Nhằm giúp các em học sinh lớp 8 có thêm tài liệu học tập ôn tập hè HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Bộ câu hỏi rèn luyện ôn tập hè phần Hô hấp môn Sinh học 8 có đáp án được HOC247 biên tập và tổng hợp. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em, chúc các em có kết quả học tập tốt!
BỘ CÂU HỎI RÈN LUYỆN ÔN TẬP HÈ PHẦN HÔ HẤP MÔN SINH HỌC 8 CÓ ĐÁP ÁN
Câu 1:
1. Hô hấp có liên quan như thế nào với các hoạt động sống của tế bào và cơ thể?
2. Hô hấp gồm những giai đoạn chủ yếu nào?
3. Sự thở có ý nghĩa gì?
Trả lời:
1. Mọi hoạt động sống của tế bào và cơ thể đều cần năng lượng. Sự sản sinh và tiêu dùng năng lượng trong cơ thể có liên quan tới O2 và CO2. Mà, hô hấp là quá trình không ngừng cung cấp O2 cho các tế bào của cơ thể và loại CO2 khỏi cơ thể do các tế bào thải ra.
2. Hô hấp gồm 2 giai đoạn: Trao đổi khí ở phổi và trao đổi khí ở tế bào.
3. Sự thở giúp cơ thể trao đổi khí (thông khí ở phổi) với môi trường ngoài.
Câu 2:
1. Những đặc điểm cấu tạo nào của các cơ quan trong đường dẫn khí có tác dụng làm ẩm, làm ấm không khí khi đi vào phổi và đặc điểm nào tham gia bảo vệ phổi tránh khỏi các tác nhân có hại?
2. Nêu đặc điểm cấu tạo của phổi để tăng diện tích bề mặt trao đổi khí?
3. Nêu nhận xét về chức năng chung của đường dẫn khí và của hai lá phổi.
Trả lời:
1.* Những đặc điểm cấu tạo của các cơ quan trong đường dẫn khí:
- Làm ẩm không khí là do lớp niêm mạc tiết chất nhày lót bên trong đường dẫn khí.
- Làm ấm không khí do lớp mao mạch dày đặc, lớp niêm mạc rung chuyển động liên tục.
* Tham gia bảo vệ phổi:
- Lông mũi giữ lại các hạt bụi lớn, chất nhày do niêm mạc tiết ra giữ lại các hạt bụi nhỏ, lớp lông rung quét chúng ra khỏi khí quản.
- Nắp thanh quản (sụn thanh thiệt) đậy kín đường hô hấp cho thức ăn khỏi lọt vào khi nuốt.
- Các tế bào limphô ở các hạch amiđan, V.A tiết ra các kháng thể để vô hiệu hoá các tác nhân gây nhiễm.
2. Đặc điểm cấu tạo của phổi để tăng diện tích bể mặt trao đổi khí:
- Bao ngoài 2 lá phổi có 2 lớp màng, lớp ngoài dính chặt với lồng ngực và lá trong dính với phổi, giữa chúng là lớp dịch rất mỏng làm áp suất trong âm hoặc bằng không, do đó phổi nở rộng và xốp.
- Có tới 700 - 800 triệu phế nang cấu tạo nên phổi làm cho diện tích bề mặt trao đổi khí lên tới 70 - 80m2.
3. Đường dẫn khí và hai lá phổi giúp cơ thể thực hiện quá trình hô hấp.
- Đường dẫn khí có chức năng dẫn không khí vào và ra; làm sạch, làm ấm và làm ẩm không khí vào phổi; bảo vệ phổi khỏi các tác nhân có hại.
- Chức năng của phổi: trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường ngoài.
Câu 3: Điền nội dung thích hợp vào chỗ trống của những câu sau:
Trả lời:
Hô hấp là quá trình không ngừng cung cấp O2 cho các tế bào của cơ thể và loại CO2 khỏi cơ thể do các tế bào thải ra.
Quá trình hô hấp gồm sự thở, trao đổi khí ở phổi và trao đổi khí ở tế bào.
Hô hấp gồm các cơ quan ở đường dẫn khí và hai lá phổi.
Đường dẫn khí có chức năng: dẫn khí vào và ra; làm ẩm, làm ấm không khí đi vào và bảo vệ phổi. Phổi là nơi trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường ngoài.
Câu 3: Hô hấp có vai trò quan trọng như thế nào đối với cơ thể sống?
Trả lời:
Hô hấp là quá trình không ngừng cung cấp O2 cho tế bào để duy trì mọi hoạt động sống của tế bào và cơ thể và loại CO2 ra khỏi cơ thể.
Câu 4: Cấu tạo hệ hô hấp của người có gì giống và khác với hệ hô hấp của thỏ?
Trả lời:
Hô hấp của người |
Hô hấp của thỏ |
|
Giống nhau |
- Đều nằm trong khoang ngực và được ngăn cách với khoang bụng bởi cơ hoành. - Đều gồm đường dẫn khí và hai lá phổi. - Đường dẫn khí đều có mũi, hầu, thanh quản, khí quản, phế quản. - Mỗi lá phổi đều được cấu tạo bởi các phế nang tập hợp thành từng cụm, bao quanh mỗi túi phổi là một mạng mao mạch dày đặc. - Bao bọc phổi có 2 lớp màng: lá thành dính vào thành ngực và lá tạng dính vào phổi, giữa 2 lớp màng là chất dịch. |
|
Khác nhau |
Thanh quản phát triển mạnh về chức năng phát âm |
Kém phát triển hơn |
Câu 5: Hãy giải thích câu nói: chỉ cần ngừng thở 3 – 5 phút thì máu qua phổi sẽ chẳng có ôxi để mà nhận.
Trả lời:
Trong 3 – 5 phút ngừng thở, không khí trong phổi cũng ngừng lưu thông, nhưng tim không ngừng đập, máu không ngừng lưu thông qua các mao mạch ở phổi, trao đổi khí ở phổi cũng không ngừng diễn ra, O2 trong không khí ở phổi không ngừng khuếch tán vào máu và CO2 không ngừng khuếch tán ra. Bởi vậy, nồng độ O2 trong không khí ở phổi hạ thấp tới mức không đủ áp lực để khuếch tán vào máu nữa.
Câu 6: Nhờ đâu mà nhà du hành vũ trụ, người lính cứu hỏa, người thợ lặn có thể hoạt động bình thường trong môi trường thiếu ôxi (trong không gian vũ trụ, dưới đại dương …)?
Trả lời:
Khi ở trong không gian vũ trụ, trong đám cháy, dưới đáy đại dương nhà du hành vũ trụ, người lính cứu hỏa, người thợ lặn đều mang theo bình khí O2 dự phòng để hoạt động hô hấp diễn ra bình thường.
Câu 7:
1. Các cơ xương ở lồng ngực đã phối hợp hoạt động với nhau như thế nào để làm tăng thể tích lồng ngực khi hít vào và làm giảm thể tích lồng ngực khi thở ra?
2. Dung tích phổi khi hít vào và thở ra bình thường và gắng sức có thể phụ thuộc vào các yếu tố nào?
Trả lời:
1. Các cơ xương ở lổng ngực đã phối hợp hoạt động với nhau như sau:
- Cơ liên sườn ngoài co làm các xương ức và xương sườn có điểm tựa linh động với cột sống chuyển động đồng thời theo 2 hướng: lên trên và ra 2 bên làm lồng ngực mở rộng ra 2 bên là chủ yếu.
- Cơ hoành co làm lồng ngực mở rộng thêm về phía dưới, ép xuống khoang bụng.
- Cơ liên sườn ngoài và cơ hoành dãn ra, các xương sườn được hạ xuống làm lổng ngực thu nhỏ trở về vị trí cũ.
2. Dung lích phổi có thể phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Tầm vóc.
- Giới tính.
- Tình trạng sức khỏe, bệnh tật.
- Sự luyện tập.
Câu 8:
1. Hãy giải thích sự khác nhau ở mỗi thành phần của khí hít vào và thở ra.
2. Dựa vào hình 21.4 SGK hãy mô tả về sự khuếch tán của O2và CO2.
Trả lời:
1. Giải thích sự khác nhau:
- Tỉ lệ % O2 khi thở ra thấp, vì O2 đã khuếch tán từ phế nang vào mao mạch máu.
- Tỉ lệ % CO2 khi thở ra cao, do CO2 đã khuếch tán từ máu mao mạch ra phế nang.
- Hơi nước bão hoà khi thở ra do được làm ẩm bởi lớp niêm mạc tiết chất nhày phủ toàn bộ đường dẫn khí.
- Tỉ lệ % N2 trong khí hít vào và thở ra khác nhau không nhiều, khi thở ra có cao hơn chút do tỉ lệ O2 bị hạ thấp hẳn. Sự khác nhau này không có ý nghĩa sinh học.
2. Mô tả sự khuếch tán của O2 và CO2:
- Trao đổi khí ở phổi:
+ Nồng độ O2 trong không khí ở phế nang cao hơn trong mao mạch máu nên O2 khuếch tán từ phế nang vào máu.
+ Nồng độ CO2 trong mao mạch máu cao hơn trong không khí ở phế nang, nên CO2 khuếch tán từ máu vào phế nang.
- Trao đổi khí ở tế bào:
+ Nồng độ O2 trong máu cao hơn trong tế bào nên O2 khuếch tán từ máu vào tế bào.
+ Nồng độ CO2 trong tế bào cao hơn trong máu nên CO2 khuếch tán từ tế bào vào máu.
Câu 9: Điền nội dung thích hợp vào chỗ trống những câu sau:
Trả lời:
Nhờ hoạt động của lồng ngực với sự tham gia của các cơ hô hấp mà ta thực hiện hít vào và thở ra, giúp cho không khí trong phổi thường xuyên được đổi mới.
Trao đổi khí ở phổi gồm sự khuếch tán của O2 từ không khí ở phế nang vào máu và của CO2 từ máu vào không khí phế nang.
Trao đổi khí ở tế bào gồm sự khuếch tán của O2 từ máu vào tế bào và của CO2 từ tế bào vào máu.
Câu 10: Trình bày tóm tắt quá trình hô hấp ở cơ thể người.
Trả lời:
- Nhờ sự hoạt động của các cơ hô hấp làm thay đổi thể tích lồng ngực mà ta thực hiện được hít vào và thở ra, giúp cho không khí trong phổi thường xuyên được đổi mới.
- Trao đổi khí ở phổi gồm sự khuếch tán O2 từ không khí ở phế nang vào máu và của CO2 từ máu vào không khí phế nang.
- Trao đổi khí ở tế bào gồm sự khuếch tán của CO2 từ máu vào tế bào và của CO2 từ tế bào vào máu.
Câu 11: Hô hấp ở cơ thể người và thỏ có gì khác nhau?
Trả lời:
Người |
Thỏ |
|
Giống nhau |
- Cũng gồm các giai đoạn thông khí ở phổi, trao đổi khí ở phổi và trao đổi khí ở tế bào. - Sự trao đổi khí ở phổi và tế bào cũng theo cơ chế khuếch tán từ nơi có nồng độ cao tới nơi nồng độ thấp. |
|
Khác nhau |
Sự thông khí ở phổi do nhiều cơ phối hợp hơn và tổng ngực dãn nở về phía 2 bên. |
Sự thông khí ở phổi chủ yếu do hoạt động của cơ hoành và lồng ngực, do bị ép giữa hai chi trước nên không giãn nở về phía 2 bên. |
Câu 12: Khi lao động nặng hay chơi thể thao, nhu cầu trao đổi khí của cơ thể tăng cao, hoạt động hô hấp của cơ thể có thể thay đổi thế nào để đáp ứng nhu cầu đó?
Trả lời:
Khi lao động nặng hay chơi thể thao là nhu cầu trao đổi khí của cơ thể tăng cao, hoạt động hô hấp của cơ thể có thể biến đổi theo hướng vừa tăng nhịp hô hấp (thở nhanh hơn), vừa tăng dung tích hô hấp (thở sâu hơn).
Câu 13:
1. Trong không khí có những loại tác nhân nào gây tác hại tới hoạt động hô hấp?
2. Hãy đề các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân có hại
Trả lời:
1. Các tác nhân chủ yếu gây hại cho hệ hô hấp của người:
- Bụi; các khí độc hại như nitơ ôxit (NOx), lưu huỳnh ôxit (SOx), cacbon ôxit (CO)…; các chất độc (nicôtin, nitrôzamin, …)
- Các vi sinh vật gây bệnh.
2. Các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp:
+ Trồng nhiều cây xanh trên đường phố, trường học, bệnh viện và nơi ở.
+ Hạn chế việc sử dụng các thiết bị thải ra các khí độc hại.
+ Không hút thuốc.
+ Xây dựng nơi làm việc và nơi ở có đủ nắng, gió, tránh ẩm thấp.
+ Thường xuyên dọn vệ sinh.
+ Không xả rác bừa bãi.
+ Đeo khẩu trang khi đi ngoài đường phố và khi làm vệ sinh.
-----
-(Để xem tiếp nội dung của tài liệu, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
Trên đây là trích đoạn một phần tài liệu Bộ câu hỏi rèn luyện ôn tập hè phần Hô hấp môn Sinh học 8 có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục: