa đỏ.                        B. hóa xanh.                   C. hóa hồng.                  D. không đổi màu.

10. Nung 26,8g hỗn hợp CaCO3 và MgCO3 đến khối lượng không đổi thu được a gam chất rắn và 6,72l khí CO2 (đktc). Giá tri của a là:

A. 16,3 gam                      B. 13,6 gam                       C. 1,36 gam                 D. 1,63 gam

11. Hóa chất có thể dùng để làm khô khí NH3

  A. FeCl3 khan.           B. HNO3 đặc.                 C. CaO khan.                      D. H2SO4 đặc.

12. Nhỏ dung dịch KOH  vào dung dịch đậm đặc của muối (NH4)2SO4. Phương trình ion rút gọn của phản ứng xảy ra là

  A. NH4+ + OH- → NH3 + H2O.                                B. 2K+ + SO42- → K2SO4.

  C. KOH + NH4+ → K+ + NH3 + H2O.                      D. NH3 + H2O → NH4+ + OH-.

13. Phải dùng bao nhiêu lit khí nitơ và bao nhiêu lit khi hiđro để điều chế 17 gam NH3? Biết  hiệu suất phản ứng  là 25%,  thể tích đo ở điều kiện tiêu chuẩn.

  A. 44,8 lit và 134,4 lit.                                               B. 22,4 lit và 134,4 lit.

  C. 22,4 lit và 134,4 lit.                                               D. 44,8 lit và 67,2 lit.

14. Nhiệt phân hỗn hợp muối nitrat Zn(NO3)2, Al(NO3)3, Fe(NO3)3, Mg(NO3)2, Pb(NO3)2. Sau phản ứng thu được hỗn hợp các chất rắn X và hỗn hợp khí Y, dẫn luồng khí CO đi qua chất rắn X thì thu được hỗn hợp Z. Vậy hỗn hợp Z gồm:

  A. Zn, Al, Fe, Mg,PbO                                                  B. Zn, Al2O3, Fe, MgO, Pb  

  C. Zn, Al2O3, Fe2O3, MgO, Pb                                      D. ZnO, Al, Fe, MgO, PbO                                                

15. Có các thí nghiệm:

(a) Nhỏ dung dịch H2SO4 đậm đặc vào dung dịch Ba(HCO3)2.

(b) Đ un nóng dung dịch Mg(HCO3)2.

(c) Cho “nước đá khô” vào dung dịch axit  HF.

(d) Nhỏ dung dịch HCl vào “thủy tinh lỏng”.

(e) Nhỏ dung dịch NaOH dư vào dung dịch chứa hỗn hợp KHCO3 và CaCl2.

Số thí nghiệm thu được kết tủa là: 

  A. 5.                               B. 3.                                       C. 4.                                 D. 2.

16. Axit HNO3 tinh khiết là chất lỏng không màu, nhưng dung dịch HNO3 để lâu thường ngả sang màu vàng là do

A. dung dịch HNO3 có tính oxi hóa mạnh.

B. HNO3 tan nhiều trong nước.

C. khi để lâu thì HNO3 bị oxi hóa bởi các chất của môi trường.

D. dung dịch HNO3 có hoà tan một lượng nhỏ NO2 .

17. Cho các mệnh đề:

1. Nitơ là khí độc nên không duy trì sự hô hấp.

2. Để bảo quản P trắng người ta ngâm nó trong nước.

3. Trong tự nhiên phần lớn photpho ở dạng  tự do.

4. Nitơ được dùng trong công nghiệp luyện kim, thực phẩm, điện tử.

5. So với photpho đỏ thì photpho trắng hoạt động hóa học yếu hơn.

Số mệnh đề đúng là:

 A. 5.                               B. 3.                                       C. 4.                                 D. 2.

18. Hòa tan hoàn toàn 4,59 gam Al bằng dung dịch HNO3 loãng, dư thu được 672 ml khí N2 (đktc). Khối lượng muối thu được là:

A. 38,64 gam                    B. 36,21 gam                      C. 21,36 gam                    D. 68,21 gam

19. Chọn câu đúng:

A. Mọi chất tan đều là chất điện li mạnh                 B. Hầu hết các muối là chất điện li mạnh

C. Mọi axit đều là chất điện li mạnh                       D. Các muối không tan là chất điện li yếu

20. Cho các phát biểu sau:

(1) Kim cương có cấu trúc tinh thể dạng tứ diện đều, than chì có cấu trúc lớp, trong đó khoảng cách giữa các lớp khá lớn.

(2) Kim cương có liên kết cộng hóa trị bền, than chì thì không có liên kết cộng hóa trị.

(3) Đốt cháy kim cương hay than chì trong không khí ở nhiệt độ cao đều tạo thành khí cacbonic.

(4)  Than chì hoạt động hơn cacbon vô định hình. Số phát biểu đúng là:

A. 4.                               B. 3.                                       C. 2.                                 D. 1.

...

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ đề thi HK1 môn Hóa học 11 năm 2019-2020 Trường THPT Liễn Sơn. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào website hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Các em quan tâm có thể xem thêm các tài liệu tham khảo cùng chuyên mục:

Chúc các em học tốt  

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF