YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK2 môn Ngữ văn 11 năm 2022-2023 trường THPT Cao Thắng

Tải về
 
NONE

Mời quý thầy cô cùng các em học sinh tham khảo tài liệu Bộ 5 đề thi Học kì 2 môn Ngữ văn 11 có đáp án năm 2022-2023 Trường THPT Cao Thắng. Đề thi bao gồm các câu hỏi tự luận. Hy vọng bộ đề thi này sẽ giúp các em học sinh lớp 11 ôn tập hiệu quả và đạt điểm số cao trong kì thi Học kì 2 sắp tới.

ADSENSE

TRƯỜNG THPT CAO THẮNG

ĐỀ THI HỌC KÌ 2

MÔN: NGỮ VĂN 11

NĂM HỌC: 2022-2023

(Thời gian làm bài: 90 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm):

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

(…) Con gặp trong lời mẹ hát

Cánh cò trắng, dải đồng xanh

Con yêu màu vàng hoa mướp

“Con gà cục tác lá chanh”.

(…) Thời gian chạy qua tóc mẹ

Một màu trắng đến nôn nao

Lưng mẹ cứ còng dần xuống

Cho con ngày một thêm cao.

Mẹ ơi trong lời mẹ hát Có cả cuộc đời hiện ra

Lời ru chắp con đôi cánh Lớn rồi con sẽ bay xa.

(Trích “Trong lời mẹ hát” - Trương Nam Hương)

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ trên là gì? (0,5 điểm)

A. Tự sự                     

B. Miêu tả

C. Biểu cảm                 

D. Thuyết minh.

Câu 2. Nêu nội dung của đoạn thơ. (0,5 điểm)

Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ trong khổ thơ: (1,0 điểm)

Thời gian chạy qua tóc mẹ Một màu trắng đến nôn nao Lưng mẹ cứ còng dần xuống Cho con ngày một thêm cao.

Câu 4. Câu thơ/ khổ thơ nào gợi cho anh/chị ấn tượng sâu sắc nhất? (trình bày trong đoạn văn ngắn từ 5 - 7 dòng) (1,0 điểm)

II. LÀM VĂN (7,0 điểm):

Câu 1 (2,0 điểm)

Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về tình mẫu tử.

Câu 2 (5,0 điểm): Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:

Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

(Trích Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm):

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: C. Biểu cảm.

Câu 2. Nội dung chính: cảm xúc về lời ru của mẹ, nỗi xót xa và biết ơn của người con trước sự hi sinh thầm lặng của mẹ.    

Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ:

- Nhân hóa: thời gian chạy qua tóc mẹ

- Tương phản: Lưng mẹ còng xuống >< con thêm cao

- Hiệu quả: nhấn mạnh thời gian trôi qua nhanh kéo theo sự già nua của mẹ. Qua đó thể hiện tình yêu thương, biết ơn của con đối với mẹ.   

Câu 4.  HS có thể chọn câu thơ hoặc đoạn thơ bất kì để cảm nhận: ấn tượng về lời ru của mẹ, về công lao của mẹ, về sự biết ơn đối với mẹ…

II. LÀM VĂN

Câu 1. Viết một đoạn văn ( khoảng 200 chữ) về tình mẫu tử.

a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận.

Đoạn văn phải có câu chủ đề. Các câu còn lại tập trung thể hiện chủ đề.

---(Để xem tiếp đáp án phần Làm văn vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi 1, 2, 3:

Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta.  Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó  khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.

(Hồ Chí Minh, trong Hồ Chí Minh toàn tập, tập 6, NXB Sự thật, Hà Nội, 1986)

Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn? (0,5 điểm)

Câu 2. Chỉ ra và nêu hiệu quả của hai biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: “Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.” (1,0 điểm)

Câu 3. Đoạn văn gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về trách nhiệm của thế hệ trẻ ngày nay trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc? (Viết một đoạn văn từ 8 đến 10 dòng). (1,5 điểm)

II.  PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về mối quan hệ giữa tài và đức.

Câu 2 (5,0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

I. PHẦN ĐỌC HIỂU

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

Câu 2. Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: Ẩn dụ; Điệp từ; Liệt kê; Lặp cấu trúc; Nhân hóa.

- Tác dụng:

+ Khẳng định sức mạnh của lòng yêu nước.

+ Tạo nhịp điệu sôi nổi, mạnh mẽ cho câu văn.

+ Thể hiện niềm tự hào của Hồ Chí Minh về truyền thống quý báu của dân tộc ta.

Câu 3.

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn. HS có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp, móc xích hoặc song hành.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:Trách nhiệm của thế trẻ trong việc giữ gìn và bảo vệ tổ quốc.

c. Triển khai vấn đề nghị luận: Có thể diễn đạt theo các cách khác nhưng phải hợp lý, có sức thuyết phục. Học sinh hướng vào những nội dung sau:

- Phải giữ gìn truyền thống tốt đẹp và quý báu của dân tộc ta.

- Cần học tập và rèn luyện để xây dựng Tổ quốc giàu đẹp.

- Sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc trước các thế lực xâm lăng.

---(Đáp án chi tiết của những câu hỏi còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

PHẦN I.  ĐỌC - HIỂU

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

“Có quan niệm cho rằng, trong đời sống, có thể dùng nước mà không cần giữ gìn, tiết kiệm. Đó là một sự nhầm lẫn của những người có tầm nhìn hạn hẹp. Bởi nguồn nước ngọt trên trái đất chỉ có hạn, tình trạng thiếu nước sạch đã xảy ra trong hiện tại và có thể còn xảy ra gay gắt hơn trong tương lai, nếu chúng ta không chú ý bảo vệ nguồn nước. Vì thế, ngay từ bây giờ, xin hãy đừng lãng phí nước.”

(Sách bài tập Ngữ văn 11, tập 2, trang 87, 88)

Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?

Câu 2 (1,0 điểm): Nội dung chính của đoạn trích trên?

Câu 3 (0,5 điểm): Xác định thành phần phụ trong câu “Vì thế, ngay từ bây giờ, xin hãy đừng lãng phí nước.”

Câu 4 (1,0 điểm): Hậu quả sẽ như thế nào nếu thiếu nguồn nước sạch? (Hãy viết 5- 7 dòng nói về điều đó).

II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1: (2,0 điểm)

Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày quan điểm của anh (chị) về lối sống tiết kiệm.

Câu 2: (5,0 điểm)

Phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

Phần I. ĐỌC HIỂU

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là: nghị luận.

Câu 2. Nội dung chính của đoạn trích trên:

- Đoạn trích phản bác quan niệm sai lầm về sự vô hạn củanguồn nước ngọt. (0,5 điểm)

- Thực trạng thiếu nguồn nước ngọt đang diễn ra gay gắt và lời kêu gọi đừng lãng phí nước. (0,5 điểm)

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4:

“Hãy dạy con cái mình sống nhiều hơn với các thế giới có thật xung quanh mình, đang diễn ra hàng ngày…, để chúng đừng đắm mình và chạy theo thế giới ảo trên các trang mạng. Hãy làm sao để chúng nói chuyện, trao đổi, tâm sự… nhiều hơn với người thân trong gia đình chứ đừng suốt ngày đuổi theo những ảo ảnh trên mạng.

Trong tình hình hiện nay các mạng xã hội trên Internet mang lại nhiều nguy hiểm cho con trẻ chúng ta… Xin các vị hãy quan tâm điều này nhiều hơn, đã có rất nhiều trẻ em trở thành hư đốn, thậm chí phạm pháp vì quá mê say với thế giới ảo”.

(Trích thư của PGS Văn Như Cương - Hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội - gửi đến các phụ huynh nhân dịp đầu năm học mới 2013, Nguồn https://tuoitre.vn, 5/9/2013)

Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản.

Câu 2. Những từ ngữ nào nói lên sự gắn bó giữa con cái với cha mẹ trong lời tâm sự của PGS Văn Như Cương ?

Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong câu: Hãy dạy con cái mình sống nhiều hơn với các thế giới có thật xung quanh mình, đang diễn ra hàng ngày…, để chúng đừng đắm mình và chạy theo thế giới ảo trên các trang mạng.

Câu 4. Viết đoạn văn ngắn (từ 8 cho đến 10 dòng) bày tỏ suy nghĩ biện pháp khắc phục hiện tượng “quá mê say với thế giới ảo” của một bộ phận giới trẻ hiện nay được gợi ra từ phần đọc hiểu.

II. LÀM VĂN (6,0 điểm)

Cảm nhận của anh chị về đoạn thơ

“Mơ khách đường xa, khách đường xa

Áo em trắng quá, nhìn không ra.

Ở đây sương khói mờ nhân ảnh,

Ai biết tình ai có đậm đà?”

(Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử)

Từ đó bình luận quan niệm về tình yêu của nhà thơ Hàn Mặc Tử .

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

Phần I. Đọc hiểu

Câu 1. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

Câu 2. Những từ ngữ nói lên sự gắn bó giữa con cái với cha mẹ trong lời tâm sự của PGS Văn Như Cương: nói chuyện, trao đổi, tâm sự, quan tâm

Câu 3.

- Biện pháp tu từ: hoán dụ (đắm mình)

- Tác dụng: tạo nên cách diễn đạt  giàu hình  ảnh  mang  ý nghĩa tâm sự  chân th nh để cảnh báo tác hại của sống ảo đối với con cái của các vị phụ huynh.

Câu 4. Viết đoạn văn ngắn (từ 8 cho đến 10 dòng) bày tỏ suy nghĩ biện pháp khắc phục hiện tượng “quá mê say với thế giới ảo” của một bộ phận giới trẻ hiện nay được gợi ra từ phần đọc hiểu.

1. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận. Cần đủ các phần mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn. Mở đoạn nói được vấn đề, phát triển đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề.

2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận về một hiện tượng đời sống xấu: biện pháp khắc phục hiện tượng quá mê say với thế giới ảo”

3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; các phương thức biểu đạt, nhất là nghị luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; tập trung suy nghĩ biện pháp khắc phục hiện tượng quá mê say với thế giới ảo” . Cụ thể:

- Nêu cách hiểu mê say với thế giới ảo

- Tìm ược những nguyên nhân, tác hại của thế giới ảo

- Biện pháp khắc phục:

+ Bản thân tuổi trẻ cần sống thật với cuộc đời đam m học tập , sáng tạo.

+ Nhà trường gia đình cần quan tâm hơn nữa đến các bạn trẻ.

+ Xã hội cần phải có những giải pháp hữu hiệu hơn bởi hiện nay chúng ta  chưa có những biện pháp thực sự hữu dụng và không theo kịp được với trào lưu của giới trẻ…

4. Sáng tạo

Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.

5. Chính tả, dùng từ đặt câu

Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ đặt câu.

II. Làm văn

1. Mở bài:

- Giới thiệu Hàn Mặc Tử bài thơ Đây thôn Vĩ  Dạ.

- Nêu vấn đề cần nghị luận: vẻ đẹp đoạn thơ quan niệm về tình yêu của Hàn Mặc Tử

---(Đáp án đầy đủ phần Làm văn vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 5

Câu 1: (3 điểm): Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

“Gươm mài đá, đá nũi cũng mòn,

Voi uống nước, nước sông phải cạn,

Đánh một trận, sạch không kình ngạc,

Đánh hai trận, tan tác chim muông.

Nổi gió to trút sạch lá khô,

Trông tổ kiến phá toang đê vỡ.”

(Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi)

a) Xác định phương thức biểu đạt trong đoạn trích.

b) Xác định biện pháp tu từ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi HK2 môn Ngữ văn 11 năm 2022-2023 trường THPT Cao Thắng. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF