Với mục đích có thêm tài liệu cung cấp giúp các em học sinh lớp 8 có tài liệu học tập. HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Bộ câu hỏi rèn luyện ôn tập hè phần Tuần Hoàn môn Sinh học 8 có đáp án được HOC247 biên tập và tổng hợp. Hi vọng tài liệu sẽ giúp ích cho các em.
Chúc các em có kết quả học tập tốt!
BỘ CÂU HỎI RÈN LUYỆN ÔN TẬP HÈ PHẦN TUẦN HOÀN MÔN SINH HỌC 8
Câu 1: Chọn từ thích hợp: huyết tương, bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu, điền vào chỗ trống những câu sau:
Trả lời:
Máu gồm huyết tương và các tế bào máu
Các tế bào máu gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.
Câu 2:
1. Khi cơ thể bị mất nước nhiều (tiêu chảy, lao động nặng ra mồ hôi nhiều …), máu có thể lưu thông dễ dàng trong mạch nữa không?
2. Thành phần các chất trong huyết tương có gợi ý gì về chức năng của nó?
3. Vì sao máu từ phổi về tim rồi tới các tế bào có màu đỏ tươi, còn máu từ các tế bào về tim rồi tới phổi có màu đỏ thẫm?
Trả lời:
1. Khi cơ thể bị mất nước nhiều thì máu không thể lưu thông trong mạch nữa vì sẽ không duy trì được máu, các chất dinh dưỡng, chất cần thiết khác và chất thải ở trạng thái lỏng.
2. Thành phần các chất trong huyết tương gồm: nước (90%) và chất dinh dưỡng, chất cần thiết khác, muối khoáng, chất thải (10%).
Chức năng của huyết tương là duy trì máu ở trạng thái lỏng để lưu thông dễ dàng trong mạch; vận chuyển các chất dinh dưỡng, các chất cần thiết khác và các chất thải.
3. Máu từ phổi về tim rồi tới các tế bào do hồng cầu có Hb khi kết hợp với O2 làm máu có màu đỏ tươi. Máu từ các tế bào về tim rồi tới phổi do hồng cầu có Hb kết hợp với CO2 làm máu có màu đỏ thẫm.
Câu 3:
1. Các tế bào cơ, não của cơ thể có thể trực tiếp trao đổi các chất với môi trường ngoài được không?
2. Sự trao đổi chất của tế bào trong cơ thể người với môi trường ngoài phải gián tiếp thông qua các yếu tố nào?
Trả lời:
1. Các tế bào cơ, não nằm ở các phần sâu trong cơ thể người, không được liên hệ trực tiếp với môi trường ngoài nên không thể trực tiếp trao đổi chất với môi trường ngoài.
2. Sự trao đổi chất của các tế bào trong cơ thể người với môi trường ngoài phải gián tiếp thông qua môi trường trong gồm máu, nước mô và bạch huyết. Môi trường trong giúp tế bào thường xuyên liên hệ với môi trường ngoài trong quá trình trao đổi chất.
Câu 4: Em hãy hoàn chỉnh các thông tin sau:
Trả lời:
- Thành phần cơ bản của máu là huyết tương và các tế bào máu.
- Vận chuyển các chất dinh dưỡng, chất thải và các chất cần thiết khác trong cơ thể là chức năng của huyết tương.
- Các chất lấy từ môi trường ngoài và đưa tới các tế bào của cơ thể là nhờ các hệ cơ quan bao gồm da, hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, hệ bài tiết.
Câu 5:
- Máu gồm những thành phần cấu tạo nào?
- Nêu chức năng của huyết tương và hồng cầu?
Trả lời:
- Máu gồm huyết tương (55%) và các tế bào máu (45%). Các tế bào máu gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.
- Huyết tương duy trì máu ở trạng thái lỏng để lưu thông dễ dàng trong mạch; vận chuyển các chất dinh dưỡng, các chất cần thiết khác và các chất thải.
Hồng cầu vận chuyển O2 và CO2.
Câu 6: Có thể thấy môi trường trong ở những cơ quan, bộ phận nào của cơ thể?
Trả lời:
Có thể thấy môi trường trong ở tất cả các cơ quan, bộ phận của cơ thể.
Môi trường trong luôn lưu chuyển và bao quanh mọi tế bào, giúp tế bào thường xuyên liên hệ với môi trường ngoài thông qua các hệ cơ quan như da, hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, hệ bài tiết.
Câu 7:
- Cơ thể em nặng bao nhiêu kg?
- Đọc phần “Em có biết” và thử tính xem cơ thể em có khoảng bao nhiêu lít máu?
Trả lời:
- Ví dụ: Nữ 45 kg. Lượng máu gần đúng của cơ thể là: 45 × 70 = 3150 ml máu.
- Ví dụ: Nam 65 kg. Lượng máu gần đúng của cơ thể là: 65 × 80 = 5200 ml máu.
Câu 8:
- Môi trường trong của cơ thể gồm những thành phần nào?
- Chúng có quan hệ với nhau như thế nào?
Trả lời:
- Môi trường trong của cơ thể gồm máu, nước mô, bạch huyết.
- Môi trường trong cơ thể có vai trò giúp các tế bào trong cơ thể thường xuyên liên hệ với môi trường ngoài trong quá trình trao đổi chất.
+ Một số thành phần của máu thẩm thấu qua thành mạch máu tạo ra nước mô.
+ Nước mô thẩm thấu qua thành mạch bạch huyết tạo ra bạch huyết.
+ Bạch huyết lưu chuyển trong mạch bạch huyết rồi lại đổ về tĩnh mạch máu và hoà vào máu.
Câu 9: Hãy đánh dấu × vào ô ở đầu câu trả lời không đúng.
Trả lời:
Thành phần cấu tạo của máu:
x |
a) Huyết tương. |
x |
b) Hồng cầu. |
x |
c) Bạch cầu. |
x |
d) Tiểu cầu. |
e) Nước mô và bạch huyết. |
Câu 10:
1. Sự thực bào là gì? Những loại bạch cầu nào thường tham gia thực bào?
2. Tế bào limphô B đã chống lại các kháng nguyên bằng cách nào?
3. Tế bào limphô T đã phá hủy các tế bào cơ thể bị nhiễm vi khuẩn, virut bằng cách nào?
Trả lời:
1. Sự thực bào là khi các vi sinh vật xâm nhập vào một mô nào đó của cơ thể, hoạt động đầu tiên của các bạch cầu để bảo vệ cơ thể.
Bạch cầu trung tính và bạch cầu mônô (đại thực bào) thường tham gia thực bào.
2. Tế bào limphô B đã tiết kháng thể vô hiệu hóa kháng nguyên trên bề mặt các tế bào vi khuẩn theo cơ chế chìa khóa – ổ khóa (kháng nguyên nào thì kháng thể ấy).
3. Tế bào limphô T (tế bào T độc) tiết các phân tử prôtêin đặc hiệu tạo lỗ thủng xâm nhập vào các tế bào nhiễm vi khuẩn, virut; sau đó phá hủy tế bào bị nhiễm bệnh.
Câu 11:
1. Miễn dịch là gì?
2. Nêu sự khác nhau của miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo?
Trả lời:
1. Miễn dịch là khả năng cơ thể không bị mắc một bệnh nào đó.
2. Sự khác nhau giữa miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo là:
- Miễn dịch tự nhiên: bao gồm miễn dịch bẩm sinh (loài người không bị mắc một số bệnh của động vật như toi gà, lở mồm long móng…) và miễn dịch tập nhiễm (miễn dịch đạt được – khi người từng 1 lần bị mắc bệnh nhiễm khuẩn nào đó như sởi, quai bị, thủy đậu … thì sau đó sẽ không mắc lại nữa).
- Miễn dịch nhân tạo: Là miễn dịch có được sau khi đã từng được tiêm phòng (chích ngừa) vacxin của 1 bệnh nào đó (bệnh bại liệt, uốn ván, lao…).
Câu 12: Điền nội dung thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện những câu sau:
Trả lời:
Các bạch cầu tham gia bảo vệ cơ thể bằng các cơ chế thực bào, tạo kháng thể để vô hiệu hóa kháng nguyên, phá hủy các tế bào đã bị nhiễm bệnh.
Miễn dịch là khả năng cơ thể không bị mắc một bệnh nào đó. Miễn dịch có thể là miễn dịch tự nhiên hay miễn dịch nhân tạo.
Câu 13: Các bạch cầu đã tạo nên những hàng rào phòng thủ nào để bảo vệ cơ thể?
Trả lời:
Các bạch cầu tạo nên 3 hàng rào phòng thủ để bảo vệ cơ thể là :
- Thực bào do hoạt động của các bạch cầu trung tính và bạch cầu mônô (đại thực bào).
- Tạo kháng thể để vô hiệu hóa kháng nguyên do hoạt động của các bạch cầu limphô B.
- Phá hủy các tế bào đã bị nhiễm bệnh nhờ các bạch cầu limphô T.
Câu 14: Bản thân em đã có miễn dịch với những bệnh nào từ sự mắc bệnh trước đó và những bệnh nào từ sự tiêm phòng (chích ngừa)?
Trả lời:
- Bản thân em đã miễn dịch với các bệnh từ sự mắc bệnh trước đó là: bệnh thủy đậu, bệnh sốt phát ban, bệnh quai bị, bệnh sởi…
- Miễn dịch với các bệnh từ sự tiêm phòng (chích ngừa) như: bệnh bại liệt, bệnh uấn ván, bệnh lao,…
Câu 15: Người ta thường tiêm phòng (chích ngừa) cho trẻ em những loại bệnh nào?
Trả lời:
Người ta thường tiêm phòng (chích ngừa) cho trẻ em những loại bệnh sau : sởi, lao, ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt.
-----
-(Để xem tiếp nội dung của tài liệu, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
Trên đây là trích đoạn một phần nội dung tài liệu Bộ câu hỏi rèn luyện ôn tập hè phần Tuần Hoàn môn Sinh học 8 có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục: