YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK2 môn Vật Lý 8 năm 2021 có đáp án Trường THCS Trần Đình Xu

Tải về
 
NONE

Mời quý thầy cô cùng các em học sinh tham khảo Tài liệu Bộ 5 đề thi HK2 môn Vật Lý 8 năm 2021 có đáp án Trường THCS Trần Đình Xu. Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh rèn luyện kỹ năng giải bài tập và ôn luyện hiệu quả để chuẩn bị cho kỳ thi học kỳ sắp tới.

Chúc các em thi tốt, đạt kết quả cao!

ADSENSE

TRƯỜNG THCS TRẦN ĐÌNH XU

KIỂM TRA HỌC KỲ II

Năm học 2020-2021

MÔN: VẬT LÝ 8

Thời gian: 45p

 

1. ĐỀ SỐ 1

I. Trắc nghiệm

Câu 1: Vật nào sau đây có động năng?

A. Tảng đá nằm ở trên cao

B. Lò xo bị nén

C. Cánh cung đang giương

D. Mũi tên đang bay

Câu 2: Một chiếc ô tô đang chuyển động, đi được đoạn đường 27 km trong 30 phút. Công suất của ô tô là 12 kW. Lực kéo của động cơ là

A. 80 N                       B. 800 N

C. 8000 N                   D. 80000 N

Câu 3: Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật nhanh hơn thì đại lượng nào sau đâu của vật không tăng?

A. Nhiệt độ                 B. Thể tích

C. Nhiệt năng             D. Khối lượng

Câu 4: Dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt chủ yếu xảy ra trong

A. Chất khí                 B. Chất lỏng

C. Chất rắn                 D. Chân không

Câu 5: Phân tử trong các vật nào sau đây chuyển động nhanh nhất?

A. Miếng đồng ở 5000C

B. Cục nước đá ở 00C

C. Nước đang sôi ở 1000C

D. Than chì ở 320C

Câu 6: Cánh máy bay thường được sơn màu nhũ trắng sáng là để?

A. giảm ma sát với không khí

B. giảm sự dẫn nhiệt

C. liên lạc thuận lợi hơn với các đài ra đa

D. ít hấp thụ tia bức xạ nhiệt của mặt trời.

Câu 7: Người ta thả ba miếng đồng, nhôm, chì có cùng khối lượng vào một cốc nước nóng. Hãy so sánh nhiệt độ cuối cùng của ba miếng kim loại trên?

A. Nhiệt độ của ba miếng đồng, nhôm, chì đều bằng nhau.

B. Nhiệt độ của miếng nhôm cao nhất rồi đến miếng đồng, miếng chì

C. Nhiệt độ của miếng chì cao nhất rồi đến miếng đồng, miếng nhôm

D. Nhiệt độ của miếng đồng cao nhất rồi đến miếng chì, miếng nhôm

Câu 8: Cách sắp xếp vật liệu dẫn nhiệt từ tốt đến kém là

A. đồng, nước, thủy tinh, không khí

B. đồng, thủy tinh, không khí, nước

C. đồng, thủy tinh, nước, không khí

D. thủy tinh, đồng, nước, không khí

II. Tự luận

Câu 1:

a) Phát biểu định luật về công?

b) Để đưa một vật có trọng lượng 450 N lên cao theo phương thẳng đứng bằng ròng rọc động, người ta phải kéo đầu dây dịch chuyển một đoạn 6m.

* Tính công nâng vật lên? Bỏ qua ma sát, khối lượng của ròng rọc và dây kéo

* Thực tế có ma sát, khối lượng của ròng rọc và dây kéo là đáng kể nên để đưa vật đó lên độ cao trên người ta phải tác dụng vào đầu đâu kéo một lực 300 N. Tính hiệu suất của ròng rọc đó?

Câu 2:

Một học sinh thả 420g chì ở nhiệt độ 1000C vào 260g nước ở nhiệt dộ 580C làm cho nước nóng lên tới 600C. Tính nhiệt lượng nước thu vào và nhiệt dung riêng của chì? Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg. K

Câu 3: 

Vào mùa hè, người ta thường uống nước đá lạnh, như vậy có cảm giác mát hơn. Một học sinh cho rằng, khi bỏ cục nước đá vào nước, nước đá đã truyền lạnh sang nước khiến nhiệt độ của nước hạ xuống. Theo em ý kiến như vậy có đúng không? Vì sao? 

 

ĐÁP ÁN

Phần I - Trắc nghiệm.

1-D

2-B

3-D

4-C

5-A

6-D

7-C

8-C

 

Phần II – Tự luận

Câu 1:

a) Định luật về công: Không một máy cơ đơn giản nào cho ta được lợi về công, được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi hoặc ngược lại.

b)

Tóm tắt:

P = 450 N; s = 6m; ròng rọc động.

A = ?

Thực tế F’ = 300 N. Tính hiệu suất của ròng rọc đó?

Giải:

+ Vì sử dụng ròng rọc động nên ta được lợi hai lần về lực và thiệt hai lần về đường đi.

Lực cần sử dụng là : \(F = \frac{P}{2} = \frac{{450}}{2} = 225N\)

Công của lực là: \(A = F.s = 225.6 = 1350{\rm{ }}J\)

+ Thực tế đã dùng lực F’ = 300 N nên công toàn phần là:

\({A_{tp}} = F'.s = 300.6 = 1800J\) 

Hiệu suất của ròng rọc là: \(H = \dfrac{{{A_{ich}}}}{{{A_{tp}}}} = \dfrac{{1350}}{{1800}} = 0,75 = 75\% \)

Câu 2:

Tóm tắt:

\(\begin{array}{*{20}{l}}{{m_{Pb}} = 420{\rm{ }}g = 0,42{\rm{ }}kg;{\rm{ }}{t_0} = {{100}^0}C;}\\{{m_{nc}} = 260{\rm{ }}g = 0,26{\rm{ }}kg;{\rm{ }}{t_1} = {{58}^0}C;\\{c_{nc}} = 4200{\rm{ }}J/kg.K;{\rm{ }}{t_{cb}} = {{60}^0}C}\\{{Q_{thu}} = ?;{\rm{ }}{c_{Pb}} = ?}\end{array}\)

Giải :

Nhiệt lượng nước thu vào là:

\({Q_{thu}} = {m_{nc}}.{c_{nc}}.\Delta t \)

\(= 0,26.4200.\left( {60 - 58} \right) = 2184{\rm{ }}J\)

Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt:

\(\begin{array}{l}{Q_{toa}} = {Q_{thu}} \\\Leftrightarrow {m_t}.{c_t}.({t_0} - {t_{cb}}) = {m_{th}}.{c_{th}}.({t_{cb}} - {t_1})\\ \Leftrightarrow 0,42.{c_{Pb}}.(100 - 60) = 2184 \\\Leftrightarrow {c_{Pb}} = 130(J/kg.K)\end{array}\)

Câu 3: 

Vào mùa hè, người ta thường uống nước đá lạnh, như vậy có cảm giác mát hơn.

Ý kiến của học sinh cho rằng, khi bỏ cục nước đá vào nước, nước đá đã truyền lạnh sang nước khiến nhiệt độ của nước hạ xuống là không đúng.

Vì nhiệt lượng truyền từ vật có nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp, không có quá trình ngược lại. Tức là nước đã truyền nhiệt sang nước đá, nước đá thu nhiệt của nước, làm cho nhiệt độ của nước hạ xuống. 

---(Hết đề thi số 1)--

 

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1: (1,5đ)  Nhiệt lượng là gì? Ký hiệu? Đơn vị nhiệt lượng? 

Câu 2: (1,5đ) Khi nào ta nói một vật có cơ năng? Có bao nhiêu dạng cơ năng ? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến cơ năng ?

Câu 3: (2đ) Hãy giải thích vì sao khi đổ 50 cm3 nước vào 50 cm3 rượu, ta thu được hỗn hợp rượu và nước nhỏ hơn 100 cm3 ?

Câu 4: (2đ)  Một cái giếng sâu 8m. Bạn A mỗi lần kéo được một thùng nước nặng  20kg mất 10 giây. Bạn B mỗi lần kéo được một thùng nước nặng 30 kg  mất 20 giây. Tính

a) Công thực hiện của mỗi người?

b) Ai làm việc khỏe hơn?

Câu 5 (3đ) Một học sinh thả 600g chì ở nhiệt độ 100oC vào 500g nước ở nhiệt độ 58,5oC làm cho nước nóng lên tới 60oC.

a) Tính nhiệt lượng nước thu vào?

b) Tính nhiệt dung riêng của chì?

c) So sánh nhiệt dung riêng của chì tính được với nhiệt dung riêng của chì tra trong bảng và giải thích tại sao có sự chênh lệch. Lấy nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K.

ĐÁP ÁN

Câu 1:

- Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm hay bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.

- Ký hiệu: Q

- Đơn vị: Jun (J)

Câu 2:

- Một vật có cơ năng khi vật đó có khả năng thực hiện công.

- Có 2 dạng cơ năng: động năng và thế năng

- Các yếu tố ảnh hưởng đến cơ năng:

+) khối lượng của vật,

+) vận tốc của vât,

+) độ cao của vật so với vật mốc và độ biến dạng của vật.

Câu 3: 

-Vì giữa các phân tử nước, phân tử rượu chuyển động hỗn độn không ngừng nên các phân tử rượu sẽ hòa tan vào các phân tử nước.

-Do các phân tử rượu, phân tử nước có khoảng cách nên tổng thể tích sẽ nhỏ hơn  100 cm3

Câu 4:

- Tóm tắt: 

s = 8m , F1  = 10.m1 =10.20 = 200N,  t1 = 10s

F2 =  10.m2 =10.30 = 300N , t2 = 20s

a)

- Công thực hiện của bạn A: A1= F1 .s = 200.8 = 1600 (J)

- Công thực hiện của bạn B: A2= F2 .s = 300.8 = 2400 (J)

b)

-Công suất của bạn A: Pa = A1 / t1 = 1600/10 =160 (w)

-Công suất của bạn B: Pb = A2 / t2 =2400/20  =120(w)

Vậy bạn A làm việc khỏe hơn bạn B.

Câu 5:

a) - Nhiệt lượng của nước thu vào:

Q2 = m2.c2.(t – to) = 0,5.4200.(60 - 58,5) = 3150 J

b) - Khi có cân bằng nhiệt thì nhiệt lượng do chì toả ra bằng nhiệt lượng nước thu vào: Q= Q= 3150 J 

- Nhiệt dung riêng của chì:

\({c_1} = \dfrac{Q}{{{m_1}({t_1} - t)}} = \dfrac{{3150}}{{0,6.(100 - 60)}}\)\(\, = 131,25J/kg.K\)

c) Vì ta đã bỏ qua sự truyền nhiệt cho bình và môi trường xung quanh.

---(Hết đề thi số 2)--

 

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1: ( 1đ)

a)  Khi nào vật có cơ năng? Cơ năng gồm những dạng nào?

b) Vật thứ nhất có khối lượng 4kg chuyển động với vận tốc 5km/h; Vật thứ hai có khối lượng 4kg chuyển động với vận tốc 7km/h. Theo em động năng của vật nào lớn hơn? Vì sao?

Câu 2: ( 2đ)

a) Các chất được cấu tạo như thế nào? Giữa chúng có đặc điểm gì? Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên?

b) Tại sao săm xe đạp sau khi được bơm căng, mặc dù đã được vặn van thật chặt, nhưng để lâu ngày vẫn bị xẹp?

Câu 3: ( 2.đ)

a) Hãy nêu các hình thức truyền nhiệt?

b) Em hãy đánh dấu vào các ô có các hình thức truyền nhiệt phù hợp trong bảng sau:

Các trường hợp

Dẫn nhiệt

Đối lưu

Bức xạ nhiệt

1. Phơi lương thực dưới ánh nắng mặt trời

 

 

 

2. Dùng khí nóng sấy lương thực

 

 

 

3. Máy điều hòa nhiệt độ trong phòng học

 

 

 

4. Hơ nóng kim châm cứu để làm ấm huyệt

 

 

 

 

Câu 4: (2đ)

a) So sánh sự dẫn nhiệt của các chất rắn, lỏng và khí?

b)Tại sao về mùa đông mặc nhiều áo mỏng ấm hơn mặc một áo dày? (Vận dụng kiến thức về của các chất sự dẫn nhiệt giải thích).

Câu 5: (2đ)

 Một ấm nhôm có khối lượng 500g chứa 2 lít nước. Biết nhiệt độ ban đầu của ấm và nước là 20oC. Tính nhiệt lượng cần thiết để đun sôi nước? (Cho biết nhiệt dung riêng của nhôm là 880 J/kg.K, nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K ).

Câu 6: ( 1đ)

Một động cơ hoạt động một ngày là 4 giờ thì trong một tuần  công thực hiện của động cơ là bao nhiêu biết rằng công suất của động cơ là 1700 W?

ĐÁP ÁN

Câu 1:

a) Khi vật có khả năng sinh công, ta nói vật có cơ năng.

b) 2 vật có cùng khối lượng, vật 2 có vận tốc lớn hơn nên động năng lớn hơn.

Câu 2:

a) Các chất được cấu tạo từ nguyên tử, phân tử, giữa chúng có khoảng cách

Nguyên tử phân tử chuyển động không ngừng.

b) Vì giữa các phân tử cao su dùng làm săm có khoảng cách nên các phân tử khí có thể thoát ra ngoài làm săm xẹp dần.

Câu 3:

- Các hình thức truyền nhiệt: Dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ nhiệt.

- Mỗi ý chọn đúng đạt 0,25đ

 + 1 – Bức xạ nhiệt           + 2 – Đối lưu

 + 3 – Đối lưu                   + 4 – Dẫn nhiệt

Câu 4:

a) Chất rắn dẫn nhiệt tốt. Trong chất rắn kim loại dẫn nhiệt tốt nhất. Chất lỏng, chất khí dẫn nhiệt kém.

b) Giữa các lớp áo mỏng là lớp không khí, không khí dẫn nhiệt kém, mặc khác vào mùa lạnh nhiệt độ cơ thể cao hơn nhiệt độ bên ngoài, do đó những lớp không khí  ngăn  cản sự truyền nhiệt từ cơ thể ta ra môi trường bên ngoài, tức là giữ cho cơ thể ta được ấm hơn.

Câu 5: Tóm tắt:

m1 = 500g=0,5kg 

V = 2l => m2 = 2kg   

c1 = 880 J/kg.K

c2 = 4200 J/kg.K

t1 = 20oC

t2 = 100oC

Q1 = ? (J)

Q2 = ? (J)

Q = ?(J)

Giải:

Nhiệt lượng ấm  cần thu vào để ấm nóng lên

Q1= m1.c1 . (t2 – t1) = 0.5. 880.(100 – 20) = 35200 (J)

Nhiệt lượng nước thu vào để nước nóng lên       

Q2 = m2.c2 .(t2 – t1) = 2.4200.(100 – 20) = 672000(J)

Nhiệt lượng cần truyền để đun sôi nước là:

Q = Q1 + Q2 = 35200 + 672000 = 707200 (J)

Đáp số: 707200 J

Câu 6: Công thực hiện của động cơ trong 1 tuần:

\(P = \dfrac{A}{t}\)

\(\Rightarrow A = P.t= 1700.4.7.3600\)\(\, = 171.360.000 (J)\)

         Đáp số : 171.360.000 (J)

---(Hết đề thi số 3)--

 

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1: (1,5 điểm)

Viết công thức tính công suất? Giải thích và nêu đơn vị các đại lượng có mặt trong công thức?

Câu 2: (1,5 điểm)

Nêu 3 nguyên lí truyền nhiệt giữa hai vật?

Câu 3: (2,5 điểm)

Một ống nghiệm đựng đầy nước, đốt nóng ở miệng ống, ở giữa hay đáy ống thì tất cả nước trong ống đều nóng lên? Tại sao?

Câu 4: (1 điểm)

Nói nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K điều đó có nghĩa là gì?.

Câu 5: (3,5 điểm)

Một xoong nước bằng đồng có khối lượng 1kg chứa 3 lít nước ở 20\(^oC\). Muốn đun sôi xoong nước này cần một nhiệt lượng bằng bao nhiêu?

(Cho biết nhiệt dung riêng của đồng là 380 (J/kg.k) của nước là 4200(J/kg.K)

ĐÁP ÁN

Câu 1: (1,5 điểm)

Công thức: P = A/t (1,0đ)

Trong đó: (0,5đ)

P - là công suất, đơn vị W

A - là công thực hiện, đơn vị J.

t - là thời gian thực hiện công đó, đơn vị s (giây). t là thời gian thực hiện công đó, đơn vị s (giây).

Câu 2: (1,5 điểm)

Nhiệt tự truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn (0,5đ)

Sự truyền nhiệt xảy ra cho tới khi nhiệt độ của hai vật bằng nhau thì ngừng lại (0,5đ)

Nhiệt lượng do vật này tỏa ra bằng nhiệt lượng do vật kia thu vào (0,5đ)

Câu 3: (2,5 điểm)

Đốt ở đáy ống (1,0đ)

Vì lớp nước ở dưới đi lên, còn lớp nước ở trên đi xuống (0,5đ)

Cứ như thế tất cả nước trong ống đều nóng lên (1,0đ)

Câu 4: (1 điểm)

Có nghĩa là muốn làm cho 1kg nước nóng lên 1oC cần truyền nhiệt lượng 4.200 J.

Câu 5: (3,5 điểm)

Tóm tắt đúng (0,5đ)

m1 = 1kg
m2 = 3kg
t1 = 20oC
t2 = 100oC

c1 = 380(J/kg.k)

c2 = 4200(J/kg.k)

Q = ?

Giải:

Nhiệt lượng cần cung cấp cho ấm nước tăng từ 20oC - 100oC là: (1,0đ)

ADCT: Q1 = m1.c1.(t- t1) = 1.380.80 = 30400J

Nhiệt lượng cần cung cấp cho nước tăng từ 20oC - 100oC là: (1,0đ)

ADCT: Q2 = m2.c2.(t2 - t1) = 3.4200.80 = 1008000J

Nhiệt lượng cần để đun sôi nước là: (1,0đ)

Q = Q1 + Q2 = 30400 + 1008000 = 1038400J = 1038,4 (kJ)

---(Hết đề thi số 4)--

 

5. ĐỀ SỐ 5

I. TRẮC  NGHIỆM (2 điểm) khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng nhất

Câu 1: Quả táo đang ở trên cây, năng lượng của quả táo thuộc dạng nào?

A. Thế năng đàn hồi

B. Thế năng hấp dẫn

C. Động năng

D. Không có năng lượng

Câu 2: Nước biển mặn vì sao?

A. Các phân tử nước biển có vị mặn.

B. Các phân tử nước và các phân tử muối liên kết với nhau.

C. Các phân tử nước và nguyên tử muối xen kẽ với nhau vì giữa chúng có khoảng cách.

D. Các phân tử nước và phân tử muối xen kẽ với nhau vì giữa chúng có khoảng cách.

Câu 3. Người ta thường làm chất liệu sứ để làm bát ăn cơm, bởi vì:

A. Sứ lâu hỏng

B. Sứ rẻ tiền

C. Sứ dẫn nhiệt tốt

D. Sứ cách nhiệt tốt

Câu 4. Đối lưu là hình thức truyền nhiệt xảy ra chủ  yếu

A. Chỉ ở chất khí

B. Chỉ ở chất lỏng

C. Chỉ ở chất khí và lỏng

D. Ở cả chất khí, chất lỏng và chất rắn.

II. TỰ LUẬN (8 điểm)

Câu 5.Phát biểu định nghĩa nhiệt năng? Đơn vị đo nhiệt năng là gì?Mối quan hệ giữa nhiệt năng và nhiệt độ của vật?(2đ)

Câu 6.  Kể tên các hình thức truyền nhiệt ? Cho biết hình thức truyền nhiệt chủ yếu của các chất: rắn, lỏng, khí và chân không?(2đ)

Câu 7. Tại sao đường tan vào nước nóng nhanh hơn tan vào nước lạnh ? (1đ)

Câu 8. Người ta thả một miếng đồng khối lượng 0,6kg vào 200g nước, miếng đồng nguội đi từ 100oC xuống 30oC. Hỏi :

a)     Nước nhận một nhiệt lượng bằng bao nhiêu ?(1,5đ)

b)    Nước  nóng thêm bao nhiêu độ ? (1,5đ)

Bỏ qua sự trao đổi nhiệt ra môi trường xung quanh. Cho nhiệt dung riêng của đồng và của nước là 380J/kg.K và 4200J/ kg.K. 

ĐÁP ÁN

I. TRẮC NGHIỆM: Khoanh đúng đạt 0,5 điểm  

Câu

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

B

D

D

C

 

 II. TỰ LUẬN

Câu 5:

-Tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật gọi là nhiệt năng.

- Đơn vị nhiệt năng: J (Jun)

- Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn.

Câu 6:

-  Có  3 thức truyền nhiệt: Dẫn nhiệt, đối lưu và bức xạ nhiệt

- Hình thức truyền nhiệt chủ yếu :

   + Chất rắn : dẫn nhiệt

   + Chất lỏng và khí : đối lưu

   + Chân không : bức xạ nhiệt.

Câu 7:

Do nước nóng các phân tử chuyển động càng nhanh 

Câu 8:

Tóm tắt:

m1= 0,6kg

c1 = 380 J/ kg.K

t1 = 1000C

t = 300C

m2 = 200g=0,2kg

c2 = 4200 J/kg.K

Q2 ?

∆t ?

Giải:

a) Nhiệt lượng miếng đồng tỏa ra:

Q1 = m1.c1.( t1 - t)

     = 0,6.380.(100 - 30 )

     =   15960  (J)

Nhiệt lượng nước thu vào bằng nhiệt lượng miếng đồng tỏa ra:

    Q2 = Q1 = 15960 (J)

b) Độ tăng nhiệt độ của nước:

Q2 = m2.c2. t

Suy ra ∆t = Q2/m2.c2 = 15960/0,2.4200 = 19 (oC)

      Đáp số: Q­2 =  15960 J

---(Hết đề thi số 5)--

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Bộ 5 đề thi HK2 môn Vật Lý 8 năm 2021 có đáp án Trường THCS Trần Đình Xu. Để xem thêm nhiều tài liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF