Mời quý thầy cô cùng các em học sinh tham khảo tài liệu TrBộ câu hỏi ôn tập môn Hóa học 11 năm 2019-2020. Tài liệu bao gồm các hỏi trắc nghiệm hoàn thành trong thời gian nhất định. Hy vọng bộ đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập hiệu quả và đạt điểm số cao trong kì thi sắp tới.
BỘ CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN HÓA HỌC 11 NĂM HỌC 2019-2020
Câu 1: Chất nào sau đây là chất điện li yếu?
A. NaCl. B.AgCl. C. HI. D. HF
Câu 2: Dãy các chất nào sau đây đều là các chất không điện ly?
A. H2O, HClO, CH3COOH, Mg(OH)2. B. CH3COOH, NaOH, HCl và Ba(OH)2.
C. NaOH, NaCl, CaCO3 và HNO3. D. C2H5OH, C6H12O6 và CH3CHO.
Câu 3:Chất nào sau đây là chất điện li mạnh?
A. NaOH. B. HF. C. CH3COOH. D. C2H5OH.
Câu 4: Chất nào sau đây thuộc loại điện li mạnh?
A. CH3COOH. B. NaCl. C. C2H5OH. D. H2O.
Câu 5: Trong các cặp chất dưới đây, cặp chất nào cùng tồn tại trong một dung dịch?
A. NaAlO2 và HCl. B. AgNO3 và NaCl.
C. NaHSO4 và NaHCO3. D. CuSO4 và AlCl3.
Câu 6: Chất nào sau đây là chất điện li yếu?
A. NH4Cl. B. Na2CO3. C. HNO3. D. NH3.
Câu 7:Chất nào sau đây là chất điện li yếu?
A. HNO3 B. Na2CO3 C. NaOH D. CH3COOH
Câu 8: Chất nào sau đây là chất điện li yếu?
A. H2O. B. HCl. C. NaOH. D. NaCl.
Câu 9: Chất nào sau đây thuộc loại chất điện li mạnh?
A. CH3COOH. B. C2H5OH. C. H2O. D. NaCl.
Câu 10: Phương trình 2H+ + S2- → H2S là phương trình ion rút gọn của phản ứng?
A. FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S.
B. 5H2SO4 đặc + 4Mg → 4MgSO4 + H2S + 4H2O.
C. K2S + 2HCl → 2KCl + H2S.
D. BaS + H2SO4 → BaSO4 + H2S.
Câu 11: Cho dung dịch X chứa các ion: H+, Ba2+, NO3- vào dung dịch Y chứa các ion: Na+, SO32-, SO42-, S2-. Số phản ứng xảy ra là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 12: Cho dãy các chất: NaOH, Sn(OH)2, Pb(OH)2, Al(OH)3, Cr(OH)3. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là:
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 13: Dung dịch axit mạnh H2SO4 0,1M có:
A. pH = 1. B. pH > 1. C. pH < 1. D. [H+] > 0,2M.
Câu 14: Cho các phản ứng hóa học sau:
(1) NaHS + NaOH →
(2) Ba(HS)2 + KOH →
(3) Na2S + HCl →
(4) CuSO4 + Na2S →
(5) FeS + HCl →
(6) NH4HS + NaOH →
Các phản ứng đều có cùng một phương trình ion rút gọn là:
A. (3), (4), (5). B. (1), (2). C. (1), (2), (6). D. (1), (6).
Câu 15: Có các dung dịch: KNO3, Cu(NO3)2, FeCl3, AlCl3, NH4Cl. Chỉ dùng hóa chất nào sau đây có thể nhận biết được các dung dịch trên?
A. NaOH dư. B. AgNO3. C. Na2SO4. D. HCl.
Câu 16: Chất nào dưới đây không phân li ra ion khi hòa tan trong nước?
A. MgCl2. B. HClO3.
C. C6H12O6 (glucozơ). D. Ba(OH)2.
Câu 17: Cho dãy các chất: Cr(OH)3, Al2(SO4)3, Mg(OH)2, Zn(OH)2, MgO, CrO3. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là
A. 2. B. 4. C. 5. D. 3.
Câu 18: Cho các phản ứng sau:
(a) FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S
(b) Na2S + 2HCl → 2NaCl + H2S
(c) 2AlCl3 + 3Na2S + 6H2O → 2Al(OH)3 + 3H2S + 6NaCl
(d) KHSO4 + KHS → K2SO4 + H2S
(e) BaS + H2SO4 loãng → BaSO4 + H2S
Số phản ứng có phương trình ion rút gọn: S2- + 2H+ → H2S là:
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 19: Có 4 lọ dung dịch riêng biệt: X, Y, Z và T chứa các chất khác nhau trong số 4 chất: (NH4)2CO3, KHCO3, NaNO3, NH4NO3. Bằng cách dùng dung dịch Ca(OH)2 cho lần lượt vào từng dung dịch, thu được kết quả sau:
Chất |
X |
Y |
Z |
T |
Thuốc thử: |
Kết tủa trắng |
Khí mùi khai |
Không có hiện tượng |
Kết tủa trắng, khí mùi khai |
Nhận xét nào sau đây đúng?
A. X là dung dịch NaNO3. B. T là dung dịch (NH4)2CO3.
C. Y là dung dịch KHCO3. D. Z là dung dịch NH4NO3.
Câu 20: Cho dãy các chất: Al2(SO4)3; C2H5OH; C12H22O11 (saccarozơ); CH3COOH; Ca(OH)2; CH3COONH4. Số chất điện li là:
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 21: Phương trình ion thu gọn: Ca2+ + CO32- →CaCO3 là của phản ứng xảy ra giữa cặp chất nào sau đây?
(1) CaCl2 + Na2CO3 →
(2) Ca(OH)2 + CO2 →
(3) Ca(HCO3)2 + NaOH →
(4) Ca(NO3)2 + (NH4)2CO3 →
A. (1) và (2). B. (2) và (3). C. (1) và (4). D. (2) và (4).
Câu 22: Cho dãy các chất sau: NaHCO3, (NH4)2CO3, NH4Cl, Al2O3, K2CO3, K2SO4. Có bao nhiêu chất trong dãy vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dung dịch NaOH?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 23: Tập hợp các ion nào sau đây có thể tồn tại đồng thời trong cùng một dung dịch?
A. NH4+, Na+, HCO3-, OH-. B. Fe2+, NH4+, NO3-, SO42-.
C. Na+, Fe2+, OH-, NO3-. D. Cu2+, K+, OH-, NO3-.
Câu 24: Cho dung dịch chứa các ion sau: Na+, Mg2+, Ba2+, H+, Cl-. Muốn loại được nhiều cation ra khỏi dung dịch, có thể cho tác dụng với các chất nào sau đây?
A. Na2CO3. B. Na2SO4. C. K2CO3. D. NaOH.
Câu 25: Cho dung dịch Ba(HCO3)2 lần lượt vào các dung dịch CaCl2, Ca(NO3)2, NaOH, Na2CO3, KHSO4, Na2SO4, Ca(OH)2, H2SO4, HCl. Số trường hợp có thể tạo nên kết tủa là:
A. 4. B. 6. C. 5. D. 7.
Câu 26: Cho các chất: H2O, HCl, NaOH, NaCl, CH3COOH, NH3, CuSO4. Các chất điện li yếu là:
A. H2O, CH3COOH, NH3. B. H2O, CH3COOH, CuSO4.
C. H2O, NaCl, CuSO4, CH3COOH. D. CH3COOH, CuSO4, NaCl.
Câu 27:Phản ứng nào dưới đây là phản ứng trao đổi ion trong dung dịch?
A. Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2
B. Fe(NO3)3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaNO3
C. 2Fe(NO3)3 + 2KI → 2Fe(NO3)2 + I2 + 2KNO3
D. Zn + 2Fe(NO3)3 → Zn(NO3)2 + 2Fe(NO3)2
Câu 28: Trong các dung dịch: HNO3, NaCl, Na2SO4, Ca(OH)2, KHSO4, Mg(NO3)2. Dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch Ba(HCO3)2 là:
A. HNO3, NaCl, Na2SO4. B. HNO3, Na2SO4, Ca(OH)2, KHSO4.
C. NaCl, Na2SO4, Ca(OH)2. D. HNO3, Ca(OH)2, KHSO4, Mg(NO3)2.
Câu 29: Phương trình H+ + OH- → H2O là phương trình ion thu gọn của phản ứng có phương trình sau:
A. NaOH + NaHCO3 → Na2CO3 + H2O B. NaOH + HCl → NaCl + H2O
C. H2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2HCl D. 3HCl + Fe(OH)3 → FeCl3 + 3H2O
Câu 30: Cho các chất: Al2O3, Al2(SO4)3, Zn(OH)2, NaHS, K2SO3, (NH4)2CO3. Số chất đều phản ứng được với dung dịch HCl, dung dịch NaOH là:
A. 4. B. 5. C. 6. D. 7.
Câu 31: Hiđroxit nào sau đây có tính lưỡng tính?
A. Al(OH)3 B. Zn(OH)2 C. Be(OH)2 D. Be(OH)2, Zn(OH)2, Al(OH)3, Cr(OH)3.
Câu 32: Dung dịch NaOH có pH = 12. Cần pha loãng dung dịch này bao nhiêu lần để thu được dung dịch NaOH mới có pH = 11?
A. 10. B. 100. C. 1000. D. 10000.
Câu 33: Cho phương trình phản ứng: KOH + HCl → KCl + H2O. Phương trình ion rút gọn của phản ứng trên là
A. OH- + H+ → H2O. B. K+ + Cl- → KCl.
C. OH- + 2H+ → H2O. D. 2OH- + H+ → H2O.
Câu 34: Cho phản ứng hóa học: NaOH + HCl NaCl + H2O. Phản ứng hóa học nào sau đây có cùng phương trình ion thu gọn với phản ứng trên?
A. NaOH + NaHCO3 Na2CO3 + H2O. B. 2KOH + FeCl2 Fe(OH)2 + 2KCl
C. KOH + HNO3 KNO3 + H2O. D. NaOH + NH4Cl NaCl + NH3 + H2O
Câu 35: Dãy ion nào sau đây có thể tồn tại trong cùng một dung dịch?
A. Na+, Cl-, S2-, Cu2+. B. K+, OH-, Ba2+, HCO3-.
C. NH4+, Ba2+, NO3-, OH-. D. HSO4-, NH4+, Na+, NO3-.
Câu 36: Dãy các ion có thể tồn tại trong cùng một dung dịch là
A. Fe2+, Ag+, NO3-, Cl-. B. Mg2+, Al3+, NO3-, CO32-.
C. Na+, NH4+, SO42-, Cl-. D. Na+, Mg2+, NO3-, OH-.
Câu 37: Cho dung dịch X chứa các ion: H+, Ba2+, Cl- vào dung dịch Y chứa các ion: K+, SO32-, CH3COO-. Số phản ứng xảy ra là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 38: Dãy chất nào sau đây trong nước đều là chất điện li yếu?
A. H2S, H2SO3, H2SO4, NH3. B. H2CO3, CH3COOH, H3PO4, Ba(OH)2.
C. H2S, CH3COOH, HClO, NH3. D. H2CO3, H2SO3, HClO, Al2(SO4)3.
Câu 39: Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li chỉ xảy ra khi:
A. các chất phản ứng phải là những chất dễ tan.
B. các chất phản ứng phải là những chất điện li mạnh.
C. một số ion trong dung dịch kết hợp được với nhau tạo thành chất kết tủa hoặc chất khí hoặc chất điện li yếu.
D. phản ứng không phải là thuận nghịch.
Câu 40: Phương trình điện li viết đúng là
A. NaCl → Na2+ + Cl-. B. Ba(OH)2 → Ba2+ + 2OH-.
C. C2H5OH → C2H5+ + OH-. D. CH3COOH → CH3COO- + H+.
Câu 41: HNO3 tinh khiết là chất lỏng không màu, nhưng dung dịch HNO3 ở điều kiện thường khi có ánh sáng thường chuyển thành màu:
A. xanh. B. đỏ. C. vàng. D. tím.
Câu 42: Cho dung dịch Ba(HCO3)2 lần lượt vào các dung dịch: CaCl2, Ca(NO3)2, NaOH, Na2CO3, KHSO4, Na2SO4, Ca(OH)2, H2SO4, HCl. Số trường hợp đồng thời tạo ra kết tủa và có khí bay ra là:
A. 5. B. 2. C. 6. D. 3.
Câu 43: Các ion nào sau đây không thể cùng tồn tại đồng thời trong cùng một dung dịch?
A. Na+, Mg2+, NO3-, SO42-. B. Ba2+, Al3+, Cl-, HCO3-.
C. Cu2+, Fe3+, SO42-, Cl-. D. K+, NH4+, OH-, PO43-.
Câu 44: Phản ứng nào dưới đây xảy ra trong dung dịch tạo được kết tủa Fe(OH)3?
A. FeSO4 + KMnO4 + H2SO4. B. Fe2(SO4)3 + KI.
C. Fe(NO3)3 + Fe. D. Fe(NO3)3 + KOH.
Câu 45: Cho dãy các chất: H2SO4, KOH, Ca(NO3)2, SO3, NaHSO4, Na2SO3, K2SO4. Số chất trong dãy tạo kết tủa khi tác dụng với dung dịch BaCl2 là:
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
...
Câu 110: Dãy chất nào dưới đây đều là chất điện li mạnh ?
A. HCl, NaOH, NaCl. B. HCl, NaOH, CH3COOH.
C. KOH, NaCl, HgCl2 D. NaNO3, NaNO2, HNO2.
Câu 111: Trong các dãy chất sau, dãy nào đều gồm các chất điện li mạnh
A. NaClO4, HCl, NaOH B. HF, C6H6, KCl.
C. H2S, H2SO4, NaOH D. H2S, CaSO4, NaHCO3.
Câu 112: Dãy gồm các ion cùng tồn tại trong một dung dịch là:
A. K+; Ba2+; Cl− và NO3−. B. Cl −; Na+; NO3− và Ag +.
C. K+; Mg2+; OH− và NO3−. D. Cu2+ ; Mg2+; H+ và OH−.
Câu 113: Dãy gồm các ion cùng tồn tại trong một dung dịch là:
A. Al3+, PO43–, Cl–, Ba2+. B. Ca2+, Cl–, Na+, CO32–.
C. K+, Ba2+, OH–, Cl–. D. Na+, K+, OH–, HCO3–. .
Câu 116: Dãy gồm các ion nào sau đây không tồn tại trong cùng một dung dịch?
A. K+; NO3-; Mg2+; HSO4- B. Ba2+; Cl- ;Mg2+; HCO3-
C. Cu2+ ; Cl-; Mg2+; SO42- D. Ba2+; Cl- ;Mg2+; HSO4-
Câu 117: Dãy các ion cùng tồn tại trong một dung dịch là
A. Al3+, PO43-, Cl-, Ba2+ B. K+, Ba2+, OH-, Cl-
C. Na+, K+, OH-, HCO3- D. Ca2+, Cl-, Na+, CO32-
Câu 118: Bán phản ứng nào sau đây xảy ra đầu tiên ở anot khi điện phân dung dịch chứa CuSO4 và NaCl với anot bằng Cu?
A. Cu → Cu2+ + 2e B. 2H2O → O2 + 4H+ + 4e
C. 2Cl- → Cl2 + 2e D. Cu2+ + 2e → Cu
Câu 119: Cho các dung dịch có cùng nồng độ: Na2CO3 (1), H2SO4 (2), HCl (3), KNO3 (4). Giá trị pH của các dung dịch được sắp xếp theo chiều tăng từ trái sang phải là:
A. (3), (2), (4), (1). B. (4), (1), (2), (3). C. (1), (2), (3), (4). D. (2), (3), (4), (1).
Câu 121: Cho các nhóm tác nhân hoá học sau:
(1). Ion kim loại nặng như Hg2+, Pb2+.
(2). Các anion NO3-, SO42-, PO43- ở nồng độ cao.
(3). Thuốc bảo vệ thực vật.
(4). CFC (khí thoát ra từ một số thiết bị làm lạnh) Những nhóm tác nhân đều gây ô nhiễm nguồn nước là :
A. (1), (2), (4). B. (1), (3), (4). C. (2), (3), (4). D. (1), (2), (3).
Câu 123: Cho các phản ứng hóa học sau:
(1) (NH4)2SO4 + BaCl2 →
(2) CuSO4 + Ba(NO3)2 →
(3) Na2SO4 + BaCl2 →
(4) H2SO4 + BaSO3 →
(5) (NH4)2SO4 + Ba(OH)2 →
(6) Fe2(SO4)3 + Ba(NO3)2 →
Các phản ứng đều có cùng một phương trình ion rút gọn là:
A. (1), (2), (3), (6).
B. (1), (3), (5), (6).
C. (2), (3), (4), (6).
D. (3), (4), (5), (6).
Câu 125: Các ion nào sau đây cùng tồn tại trong dung dịch?
A. Na+, Br-, SO42-, Mg2+. B. Zn2+, S2-, Fe2+, NO3-.
C. NH4+, SO42-, Ba2+, Cl-. D. Al3+, Cl-, Ag+, PO43-.
Câu 126: Phương trình ion rút gọn không đúng là
A. H+ + HSO3- → H2O + SO2
B. Fe2+ + SO42- → FeSO4.
C. Mg2+ + CO32- → MgCO3.
D. NH4+ + OH- → NH3 + H2O
Câu 127: Chất nào sao đây là chất điện ly mạnh?
A. SO3 B. H2SO3 C. HCl D. C2H5OH
Câu 128: Trong các dãy chất sau, dãy nào đều gồm các chất điện li mạnh
A. NaClO4, HCl, NaOH B. HF, C6H6, KCl.
C. H2S, H2SO4, NaOH D. H2S, CaSO4, NaHCO3.
...
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ câu hỏi ôn tập môn Hóa học 11 năm 2019-2020. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án đề kiểm tra các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 11 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì kiểm tra sắp tới.