Mời các em cùng tham khảo bộ tài liệu Bộ câu hỏi ôn tập Chương 1, 2, 3 môn Hóa học 11 năm 2019-2020. Với bộ tài liệu này sẽ giúp các em tự luyện tập với các câu hỏi lý thuyết, ôn tập lại các kiến thức cần nắm một cách hiệu quả, chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới.
BỘ CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1, 2, 3 MÔN HÓA HỌC 11 NĂM HỌC 2019 – 2020
A. TRẮC NGHIỆM
I. MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT
Câu 1.Chất nào sau đây không dẫn điện được?
A. KCl rắn, khan B. CaCl2 nóng chảy
C. NaOH nóng chảy D. HBr hòa tan trong nước
Câu 2.Dãy chất nào sau đây là chất điện li yếu?
A. NaCl, NaOH, HCl, HF B. CaCl2, AgNO3, NH4NO3, Zn(OH)2
C. CaO, NH4Cl, HCl, CO2 D. HF, H2SO3, Zn(OH)2, Al(OH)3
Câu 3.Chọn công thức đúng của magie photphua:
A. Mg(H2PO4)2 B. Mg3(PO4)2 C. Mg3P2 D. Mg3P2O5
Câu 4.Khí N2 tương đôi trơ ở nhiệt độ thường, nguyên nhân chính là do
A. Nitơ có bán kính nguyên tử nhỏ B. Phân tử N2 không phân cực
C. phân tử N2 có liên kết 3 bền D. Nitơ có độ âm điện lớn nhất trong nhóm VA
Câu 5.Cặp chất nào sau đây có thể cùng tồn tại trong cùng 1 dung dịch
A. HNO3 và Cu(NO3)2 B. Cu(NO3)2 và dd NH3
C. HNO3 và CuO D. HNO3 và NaOH
Câu 6. Khi có sấm chớp khí quyển sinh ra chất
A. H2O B. SO2 C. H2S D. NO
Câu 7. Khí amoniac làm giấy quì tím ẩm
A. không đổi màu B. hoá đỏ C. hoá xanh D. mất màu
Câu 8.Để nhận biết ion PO43- người ta sử dụng thuốc thử
A. dd AgNO3 B. dd NaOH; C. dd HNO3 D. dd HCl
Câu 9. Kim loại nào sau đây bị thụ động hoá vớidd HNO3đặc nguội
A. Cu; B. Zn C. Mg D. Fe
Câu 10. Câu trả lời nào dướiđâykhông đúng khi nói về Axit photphoric
A. Axit photphoric là a xit có độ mạnh trung bình B. Axit photphoric làaxit ba nấc.
C.Axit photphoric có tính oxi hoá rất mạnh D. Axit photphoric làm quì tím chuyển màuđỏ
II. MỨC ĐỘ THÔNG HIỂU
Câu 11. Nhiệt phân hoàn toàn NaNO3 thu được sản phẩm là
A. Na2O. B. Na2O, NO2, O2. C. NaNO2, O2. D. Na, NO2, O2
Câu 12.Có bốn dung dịch riêng biệt đựng từng chất: \({\rm{NaCl, }}{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{S}}{{\rm{O}}_{\rm{4}}}{\rm{, N}}{{\rm{a}}_{\rm{2}}}{\rm{C}}{{\rm{O}}_{\rm{3}}}{\rm{, HCl}}\). Hóa chất duy nhất làm thuốc thử nhận biết bốn dung dịch trên bằng một phản ứng là:
A. Dd Na2O
B. Dd BaCl2
C. Quỳ tím
D. Dd Ba(HCO3)2
Câu 13.Dung dịch A chứa 0,2 mol \({\rm{SO}}_{\rm{4}}^{{\rm{2 - }}}\) và 0,3 mol Cl- cùng với x mol K+. Giá trị của x:
A. 0,5 mol B. 0,7 mol C. 0,8 mol D. 0,1 mol
Câu 14.Khí nitơ có thể được tạo thành trong phản ứng hóa học nào sau đây ?
A. Đốt cháy NH3 trong oxi có mặt chất xúc tác platin B. Nhiệt phân NH4NO3
C. Nhiệt phân AgNO3 D. Nhiệt phân NH4NO2
Câu 15.Nhiệt phân hoàn toàn Cu(NO3)2 sinh ra sản phẩm gồm:
A. Cu, NO2, O2. B. CuO, NO2, O2. C. Cu(NO2)2, O2. D. Cu, O2
III. MỨC ĐỘ VẬN DỤNG
Câu 16. Trộn lẫn 150ml dd H2SO4 0,1M với 50ml dung dịch NaOH 0,64M. Dung dịch thu được có pH là?
A. 11 B. 3 C. 13 D. 12
Câu 17. Trộn 100ml dung dịch có pH = 1 gồm HCl và HNO3 với 100ml dung dịch NaOH có nồng độ a (mol/l) thu được 200ml dd có pH = 12. Giá trị của a là:
A. 0,3. B. 0,12 C. 0,15. D. 0,03
Câu 18.Để tác dụng hết với dung dịch chứa 0,01 mol KCl và 0,02 mol NaCl thì thể tích dung dịch AgNO3 1M cần dùng là
A. 40 ml. B. 20 ml. C. 10 ml. D. 30 ml.
Câu 19.Cho 0,01 mol FeCl3 tác dụng với dung dịch chứa 0,02 mol NaOH thì khối lượng kết tủa thu được là
A. 0,8 gam. B. 1,07 gam. C. 2,14 gam. D. 1,34 gam.
Câu 20.Cho 11,2 lít CO2 (đktc) lội chậm qua 200 ml dung dịch Ca(OH)2 2M. Sau phản ứng thu được bao nhiêu gam kết tủa?
A. 40 gam. B. 50 gam. C. 30 gam. D. 15 gam.
Câu 21.Cho V lít khí CO2 (đktc) hấp thụ vào 2 lít dung dịch Ba(OH)2 0,015M thu được 1,97 gam kết tủa. Giá trị của V là
A.0,224 B. 0,672 hay 0,224 C.0,224 hay1,12 D.0,224 hay 0,440
Câu 22. Cho 19,2 gam kim loại M tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 loãng thì thu được 4,48 lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Kim loại M là
A. Cu. B. Zn. C. Fe. D. Mg.
Câu 23. Cho 10,725 gam kim loại M tác dụng với dung dịch HNO3 dư thu được 2464 ml khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Kim loại M là.
A. Al. B. Mg. C. Cu. D. Zn.
B. BÀI TẬP
Câu 1. Bằng phương pháp hóa học, hãy nhận biết các chất sau
a. HNO3, NaCl, HCl, NaNO3.
b. (NH4)2SO4, NH4NO3, KCl, NaNO3.
c. NH4Cl, (NH4)2SO4, Na2SO4, NaNO3 (chỉ dùng một thuốc thử)
d. Na3PO4, NaCl, NaNO3, HNO3, HCl.
Câu 2.Hoàn thành các chuỗi phản ứng sau: (ghi đầy đủ điều kiện nếu có )
Ca3(PO4)2 → P→ P2O5 → H3PO4 → Na2HPO4 → Na3PO4 → Ag3PO4
Câu 3.Rót dung dịch chứa 11,76 g H3PO4 vào dung dịch chứa 16,80 g KOH. Sau phản ứng, cô cạn dung dịch đến khô. Tính khối lượng muối khan thu được.
Câu 4.Cho 100 ml dd H3PO4 1M vào 100ml dd NaOH 3M. Tính nồng độ mol/l của chất thu được sau phản ứng.
Câu 5. Hòa tan 17,6 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu trong 500ml dung dịch HNO3 đặc nóng, thu được 17,92 lít NO2 (sản phẩm khử duy nhất, đktc)
a) Tính % khối lượng các chất có trong X.
b) Tính nồng độ mol/l của dung dịch HNO3 đã dùng.
Câu 6.Cho 8,3 gam hỗn hợp Y gồm Fe và Al vào dung dịch HNO3 1M loãng, dư thu được 4,48 lít NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc)
a) Tính % khối lượng các chất có trong Y.
b) Tính thể tích của dung dịch HNO3 đã dùng.
Câu 7. Cho 12,3 gam hỗn hợp gồm Cu và Al tác dụng vừa đủ với 300ml dung dịch HNO3 đặc, nóng thu được 13,44 lít NO2(sản phẩm khử duy nhất, đktc)
a) Tính % khối lượng các chất có trong hỗn hợp đầu.
b) Tính nồng độ mol/l của dung dịch HNO3 đã dùng.
Câu 8. Cho 3,12 gam hỗn hợp gồm Mg và Fe tác dụng với 300ml dung dịch HNO3 loãng, dư thu được 1,568 lít NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc)
a) Tính % khối lượng các chất có trong hỗn hợp đầu.
b) Để trung hòa lượng axit dư cần dùng 40 gam dung dịch NaOH 34%. Xác định nồng độ mol/l của dung dịch HNO3 ban đầu.
Câu 9.Cho 3,07 gam hỗn hợp gồm Zn và Fe tác dụng với 500ml dung dịch HNO3 loãng, dư thu được 0,896 lít NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc)
a) Tính % khối lượng các chất có trong hỗn hợp đầu.
b) Để trung hòa lượng axit dư cần dùng 20 gam dung dịch NaOH 4%. Xác định nồng độ mol/l của dung dịch HNO3 ban đầu.
Câu 10.Đốt cháy hoàn toàn 2,22 gam hợp chất hữu cơ X (chứa các nguyên tố C, H, O) thu được 3,96 gam CO2 và 1,62 gam H2O. Biết rằng X có tỷ khối hơi so với không khí là 2,552. Lập công thức phân tử của X.
Câu 11.Đốt cháy hoàn toàn 2,2 gam hợp chất hữu cơ Y (chứa các nguyên tố C, H, O) thu được 4,4 gam CO2 và 1,8 gam H2O. Biết rằng Y có tỷ khối hơi so với Hidro là 44. Lập công thức phân tử của Y.
Câu 12.Đốt cháy hoàn toàn 6 gam hợp chất hữu cơ A (chứa các nguyên tố C, H, O) thu được 4,48 lít CO2 (đktc) và 3,6 gam H2O. Biết rằng X có tỷ khối hơi so với Oxi là 1,875. Lập công thức phân tử của A.
Câu 13.Đốt cháy hoàn toàn 1,48 gam hợp chất hữu cơ B (chứa các nguyên tố C, H, O) thu được 1,344 lít CO2 (đktc) và 1,08 gam H2O. Biết rằng B có tỷ khối hơi so với không khí là 2,3125. Lập công thức phân tử của B.
Câu 14.Đốt cháy hoàn toàn 17,6 gam hợp chất hữu cơ T (chứa các nguyên tố C, H, O) thu được 17,92 lít CO2 (đktc) và 14,4 gam H2O. Biết rằng T có tỷ khối hơi so với khí Nitơ là 3,143. Lập công thức phân tử của T.
...
Trên đây là phần trích dẫn Bộ câu hỏi ôn tập Chương 1, 2, 3 môn Hóa học 11 năm 2019-2020, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy.
Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!