Để giúp các em học sinh lớp 11 có thêm tài liệu ôn tập, rèn luyện chuẩn bị cho năm học sắp tới HOC247 giới thiệu đến quý thầy cô và các em học sinh tài liệu Bộ 5 đề ôn tập hè môn Hóa học 11 năm 2021 Trường THPT Trường Chinh dưới đây được biên tập và tổng hợp với phần đề và đáp án, lời giải chi tiết giúp các em tự luyện tập làm đề. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em, chúc các em có kết quả học tập tốt!
TRƯỜNG THPT TRƯỜNG CHINH |
ĐỀ ÔN TẬP HÈ NĂM 2021 MÔN HÓA HỌC 11 Thời gian 45 phút |
ĐỀ SỐ 1
Câu 1. Hoàn thành các chuỗi phản ứng sau:
NH3 → NO → NO2 → HNO3 → H3PO4 → Ca3(PO4)2 → Ca(H2PO4)2.
Câu 2. Viết phương trình phản ứng chứng minh:
a.Photpho có tính khử và tính oxi hóa;
b.Tính axit của axit cacbonic (H2CO3) mạnh hơn axit silixic (H2SiO3); axit cacbonic yếu hơn axit sunfuric (H2SO4).
Câu 3. Viết phương trình, nêu hiện tượng khi dẫn từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch nước vôi trong.
Câu 4. Bằng phương pháp hoá học, phân biệt các dung dịch sau:
KHCO3, NH4Cl, (NH4)2SO4, Na3PO4, KNO3.
Câu 5. Đốt cháy hoàn toàn 2,46 gam hợp chất hữu cơ X thu được 2,688 lít CO2, 0,9 gam H2O và 224ml N2, các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn.
a. Lập công thức đơn giản nhất của X.
b. Xác định công thức phân tử của X. Biết tỉ khối hơi của X so với không khí là 4,24.
Câu 6. Cho 16,08 gam hỗn hợp Fe và Cu tan hết trong dung dịch HNO3 2M loãng, dư, thu được 5,152 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc) và dung dịch A.
a.Tính thành phần % theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu.
b.Tính thể tích dung dịch HNO3 2M đã dùng, biết rằng đã dùng dư 20% so với lượng cần thiết.
Câu 7. Một mảnh đất trồng cà phê kinh doanh rộng 1 ha cầnbón một số loại phân: ure, tro, phân lân …Hãy tính khối lượng phân supephotphat kép Ca(H2PO4)2 cần dùng để bón cho mảnh đất trênvới yêu cầu lượng dinh dưỡng P2O5 bằng 90 kg/ha.
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
Câu 1:
(1) NH3 + O2 → NO + H2O.
(2) 2NO + O2 → 2NO2.
(3) 4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3
(4) 5HNO3 + P → H3PO4 + H2O + 5NO2.
(5) 3Ca(OH)2 + 2H3PO4 → Ca3(PO4)2 + 6H2O.
(6) Ca3(PO4)2+ H2SO4(đậm đặc) → Ca(H2PO4)2 + CaSO4.
Câu 2:
a)
Tính khử của P: 4\(\mathop {\rm{P}}\limits^{\rm{0}} \) + 5O2 → 2 \({\mathop {\rm{P}}\limits^{{\rm{ + 5}}} _{\rm{2}}}{\mathop {\rm{O}}\limits^{} _{\rm{5}}}\)
Tính oxi hoá của P: 2\(\mathop {\rm{P}}\limits^{\rm{0}} \) + 3H2 → 2\(\mathop {\rm{P}}\limits^{{\rm{ - 3}}} {\mathop {\rm{H}}\limits^{} _{\rm{3}}}\)
b)
Na2SiO3 + CO2 + H2O → Na2CO3 + H2SiO3.
Câu 3: Phương trình: CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O.
Hiện tượng: xuất hiện kết tủa trắng/nước vôi đục dần.
Phương trình: CO2 + CaCO3 + H2O → Ca(HCO3)2.
Hiện tượng: kết tủa tan dần/nước vôi trong trở lại.
Câu 4:
KHCO3 + 2HCl → 2KCl + H2O + CO2;
(NH4)2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 + 2NH3 + 2H2O;
2NH4Cl + Ba(OH)2 → BaCl2 + 2NH3 + 2H2O;
2Na3PO4 + 3Ba(OH)2 → Ba3(PO4)2 + 6NaOH.
Câu 5:
a)
Fe + 4HNO3 →Fe(NO3)3 + NO + 2H2O;
3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O;
Đặt số mol Fe và Cu tương ứng là x và y.
Có:
(1) Khối lượng hỗn hợp KL: 56x + 64y = 16,08.
(2) Số mol khí: x + 2y/3 = 0,23.
Từ (1) và (2)
x = 0,15 (mol); y = 0,12 (mol)
%mFe= 56.0,15/16,08 = 52,24%.
%mCu = 100% - 52,24% = 47,76%.
b)
nHNO3 = 4x + 8y/3 = 0,92 (mol);
VHNO3 = n/CM.120% = 0,552 (lít) = 552 (ml)
Câu 6:
Đặt CTPT B: CxHyOzNt.
nC = nCO2 = 0,12 (mol);
nH = nH2O.2 = 0,1 (mol);
nN = nN2.2 = 0,02 (mol);
\({{\rm{n}}_{\rm{O}}}{\rm{ = }}\frac{{{{\rm{m}}_{\rm{A}}}{\rm{ - 12}}{\rm{.}}{{\rm{n}}_{\rm{C}}}{\rm{ - }}{{\rm{n}}_{\rm{H}}}{\rm{ - 14}}{{\rm{n}}_{\rm{N}}}}}{{{\rm{16}}}} = 0,04\) (mol);
Có: x : y : z : t = nC : nH : nO : nN
= 0,12 : 0,1 : 0,04 : 0,02 = 6 : 5 : 2 : 1.
CTĐGN X: C6H5O2N.
CTPT X: (C6H5O2N)n.
Có: MA = dA/kk.29 = 123.
CTPT B: C6H5O2N.
Câu 7: Lượng dinh dưỡng cần thiết = (độ dinh dưỡng).(khối lượng phân)
Khối lượng phân supephotphat kép = 90.\(\frac{{234}}{{142}}\) =148,3 (kg).
ĐỀ SỐ 2
Câu 1 : Các dung dịch axit, bazơ, muối dẫn điện được là do trong dung dịch của chúng có các
A. ion trái dấu.
B. anion (ion âm).
C. cation (ion dương).
D. chất.
Câu 2 : Dung dịch nào sau đây có khả năng dẫn điện?
A. Dung dịch đường.
B. Dung dịch muối ăn.
C. Dung dịch rượu.
D. Dung dịch benzen trong ancol.
Câu 3: Chất nào sau đây không dẫn điện được?
A. KCl rắn, khan.
B. NaOH nóng chảy.
C. CaCl2 nóng chảy.
D. HBr hòa tan trong nước.
Câu 4 : Câu nào sau đây đúng khi nói về sự điện li?
A. Sự điện li là sự hòa tan một chất vào nước thành dung dịch.
B. Sự điện li là sự phân li một chất dưới tác dụng của dòng điện.
C. Sự điện li là sự phân li một chất thành ion dương và ion âm khi chất đó tan trong nước hay ở trạng thái nóng chảy.
D. Sự điện li thực chất là quá trình oxi hóa - khử.
Câu 5 : Dãy chất nào sau đây, trong nước đều là chất điện li mạnh?
A. H2SO4, Cu(NO3)2, CaCl2, H2S.
B. HCl, H3PO4, Fe(NO3)3, NaOH.
C. HNO3, CH3COOH, BaCl2, KOH.
D. H2SO4, MgCl2, Al2(SO4)3, Ba(OH)2.
Câu 6: Dãy chất nào sau đây, trong nước đều là chất điện li yếu?
A. H2S, H2SO3, H2SO4.
B. H2CO3, H3PO4, CH3COOH, Ba(OH)2.
C. H2S, CH3COOH, HClO.
D. H2CO3, H2SO3, HClO, Al2(SO4)3.
Câu 7 : Trong dung dịch axit axetic (bỏ qua sự phân li của H2O) có những phần tử nào?
A. H+, CH3COO-.
B. H+, CH3COO-, H2O.
C. CH3COOH, H+, CH3COO-, H2O.
D. CH3COOH, CH3COO-, H+.
Câu 8: Phương trình điện li viết đúng là
A. NaCl → Na2+ + Cl-.
B. Ba(OH)2 → Ba2+ + 2OH-
C. C2H5OH → C2H5+ + OH-
D. CH3COOH → CH3COO- + H+.
Câu 9: Theo thuyết A-rê-ni-ut, kết luận nào sao đây là đúng?
A. Một hợp chất trong thành phần phân tử có hiđro là axit.
B. Một hợp chất trong thành phần phân tử có nhóm OH là bazơ.
C. Một hợp chất có khả năng phân li ra cation H+ trong nước là axit.
D. Một bazơ không nhất thiết phải có nhóm OH trong thành phần phân tử.
Câu 10 : Chọn các chất là hiđroxit lưỡng tính trong số các hiđroxit sau:
A. Zn(OH)2, Fe(OH)2.
B. Al(OH)3, Cr(OH)2.
C. Zn(OH)2, Al(OH)3.
D. Mg(OH)2, Fe(OH)3.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 30 của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
Câu 1:Trong công nghiệp, nitơ được điều chế bằng cách nào sau đây?
A. Dùng than nóng đỏ tác dụng hết oxi của không khí.
B. Dùng đồng để oxi hoá hết oxi của không khí ở nhiệt độ cao.
C. Hoá lỏng không khí rồi chưng cất phân đoạn.
D. Dùng hiđro tác dụng hết với oxi ở nhiệt độ cao rồi hạ nhiệt độ để nước ngưng tụ.
Câu 2:Câu nào sau đây không đúng?
A. Amoniac là khí không màu, không mùi, tan nhiều trong nước.
B. Amoniac là một bazơ.
C. Đốt cháy NH3 không có xúc tác thu được N2 và H2O.
D. Phản ứng tổng hợp NH3 từ N2 và H2 là phản ứng thuận nghịch.
Câu 3: Có thể phân biệt muối amoni với muối khác bằng cách cho nó tác dụng với kiềm mạnh vì khi đó
A. muối amoni chuyển thành màu đỏ.
B. thoát ra một chất khí không màu, mùi khai và xốc.
C. thoát ra một chất khí màu nâu đỏ.
D. thoát ra chất khí không màu, không mùi.
Câu 4: Hiện tượng nào xảy ra khi cho mảnh đồng kim loại vào dung dịch HNO3 đặc?
A. không có hiện tượng gì.
B. dung dịch có màu xanh, H2 bay ra.
C. dung dịch có màu xanh, có khí không màu bay ra.
D. dung dịch có màu xanh, có khí màu nâu bay ra.
Câu 5: Những kim loại nào sau đây không tác dụng được với dung dịch HNO3 đặc, nguội?
A. Fe, Al.
B. Cu, Ag.
C. Zn, Pb.
D. Mn, Ni.
Câu 6:Câu nào không đúng khi nói về muối nitrat
A. tất cả đều tan trong nước.
B. tất cả đều là chất điện li mạnh.
C. tất cả đều không màu.
D. tất cả đều kém bền đối với nhiệt.
Câu 7:Công thức hoá học của magie photphua là
A. Mg2P2O7.
B. Mg2P3.
C. Mg3P2.
D. Mg3(PO4)2.
Câu 8:Để nhận biết ion phot phat ( PO43-), người ta sử dụng thuốc thử
A. Dung dịch AgNO3.
B. Dung dịch NaOH.
C. Dung dịch BaCl2.
D. Quỳ tím.
Câu 9:Axit nitric tinh khiết, không màu để ngoài ánh sáng lâu ngày sẽ chuyển thành
A. màu đen sẫm .
B. màu vàng.
C. màu trắng đục.
D. không chuyển màu.
Câu 10:Nhiệt phân Cu(NO3)2 thu được
A. Cu, O2, N2.
B. Cu, NO2, O2.
C. CuO, NO2, O2.
D. Cu(NO2)2, O2.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 30 của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 4
Câu 1:Cho 1,2 mol hỗn hợp A gồm Zn, Al, Ag (nZn : nAl:nAg = 1:2:3) tác dụng với dung dịch HNO3 2M (có dư 20% so với lượng phản ứng ) Sau phản ứng thu được 49,28 lít hỗn hợp NO và NO2 (ở đktc) . Thể tích dung dịch HNO3 đã dùng là:
A. 2,64 lít.
B. 5,28 lít.
C. 1,76 lít.
D. 2,2 lít.
Câu 2:Hòa tan hoàn toàn 3,76 gam hỗn hợp H gồm: S, FeS, FeS2 trong HNO3 dư được 0,48 mol NO2 và dung dịch X. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào X, lọc kết tủa nung đến khối lượng không đổi thì khối lượng chất rắn thu được là:
A. 17,545 gam.
B. 18,355 gam.
C. 15,145 gam.
D. 2,4 gam.
Câu 3:Hỗn hợp A gồm ba oxit sắt (FeO, Fe3O4, Fe2O3) có số mol bằng nhau. Hòa tan hết m gam hỗn hợp A này bằng dung dịch HNO3 thì thu được hỗn hợp K gồm hai khí NO2 và NO có thể tích 1,12 lít (đktc) và tỉ khối hỗn hợp K so với hiđro bằng 19,8. Trị số của m là:
A. 20,88 gam.
B. 46,4 gam.
C. 23,2 gam.
D. 16,24 gam.
Câu 4:Đem nung hỗn hợp A gồm: x mol Fe và 0,15 mol Cu, trong không khí một thời gian, thu được 63,2 gam hỗn hợp B, gồm hai kim loại trên và hỗn hợp các oxit của chúng. Đem hòa tan hết lượng hỗn hợp B trên bằng dung dịch HNO3 đậm đặc thì thu được 0,6 mol NO2. Trị số của x là:
A. 0,7 mol.
B. 0,6 mol.
C. 0,5 mol .
D. 0,4 mol.
Câu 5:Cho 1,28g Cu vào 12,6g dung dịch HNO3 60% thu được dung dịch X ( không có ion NH4+). Cho X tác dụng hoàn toàn với 105 ml dung dịch KOH 1M, sau đó lọc bỏ kết tủa thu được dung dịch Y. Cô cạn Y được chất rắn Z. Nung Z đến khối lượng không đổi, thu được 8,78g chất rắn. Tính C% của Cu(NO3)2 trong X.
A.31,438.
B. 42,813.
C. 29,045.
D. 28,67.
Câu 6:Cho hỗn hợp gồm 1,12 gam Fe và 1,92 gam Cu vào 400 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm H2SO4 0,5M và NaNO3 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Cho V ml dung dịch NaOH 1M vào dung dịch X thì lượng kết tủa thu được là lớn nhất. Giá trị tối thiểu của V là:
A. 360 ml.
B. 240 ml.
C. 400 ml.
D. 120 ml.
Câu 7:Hòa tan hết 14,6 gam hỗn hợp gồm Zn và ZnO có tỉ lệ mol 1:1 trong 250 gam dung dịch HNO3 12,6% thu được dung dịch X và 0,336 lit khí Y (đktc). Cho từ từ 740 ml dung dịch KOH 1M vào dung dịch X thu được 5,94 gam kết tủa.Nồng độ % của muối trong X là :
A. 14,32.
B. 14,62.
C. 13,42.
D. 16,42.
Câu 8:Nung 2,23 gam hỗn hợp X gồm các kim loại Fe, Al, Zn, Mg trong oxi, sau một thời gian thu được 2,71 gam hỗn hợp Y. Hòa tan hoàn toàn Y vào dung dịch HNO3 (dư), thu được 0,672 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Số mol HNO3 đã phản ứng là
A. 0,12.
B. 0,14.
C. 0,16.
D. 0,18.
Câu 9: Kim cương và than chì là các dạng:
A.đồng hình của cacbon.
B. đồng vị của cacbon.
C.thù hình của cacbon.
D. đồng phân của cacbon
Câu 10: Câu nào đúng trong các câu sau đây?
A. Kim cương là cacbon hoàn toàn tinh khiết, trong suốt, không màu, dẫn điện.
B. Than chì mềm do có cấu trúc lớp, các lớp lân cận liên kết với nhau bằng lực tương tác yếu.
C. Than gỗ, than xương chỉ có khả năng hấp thụ các chất khí.
D. Trong các hợp chất của cacbon, nguyên tố cacbon chỉ có các số oxi hoá -4 và +4.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 30 của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 5
Câu 1: Cho 3,45g hổn hợp muối natri cacbonat và kali cacbonat tác dụng hết với dd HCl thu được V lít CO2 (đkc) và 5,1g muối clorua. Giá trị của V là :
A. 6,72 lít.
B. 3,36 lít.
C. 0,67 lít.
D. 0,672 lít
Câu 2: Hỗn hợp A gồm sắt và oxít sắt có khối lượng 5.92g. Cho khí CO2 dư đi qua hỗn hợp A đun nóng, khí đi ra sau phản ứng cho tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 9g kết tủa. Khối lượng sắt trong hỗn hợp là :
A. 4,84g.
B. 4,48g.
C. 4,45g.
D. 4,54g.
Câu 3: Cho 1 luồng khí CO đi qua ống sứ đựng m(g) Fe2O3 nung nóng, một thời gian thu được 13,92g chất rắn X gồm Fe, Fe3O4, FeO và Fe2O3. Cho X tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nóng thu được 5,824 lít NO2 (đktc). m có giá trị (g) là :
A. 16.
B. 15.
C. 14.
D. 17.
Câu 4: Hấp thụ hết V lít khí CO2 (đktc) vào 500(ml) Ca(OH)2 1M thấy có 25g kết tủa. Giá trị cùa V là:
A. 5,6 lít.
B. 16,8 lít.
C. 11,2 lít.
D. 5,6 lít hoặc 16,8 lít.
Câu 5: Sục V lít CO2 (đktc) vào 200(ml) dung dịch hỗn hợp KOH và Ba(OH)2 0,375M thu được 11,82g kết tủa. Giá trị của V là:
A. 1,344 lít.
B. 4,256 lít.
C. 1,344 hoặc 4,256 lít.
D. 8,512 lít.
Câu 6: Sục V lít CO2(đktc) vào dung dịch Ba(OH)2 thu được 9,85g kết tủa. Lọc bỏ kết tủa rồi cho dung dịch H2SO4 dư vào nước lọc thu 1,65g kết tủa nữa. Giá trị của V là:
A. 11,2 lít và 2,24 lít.
B. 3,36 lít.
C. 3,36 lít và 1,12 lít.
D. 1,12 lít và 1,437 lít.
Câu 7: Thành phần các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ
A. nhất thiết phải có cacbon, thường có H, hay gặp O, N sau đó đến halogen, S, P...
B. gồm có C, H và các nguyên tố khác.
C. bao gồm tất cả các nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
D. thường có C, H hay gặp O, N, sau đó đến halogen, S, P.
Câu 8: Đặc điểm chung của các phân tử hợp chất hữu cơ là
1. thành phần nguyên tố chủ yếu là C và H.
2. có thể chứa nguyên tố khác như Cl, N, P, O.
3. liên kết hóa học chủ yếu là liên kết cộng hoá trị.
4. liên kết hoá học chủ yếu là liên kết ion.
5. dễ bay hơi, khó cháy.
6. phản ứng hoá học xảy ra nhanh.
Nhóm các ý đúng là:
A. 1, 2, 3.
B. 4, 5, 6.
C. 1, 3, 5.
D. 2, 4, 6.
Câu 9: Chọn định nghĩa về đông phân đúng nhất
Đồng phân:
A. là hiện tượng các chất có cùng công thức phân tử nhưng có cấu tạo khác nhau nên tính chất khác nhau
B. là hiện tượng các chất có tính chất khác nhau
C. là hiện tượng các chất có cấu tạo khác nhau
D. là hiện tượng các chất có cấu tạo khác nhau nên tính chất khác nhau .
Câu 10: Liên kết đôi do liên kết nào hình thành
A. Liên kết s và p
B. Liên kết p
C. Liên kết s
D. Hai liên kết s
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 30 của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề ôn tập hè môn Hóa học 11 năm 2021 có đáp án Trường THPT Trường Chinh. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Bộ câu hỏi rèn luyện ôn tập hè phần Hóa học hữu cơ lớp 11 năm 2021 có đáp án
- Bộ 5 đề ôn tập hè môn Hóa học 11 năm 2021 có đáp án Trường THPT Nguyễn Trung Thiên
Chúc các em học tốt!