Nhằm giúp các em có thêm tài liệu ôn tập kiến thức, rèn luyện chuẩn bị cho kì thi HK2 sắp tới HOC247 giới thiệu đến quý thầy cô và các em học sinh tài liệu Bộ 5 Đề thi HK2 môn Sinh Học 6 năm 2021 Trường THCS Hà Huy Tập có đáp án. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em học sinh. Mời các em học sinh và quý thầy cô cùng tham khảo.
TRƯỜNG THCS HÀ HUY TẬP |
ĐỀ THI HK2 NĂM HỌC 2020-2021 MÔN SINH HỌC 6 Thời gian: 45 phút |
1. ĐỀ SỐ 1
Câu 1: (2.0 điểm)
a. Ưu thế lai là gì? Cho biết cơ sở di truyền của hiện tượng trên?
b. Trong chọn giống, người ta dùng hai phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần nhằm mục đích gì?
Câu 2: (2.0 điểm)
Ánh sáng có ảnh hưởng tới động vật như thế nào? Cho ví dụ minh họa.
Câu 3: (2.5 điểm)
a. Thế nào là quần thể sinh vật? Quần thể sinh vật có những đặc trưng cơ bản nào?
b. Quần xã sinh vật khác với quần thể sinh vật như thế nào?
Câu 4: (1.5 điểm)
Em hãy nêu các tác nhân gây ô nhiễm không khí và các biện pháp hạn chế ô nhiễm không khí.
Câu 5: (2.0 điểm)
a. Sử dụng hợp lí tài nguyên rừng có ảnh hưởng như thế nào tới các tài nguyên khác (như tài nguyên đất và nước)?
b. Học sinh cần làm gì để góp phần bảo vệ thiên nhiên?
ĐÁP ÁN
Câu |
Nội dung |
1 |
a. Khái niệm ưu thế lai: Ưu thế lai là hiện tượng cơ thể lai F1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh hơn, phát triển mạnh hơn, chống chịu tốt hơn, các tính trạng năng suất cao hơn trung bình giữa bố mẹ hoặc vượt trội cả hai bố mẹ. * Cơ sở di truyền của ưu thế lai: Tính trạng số lượng do nhiều gen trội quy định. Các cặp gen ở trạng thái dị hợp chỉ biểu hiện tính trạng trội có lợi. b. Mục đích khi dùng phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần trong chọn giống: Để củng cố và duy trì 1 số tính trạng mong muốn. Tạo dòng thuần. Thuận lợi cho sự kiểm tra đánh giá kiểu gen của từng dòng. Phát hiện các gen xấu để loại ra khỏi quần thể. |
----
-(Để xem tiếp nội dung của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
2. ĐỀ SỐ 2
A/ TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)
Câu 1: (1 điểm) Hãy chọn các cụm từ thích hợp cho dưới đây để điền vào (....) trong các câu sau: (Con người, thứ cây trồng, hoang dại, tốt hơn, thực vật)
Cây trồng bắt nguồn từ cây ........................... tùy theo mục đích sử dụng mà từ những cây dại ban đầu ........................ đã tạo ra nhiều ................................. khác xa và ..................... so với tổ tiên của chúng.
Câu 2: (1 điểm) Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
1. Nhóm thực vật đầu tiên sống trên cạn, có rễ giả, chưa có hoa, sinh sản bằng bào tử là:
A. Tảo B. Dương xỉ C. Rêu D. Hạt trần
2. Điều kiện tốt nhất cho nấm phát triển là:
A. Độ ẩm tương đối cao, nhiệt độ từ 25oC – 30oC.
B. Nơi ẩm ướt, trời mát.
C.Nơi ẩm ướt, mưa nhiều.
D. Nơi khô ráo, thoáng mát.
3. Thế nào là sự phát tán?
A. Hiện tượng quả và hạt có thể tự rơi vãi khắp nơi.
B. Hiện tượng quả và hạt được gió thổi bay xa.
C. Hiện tượng quả và hạt được động vật mang đi xa.
D. Hiện tượng quả và hạt được chuyển xa nơi sống.
4. Tại sao không coi nón của cây thông là một hoa?
A. Nón lớn mọc riêng thành từng chiếc.
B. Nón chưa có bầu nhụy, chưa có lá noãn.
C. Nón nhỏ mọc thành từng cụm.
D. Nón đều có trục nón, vãy, noãn.
Câu 3: (1 điểm) Hãy nối các ý ở cột A tương ứng với các ý ở cột B sao cho phù hợp:
Cột A |
Cột B |
Kết quả |
1. Ngành Rêu |
a. Đã có rễ, thân, lá. Có nón. Hạt hở (hạt nằm trên lá noãn). Sống ở cạn là chủ yếu. |
1+.......... |
2. Ngành Dương xỉ |
b. Có thân, rễ, lá thật, đa dạng. Sống ở cạn là chủ yếu. Có hoa và quả. Hạt nằm trong quả. |
2+........... |
3. Ngành Hạt trần |
c. Đã có thân, rễ, lá. Sống ở cạn là chủ yếu. Có bào tử. Bào tử nảy mầm thành nguyên tản. |
3+......... |
4. Ngành Hạt kín |
d. Thân không phân nhánh, rễ giả, lá nhỏ chưa có gân giữa. Sống ở cạn, thường là nơi ẩm ướt. Có bào tử. |
4+....... |
Câu 4: (1 điểm) Hãy điền Đ với câu trả lời đúng và S với câu trả lời sai vào trước các câu sau:
1. Đa dạng thực vật được biểu hiện bằng số lượng loài, số lượng cá thể trong mỗi loài và đa dạng về môi trường sống.
2. Vi khuẩn luôn gây hại cho người, động vật và thực vật.
3. Quả khô khi chín thì vỏ khô, cứng và mỏng không tự mở được để phát tán hạt ra ngoài.
4. Thực vật cung cấp oxi, thức ăn, nơi ở và nơi sinh sản cho động vật.
B/ TỰ LUẬN: (6 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
a. Quả và hạt được phát tán nhờ những yếu tố nào?
b. Nêu đặc điểm thích nghi của quả và hạt với cách phát tán nhờ động vật?
Câu 2: (2 điểm) So sánh điểm khác nhau của cây thuộc lớp Một lá mầm và cây thuộc lớp Hai lá mầm? Cho ví dụ?
Câu 3: (2 điểm) Giải thích:
a. Tại sao người ta nói: "Rừng cây như lá phổi xanh của con người"?
b. Em làm gì để góp phần bảo vệ môi trường nơi ở và trường học?
ĐÁP ÁN
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)
Câu 1: (1 điểm) Thứ tự cần điền là: (Mỗi ý đúng 0,25 điểm)
1. Hoang dại. 2 . Con người. 3. Thứ cây trồng. 4. Tốt hơn.
Câu 2: (1 điểm) Mỗi câu khoanh tròn đúng được 0,25 điểm.
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
Đáp án |
C |
A |
D |
B |
Câu 3: (1 điểm) Mỗi câu ghép đúng 0,25 điểm.
Kết quả ghép: 1 + d 2 + c 3 + a 4 + b
Câu 4: (1 điểm) Điền chính xác mỗi ý 0,25 điểm.
1. Đ 2. S 3. S 4. Đ
----
-(Để xem tiếp nội dung của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
3. ĐỀ SỐ 3
I/ Phần trắc nghiệm: (3 điểm). Học sinh chọn câu đúng rồi ghi vào giấy làm bài.
Câu 1: Để bảo vệ sự đa dạng của thực vật cần phải?
a. Ngăn chặn phá rừng, xây dựng các vườn thực vật...
b. Hạn chế việc khai thác bừa bãi các loài thực vật quý hiếm.
c. Tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ rừng.
d. Cả a, b và c.
Câu 2: Chất hữu cơ do thực vật chế tạo ra có ý nghĩa gì trong tự nhiên?
a. Cung cấp nguyên liệu cho sản xuất, xây dựng.
b. Cung cấp nguyên liệu làm thuốc.
c. Cung cấp thức ăn cho động vật và người.
d. Cả a, b và c.
Câu 3: Tính đa dạng của thực vật được biểu hiện bằng:
a. Số lượng loài.
b. Số lượng cá thể trong mỗi loài.
c. Sự đa dạng của môi trường sống.
d. Cả a, b và c.
Câu 4: Thực vật có vai trò gì đối với động vật?
a. Cung cấp thức ăn và oxi cho động vật.
b. Cung cấp nơi ở và là nơi sinh sản cho động vật.
c. Cả a, b đều đúng.
d. Cả a, b sai.
Câu 5: Chép lại và dùng các từ thích hợp sau để điền vào chỗ trống: hạn hán, xói mòn, lũ lụt, hệ rễ, tán cây:
Thực vật, đặc biệt là thực vật rừng, nhờ có...(1)........giữ đất,...(2)......cản bớt sức nước chảy do mưa lớn gây ra, nên có vai trò quan trọng trong việc chống ....(3)......, sụt lỡ đất, hạn chế ...(4).........giữ được nguồn nước ngầm,tránh...(5)......
II/ Phần tự luận: (7 điểm)
Câu 1: Đặc điểm chủ yếu để phân biệt giữa lớp Một lá mầm và Hai lá mầm là gì? (2đ)
Câu 2: Thực vật có vai trò gì đối với việc điều hòa khí hậu? Vì sao cần phải tích cực trồng cây, gây rừng? (2.5đ)
Câu 3: Thực vật có vai trò gì đối với đời sống của con người? Hút thuốc lá và thuốc phiện có hại như thế nào? (2.5đ)
ĐÁP ÁN
I/ Trắc nghiệm:
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
Đáp án |
D |
D |
D |
C |
Câu 5:
(1) Hệ rễ, (2) tán cây, (3) xói mòn, (4) lũ lụt, (5) hạn hán
----
-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
4. ĐỀ SỐ 4
Câu 1: (3,0 điểm) Em biết vì sao thực vật hạt kín có thể phát triển đa dạng phong phú như ngày nay?
Câu 2: (2.5 điểm) Thực vật được phân chia thành những ngành nào? Nêu đặc điểm chính mỗi ngành đó?
Câu 3: (2.5 điểm) Tại sao người ta lại nói: "Rừng cây như một lá phổi xanh" của con người?
Câu 4: (2.0 điểm) Để bảo vệ đa dạng thực vật ở Việt Nam chúng ta cần phải làm gì?
ĐÁP ÁN
Câu |
Nội dung |
1 |
Có hoa với cấu tạo, hình dạng, màu sắc khác nhau thích hợp với nhiều cách thụ phấn. (0,5đ) Noãn được bảo vệ tốt hơn ở trong bầu nhụy. (0,5đ) Noãn thụ tinh biến thành hạt và được bảo vệ trong quả. Quả có nhiều dạng và có thể thích nghi với nhiều cách phát tán. (1,0đ) Các cơ quan sinh dưỡng phát triển và đa dạng giúp cây có điều kiện sinh trưởng và phát triển tốt hơn. (1,0đ) |
2 |
Ngành tảo: Thực vật bậc thấp; chưa có rễ, thân, lá, sống ở nước. (0,5đ) Ngành rêu: Thực vật bậc cao; có thân, lá, rễ giả, chưa có mạch dẫn, sinh sản bằng bào tử. (0,5đ) Ngành dương xỉ: Có rễ thật, có mạch dẫn, sinh sản bằng bào tử. (0,5đ) Ngành hạt trần: Rễ, thân, lá phát triển; có mạch dẫn; cơ quan sinh sản là nón, sinh sản bằng hạt nằm trên lá noãn hở. (0,5đ) Ngành hạt kín: Rễ, thân, lá phát triển đa dạng; có hoa, quả, hạt; hạt nằm trong quả, nên bảo vệ tốt hơn. (0,5đ) |
----
-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
5. ĐỀ SỐ 5
Câu 1 (2,0 đ). Hạt gồm những bộ phận nào?
Câu 2 (1,5 đ). Những điều kiện bên ngoài và bên trong nào cần cho hạt nảy mầm?
Câu 3 (3,0 đ). So sánh cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản rêu - dương xỉ?
Câu 4: (3,5 đ)
a. Nêu các vai trò của thực vật đối với động vật và lấy ví dụ minh họa.
b. Trình bày cấu tạo và hình thức dinh dưỡng của nấm.
ĐÁP ÁN
Câu |
Nội dung |
||||
1 |
Hạt gồm vỏ, phôi, chất dinh dưỡng dư trữ. (0,5 đ) Phôi gồm: rễ mầm, thân mầm, chồi mầm và lá mầm. (1,0 đ) Chất dinh dưỡng dư trữ nằm ở lá mầm hoặc phôi nhủ. (0,5 đ) |
||||
2 |
Điều kiện ngoại cảnh: đủ nước, không khí và nhiệt độ thích hợp. Điều kiện của hạt: hạt chắc, còn phôi, không bị sâu mọt. |
||||
3 |
Giống (1 đ) Đã phân hóa rễ, thân, lá. Có diệp lục. Chưa có hoa, quả, hạt. Sinh sản bằng bào tử. Thụ tinh cần nước. Khác. (2,0đ)
|
-----
-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 Đề thi HK2 môn Sinh Học 6 năm 2021 Trường THCS Hà Huy Tập có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm các tài liệu sau: