YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK2 môn Ngữ văn 8 năm 2021 Trường THCS Nhơn Phú

Tải về
 
NONE

Nhằm giúp các em học sinh lớp 8 có thêm tài liệu ôn tập chuẩn bị trước kì thi HK2 sắp tới HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Bộ 5 Đề thi HK 2 môn Ngữ văn 8 năm 2021 Trường THCS Nhơn Phú có đáp án được HOC247 biên tập và tổng hợp với phần đề và đáp án, lời giải chi tiết giúp các em tự luyện tập làm đề. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em, chúc các em có kết quả học tập tốt!

ADSENSE

TRƯỜNG THCS NHƠN PHÚ

ĐỀ THI HỌC KÌ 2

MÔN: NGỮ VĂN 8

NĂM HỌC: 2021

(Thời gian làm bài: 90 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

I. Trắc nghiệm (4 điểm)

1. Theo Nguyễn Trãi, để đem lại cuộc sống yên ổn cho dân, trước hết phải:

A. Làm cho dân được giàu có, ấm no

B. Làm cho dân được ăn no, mặc đẹp

C. Thương dân, trừ bạo ngược

2. Khi con tu hú được sáng tác trong hoàn cảnh nào?

A. Khi tác giả bị thực dân Pháp bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ

B. Khi tác giả mới giác ngộ cách mạng

C. Khi tác giả bị giải từ nhà lao này đến nhà lao khác

D. Khi tác giả vượt ngục để trở về với cuộc sống tự do

3 Nội dung chính của văn bản Thuế máu là gì?

A. Lên án, tố cáo sự bóc lột trắng trợn của thực dân Pháp với người lao động trên đất thuộc địa

B. Phản ánh tình cảnh khổ cực của người dân thuộc địa trên đất Pháp

C. Thể hiện sự bất bình của người An Nam đối với cuộc chiến tranh phi nghĩa

D. Tố cáo thủ đoạn lừa bịp, giả dối của thực dân Pháp khi biến người dân nghèo ở các nước thuộc địa thành vật hi sinh trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa

4. Câu thơ: “Xanh kia thăm thẳm từng trên/ Vì ai gây dựng cho nên nỗi này?” thuộc kiểu hành động nói nào?

A. Hành động hỏi

B. Hành động trình bày

C. Hành động cầu khiến

D. Hành động bộc lộ cảm xúc

5. Em hiểu quan điểm: “theo điều học mà làm” của Nguyễn Thiếp trong Bàn luận về phép học là gì?

A. Học phải theo mục đích chân chính

B. Học phải đi đôi với hành

C. Phải làm theo điều được học

D. Học phải biết thâu tóm cái tinh túy cốt lõi nhất

---(Để xem đầy đủ những câu hỏi còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

PHẦN I. Đọc hiểu (3.0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

(1) Một người hỏi nhà hiền triết:

(2) Cái gì nên nhớ và cái gì nên quên?

(3) Nhà hiền triết trả lời:

(4) Nếu mọi người làm điều tốt cho anh thì anh nên nhớ. Còn nếu anh làm điều tốt cho mọi người thì anh nên quên.

(Theo: Truyện ngụ ngôn lừng danh thế giới)

a. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên? (0.5 đ)

b. Xác định các kiểu câu phân chia theo mục đích nói cho các câu trên. (1.0 đ)

c. Xác định cách thực hiện hành động nói của các câu trên? (0.5 đ)

d. Viết đoạn văn ngắn (khoảng 5 – 8 câu) nói lên bài học rút ra từ câu chuyện trên? (1.0 đ)

PHẦN II. Làm văn (7.0 điểm)

Viết bài văn nghị luận nói lên suy nghĩ của em về nạn bạo lực học đường hiện nay ở trường THCS.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

Phần I

a.

* Phương pháp: Căn cứ vào các phương thức biểu đạt đã học (Tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, hành chính – công vụ)

* Cách giải:

- Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên: tự sự.

b.

* Phương pháp: Căn cứ vào 4 kiểu câu theo mục đích nói đã học (trần thuật, cảm thán, nghi vấn, cầu khiến).

* Cách giải:

- Câu (1): Trần thuật.

- Câu (2): Nghi vấn.

- Câu (3): Trần thuật.

- Câu (4): Cầu khiến.

c.

* Phương pháp: Căn cứ vào bài học “Hành động nói”.

* Cách giải:

Cách thực hiện hành động nói của các câu trên:

- Câu (2): Hỏi.

- Câu (4): Khuyên bảo.

d.

* Phương pháp:

- Sử dụng các thao tác lập luận phân tích, tổng hợp để tạo lập một đoạn văn nghị luận xã hội.

* Cách giải:

- Về kĩ năng:

+ Viết bài văn nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí.

+ Đoạn văn có lập luận thuyết phục, không mắc lỗi diễn đạt.

- Về kiến thức: Hiểu ý nghĩa câu chuyện và trình bày ý kiến một cách thuyết phục. Có thể tham khảo một số ý sau:

+ Ý nghĩa: Truyện giáo dục con người về thái độ sống đúng đắn qua các tình huống giả định mà con người thường gặp: cho và nhận, làm ơn và được giúp đỡ. Lời nói của nhà hiền triết có hai ý: nhắc nhở về sự biết ơn, nhận điều tốt từ người khác không thể không ghi nhớ; nhắc nhở khi làm ơn, làm điều tốt cho người khác thì phải trong sáng, vô tư, không vụ lợi.

+ Bàn bạc: Truyện nói rất chính xác bản chất của lòng biết ơn và làm điều tốt.

+ Bài học nhận thức và hành động: hướng đến những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống; sẵn sàng giúp đỡ người không may và sống với thái độ biết ơn.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

Câu 1: (2 điểm)

Nêu đặc điểm hình thức và chức năng chính của câu nghi vấn. Cho ví dụ minh họa.

Câu 2: (3 điểm)

Trình bày cảm nhận của em về tâm trạng người tù chiến sĩ qua đoạn thơ:

Ta nghe hè dậy bên lòng

Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi

Ngột làm sao, chết uất thôi

Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu

 (Tố Hữu – Khi con tu hú)

Câu 3: (5 điểm)

Bác Hồ dạy: “Học đi đôi với hành”. Em hiểu lời dạy trên như thế nào?

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

Câu 1.

* Phương pháp: Căn cứ vào bài học Câu nghi vấn đã học.

* Cách giải:

- Đặc điểm hình thức:

+ Câu nghi vấn có những từ ngữ nghi vấn (ai, gì, nào, sao, tại sao, đâu, bao giờ, bao nhiêu, à, ư, hả, chứ…) hoặc có từ hay (nối các vế có quan hệ lựa chọn).

+ Câu nghi vấn thường kết thúc bằng dấu chấm hỏi.

- Chức năng chính: dùng để hỏi.

- Ví dụ: Bạn tìm ra đáp án câu này chưa?; Em tên là gì?; Bạn thích môn Toán hay môn Văn?...

Câu 2:

* Phương pháp:

- Sử dụng các thao tác lập luận phân tích, tổng hợp để tạo lập một đoạn văn nghị luận văn học.

* Cách giải:

- Về kĩ năng:

+ Viết đoạn văn nghị luận về vấn đề tâm trạng người tù chiến sĩ qua đoạn thơ Khi con tu hú.

+ Đoạn văn đáp ứng hình thức, lập luận thuyết phục, không mắc lỗi diễn đạt.

- Về kiến thức: Nắm chắc kiến thức tác phẩm và trình bày một cách thuyết phục. Có thể tham khảo một dàn ý sau:

- Giới thiệu khái quát về tác giả Tố Hữu, tác phẩm "Khi con tu hú", trích đoạn thơ và nội dung phân tích (tâm trạng của người tù chiến sĩ).

---(Để xem tiếp đáp án những câu còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

Câu 1: (4 điểm): Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi:

Bờ ao đầu làng có một cây si già. Thân cây to, cành lá sum xuê, ngả xuống mặt nước. Một cậu bé đi ngang qua. Sẵn con dao nhọn trong tay, cậu hí hoáy khắc tên mình lên thân cây. Cây đau điếng, nhưng cố lấy giọng vui vẻ, hỏi cậu:

- Chào cậu bé! Tên cậu là gì nhỉ?

- Cháu tên là Ngoan.

- Cậu có cái tên mới đẹp làm sao!

Mặt cậu bé rạng lên. Cậu nói:

- Cảm ơn cây.

- Này, vì sao cậu không khắc tên lên người cậu? Như thế có phải tiện hơn không? - Cây hỏi.

Cậu bé rùng mình, lắc đầu:

- Đau lắm cháu chịu thôi!

- Vậy, vì sao cậu lại bắt tôi phải nhận cái điều cậu không muốn?

(Theo Trần Hồng Thắng)

a. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên. (0.5 điểm)

b. Cậu bé trong văn bản đã có hành động gì với cây si già? Hành động đó đúng hay sai? Vì sao? (1.0 điểm)

c. Xác định kiểu câu và chức năng của câu sau: Tên cậu là gì nhỉ? (1 điểm)

d. Đặt tiêu đề cho văn bản trên. (0.5 điểm)

e. Từ hành động của cậu bé trong văn bản trên, em có suy nghĩ gì về sự vô cảm của một bộ phận học sinh hiện nay? Trả lời khoảng 3 – 5 dòng. (1 điểm)

Câu 2: (6 điểm) Nêu suy nghĩ về câu tục ngữ: “Học đi đôi với hành” (Bài văn nghị luận sử dụng yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm).

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

Câu 1

a.

* Phương pháp: Căn cứ vào các phương thức biểu đạt đã học (Tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, hành chính – công vụ)

* Cách giải:

- Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên: tự sự.

b.

* Phương pháp: Đọc kĩ văn bản.

* Cách giải:

- Cậu bé trong văn bản đã có hành động: khắc tên mình trên cây si già.

- Hành động đó hoàn toàn sai trái. Vị cậu đang trực tiếp phá hoại tài sản thiên nhiên.

c.

* Phương pháp: Căn cứ vào 4 kiểu câu theo mục đích nói đã học (trần thuật, cảm thán, nghi vấn, cầu khiến).

* Cách giải:

Tên cậu là gì nhỉ?

- Kiểu câu: câu nghi vấn.

- Chức năng: dùng để hỏi.

d.

* Phương pháp: Căn cứ vào nội dung văn bản và chọn ra nhan đề phù hợp.

* Cách giải:

- Tiêu đề: Cậu bé và cây si già; Điều không mong muốn… 

e.

* Phương pháp:

- Sử dụng các thao tác lập luận phân tích, bình luận để trả lời câu hỏi.

* Cách giải:

- Về kiến thức: Từ hành động của cậu bé trong truyện, suy nghĩ và trình bày ý kiến về thói vô cảm của học sinh. Có thể tham khảo một số ý sau:

+ Ý nghĩa: Hành động của cậu bé là biểu hiện vô cảm của một bộ phận học sinh hiện nay: chỉ quan tâm đến niềm vui của mình và mặc kệ nỗi đau của người khác. Lời nói của cây si nhắc nhở chúng ta bài học đừng nên bắt người khác nhận lấy sự đau đớn mà họ không muốn để chỉ làm mình được hạnh phúc.

+ Bàn bạc: Thói vô cảm của học sinh đang để lại rất nhiều hệ lụy cho môi trường học đường và xã hội.

+ Bài học nhận thức và hành động: Hướng đến những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống; luôn nghĩ đến cảm xúc của người khác trước khi làm bất cứ việc gì; đặt mình vào vị trí của người khác…

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 5

Câu 1: (4 .0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và hoàn thành các yêu cầu bên dưới:

Cá chép con dạo chơi trong hồ nước. Lúc đi ngang nhà cua, thấy cua đang nằm, vẻ mặt rất đau đớn, cá chép con bèn bơi lại gần và hỏi:

- Bạn cua ơi, bạn làm sao thế?

Cua trả lời:

- Tớ đang lột xác bạn à.

- Ôi, chắc là bạn đau lắm. Nhưng tại sao bạn lại phải làm như thế?

- Họ hàng nhà tớ ai cũng phải lột xác thì mới lớn lên và trưởng thành được, dù rất đau đớn cá chép con ạ.

- À, bây giờ thì tớ đã hiểu.

(Những mẩu chuyện thiếu nhi chọn lọc – NXB Kim Đồng, 2009)

a. Em hãy cho biết nội dung chính của đoạn trích trên. (1.0 điểm)

b. Xác định kiểu câu và chức năng của câu sau đây: “Cá chép con dạo chơi trong hồ nước”. (1.5 điểm)

c. Theo câu chuyện, vì sao cua phải lột xác? Từ đó liên hệ đến con người, để trưởng thành, theo em cần phải làm gì? (Em hãy trả lời bằng vài câu văn) (1.5 điểm)

Câu 2: (6 điểm)

Con hãy yêu thương tất cả mọi người chung quanh mình và tận tình giúp đỡ họ khi mình có thể làm được. Con đừng tranh hơn với ai, hãy nhường nhịn cho họ hơn mình. Cuộc sống chỉ có ý nghĩa khi nó được tưới mát bằng dòng nước của thương yêu. Không có thương yêu, thế giới này lập tức biến thành địa ngục. Con hãy luôn luôn để mắt xem mọi người đang cần gì và tìm cách giúp đỡ họ. Nhưng hãy giúp đỡ một cách kín đáo đừng khoe cho mọi người biết, khi chúng ta tự hào về lòng tốt của mình thì tình nhân ái chân thật đã biến mất mà niềm kiêu hãnh đã chiếm chỗ.

(Việt Quang – Trở lại thiên đường)

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi HK2 môn Ngữ văn 8 năm 2021 Trường THCS Nhơn Phú. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF