HỌC247 xin giới thiệu đến các em Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn 11 năm 2022-2023 có đáp án trường THPT Nguyễn Biểu. Tài liệu được biên soạn nhằm giới thiệu đến các em dạng bài tập về phần Đọc-hiểu và Làm văn môn Ngữ văn 11. Hi vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích trong quá trình ôn thi giữa Học kì 2 của các em. Mời các em cùng tham khảo nhé!
TRƯỜNG THPT NGUYỄN BIỂU |
ĐỀ THI GIỮA HK2 MÔN: NGỮ VĂN 11 NĂM HỌC: 2022-2023 (Thời gian làm bài: 90 phút) |
ĐỀ SỐ 1
Đọc văn bản sau và thực hiện theo yêu cầu:
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?
Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh Ai biết tình ai có đậm đà?
(Trích Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử)
Câu 1. Câu thơ “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?” mang sắc thái ý nghĩa như thế nào? (1 điểm)
Câu 2. Nêu nội dung chính của khổ thơ thứ nhất. (1 điểm)
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ trong 2 câu thơ sau:
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Câu 4. Từ “kịp” trong câu thơ “Có chở trăng về kịp tối nay?” đã giúp người đọc hiểu gì về tình cảnh và tâm trạng của Hàn Mặc Tử? (2 điểm)
Câu 5. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 15- 20 dòng) trình bày cảm nhận của anh/ chị về câu thơ cuối bài: “Ai biết tình ai có đậm đà?”. (4 điểm)
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
Câu 1:
Câu thơ “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?” mang sắc thái ý nghĩa:
- Hỏi, hờn trách, nhắc nhở, mời mọc.
- Thực chất là lời Hàn Mặc Tử tự vấn lòng mình với bao tiếc nhớ, xót xa.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Trang Tử nói: "Gà rừng đi mười bước mới nhặt được một hạt thức ăn, đi trăm bước mới uống được một ngụm nước. Nhưng chúng không mong cầu được sống trong lồng". Chúng ta có giống được những con gà rừng không? Nếu chúng ta vì ưa thích thóc gạo bày sẵn mà chịu chui vào chiếc lồng. Rồi từ sau những song tre đó, chúng ta đòi trả tự do?
Từ xúc cơm, xếp quần áo, sách vở, đến chọn trường, chọn nghề, tìm việc, kiếm sống, chọn chồng chọn vợ, chọn tương lai... Chúng ta sẽ quá quen với việc được sắp sẵn. Chúng ta ưa làm việc đã được người khác lên kế hoạch hơn là tự mình vạch ra. Chúng ta chuộng thói quen hơn sáng tạo. Chúng ta chỉ vui khi có người tâng bốc, chỉ hết buồn nếu có người an ủi vuốt ve. Chúng ta thậm chí không muốn tự phân biệt sai đúng trừ khi có người làm thay. Chúng ta không thể làm chủ đời mình. Cứ như vậy, chúng ta đánh mất bản năng của gà rừng và biến thành con chim trong lồng lúc nào không biết nữa. Thậm chí, một con chim trong rất nhiều lớp lồng.
[...] Robert Fulghum từng trở thành tác giả best seller với một cuốn sách có tựa đề thú vị "Tất cả những gì cần phải biết tôi đều được học ở nhà trẻ". Đó là những nguyên tắc sống: chia sẻ, chơi công bằng, không đánh bạn, để đồ đạc vào chỗ cũ, không lấy những gì không phải của mình, dọn dẹp những gì bạn bày ra, nói xin lỗi khi làm tổn thương ai đó, rửa tay trước khi ăn, học một ít, suy nghĩ một ít, vẽ và hát và nhảy múa và chơi và làm việc một ít mỗi ngày, ngủ trưa, có ý thức về những điều kỳ diệu, cây cối và các con vật đều chết - và chúng ta cũng vậy, từ đầu tiên và quan trọng nhất cần phải học: quan sát.
Hãy đếm xem: 100 chữ. Những gì cần phải học chỉ như vậy. Chúng ta được học ở nhà trẻ nhưng đã đánh rơi dần trong quá trình lớn lên. Cũng như khi sinh ra, ta đã có sẵn bản năng độc lập nhưng lại đánh mất nó trong quá trình sống. Không có bản năng độc lập, chúng ta không thể nắm giữ được tự do. Nghĩa là trước khi đòi tự do, bạn phải tìm lại bản năng độc lập của mình.
(Nếu biết trăm năm là hữu hạn, Phạm Lữ Ân, Nxb Hội nhà văn, 2012, tr 135)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích?
Câu 2. Vấn đề chính được tác giả nêu trong đoạn trích là gì?
---(Để xem tiếp những câu hỏi của Đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
Câu 1: (3 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
(...) Nhà em có một giàn giầu,
Nhà anh có một hàng cau liên phòng.
Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông,
Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?
(Nguyễn Bính – Tương tư)
1. Nêu thể loại của văn bản.(0,5 điểm)
2. Theo anh (chị), hình ảnh "trầu" - "cau" trong văn bản trên có ý nghĩa gì? (1,0 điểm)
3. Chỉ ra và nêu ý nghĩa của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ thứ 3. (1,0 điểm)
4. Hoài Thanh cho rằng, trong thơ của Nguyễn Bính có "hồn xưa của đất nước". Qua văn bản trên, anh (chị) có đồng ý với nhận xét đó không? Vì sao? (0,5 điểm)
Câu 2: (7 điểm)
Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ "Vội vàng" của Xuân Diệu. Qua đó, hãy trình bày suy nghĩ của anh (chị) để những bạn thanh niên đang buồn chán nhận ra rằng cuộc sống thật đáng yêu, đáng sống.
Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất;
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.
Của ong bướm này đây tuần tháng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si;
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,
Mỗi buổi sớm thần Vui hằng gõ cửa;
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;
Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân. (...)
(Xuân Diệu - Vội vàng)
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
Câu 1: (3 điểm)
1. Văn bản thuộc thể thơ lục bát.
2. Hình ảnh "trầu – cau" thể hiện ước muốn được chung đôi, sánh duyên với nhau.
3.
- Biện pháp hoán dụ
+ "Thôn Đoài": người thôn Đoài.
+ "Thôn Đông": người thôn Đông.
- Chàng trai sử dụng cách nói bóng gió để bày tỏ nỗi nhớ mong.
---(Để xem những đáp án còn lại của Đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 4
Phần I. Đọc hiểu (2,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Các nhà tâm lý học nhận thấy từ trẻ sơ sinh cho đến người trưởng thành đều luôn khao khát mối quan hệ tác động qua lại giữa người với người. Những đứa trẻ không được lớn lên trong tình yêu thương thì khi trưởng thành, dù rất khao khát nhưng vẫn rất khó để có được một đời sống ổn định về cảm xúc. Người trưởng thành cũng gặp những tổn thương tương tự. Thiếu vắng những mối giao lưu thân tình với người khác, tâm hồn chúng ta thường bị lệch lạc.
Thật vậy, cuộc sống của chúng ta được hình thành từ các mối quan hệ khác nhau, là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội. Qua đó, ta nhận thức về thế giới, về bản thân và ngay cả “số phận” của mình: Những người có mối quan hệ tốt đẹp với người khác thì mau trưởng thành hơn, sống hạnh phúc hơn, tâm hồn trở nên rộng rãi hơn. Linh mục Thomas Merton đã từng viết: “Tâm hồn của chúng ta cũng giống như các vận động viên, luôn cần có đối thủ ngang sức ngang tài để thể hiện đầy đủ sức mạnh của mình”. Các cơ bắp sẽ trở nên yếu đi nếu không được luyện tập thường xuyên và đầy đủ. Tâm hồn của bạn cũng như thế! Và cách luyện tập tuyệt vời nhất là hãy biết chia sẻ và làm điều tốt cho người khác những khi có thể.
(Cho đi là còn mãi –Azim Jamal & Harvey McKinno)
1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên?
2. Chỉ ra và nêu hiệu quả biện pháp tu từ trong câu: Linh mục Thomas Merton đã từng viết: “Tâm hồn của chúng ta cũng giống như các vận động viên, luôn cần có đối thủ ngang sức ngang tài để thể hiện đầy đủ sức mạnh của mình”. ?
3. Tại sao tác giả khẳng định: Thiếu vắng những mối giao lưu thân tình với người khác, tâm hồn chúng ta thường bị lệch lạc?
Phần II. Làm văn (8,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Viết đoạn văn ngắn bày tỏ suy nghĩ của anh/chị về giá trị của sự sẻ chia và làm điều tốt cho người khác những khi có thể được gợi ra ở phần đọc hiểu.
---(Để xem tiếp câu hỏi phần Làm văn của Đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 5
I. ĐỌC HIỂU: (3.0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
“Người có tính khiêm tốn thường hay cho mình là kém, còn phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, cần được trao đổi, học hỏi nhiều thêm nữa. Người có tính khiêm tốn không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình trong hoàn cảnh hiện tại, lúc nào cũng cho sự thành công của mình là tầm thường, không đáng kể, luôn luôn tìm cách để học hỏi thêm nữa. (1)
Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế? Đó là vì cuộc đời là một cuộc đấu tranh bất tận, mà tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la. Sự hiểu biết của mỗi cá nhân không thể đem so sánh với mọi người cùng chung sống với mình. Vì thế, dù tài năng đến đâu cũng luôn luôn phải học thêm, học mãi mãi. (2)
Tóm lại, con người khiêm tốn là con người hoàn toàn biết mình, hiểu người, không tự đề cao vai trò, ca tụng chiến công của cá nhân mình cũng như không bao giờ chấp nhận một ý thức chịu thua mang nhiều mặc cảm tự ti đối với mọi người. Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên đường đời”. (3)
(Trích Tinh hoa xử thế, Lâm Ngữ Đường, Ngữ văn 7, tập 2, NXB Giáo dục, 2015, tr.70-71)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.
Câu 2: Anh/chị nêu nội dung của văn bản đọc hiểu trên.
Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn thứ nhất (1)?
Câu 4: Cảm nhận của anh/chị về thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc bằng đoạn văn 5 – 7 dòng.
II. LÀM VĂN: (7.0 điểm)
Câu 1 (2 điểm):
Hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về ý kiến sau: “Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên đường đời”.
---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn 11 năm 2022-2023 có đáp án trường THPT Nguyễn Biểu. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !