YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK2 môn Ngữ văn 8 năm 2021 Trường THCS Ngô Mây

Tải về
 
NONE

Với mong muốn đem đến cho các em học sinh có thêm nhiều tài liệu ôn tập, chuẩn bị thật tốt cho kì thi HK2 sắp đến, ban biên tập HỌC247 xin gửi đến các em Bộ 5 đề thi HK2 môn Ngữ văn 8 năm 2021 Trường THCS Ngô Mây dưới đây. Chúc các em có một kì thi thật tốt!

ATNETWORK

TRƯỜNG THCS NGÔ MÂY

ĐỀ THI HỌC KÌ 2

MÔN: NGỮ VĂN 8

NĂM HỌC: 2021

(Thời gian làm bài: 90 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1: (2 điểm)

1. Cho câu thơ sau:

“Ta nghe hè dậy bên lòng”

Hãy chép tiếp các câu thơ còn lại để hoàn thành khổ thơ?

Khổ thơ vừa chép trích trong tác phẩm nào? Tác giả nào?

2. Trong văn bản Nước Đại Việt ta (Sách Ngữ văn 8 tập hai - NXB Giáo dục), Nguyễn Trãi  khẳng định:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.

Trình bày suy nghĩ của em về hai câu thơ trên?

Câu 2: (3 điểm)

1. (1 điểm) Câu cầu khiến là gì? Cho ví dụ.

2. (1 điểm) Xác định các kiểu câu và các hành động nói trong  đoạn văn sau:

“Với vẻ mặt băn khoăn, cái Tí lại bưng bát khoai chìa tận mặt mẹ (1):

- Này, u ăn đi! (2)”

(Trích “Tắt đèn” -  Ngô Tất Tố)   

3. (1 điểm) Nêu tác dụng trật tự từ của câu sau

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.

Câu 3: (5 điểm) Vẻ đẹp của bức tranh làng chài trong bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh? Từ đó, liên hệ tình cảm mình với quê hương.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Câu 1:

a. Chép đúng các câu thơ tiếp (0.5 đ)

Ta nghe hè dậy bên lòng

Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi!

Ngột làm sao, chết uất thôi

Khi con tu hú ngoài trời cứ kêu!

+ Mức tối đa (0,5 điểm): HS làm đầy đủ các ý trên.

+ Mức chưa tối đa (0,25 điểm): HS làm được 1/2 ý trên.

+ Mức không đạt (0 điểm): HS không làm bài hoặc làm lạc đề, không nộp bài

b.  Khổ thơ vừa chép nằm trong tác phẩm “Khi con tú hú” (sáng tác 7/ 1939 khi Tố Hữu bị bắt giam trong nhà lao Thừa Phủ - Huế) (0.5 đ)

+ Mức tối đa (0,5 điểm): HS làm đầy đủ các ý trên.

+ Mức chưa tối đa (0,25 điểm): HS làm được 1/2 ý trên.

+ Mức không đạt (0 điểm): HS không làm bài hoặc làm lạc đề, không nộp bài

*Yêu cầu về kĩ năng:

- Đảm bảo viết thành đoạn văn  ngắn, biết cảm nhận về câu thơ diễn đạt trong sáng, ít sai chính tả ngữ pháp.

---(Đáp án chi tiết của những câu còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

Phần I. (6.0 điểm) Cho câu thơ sau:

Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng

Câu 1: (1,0 điểm) Chép 5 câu thơ tiếp theo để hoàn thiện đoạn thơ và cho biết đoạn thơ trích trong tác phẩm nào? Của ai?

Câu 2: (0,5 điểm) Khái quát nội dung đoạn thơ trên bằng một câu văn.

Câu 3: (1.0 điểm) Trong một đoạn thơ khác của bài thơ có hai câu thơ:

Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

Hãy gọi tên và nêu tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong hai câu thơ trên.

Câu 4: (3.5 điểm)

Viết đoạn văn quy nạp khoảng 10 câu nêu cảm nhận của em về những câu thơ vừa chép, trong đoạn văn có sử dụng một câu hỏi tu từ (gạch chân và chú thích câu hỏi tu từ).

Phần II. (4.0 điểm) Cho đoạn văn

Như nước Đại Việt ta từ trước,

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,

Núi sông bờ cõi đã chia,

Phong tục Bắc Nam cũng khác.

Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập,

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương,

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,

Song hào kiệt thời nào cũng có.

(“Nước Đại Việt ta” Trích “Bình Ngô đại cáo” – Nguyễn Trãi)

Câu 1 (1,0 điểm): Đoạn văn trên khẳng định chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt. Để chứng minh cho nội dung ấy, tác giả đã nêu ra những yếu tố nào?

Câu 2 (1,0 điểm): Xét theo mục đích nói, câu văn “Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập” thuộc kiểu câu gì và thực hiện hành động nói nào?

Câu 3 (2.0 điểm): Qua văn bản có đoạn trích trên kết hợp với hiểu biết của bản thân, em hãy viết đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ về lòng yêu nước của nhân dân ta trong giai đoạn hiện nay.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

Phần I. (6.0 điểm) 

Câu 1:

- Đoạn thơ trên trích trong bài thơ: Quê hương

- Tác giả: Tế Hanh

Câu 2:

Câu văn: Đoạn thơ trên miêu tả cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá lúc bình minh.

Câu 3:

Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

Hãy gọi tên và nêu tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong hai câu thơ trên

- Phép tu từ:

+ Nhân hóa: Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ

- Tác dụng:

+ Gợi liên tưởng con thuyền như những người dân chài lưới đang ở trạng thái nghỉ ngơi thảnh thơi sau một ngày lao động vất vả, cảm nhận bằng tâm hồn mình chất biển mặn mòi.

+ Giúp người đọc cảm nhận được được tình yêu quê hương thiết tha sâu đậm của nhà thơ.

Câu 4:

* Yêu cầu về nội dung: HS có nhiều cách viết, song đảm bảo các ý cơ bản sau:

- Thông qua những tính từ miêu tả trong, nhẹ, hồng -> cảnh sắc thiên nhiên hiện lên với vẻ đẹp tươi sáng, tinh khôi, thanh nhẹ, yên bình.

- Nổi bật giữa thiên nhiên đó là hình ảnh những người dân chài và con thuyền băng băng lướt sóng ra khơi.

+ Hình ảnh những người dân chài: trẻ khỏe, sung sức. Từ bơi thuyền gợi nên cái tư thế nhẹ nhàng, thảnh thơi phù hợp với khung cảnh lãng mạn ở câu thơ trên.

+ Hình ảnh con thuyền băng mình ra khơi: nghệ thuật so sánh “chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã” và một loạt tính từ, động từ đặc tả sức mạnh: hăng, phăng, mạnh mẽ, vượt… đã diễn tả khí thế của những con thuyền nối đuôi nhau ra khơi, toát lên sức sống khỏe khoắn và một vẻ đẹp hào hùng.

+ Hình ảnh cánh buồm no gió: “Cánh buồm giương to… thâu góp gió”. Tác giả lấy cái hữu hình so sánh với cái vô hình khiến cánh buồm trở nên vừa có hình hài, vừa có linh hồn. Từ ngữ miêu tả tinh tế: “cánh buồm giương to” vừa thể hiện sự rộng lớn vừa thể hiện xu hướng tiến về phía trước đồng thời cũng đầy linh thiêng. Động từ “rướn” diễn tả tư thế vươn mình tiến lên khiến cánh buồm như kiêu hãnh hơn, mạnh mẽ hơn.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

I. Trắc nghiệm (3 điểm)

1. Nội dung phản ánh của Chiếu dời đô là gì?

A. Ý chí tự cường của nhân dân ta

B. Khát vọng của nhân dân Đại Việt về một đất nước độc lập, tự cường và thống nhất

C. Ý chí của một nhà vua yêu nước

D. Ý chí của một nhà vua yêu nước, có tài lãnh đạo và có tầm nhìn xa trông rộng

2. Trong Bàn về phép học, Nguyễn Thiếp chủ yếu bàn về vấn đề gì?

A. Bàn về lối học hình thức

B. Bàn về mục đích học tập

C. Bàn về phương pháp học tập

D. Bàn về mục đích, phương pháp và tác dụng của việc học chân chính

3. Bác phó may dựa vào tính xấu nào của ông Giuốc – đanh để moi tiền ông ta?

A. Thói học đòi làm sang

B. Thói ưa nịnh

C. Sự quê kệch

D. Thói hoang phí

4. Câu thơ: “Nhờ ơn trời biển lặng, cá đầy ghe” thuộc kiểu hành động nói nào?

A. Hành động hỏi

B. Hành động cầu khiến

C. Hành động trình bày

D. Hành động bộc lộ cảm xúc

5. Vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí minh trong bài thơ Ngắm trăng là:

A. Yêu thiên nhiên say mê, rung động mãnh liệt trước vẻ đẹp của đêm trăng

B. Yêu quý, trân trọng trăng như người bạn tinh thần

C. Tinh thần thép vượt khó khăn, tâm hồn tự do hướng đến thiên nhiên

D. Cả a, b, c

6. Trật tự trong câu nào dưới đây biểu thị trình tự trước sau theo thời gian của sự việc được nói đến?

A. Thẻ của nó, người ta giữ; hình của nó người ta đã chụp rồi

B. Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng

C. Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập/ Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương

D. Sen tàn cúc lại nở hoa

II. Tự luận (7 điểm)

1. Viết một đoạn văn từ 5 – 7 câu nêu cảm nghĩ của em về hai câu thơ:

Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng

Cuộc đời cách mạng thật là sang.

(Tức cảnh Pác Bó – Hồ Chí Minh) (2đ)

2. Hãy xác định kiểu câu và hành động nói trong các câu sau:

a. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. (1đ)

b. Đào tổ nông thì cho chết! (1đ)

3. Chứng minh rằng trong “Nước Đại Việt ta, Nguyễn Trãi đã nêu lên một quan niệm khá hoàn chỉnh về tổ quốc”(3đ)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

I. Phần trắc nghiệm

1. B

2. D

3. A

4. D

5. D

6. C

II. Phần tự luận

1.

Viết một đoạn văn từ 5 – 7 câu nêu cảm nghĩ của em về hai câu thơ:

Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng

Cuộc đời cách mạng thật là sang.

 (Tức cảnh Pác Bó – Hồ Chí Minh) (2đ)

- Thể hiện cốt cách chiến sĩ cách mạng trong tâm hồn của vị khách lâm tuyền hòa mình vào thiên nhiên (0.5đ)

- Dù cuộc sống kháng chiến còn gian khổ thiếu thốn, bàn đá chông chênh gợi sự hông vững vàng nhưng bác vẫn một lòng hướng về cách mạng với nhiệm vụ cao cả dịch sử Đảng.

---(Để xem tiếp đáp án phần Tự luận vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

I. Trắc nghiệm (3 điểm)

1. Ý nghĩa hai câu thơ: “Dân chài lưới làn da rám nắng/ Cả thân hình nồng thở vị xa xăm” là gì?

A. Người dân chài đầy vị mặn của biển

B. Người dân chài khỏe mạnh, cường tráng và gắn bó máu thịt với biển khơi

C. Người dân chài có làn da rám nắng

D. Vị mặn mòi của biển

2. Điểm giống nhau giữa Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt ta là gì?

A. Vừa là áng văn chương bất hủ, vừa là văn kiện lịch sử quan trọng gắn với lịch sử dân tộc

B. Vừa mng tư tưởng, tình cảm của cá nhân kiệt xuất, vừa kết tinh ý chí, nguyện vọng dân tộc

C. Thể hiện lòng yêu nước và tinh thần dân tộc sâu sắc

D. Cả a, b, c

3. Câu cầu khiến nào dưới đây không dùng để khuyên nhủ?

A. Có phải duyên nhau thì thắm lại./ Đừng xanh như lá, bạc như vôi

B. Các bạn trật tự đi!

C. Sông sâu chớ lội, đò đầy chớ qua

D. Hãy uống đủ 2 lít nước mỗi ngày nhé!

4. Điều gì không xuất hiện trong nỗi nhớ của Tế Hanh khi phải xa quê hương?

A. Màu nước xanh

B. Cá bạc

C. Biển lặng gió

D. Con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi

5. Ý nghĩa câu kết: “ Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào?” thể hiện điều gì?

A. Lời ban bố quyết định dời đô

B. Lời phủ dụ yên dân

C. Sự rút ngắn khoảng cách giữa vua và nhân dân trăm họ

D. Cả a, b, c

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 5

I. Trắc nghiệm (4 điểm)

1. Nội dung bài thơ Khi con tu hú của Tố Hữu là gì?

A. Thể hiện lòng yêu cuộc sống của nhà thơ

B. Thể hiện lòng yêu cuộc sống và khao khát tự do của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày

C. Thể hiện lòng yêu thiên nhiên sâu sắc của tác giả

2. Câu thơ: “Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ” thể hiện tâm trạng nào của Bác?

A. Tâm trạng vui tươi, lạc quan thưởng ngoạn ánh trăng

B. Sự vô tư, hồn nhiên của Bác khi hòa cùng ánh trăng

C. Lòng say mê thiên nhiên, phong thái ung dung của Bác ngay trong cảnh ngục tù tăm tối

D. Sự bối rối, xốn xang của Bác khi bắt gặp ánh trăng

3. Vua Lý Công Uẩn đã nhận định thành Đại La có ưu thế gì để lựa chọn làm kinh đô mới?

A. Ở vào nơi trung tâm đất trời, được thế rồng cuộn hổ ngồi

B. Đúng ngôi nam, bắc, đông, tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi

C. Địa thế rộng mà bằng, đất đai cao mà thoáng

D. Cả a, b, c

4. Văn bản Nước Đại Việt ta nêu lên những tiền đề cơ bản nào có ý nghĩa then chốt với toàn bài cáo?

A. Tiền đề về nhân nghĩa

B. Tiền đề lịch sử: chân lí về sự tồn tại độc lập chủ quyền của dân tộc Đại Việt

C. Cả a và b

5. Câu: “Anh đã nghĩ thương em thế này hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh” thực hiện hành động nói nào?

A. Hành động trình bày

B. Hạnh động cầu khiến

C. Hành đông bộc lộ cảm xúc

D. Hành động hứa hẹn

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi HK2 môn Ngữ văn 8 năm 2021 Trường THCS Ngô Mây. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON