Với mong muốn đem đến cho các em học sinh có thêm nhiều tài liệu ôn tập, chuẩn bị thật tốt cho kì thi HK2 sắp đến, ban biên tập HỌC247 xin gửi đến các em Bộ 5 đề thi HK2 môn Ngữ văn 8 năm 2021 Trường THCS Nguyễn Thông dưới đây. Chúc các em có một kì thi thật tốt!
TRƯỜNG THCS NGUYỄN THÔNG |
ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN: NGỮ VĂN 8 NĂM HỌC: 2021 (Thời gian làm bài: 90 phút) |
ĐỀ SỐ 1
Phần I: ĐỌC - HIỂU: (3 điểm)
Đọc kỹ đoạn trích và trả lời các câu hỏi sau:
Như chúng ta đã biết, việc sử dụng bao bì ni lông có thể gây nguy hại đối với môi trường bởi đặc tính không phân huỷ của pla-xtíc. Hiện nay ở Việt Nam mỗi ngày thải ra hàng triệu bao bì ni lông, một phần được thu gom, phần lớn bị vứt bừa bãi khắp nơi công cộng, ao hồ, sông ngòi. Theo các nhà khoa học, bao bì ni lông lẫn vào đất vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật bị nó bao quanh, cản trở sự phát triển của cỏ dẫn đến hiện tượng xói mòn ở các vùng đồi núi. Bao bì ni lông bị vứt xuống cống làm tắc các đường dẫn nước thải, làm tăng khả năng ngập lụt của các đô thị về mùa mưa. Sự tắc nghẽn hệ thống cống rãnh làm cho muỗi phát sinh, lây truyền dịch bệnh. Bao bì ni lông trôi ra biển làm chết các sinh vật khi chúng nuốt phải. Đặc biệt bao bì ni lông màu đựng thực phẩm làm ô nhiễm thực phẩm do chứa các kim loại như chì, ca-đi-mi gây tác hại cho não và là nguyên nhân gây ung thư phổi. Nguy hiểm nhất là khi các bao bì ni lông thải bỏ bị đốt, các khí độc thải ra đặc biệt là chất đi-ô-xin có thể gây ngộ độc, gây ngất, khó thở, nôn ra máu, ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch, gây rối loạn chức năng, gây ung thư và các dị tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh.
Câu 1: (0.5 điểm) Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào?
Câu 2: (0,5 điểm) Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn ?
Câu 3: (1 điểm) Câu văn: “Bao bì ni lông bị vứt xuống cống làm tắc các đường dẫn nước thải, làm tăng khả năng ngập lụt của các đô thị về mùa mưa”. Trật tự từ trong những bộ phận in đậm thể hiện điều gì?
Câu 4: (1 điểm) Nêu nội dung chính của đoạn văn?
Phần II: LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
Từ nội dung đoạn trích trên em hãy viết đoạn văn ngắn (từ 15 đến 20 dòng) trình bày suy nghĩ của mình về lợi ích của bảo vệ môi trường.
Câu 2: (5 điểm)
Vẻ đẹp tâm hồn Bác qua bài thơ Ngắm trăng.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
Phần I. Đọc- hiểu (3 điểm)
Câu 1 (0.5 đ)
Yêu cầu trả lời:
- Đoạn văn trên được trích từ văn bản Thông tin về ngày trái đất năm 2000.
Hướng dẫn chấm :
- Điểm 0.5 : Trình bày đầy đủ các ý trên.
- Điểm 0 : Trả lời không đúng các ý trên hoặc không trả lời.
Câu 2 (0.5 đ)
Yêu cầu trả lời:
- Phương thức biểu đạt chính là thuyết minh.
Hướng dẫn chấm:
- Điểm 0.5: Trình bày đầy đủ các ý trên.
- Điểm 0: Trả lời không đúng các ý trên hoặc không trả lời.
Câu 3 (1 đ)
Yêu cầu trả lời:
Trật tự từ trong những bộ phận in đậm trên thể hiện trình từ quan sát của người nói.
Hướng dẫn chấm:
- Điểm 1: Trình bày đầy đủ các ý trên.
- Điểm 0: Trả lời không đúng hoặc không trả lời.
Câu 4 (1 đ)
Yêu cầu trả lời:
Nội dung của đoạn văn nêu những tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông
Hướng dẫn chấm:
- Điểm 1: Trình bày đầy đủ các ý trên.
- Điểm 0.5: Trình bày được ½ ý trên.
- Điểm 0: Trả lời không đúng hoặc không trả lời.
Phần II: Làm văn (7 điểm)
Câu 1: (2 đ)
* Yêu cầu chung:
Bài viết của học sinh đảm bảo một số yêu cầu sau:
- Kiểu bài: Viết đúng kiểu bài văn nghị luận.
- Diễn đạt: Rõ ràng, mạch lạc, không sai lỗi chính tả.
---(Để xem đầy đủ đáp án phần Làm văn vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2
A. ĐỌC HIỂU: (4,0 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới
Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông.
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chéo, mạnh mẽ vượt trường giang.
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…
Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.
“Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe”,
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm ;
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá !
(Ngữ văn 8, tập 2)
1. Tên của bài thơ trên là gì ? Tác giả là ai ? (1,0 điểm)
2. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ trên là gì ? (1,0 điểm)
3. Câu thơ: “Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã” được sử dụng biện pháp tu từ nào? (1,0 điểm)
4. Nêu nội dung chính của bài thơ trên. (1,0 điểm)
B. TẬP LÀM VĂN : (6,0 điểm)
Từ bài Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa “học” và “hành”.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
A. ĐỌC HIỂU: (4,0 điểm)
Câu 1:
- Tên của bài thơ : Quê hương.
- Tác giả : Tế Hanh.
Câu 2:
Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm.
Câu 3:
Biện pháp tu từ: So sánh.
Câu 4:
Nội dung chính của văn bản :
- Miêu tả bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân chài và sinh hoạt lao động làng chài.
- Thể hiện tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết của nhà thơ.
---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
Phần 1- (5.0 điếm):
Mở đầu bài thơ “Nhớ con sông quê hương”, nhà thơ Tế Hanh viết:
Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gươngng trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Tảa nắng xuống lòng sông lấp loáng
1. Hãy chỉ ra và nêu tác dụng gợi hình, gợi cảm của những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong những câu thơ trên.
2. Những câu thơ ấy gợi cho em nhớ tới bài thơ nào cũng của nhà thơ Tế Hanh mà em đã học trong chương trình Ngữ văn 8? Hãy chỉ ra điểm tương đồng giữa bài thơ em được học với những câu thơ trên.
3.
a) Chép thuộc một đoạn em thích nhất trong bài thơ đã học đó.
b) Hãy trình bày cảm nhận của em về giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ em vừa chép bằng một đoạn văn khoảng 10 câu, trong đó có sử dụng câu phủ định (gạch chân và chú thích rõ),
Phần II- (5.0 điểm):
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Năm tháng qua đi, bạn sẽ nhận ra rằng ước mơ không bao giờ biến mất. Kể cả những mơ ước rồ dại nhất trong lứa tuổi học trò - lứa tuổi bất ổn định nhất. Nếu bạn không theo đuổi nó, chắc chắn nó sẽ trở lại một lúc nào đó, day dứt trong bạn, thậm chí dằn vặt bạn mỗi ngày. Nếu vậy, sao bạn không nghĩ đến điều này ngay từ bây giờ? Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn. Bằng không, có thể nó sẽ là những màu mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn. Đừng để ai đánh cắp ước mơ của bạn. Hãy tìm ra ước mơ cháy bỏng nhất của mình, nó đang nằm ở nơi sâu thẳm trong tim bạn đó, như mọt ngọn núi lửa đợi chờ được đánh thức…
(Theo Phạm Lữ Ân, “Nếu biết trăm năm là hữu hạn”, NXB Hội Nhà văn, 2011 )
---(Để xem tiếp những câu hỏi còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 4
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Đọc kĩ đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi :
“Việc nhân nghĩa cốt để yêu dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có.”
(Ngữ văn 8, tập hai)
Câu 1: (0,5 điểm)
Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm nào? Nêu tên tác giả.
Câu 2: (0,5 điểm)
Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 3: (0,5 điểm)
Em hãy xác định kiểu câu phân loại theo mục đích nói cho câu thơ sau:
“Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương”.
Câu 4: (0,5 điểm)
Nêu tác dụng của sự sắp xếp trật tự từ in đậm trong câu thơ:
“Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương”.
Câu 5: (1 điểm)
Qua đoạn thơ, tác giả khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc dựa vào những yếu tố nào?
PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
Qua đoạn thơ trên, em hãy viết một đoạn văn trình bày tư tưởng nhân nghĩa theo quan điểm của tác giả. Em có nhận xét gì về tư tưởng đó? (Trình bày bằng một đoạn văn ngắn 5- 7 câu).
Câu 2: (5 điểm)
Em hãy viết một bài văn nghị luận về tác dụng của việc đọc sách.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Câu 1:
Tác phẩm: Nước Đại Việt ta (Bình ngô đại cáo)
Tác giả: Nguyễn Trãi
Câu 2:
Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận trung đại.
Câu 3:
“Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương”.
-> Câu trần thuật.
---(Đáp án đầy đủ của Đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 5
Câu 1: (2 điểm)
Chép lại theo trí nhớ bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh (Bản dịch của Nam Trân). Nêu giá trị nội dung bài thơ.
Câu 2: (2 điểm)
a. Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu cầu khiến
b. Chỉ ra những câu cầu khiến trong đoạn văn và giải thích vì sao các câu đó là câu cầu khiến:
Tôi khóc nấc lên. Mẹ tôi từ ngoài đi vào. Mẹ vuốt tóc tôi và nhẹ nhàng dắt tay em Thủy:
- Đi thôi con.
Câu 3: (6 điểm)
Nhiều người chưa hiểu rõ: Thế nào là “Học đi đôi với hành” và vì sao ta rất cần phải “Theo điều học mà làm” như lời La Sơn Phu Tử trong bài “Bàn luận về phép học” Em hãy viết bài văn nghị luận để giải đáp những thắc mắc nêu trên./
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5
Câu 1 (2 điểm):
- Chép chính xác bài thơ (1đ)
- Nội dung:Ngắm trăng là bài thơ tứ tuyệt giản dị mà hàm súc,cho thấy tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của Bác Hồ ngay cả trong cảnh ngục tù cực khổ tối tăm. (1đ)
Câu 2: (2 điểm)
a. Đặc điểm hình thức và chức năng của câu cầu khiến
- Câu cầu khiến là câu có chứa các từ ngữ cầu khiến như: Hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào hay ngữ điệu cầu khiến.
- Dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo...(0,5đ)
- Khi viết câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm (0,5đ)
b. Câu cảm thán: Đi thôi con!
- Các câu trên là câu cầu vì chúng chứa các từ ngữcầu khiến: đi và kết thúc câu bằng dấu chấm than.
Câu 3: (6 điểm)
a. Yêu cầu về kĩ năng:
- Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận chứng minh văn học có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, lời văn trong sáng, có cảm xúc và giọng điệu riêng. Trình bày đúng chính tả, ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức:
* Vận dụng kĩ năng lập luận vào bài viết để làm nổi bật vấn đề: Học luôn đi với hành, lý thuyết luôn đi với thực hành thực tế, phê phán lối học chỉ cốt lấy danh...
- Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đạt một số ý cơ bản sau:
a. Mở bài (1 điểm):
- Nêu xuất xứ La Sơn Phu Tử trong “Bàn luận về phép học” đã nêu “Theo điều học mà làm” (0,5đ)
- Khái quát lời dạy có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc học của chúng ta.(0,5đ)
b. Thân bài (4 điểm):
* Giải thích học là gì:
- Học là tiếp thu kiến thức đã được tích luỹ trong sách vở, học là nắm vững lý luận đã được đúc kết là những kinh nghiệm … nói chung là trau dồi kiến thức mở mang trí tuệ.(0,5đ)
- Hành là: Làm là thực hành, ứng dụng kiến thức lý thuyết vào thực tiễn đời sống.
Học và hành có mối quan hệ đó là hai công việc của một quá trình thống nhất để có kiến thức, trí tuệ.(0,5đ)
---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi HK2 môn Ngữ văn 8 năm 2021 Trường THCS Nguyễn Thông. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !