Nhằm giúp các em học sinh lớp 8 có thêm tài liệu ôn tập chuẩn bị trước kì thi HK2 sắp tới HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Bộ 5 Đề thi HK 2 môn Ngữ văn 8 năm 2021 Trường THCS Bình Thuận có đáp án được HOC247 biên tập và tổng hợp với phần đề và đáp án, lời giải chi tiết giúp các em tự luyện tập làm đề. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em, chúc các em có kết quả học tập tốt!
TRƯỜNG THCS BÌNH THUẬN |
ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN: NGỮ VĂN 8 NĂM HỌC: 2021 (Thời gian làm bài: 90 phút) |
ĐỀ SỐ 1
I. ĐỌC – HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo. Đạo là lẽ đối xử hàng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương ngũ thường. Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy.
Cúi xin từ nay ban chiếu thư cho thầy trò trường học của phủ, huyện, các trường tư, con cháu các nhà văn võ, thuộc lại ở các trấn cựu triều, đều tùy đâu tiện đấy mà đi học.
Phép dạy, nhất định theo Chu tử. Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm. Họa may kẻ nhân tài mới lập được công, nhà nước nhờ thế mà vững yên. Đó mới thực là cái đạo ngày nay có quan hệ tớ lòng người. Xin chớ bỏ qua.
(Theo SGK Ngữ văn lớp 8 tập 2 NXB Giáo dục)
1. Nhận biết
Xác định đoạn văn nêu trên được trích trong văn bản (tác phẩm) nào? Tác giả là ai? Thuộc thể loại gì và đặc điểm chính của thể loại đó (1.5 điểm)
2. Thông hiểu
Nêu nội dung chính của đoạn trích (1.0 điểm)
3. Thông hiểu (0.5 điểm)
Giải thích tại sao người viết lại chọn cách sắp xếp trật tự từ trong phần in đậm như vậy?
Phép dạy, nhất định theo Chu tử. Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm.
II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Qua nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, hãy viết đoạn văn từ 7-8 câu suy nghĩ của em về vấn đề Học đi đôi với hành.
Câu 2 (5.0 điểm)
Lấy chủ đề: Chúng ta cần biết quan tâm, chia sẻ với những người gặp hoàn cảnh khó khăn. Em hãy viết bài văn bày tỏ ý kiến của mình.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
I. ĐỌC – HIỂU (3.0 điểm)
1.
Phương pháp: căn cứ bài Bàn luận về phép học
Cách giải:
- Tác phẩm: Bàn luận về phép học
- Tác giả: La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp
- Thể loại: Tấu
- Đặc điểm thể tấu:
+ Tấu là một loại văn thư của bề tôi, thần dân gửi lên vua chúa để trình bày sự việc, ý kiến, đề nghị.
+ Tấu được viết bằng văn xuôi hay văn vần, văn biền ngẫu.
2.
Phương pháp: căn cứ nội dung đoạn trích
Cách giải:
- Nội dung chính: Mục đích và phương pháp học tập đúng đắn
3.
Phương pháp: căn cứ bài Trật tự từ trong câu
Cách giải:
- Sắp xếp thể hiện thứ tự nhất định của sự vật, hiện tượng
II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7.0 điểm)
Câu 1:
- Giới thiệu vấn đề
- Thế nào là học và hành?
+ Học là tiếp thu tri thức của nhân loại thông qua hoạt động học tập ở nhà trường hoặc qua sách vở. Hành là vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế đời sống.
- Tại sao học với hành phải đi đôi?
+ Học mà không hành thì học vô ích, chỉ biết lí thuyết suông. Lí thuyết suông thì vô dụng.
+ Hành mà không học thì hành không đạt kết quả tốt vì thiếu cơ sở lý thuyết. Hành mù quáng dễ gây nguy hại.
- Dẫn chứng minh họa
- Liên hệ bản thân
- Tổng kết.
---(Để xem tiếp đáp án phần Tạo lập văn bản vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)
Đọc kĩ phần văn bản sau và trả lời các câu hỏi bằng cách ghi đáp án đúng nhất vào bài làm:
"... Nay ta chọn binh pháp các nhà hợp làm một quyển gọi là Binh thư yếu lược. Nếu các ngươi biết chuyên tập sách này, theo lời dạy bảo của ta, thì mới phải đạo thần chủ; nhược bằng khinh bỏ sách này, trái lời dạy bảo của ta, tức là kẻ nghịch thù.
Vì sao vậy? Giặc với ta là kẻ thù không đội trời chung, các ngươi cứ điềm nhiên không biết rửa nhục, không lo trừ hung, không dạy quân sĩ; chẳng khác nào quay mũi giáo mà chịu đầu hàng, giơ tay không mà chịu thua giặc. Nếu vậy, rồi đây sau khi giặc giã dẹp yên, muôn đời để thẹn, há còn mặt mủi nào đứng trong trời đất nữa? Ta viết ra bài hịch này để các ngươi biết bụng ta”.
Câu 1: Phần văn bản trên trích từ tác phẩm nào? Của ai? Được viết bằng thể văn gì?
A. Hịch - Trích Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn.
B. Chiếu - Trích Chiếu dời đô của Lí Công Ưẩn.
C. Cáo - Trích Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi.
D. Tấu - Trích Luận học pháp của Nguyễn Thiếp.
Câu 2: Văn bản trên thuộc kiểu văn bản nghị luận. Vì sao?
A. Đưa ra lí lẽ để thuyết phục tướng sĩ lựa chọn con đường chiến đấu.
B. Bày tỏ thái độ, tình cảm của tác giả trước quân sĩ để khích lệ tinh thần chiến đấu.
C. Tỏ rõ ý chí chiến đấu chống kẻ thù của toàn thể tướng sĩ.
D. Kể rõ tội ác của kẻ cướp nước.
Câu 3: Câu: “Ta viết ra bài hịch này để các ngươi biết bụng ta” thuộc kiểu hành động nói nào?
A. Hành động trình bày.
B. Hành động ước kết.
C. Hành động bộc lộ cảm xúc.
D. Hành động tuyên bố.
Câu 4: Câu văn: “Nếu vậy, rồi đây sau khi giặc giã dẹp yên, muôn đời để thẹn, há còn mặt mũi nào đứng trong trời đất nữa?” thuộc kiểu câu nào? Dùng để thực hiện kiểu hành động nói nào?
A. Câu trần thuật - để nhận định.
B. Cầu cầu khiến - để ra lệnh.
C. Câu nghi vấn - để thực hiện hành động phủ định.
D. Câu cảm thán - để bộc lộ cảm xúc.
Câu 5: Đặc sắc về nghệ thuật của văn bản trên là gi?
A. Lí lẽ chặt chẽ.
B. Lí lẽ chặt chẽ, câu văn giàu hình ảnh.
C. Lí lẽ chặt chẽ, dẫn chứng sắc sảo.
D. Lí lẽ chặt chẽ, sắc bén, câu văn giàu cảm xúc.
Câu 6: Văn bản nào sau đây không thuộc thời kì hiện đại?
A. Ngắm trăng
B. Đi đường
C. Hịch tướng sĩ
D. Thuế máu
II. PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
Chép thuộc lòng bài thơ Đi đường của Hồ Chủ tịch (bản dịch thơ của Nam Trân). Qua bài thơ Đi đường của Bác, em có thế rút ra được gì cho bản thân? (Hãy trình bày ngắn gọn bằng một đoạn văn từ 6 đến 8 dòng)
Câu 2: (5 điểm)
Bài thơ Khi con tu hú của Tố Hữu thể hiện sâu sắc lòng yêu cuộc sống và niềm khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày.
Hãy viết lời giới thiệu thật ngắn gọn, đầy đủ về tác giả, tác phẩm và làm sáng tỏ nội dung trên.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
I. Phần trắc nghiệm:
1. A
2. A
3. D
4. C
5. D
6. C
II. Phần tự luận:
Câu 1:
1. Chép đúng, đầy đủ, trình bày sạch đẹp bài thơ (bản dịch thơ của Nam Trân)
Đi đường mới biết gian lao,
Núi cao rồi lại núi cao ngập trùng;
Núi cao lên đến tận cùng,
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non.
---(Để xem tiếp đáp án phần Tự luận vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
Câu 1: (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!
(Khi con tu hú – Tố Hữu)
a. Nhận biết
Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên (1.0 điểm)
b. Thông hiểu
Trong câu “Ta nghe hè dậy bên lòng”, em hiểu nhà thơ đón nhận cảnh tươi đẹp của mùa hè bằng điều gì? (1.0 điểm)
c. Vận dụng (1.0 điểm)
Nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên.
Câu 2 (3.0 điểm)
Đọc kĩ đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
- Sao cụ lo xa thế? Cụ còn khỏe lắm, chưa chết đâu mà sợ! Cụ cứ để tiền ấy mà ăn, lúc chết hãy hay! Tội gì bây giờ nhịn đói mà để tiền lại?
- Không, ông giáo ạ! Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu?
(Nam Cao – Lão Hạc)
a. Nhận biết
Trong đoạn trích trên câu nào là câu nghi vấn? Đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu nghi vấn? (1.0 điểm)
b. Nhận biết
Đoạn trích trên có mấy lượt lời? Cho biết quan hệ giữa các nhân vật tham gia vào hội thoại (1.0 điểm)
c. Nhận biết
Xác định hành động nói các câu sau (1.0 điểm)
- Cụ còn khỏe lắm, chưa chết đâu mà sợ!
- Cụ cứ để tiền ấy mà ăn, lúc chết hãy hay!
---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 4
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏỉ bằng cách khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất.
“Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về
“Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe”
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ...”
(Sách Ngữ văn 8, tập II)
Câu 1: Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
A. Nhớ rừng - Thế Lữ
B. Quê hương - Tế Hanh
C. Tức cảnh Pác Bó - Hồ Chí Minh
D. Khi con tu hú -Tố Hữu
Câu 2: Đoạn thơ trên, tác giả đã dùng phương thức biểu đạt chính nào?
A. Tự sự
B. Miêu tả
C. Biểu cảm
D. Nghị luận
Câu 3: Chủ thể trữ tình của đoạn thơ trên là ai?
A. Người dân chài
B. Tác giả
C. Chiếc thuyền
D. Tác giả và người dân chài
Câu 4: Câu thơ nào miêu tả cụ thể nét đặc trưng của người dân chài lưới?
A. Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
B. Khắp dân làng tấp nập đón ghe về
C. Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
D. Cả thân hình nồng thở vị xa xăm
Câu 5: Dòng nào dưới đây thể hiện đúng nhất ý nghĩa của hai câu thơ sau:
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm
A. Người dân chài thấm đẫm vị mặn mòi của biển cả.
B. Người dân chài đầy vị mặn.
C. Người dân chài khoẻ mạnh, cường tráng.
D. Cả A và C.
Câu 6: Hình ảnh người dân chài được thể hiện trong đoạn trích trên như thế nào?
A. Hùng tráng, kì vĩ.
B. Lãng mạng, anh hùng,
C. Vừa chân thực, vừa lãng mạn.
D. Vừa chân thực, vừa hào hùng.
---(Để xem đầy đủ những câu hỏi còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 5
Câu 1: (2.0 điểm)
Hoàn thành chính xác những dòng thơ còn thiếu trong đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
…………………………………………..
Màu nước xanh cá bạc chiếc buồm vôi
…………………………………………..
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá.
a. Nhận biết
Cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ
b. Nhận biết
Tìm những từ ngữ thể hiện nỗi nhớ quê hương của tác giả trong đoạn thơ trên.
Câu 2: (2.0 điểm)
a. Thông hiểu
Xác định kiểu câu phân theo mục đích nói của dòng thơ “Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi” và cho biết tác dụng của kiểu câu vừa tìm được.
b. Thông hiểu
Xác định kiểu câu phân theo mục đích nói của dòng thơ “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!” và cho biết tác dụng của kiểu câu vừa tìm được.
Câu 3: (6.0 điểm)
Trường học, nơi nuôi dưỡng những mầm non của đất nước, nơi không chỉ dạy kiến thức mà còn rèn luyện ý thức, nhân cách mỗi con người. Vậy mà, vấn nạn vứt rác vẫn tồn tại hàng ngày. Em hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của em về vấn đề vứt rác bừa bãi ở trường em đang theo học.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5
Câu 1:
Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ,/…/ Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi
a.
Phương pháp: căn cứ các phương thức biểu đạt đã học
Cách giải:
- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm
b.
Phương pháp: căn cứ nội dung đoạn trích
Cách giải:
- Từ ngữ thể hiện nỗi nhớ quê hương: tưởng nhớ; nhớ
---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi HK2 môn Ngữ văn 8 năm 2021 Trường THCS Bình Thuận. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !