Bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Chương 2 môn Hóa học 11 năm 2020 Trường THPT Yên Định được hoc247 biên soạn và tổng hợp bên dưới đây. Tài liệu gồm các nội dung về Nitơ; Amoniac và muối amoni; Axit nitric – muối nitrat; Photpho; Axit photphoric và muối photphat; Phân bón hóa học. Các bạn xem và tải về ở dưới.
BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP CHƯƠNG 2 MÔN HÓA HỌC 11 NĂM 2020 TRƯỜNG THPT YÊN ĐỊNH
Câu 1. Tìm câu không đúng:
A. Nguyên tử của các nguyên tố nhóm VA có 5 electron ở lớp ngoài cùng
B. So với các nguyên tố cùng nhóm VA, nitơ có bán kính nguyên tử nhỏ nhất
C. So với các nguyên tố cùng nhóm VA, nitơ có tính kim loại mạnh nhất.
D. Do phân tử N2 có liên kết ba rất bền nên nitơ trơ ở nhiệt độ thường.
Câu 2. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố nhóm VA là
A. ns2np5
B. ns2np3
C. ns2np2
D. ns2np4
Câu 3. Câu nào không đúng
A. Phân tử N2 bền ở nhiệt độ thường
B. Phân tử nitơ có liên kết ba giữa hai nguyên tử
C. Phân tử nitơ còn một cặp e chưa tham gia liên kết
D. phân tử nitơ có năng lượng liên kết lớn
Câu 4. Trong phòng thí nghiệm, nitơ tinh khiết được điều chế từ
A. không khí
B. NH3 và O2
C. NH4NO2
D. Zn và HNO3
Câu 5. Trong công nghiệp, nitơ được điều chế bằng cách nào sau đây
A. Dùng than nóng đỏ tác dụng hết oxi của không khí
B. Dùng đồng để oxi hoá hết oxi của không khí ở nhiệt độ cao
C. Hoá lỏng không khí rồi chưng cất phân đoạn
D. Dùng hiđro tác dụng hết với oxi ở nhiệt độ cao rồi hạ nhiệt độ để nước ngưng tụ
Câu 6. Câu nào sau đây không đúng
A. Amoniac là khí không màu, không mùi, tan nhiều trong nước
B. Amoniac là một bazơ
C. Đốt cháy NH3 không có xúc tác thu được N2 và H2O
D. Phản ứng tổng hợp NH3 từ N2 và H2 là phản ứng thuận nghịch
Câu 7. Khí NH3 tan nhiều trong nước vì
A. là chất khí ở điều kiện thường
B. có liên kết hiđro với nước
C. NH3 có phân tử khối nhỏ
D. NH3 tác dụng với nước tạo ra môi trường bazơ
Câu 8. Chất có thể dùng để làm khô khí NH3 là
A. H2SO4 đặc
B. P2O5
C. CuSO4 khan
D. KOH rắn
Câu 9. Thành phần của dung dịch NH3 gồm
A. NH3, H2O
B. NH4+, OH-
C. NH3, NH4+, OH-
D. NH4+, OH-, H2O, NH3
Câu 10. Câu nào không đúng
A. Dung dịch NH3 có tính chất của một dung dịch bazơ, do đó nó có thể tác dụng với dung dịch axit
B. Dung dịch NH3 tác dụng với dung dịch muối của mọi kim loại
C. Dung dịch NH3 tác dụng với dung dịch muối kim loại mà hyđroxit của nó không tan trong nước
D. Dung dịch NH3 hoà tan được một số hyđroxit và muối ít tan của Ag+, Cu2+, Zn2+
Câu 11. Khi đốt khí NH3 trong khí clo, khói trắng bay ra là
A. NH4Cl
B. HCl
C. N2
D. Cl2
Câu 12. Phương trình phản ứng nào sau đây không thể hiện tính khử của NH3
A. 4NH3 + 5O2 → 4NO + 6H2O
B. NH3 + HCl → NH4Cl
C. 8NH3 + 3Cl2 → N2 + 6NH4Cl
D. 2NH3 + 3CuO → 3Cu + N2 + 3H2O
Câu 13. Dung dịch NH3 có thể hoà tan Zn(OH)2 là do
A. Zn(OH)2 là hiđroxit lưỡng tính
B. Zn(OH)2 là một bazơ ít tan
C. Zn(OH)2 có khả năng tạo thành với NH3 phức chất tan
D. NH3 là một hợp chất có cực và là một bazơ yếu
Câu 14. Có thể phân biệt muối amoni với muối khác bằng cách cho nó tác dụng với kiềm mạnh vì khi đó
A. muối amoni chuyển thành màu đỏ
B. thoát ra một chất khí không màu, mùi khai và xốc
C. thoát ra một chất khí màu nâu đỏ
D. thoát ra chất khí không màu, không mùi
Câu 15. Để điều chế 2 lít NH3 từ N2 và H2 với hiệu suất 25% thì thể tích N2 cần dùng ở cùng điều kiện là
A. 8 lít
B. 2 lít
C. 4 lít
D. 1 lít
Câu 16. Dùng 4,48 lít khí NH3 (đktc) sẽ khử được bao nhiêu gam CuO
A. 48
B. 12
C. 6
D. 24
Câu 17. Hiện tượng nào xảy ra khi dẫn khí NH3 đi qua ống đựng bột CuO nung nóng
A. Bột CuO từ màu đen sang màu trắng
B. Bột CuO từ màu đen sang màu đỏ, có hơi nước ngưng tụ
C. Bột CuO từ màu đen sang màu xanh, có hơi nước ngưng tụ
D. Bột CuO không thay đổi màu
Câu 18. Muối được sử dụng làm bột nở cho bánh quy xốp là muối
A. NH4HCO3
B. (NH4)2CO3
C. Na2CO3
D. NaHCO3
Câu 19. Thể tích khí N2 (đktc) thu được khi nhiệt phân 10 gam NH4NO2 là
A. 11,2 lít
B. 5,6 lít
C. 3,5 lít
D. 2,8 lít
Câu 20. Hỗn hợp A gồm N2 và H2 theo tỉ lệ 1:3 về thể tích. Tạo phản ứng giữa N2 và H2 cho ra NH3. Sau phản ứng được hỗn hợp khí B. Tỷ khối của A so với B là 0,6. Hiệu suất phản ứng tổng hợp NH3 là
A. 85%
B. 50%
C. 70%
D. 85%
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Câu 50. Nếu toàn bộ quá trình điều chế HNO3 có hiệu suất 80% thì từ 1 mol NH3 sẽ thu được một lượng HNO3 là
A. 63 gam
B. 50,4 gam
C. 78,75 gam
D. 31,5 gam
Câu 51. Cho 1,5 lít NH3 (đktc) qua ống sứ đựng 16 gam CuO nung nóng thu được chất rắn X. Thể tích dung dịch HCl 2M đủ để tác dụng hết với X là
A. 1 lít
B. 0,1 lít
C. 0,01 lít
D. 0,2 lít
Câu 52. Dùng 56 m3 khí NH3 (đktc) để điều chế HNO3. Biết rằng chỉ có 92% NH3 chuyển hoá thành HNO3. Khối lượng dung dịch HNO3 40% thu được là
A. 36,225 kg
B. 362,25 kg
C. 36225 kg
D. 3622,5 kg
Câu 53. Nhiệt phân KNO3 thu được
A. KNO2, NO2, O2
B. K, NO2, O2
C. K2O, NO2
D. KNO2, O2
Câu 54. Nhiệt phân Cu(NO3)2 thu được
A. Cu, O2, N2
B. Cu, NO2, O2
C. CuO, NO2, O2
D. Cu(NO2)2, O2
Câu 55. Nhiệt phân AgNO3 thu được
A. Ag2O, NO2
B. Ag2O, NO2, O2
C. Ag, NO2, O2
D. Ag2O, O2
Câu 56. Nhiệt phân Fe(NO3)2 trong không khí thu được
A. FeO, NO2, O2
B. Fe, NO2, O2
C. Fe2O3, NO2
D. Fe2O3, NO2, O2
Câu 57. Câu nào không đúng khi nói về muối nitrat
A. tất cả đều tan trong nước
B. tất cả đều là chất điện li mạnh
C. tất cả đều không màu
D. tất cả đều kém bền đối với nhiệt
Câu 58. Đưa tàn đóm vào bình đựng KNO3 ở nhiệt độ cao thì có hiện tượng
A. tàn đóm tắt ngay
B. tàn đóm cháy sáng
C. không có hiện tượng gì
D. có tiếng nổ
Câu 59. Dung dịch nào sau đây không hoà tan được đồng kim loại
A. dung dịch HNO3
B. hỗn hợp NaNO3 và HCl
C. dung dịch FeCl3
D. dung dịch FeCl2
Câu 60. Thuốc thử dùng để nhận biết 3 dung dịch: HCl, HNO3 và H3PO4 là
A. quỳ tím
B. Cu
C. dung dịch AgNO3
D. Cu và AgNO3
Câu 61. Cho 13,5 gam Al tác dụng vừa đủ với 2,2 lít dung dịch HNO3 thu được hỗn hợp khí NO và N2O có tỷ khối so với H2 là 19,2. Nồng độ mol của dung dịch HNO3
A. 0,50 M
B. 0,68 M
C. 0,86 M
D. 0,90 M
Câu 62. Cho 1,86 gam hợp kim Mg và Al vào dung dịch HNO3 loãng dư thấy có 560 ml (đktc) khí N2O duy nhất bay ra. Khối lượng của Mg trong hợp kim là
A. 2,4 gam
B. 0,24 gam
C. 0,36 gam
D. 3,6 gam
Câu 63. Dung dịch X chứa: NH4+, Fe2+, Fe3+, NO3-. Để chứng minh sự có mặt của các ion trong X cần dùng
A. dung dịch kiềm, giấy quỳ, H2SO4 đặc, Cu
B. dung dịch kiềm, giấy quỳ
C. giấy quỳ, Cu
D. Các chất khác
Câu 70. Cho 4,16 gam Cu tác dụng vừa đủ với 120 ml dung dịch HNO3 thì thu được 2,464 lít khí (đktc) hỗn hợp hai khí NO và NO2. Nồng độ mol của HNO3 là
A. 1 M
B. 0,1 M
C. 2 M
D. 0,5 M
Câu 71. Cho dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào 50 ml dung dịch X có chứa NH4+, SO42- và NO3- thì có 11,65 gam một kết tủa được tạo ra và đun nóng thì có 4,48 lít (đktc) một chất khí bay ra. Nồng độ mol của mỗi muối trong dung dịch X là
A. (NH4)2SO4: 1M; NH4NO3: 2M
B. (NH4)2SO4: 2M; NH4NO3: 1M
C. (NH4)2SO4: 1M; NH4NO3: 1M
D. (NH4)2SO4: 0,5M; NH4NO3: 2M
Câu 72. Phản ứng nào không đúng
A. 4P + 2O2 → 2P2O5
B. 2PH3 + O2 → P2O5 + 3H2O
C. PCl3 + 3H2O → H3PO3 + 3HCl
D. P2O3 + H2O → H3PO4
Câu 73. Công thức hoá học của magie photphua là
A. Mg2P2O7
B. Mg2P3
C. Mg3P2
D. Mg3(PO4)2
Câu 74. Trong dung dịch H3PO4 có bao nhiêu loại ion khác nhau
A. 2
B. 3
C. 4
D. vô số
Câu 75. Hoà tan 1 mol Na3PO4 vào nước. Số mol Na+ được hình thành sau khi tách ra khỏi muối là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 76. Trong phản ứng: H2SO4 + P → H3PO4 + SO2 + H2O. Hệ số của P là (nguyên, tối giản)
A. 1
B. 2
C. 4
D. 5
...
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Chương 2 môn Hóa học 11 năm 2020 Trường THPT Yên Định. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Bộ 231 Câu trắc nghiệm ôn tập Chương 2 Nito - Photpho môn Hóa học 11 năm 2019-2020
- Bộ 128 câu trắc nghiệm ôn tập chương 2 môn Hóa học 11 năm 2020 Trường THPT Dương Văn Dương
Chúc các em học tốt!