Mời các em cùng tham khảo Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn 6 CTST năm 2022-2023 có đáp án Trường THCS Trường Chinh do HỌC247 biên soạn. Tài liệu được biên soạn nhằm giới thiệu đến các em dạng bài tập về phần Đọc-hiểu và Làm văn trong chương trình Ngữ văn 6 CTST. Hi vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích trong quá trình ôn thi giữa Học kì 2 của các em. Mời các em cùng tham khảo nhé!
TRƯỜNG THCS TRƯỜNG CHINH |
ĐỀ THI GIỮA HK2 MÔN: NGỮ VĂN 6 CTST NĂM HỌC: 2022-2023 (Thời gian làm bài: 90 phút) |
ĐỀ SỐ 1
I. PHẦN ĐỌC- HIỂU (5 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi.
“Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội của mình. Giá tôi không trêu chị Cốc thì đâu đến nỗi Choắt việc gì. Cả tôi nữa, nếu không nhanh chân chạy vào hang thì tôi cũng chết toi rồi.
Tôi đem xác Dế Choắt đến chôn vào một vùng cỏ um tùm. Tôi đắp thành nấm mộ to. Tôi đứng lặng giờ lâu, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên“
(Ngữ Văn 6- tập 2)
Câu 1. Nhận biết
Nêu tên tác phẩm và phép tu từ nào đữa được sử dụng trong đoạn trích trên? (1 điểm)
Câu 2. Thông hiểu
Nêu nội dung đoạn trích? (1 điểm)
Câu 3. Thông hiểu
Em có nhận xét gì về chi tiết “Dế Mèn đứng lặng giờ lâu trước ngôi mộ của Dế Choắt“ ? (1 điểm)
Câu 4. Nhận biết
Xác định các thành phần chính trong câu sau: Tôi đứng lặng giờ lâu, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên. (1 điểm)
Câu 5. Vận dụng
Từ câu chuyện của Dế Mèn, em rút ra được bài học gì cho bản thân của mình? (1,0 điểm)
II. PHẦN TẬP LÀM VĂN (5điểm) Vận dụng cao
Em hãy tả lại một người bạn mà em yêu quý.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
I. PHẦN ĐỌC- HIỂU
Câu 1:
- Đoạn trích được trích trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên (Dế Mèn phiêu lưu kí)
- Tác giả: Tô Hoài
- Biện pháp tu từ: nhân hóa. Giúp sự vật được nói đến trở nên sinh động, hấp dẫn có suy nghĩ và hành động như con người.
Câu 2:
Sự ăn năn, ân hận của Dế Mèn trước cái chết của bạn và bài học đường đời đầu tiên
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 1 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2
I. ĐỌC HIỂU (4 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
… “Khi người da trắng chết đi, họ thường dạo chơi giữa các vì sao và quên đi đất nước họ sinh ra. Còn chúng tôi, chúng tôi chẳng thể quên được mảnh đất tươi đẹp này. Bởi lẽ mảnh đất này là bà mẹ của người da đỏ. Chúng tôi là một phần của mẹ và mẹ cũng là một phần của chúng tôi. Những bông hoa ngát hương là người chị, người em của chúng tôi. Những mỏm đá, những vũng nước trên đồng cỏ, hơi ấm của chú ngựa con và của con người, tất cả đều cùng chung một gia đình.
(Ngữ văn 6, tâp 2)
Câu 1: (0.5 điểm) Nhận biết
Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
Câu 2: (0.5 điểm) Thông hiểu
Nêu nội dung chính của đoạn văn?
Câu 3: (1.0 điểm) Thông hiểu
Chỉ ra hình ảnh nhân hóa trong câu văn sau: “Bởi lẽ mảnh đất này là bà mẹ của người da đỏ”. Nêu tác dụng của phép tu từ nhân hóa đó.
Câu 4: (2.0 điểm) Vận dụng
Từ nội dung đoạn văn trên, hãy viết một đoạn văn ngắn từ 5-7 câu trình bày suy nghĩ của em về tầm quan trọng để bảo vệ môi trường hiện nay.
II. LÀM VĂN (6.0 điểm) Vận dụng cao
Hãy tả lại khu vườn mơ ước của em.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
I. ĐỌC HIỂU
1.
- Văn bản: Bức thư của thủ lĩnh da đỏ
- Tác giả: Thủ lĩnh Xi-át-tơn
2.
- Nội dung đoạn: ý nghĩa, tầm quan trọng của đất với người da đỏ.
3.
- Từ ngữ nhân hóa: bà mẹ
- Tác dụng: Nhân hóa đất là bà mẹ qua đó tác giả muốn khẳng định giữa con người và đất có mối quan hệ khăng khít, đất là cuội nguồn nuôi dưỡng con người khôn lớn, phát triển.
---(Để xem tiếp đáp án của Đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
Câu 1: (2 .0 điểm)
Văn bản “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ” (Ngữ văn 6, tập II) đặt ra một vấn đề có ý nghĩa toàn nhân loại. Đó là vấn đề gì? Nêu trách nhiệm của em về vấn đề ấy?
Câu 2: (2.0 điểm)
a. Thế nào là phép nhân hóa? Kể tên các kiểu nhân hóa thường gặp.
b. Đặt một câu văn có sử dụng phép nhân hóa?
Gạch chân và nêu tác dụng của phép nhân hóa trong câu văn đó.
Câu 3: (6.0 điểm)
Bằng một bài văn hoàn chỉnh có sử dụng biện pháp quan sát, tưởng tượng và so sánh, hãy tả lại cánh đồng quê em vào một buổi sáng mùa hè đẹp trời.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
Câu 1.
* Phương pháp: Căn cứ vào bài học “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ”
* Cách giải:
- Vấn đề: con người phải sống hòa hợp với thiên nhiên, phải chăm lo bảo vệ môi trường và thiên nhiên như bảo vệ mạng sống của chính mình.
- Trách nhiệm của em: là học sinh, em cũng mang trong mình trọng trách bảo vệ thiên nhiên từ những hành động nhỏ như không vứt rác bừa bãi, trồng nhiều cây xanh, giữ gìn vệ sinh chung quanh nơi ở.
---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 4
I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN – TIẾNG VIỆT (3 điểm)
Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi sau:
“Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc."
1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? (1.0 điểm)
2. Nêu nội dung và nghệ thuật của văn bản? (1.0 điểm)
---(Để xem tiếp câu hỏi phần Đọc hiểu và Làm văn của Đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 5
Phần I: (5.0 điểm)
Cho câu thơ sau:
Chú bé loắt choắt
(Trích Ngữ văn 7, tập hai, NXB Giáo dục)
Câu 1. Chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo để hoàn thành hai khổ thơ và cho biết đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào mà em đã học? Tác giả là ai?
Câu 2. Biện pháp tu từ nào được tác giả sử dụng trong hai câu thơ cuối của đoạn thơ trên? Em hãy chỉ rõ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.
Câu 3. Hãy viết một đoạn văn ngắn (7 – 9 câu) trình bày cảm nhận của em về hình ảnh chú bé Lượm được khắc họa trong hai khổ thơ vừa chép. Trong đoạn văn có sử dụng một câu trần thuật đơn có từ “là” (gạch chân và nêu tác dụng của câu trần thuật đơn đó).
Phần II: (5.0 điểm)
Chọn một trong hai đề sau:
Đề 1: Em hãy viết một bài văn miêu tả người thân yêu và gần gũi nhất với mình (ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, em…)
Đề 2: Từ bài “Lao xao” của Duy Khán kết hợp với trí tưởng tượng của mình, em hãy tả lại khu vườn trong một buổi sáng đẹp trời.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5
Phần I:
Câu 1.
* Phương pháp: Căn cứ vào tác phẩm “Lượm”
* Cách giải:
- Chép thơ:
Chú bé loắt choắt,
Cái xắc xinh xinh,
Cái chân thoăn thoắt,
Cái đầu nghênh nghênh,
Ca-lô đội lệch,
Mồm huýt sáo vang,
Như con chim chích,
Nhảy trên đường vàng...
- Bài thơ: Lượm
- Tác giả: Tố Hữu.
---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn 6 CTST năm 2022-2023 có đáp án Trường THCS Trường Chinh. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !