YOMEDIA

Bộ 5 đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn 6 năm 2020 Trường THCS Vĩnh Trạch

Tải về
 
NONE

Mời quý thầy cô và các em cùng tham khảo Bộ 5 đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn 6 năm 2021 trường THCS Vĩnh Trạch. Tài liệu được biên soạn nhằm giới thiệu đến các em và quý thầy cô dạng đề thi học sinh giỏi lớp 6 phong phú và đa dạng. Hi vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích trong quá trình học tập của các em. Mời các em cùng tham khảo nhé!

ADSENSE

TRƯỜNG THCS VĨNH TRẠCH

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI

MÔN: NGỮ VĂN 6

NĂM HỌC: 2021

(Thời gian làm bài: 90 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1: (3,0 điểm)

"Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ: hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng, hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh, tất cả đều long lanh, lung linh trong nắng".

(Vũ Tú Nam)

Xác định và nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật trong đoạn văn.

Câu 2. (7,0 điểm)

Mưa sông

Gió bỗng thổi ào, mây thấp lối

Buồm căng muốn rách, nước trôi nhanh

Trên đường cát bụi vùng theo gió

Nón mới cô kia lật nửa vành

Ếch gọi nhau hoài tự mấy ao

Trên bờ, cây hoảng hốt lao xao

Đò ngang vội vã chèo vô bến

Lớp lớp tràn sông đợt sóng trào

Buồm rơi trơ lại cột tre gầy

Loang loáng chân trời chớp xé mây

Chim lẻ vội vàng bay nhớn nhác

Mưa gieo nặng hột xuống sông đầy

(Nguyễn Bính)

Từ nội dung bài thơ trên và qua thực tế. Em hãy viết bài văn miêu tả cảnh mưa trên sông.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Câu 1 (3,0 điểm)

a. Yêu cầu về kĩ năng:

- Hiểu và thể hiện tốt phương pháp làm một bài văn phân tích những giá trị về mặt nghệ thuật trong một đoạn văn mà đề đã cho trước.

- Hành văn mạch lạc, trình bày sạch đẹp, không mắc các lỗi dùng từ, ngữ pháp.

b. Yêu cầu về kiến thức: Đảm bảo các ý cơ bản sau:

- Học sinh chỉ ra được các biện pháp nghệ thuật: phép tu từ nhân hóa, so sánh; dùng từ đặc tả, từ láy, trình tự quan sát miêu tả từ xa đến gần vừa khái quát vừa cụ thể sinh động. 0,5 điểm

- Phép nhân hóa: Cây gạo được nhân hóa bằng từ dùng để chỉ hành động của con người qua từ nhân hóa là từ "gọi" có tác dụng làm cho cây gạo trở nên gần gũi có tình cảm thân thiết yêu quý bạn bè chia sẻ niềm vui như con người. 0,5 điểm

- Phép so sánh 1: Cây gạo với hình ảnh "tháp đèn khổng lồ" phương diện so sánh là "sừng sững" gọi cho người đọc thấy sự lớn lao hoành tráng và đẹp dẽ của cây gạo với nhiều màu sắc hoa lá rực rỡ và tươi xanh. 0,5 điểm

- Phép so sánh 2: hàng ngàn bông hoa với hình ảnh "hàng ngàn ngọn lửa hồng" giúp ta liên tưởng cây gạo nở hoa đỏ rực như một cây đèn khổng lồ với những đốm lửa hồng rung rinh trong gió. 0,5 điểm

- Phép so sánh 3: Hàng ngàn búp nõn với hình ảnh "hàng ngàn ánh nến trong xanh" gợi cho người đọc cảm nhận được độ xanh non mỡ hàng trong trẻo tràn đầy nhựa sống của búp nõn cùng với màu hông của hoa rực rỡ. 0,5 điểm

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 1 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

Câu 1 (3,0 điểm):

Nêu suy nghĩ của em về tâm trạng Dế Mèn - nhân vật trong tác phẩm Dế Mèn Phiêu lưu ký của Tô Hoài - khi đứng trước nấm mộ của người bạn xấu số Dế Choắt (viết theo lời của Dế Mèn).

Câu 2 (5,0 điểm):

Đọc đoạn thơ:

“Biển giấu mặt trời

Sáng ra mới thả

Quả cầu bằng lửa

Bay trên sóng xanh."

(Trích trong bài thơ”Buổi Sáng” của Lam Giang)

Hãy viết một đoạn văn nêu cảm nhận về cái hay, cái đẹp trong đoạn thơ trên, trong đó có một phép so sánh?

Câu 3 ( 12,0 điểm):

Tưởng tượng và kể lại câu chuyện đã xảy ra với hai mẹ con chú chim trong một đêm mưa gió dựa vào đoạn văn dưới đây:

Suốt đêm, mưa to, gió lớn. Sáng ra, ở tổ chim chót vót trên cây cao, con chim mẹ giũ lông cánh cho khô rồi khẽ nhích ra ngoài. Tia nắng ấm vừa vặn rơi xuống đúng chỗ chú chim non đang ngái ngủ, lông cánh vẫn khô nguyên..

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

Câu 1:

Có thể viết đoạn văn, cần đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Đoạn văn là lời của nhân vật Dế Mèn – ngôi thứ nhất;

- Đoạn văn diễn tả được tâm trạng của Dế Mèn khi đứng trước mộ của Dế Choắt: Thương tiếc người bạn xấu số, ăn năn hối hận vì những việc làm sai trái của mình.

- Mong muốn được tha thứ và nghĩ về bài học đường đời đầu tiên (từ bỏ thói hung hăng, ngỗ nghịch, kiêu ngạo; sẽ khiêm nhường học hỏi, bênh vực giúp đỡ kẻ yếu...)

Câu 2:

- Hình ảnh biển nhân hóa như người, giấu cả mặt trời, chỉ thả vào buổi sáng mai, như thả cả niềm tin, ánh sáng của hy vọng vào mỗi buổi bình minh. Đánh thức cả vạn vật muôn loài

- Như quả cầu bằng lửa: sức nóng của tự nhiên khiến người đọc liên tưởng tới sức mạnh, ý chí vươn lên của tuổi trẻ thời đại ngày nay.

- Dồn hết cảm xúc để bay: Sức sống mãnh liệt vượt lên tự nhiên, bay vào vũ trụ, bay theo những ước mơ, bay trong những hy vọng của những cơn sóng mầu xanh.

Câu 3:

a) Mở bài:

- Giới thiệu về tổ chim nhỏ chót vót trên cây cao và mẹ con chim.

- Sau một đem mưa như trút nước, sáng ra thấy chim non lông cánh vẫn còn khô nguyên.

---(Để xem tiếp đáp án câu 3 của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

Câu 1 (3 điểm):

Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

"Rừng mơ ôm lấy núi

Mây trắng đọng thành hoa

Gió chiều đông gờn gợn

Hương bay gần bay xa..."

(Rừng mơ - Trần Lê Văn)

Câu 2 (7 điểm):

Dựa vào bài thơ: “Đêm nay Bác không ngủ” của nhà thơ Minh Huệ (Ngữ văn 6 - Tập hai), em hãy đóng vai người chiến sĩ kể về kỉ niệm trong đêm được ở bên Bác Hồ khi đi chiến dịch.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

Câu 1 (3 điểm)

1/ Yêu cầu về kỹ năng:

HS biết cách viết bài văn cảm thụ có bố cục rõ ràng, văn viết trôi chảy, giàu cảm xúc.

Lời văn chuẩn xác, không mắc lỗi chính tả.

2/ Yêu cầu về kiến thức:

Học sinh có nhữngcảm nhận khác nhau song cần đảm bảo những yêu cầu cơ bản sau:

- Cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh rừng mơ đẹp, thơ mộng, và đầy hấp dẫn trong một buổi chiều:

- Với nghệ thuật nhân hóa “rừng mơ ôm lấy núi” đã gợi tả hình ảnh một rừng mơ bạt ngàn, mơ bao trùm ôm ấp lên tất cả ngọn núi tưởng như là cánh rừng mênh mông bất tận.

- Câu thơ thứ 2 có lẽ là câu thơ hay nhất trong đoạn. Bằng nghệ thuật liên tưởng nhà thơ vẽ ra một hình ảnh thật thơ mộng: màu trắng của hoa hòa vào màu trắng của mây trời tưởng như là những đám mây trắng trên trời đậu xuống, kết đọng thành muôn nghìn bông hoa mơ trắng tinh khôi...

- Từ láy “gờn gợn” gợi cơn gió nhẹ nhàng lướt qua làm cả rừng mơ trắng bạt ngàn đong đưa theo chiều gió, gió mang hương thơm lan tỏa khắp núi rừng “bay gần bay xa” khiến không gian như tràn ngập mùi hương.

- Từ vẻ đẹp của thiên nhiên rừng mơ, ta thấy được tâm hồn nhạy cảm tinh tế của nhà thơ tr­ước vẻ đẹp của đất trời, từ đó gửi gắm tình yêu thiên nhiên tha thiết, sự gắn bó với quê hương, đất nước. Đoạn thơ bồi đắp cho ta tình yêu và niềm tự hào trước vẻ đẹp của đất nước mình

---(Để xem đầy đủ đáp án những câu còn lại của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

Câu 1: (4.0 điểm)

Đọc kĩ đoạn văn sau rồi thực hiện những yêu cầu bên dưới:

"Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng. Măng trồi lên nhọn hoắt như một mũi gai khổng lồ xuyên qua đất lũy mà trỗi dậy, bẹ măng bọc kín thân cây non ủ kỹ như áo mẹ trùm lần trong lần ngoài cho đứa con non nớt. Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử ?".

(Ngô Văn Phú)

a) Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên.

b) Trình bày giá trị diễn đạt của của những biện pháp tu từ đó.

Câu 2: (6.0 điểm)

Trong văn bản "Buổi học cuối cùng" của An-phông-xơ Đô - đê (SGK Ngữ văn 6- T2), trước khi chia tay các em học sinh thân yêu của mình, thầy Ha- men đã nói: "... khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù...".

Hãy trình bày cảm nhận của em về lời nói trên bằng một đoạn văn ngắn.

Câu 3: (10.0 điểm)

Trong thiên nhiên, có những sự biến đổi thật kì diệu: mùa đông, lá bàng chuyển sang màu đỏ rồi rụng hết; sang xuân, chi chít những mầm non nhú lên, tràn trề nhựa sống.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 4 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 5

Câu I: (3 điểm)

Trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên (trích Dế mèn phiêu lưu ký) của nhà văn Tô Hoài có đoạn:

"Chưa nghe hết câu, tôi đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dài. Rồi, với điệu bộ khinh khỉnh, tôi mắng:

- Hức! Thông ngách sang nhà ta? Dễ nghe nhỉ! Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết!

Tôi về, không một chút bận tâm."

(Ngữ văn 6, tập 2, NXBGD-2008)

a. Đoạn văn trên có bao nhiêu câu? Ghi lại mỗi câu thành một dòng độc lập.

b. Căn cứ vào dấu câu và dựa vào phân loại câu theo mục đích nói thì mỗi câu trong đoạn văn trên thuộc kiểu câu gì?

Câu II: (3 điểm)

Sau khi bài thơ Đêm nay Bác không ngủ ra đời và được đưa vào chương trình sách Giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1, nhà thơ Minh Huệ có ý định sửa lại hai câu thơ: Mái lều tranh xơ xác thành Lều tranh sương phủ bạc; Manh áo phủ làm chăn thành Manh áo cũ là chăn. Theo em tại sao nhà thơ lại không sửa nữa?

Câu III. (6 điểm)

"Tre xanh

Xanh tự bao giờ

Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh

Thân gầy guộc, lá mong manh

Mà sao nên lũy nên thành tre ơi

Ở đâu tre cũng xanh tươi

Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu!"

(Trích bài thơ "Tre Việt Nam" - Nguyễn Duy)

Em hãy trình bày cảm nhận của mình về những dòng thơ trên.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 5 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi HSG môn Ngữ văn 6 năm 2020 Trường THCS Vĩnh Trạch. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Chúc các em học tập tốt !

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF