YOMEDIA

Bộ 5 đề ôn tập hè môn Hóa học 11 năm 2021 có đáp án Trường THPT Nguyễn Trung Thiên

Tải về
 
NONE

Hoc247 xin giới thiệu đến các em học sinh Bộ 5 đề ôn tập hè môn Hóa học 11 năm 2021 Trường THPT Nguyễn Trung Thiên. Mỗi đề thi gồm có trắc nghiệm và tự luận có đáp án sẽ giúp các em ôn tập nắm vững các kiến thức, các dạng bài tập để chuẩn bị cho kỳ thi sắp đến. Các em xem và tải về ở dưới.

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRUNG THIÊN

ĐỀ ÔN TẬP HÈ NĂM 2021

MÔN HÓA HỌC 9

Thời gian 45 phút

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Trộn lẫn 100 ml dung dịch KOH 1M vơi 50 ml dung dịch H3PO4 1M thì nồng độ  mol của muối trong dung dịch thu được là:

A. 0,33M.    

B. 0,66M.      

C. 0,44M.        

D. 1,1M.

Câu 2: Khối lượng dung dịch KOH 8% cần lấy cho tác dụng với 47g K2O để thu được dung dịch KOH 21% là:

A. 354,85g       

B. 250 g            

C. 320g          

D. 400g

Câu 3: Cho 10 ml dung dịch hỗn hợp HCl 1M và H2SO4 0,5M. Thể tích dung dịch NaOH 1M cần để trung hoà dung dịch axit đã cho là:

A. 10ml.          

B. 15ml.        

C. 20ml.            

D. 25ml.

Câu 4: Trộn 200ml  dung dịch HCl 1M với 300 ml dung dịch HCl 2M. Nếu sự pha trộn không làm co giãn thể tích thì dung dịch  mới có nồng độ mol là:

A. 1,5M        

B. 1,2M          

C. 1,6M            

D. 0,15M

Câu 5: Trộn 20ml dung dịch HCl 0,05M với 20ml dung dịch H2SO4 0,075M. Nếu coi thể tích sau khi pha trộn bằng tổng thể tích của hai dung dịch đầu thì pH của dung dịch thu được là:

A. 1                

B. 2                    

C. 3                    

D. 1,5

Câu 6: Thể tích dung dịch HCl 0,3M cần để trung hoà 100ml dung dịch hỗn hợp NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,1M là:

A. 100ml.         

B. 150ml      

C. 200ml              

D. 250ml

Câu 7: Có các dung dịch AlCl3, NaCl, MgCl2, H2SO4. Chỉ được dùng thêm một thuốc thử, thì có thể dùng thêm thuốc thử nào sau đây để nhận biết các dung dịch đó?

A. Dung dịch NaOH.            

B. Dung dịch AgNO3.

C. Dung dịch BaCl2.            

D. Dung dịch quỳ tím.

Câu 8:Dung dịch A có chứa: Mg2+, Ca2+, 0,2mol Cl, 0,3mol NO3.Thêm dần dung dịch Na2CO3 1M vào dung dịch A cho đến khi thu được lượng kết tủa lớn nhất thì dừng lại.Thể tích dung dịch Na2CO3 đã thêm vào dung dịch là

A.150ml            

B. 200ml        

C. 250ml            

D. 300ml

Câu 9: Có 4 lọ đựng 4 dung dịch Al(NO3)3; NaNO3, Na2CO3; NH4NO3. Nếu chỉ dùng 1 thuốc thử thì có thể dùng chất nào sau đây để nhận biết 4 lọ trên? Giải thích?

A. Dung dịch H2SO4       

B. Dung dịch NaCl        

C. Dung dịch K2SO4         

D. CaCO3

Câu 10: Cho a gam Al tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng thì thu được 0,896 lít hỗn hợp khí X, gồm N2O và NO ở (đktc), tỷ khối của X so với hiđro bằng 18,5. Tìm giá trị của a?

A. 1,98 gam.    

B. 1,89 gam        

C. 18,9 gam.      

D.19,8 gam.

Câu 11: Cho 30ml dung dịch H2SO4 0,002M vào 20 ml dung dịch Ba(OH)2 0,008M. Sau phản ứng thu được dung dịch X..  PH của dung dịch X bằng

A. 7        

B. 10,33                

C. 1,39            

D. 11,6.

Câu 12: Có các dung dịch CuSO4, Cr2(SO4)3, FeSO4, Fe2(SO4)3, ZnSO4. Chỉ được dùng thêm một thuốc thử để phân biệt được các dung dịch trên. Thuốc thở đó là

A. dd NaOH    

B. dd NH3.        

C. dd BaCl2.          

D. dd HNO3.

Câu 13: Cho 200ml dd hỗn hợp HCl 0,005M và H2SO4 0,0025M tác dụng với 300ml dd KOH, được dd có pH = 12. pH của dd KOH là:

A. 12,36;             

B. 12,1;            

C. 11,4;            

D. 12,26

Câu 14: Trộn 250 ml dung dịch KOH 0,01M với 250 ml dung dịch Ba(OH)2 0,005M thu được dung dịch X. pH của dung dịch X bằng

A. 12        

B. 13        

C. 8          

D. 10

Câu 15: Chỉ dùng quỳ tím có thể nhận biết được bao nhiêu trong số các dung dịch :

NaOH;  HCl;  Na2CO3;  Ba(OH)2;  NH4Cl.

A. 2 dung dịch    

B. 3 dung dịch    

C. 4 dung dịch    

D. 5 dung dịch

Câu 16: Cho các p/ư sau:

a) 4 NH3 + Cu2+ → (Cu(NH3)4)2+

b) 2 NH3 + 3CuO → N2 + 3Cu + 3 H2O

c) NH3 + H2O ⇔ NH4++ OH-

d) 2 NH3 + FeCl2 + 2 H2O → 2NH4Cl + Fe(OH)2

NH3 thể hiện tính bazơ trong p/ư nào?

A. P/ư a và c.    

B.P/ư a, c, d        

C.P/ư c và d.       

D.P/ư a và d.

Câu 17: Hoà tan m gam kim loại Ba vào nước thu được 1,5 lit dung dịch X có pH = 13. Giá trị m là

A. 20,55g    

B. 12,825 g.     

C. 5,1375g            

D. 10,275g

Câu 18: Hidroxit không phải  là hidroxit lưỡng tính

A. Pb(OH)2    

B. Cu(OH)2       

C. Ca(OH)2              

D. Zn(OH)2

Câu 19: Cho 6 dung dịch đựng riêng biệt Na2CO3 , NH4Cl , KCl , CH3COONa , Na2S , NaHSO4 . Số dung dịch có pH> 7 là

A. 1        

B. 3.           

C. 2.                 

D. 4.

Câu 20: Chất chất lưỡng tính là ?

A. (NH4)2CO3       

B. NH4Cl          

C. (NH4)2SO4         

D. NH4NO3

Câu 21: Có 3 bình, mỗi bình đựng một dung dịch sau : HCl , H2SO3 , H2SO4 . Có thể nhận biết dung dịch đựng trong mỗi bình bằng phương pháp hóa học với một thuốc thử nào sau đây

A. dung dịch AgNO3    

B. dung dịch NaOH    

C. dung dịch BaCl2        

D. quỳ tím

Câu 22: Có dung dịch axit yếu HNO2. Khi hòa tan 1 ít tinh thể NaNO2 vào thì

A. độ điện li α của HNO2 giảm.

B. hằng số phân li Kc của HNO2 tăng.

C. hằng số phân li Kc của HNO2 giảm.

D. độ điện li α của HNO2 tăng.

Câu 23: Cho 1 giọt quỳ tím lần lượt vào từng dung dịch các muối có cùng nồng dộ 0,1M sau : NH4Cl (1), Al2(SO4)3 (2), K2CO3 (3), KNO3 (4) dung dịch có xuất hiện màu đỏ là ?

A. (1), (4).    

B. (3), (4).       

C. (1), (2).          

D. (1), (3).

Câu 24: Một dung dịch chứa các ion sau Fe2+, Mg2+, H+, K+, Cl, Ba2+. Muấn tách được nhiều ion ra khỏi dung dịch nhất mà không đưa thêm ion lạ vào dung dịch, ta có thể cho dung dịch đó tác dụng với lượng vừa đủ dung dịch nào sau ?

A. K2SO3.     

B. Na2CO3.      

C. K2SO4 .           

D. Ba(OH)2.

Câu 25: Nhóm các ion nào dưới đây có thể tồn tại đồng thời trong cùng một dung dịch

A. Cu2+, Cl, Na+, OH, NO3      

B. Na+, Ca2+, NO3, Fe3+, Cl

C. Fe2+, K+, NO3, OH, NH4+.   

D. NH4+, CO32-, HCO3, OH, Al3+

Câu 26: Trong các dung dịch có cùng nồng độ sau, dung dịch nào dẫn điện tốt nhất

A. K2S      

B. H2SO4           

C. NaOH                 

D. (NH4)3PO4.

Câu 27: Nhóm chất nào sau đây đều bị thủy phân trong nước ?

A. Na3PO4, Ba(NO3)2, FeCl3, KCl.

B. AlCl3, (NH4)3PO4, K2SO3, CH3COOK.

C. K2S, KHS, K2SO4, KHSO3.

D. Mg(NO3)2, BaCl2, K2HPO4, NaNO3.

Câu 28: Theo định nghĩa mới về axit bazơ của Bronstet trong các ion Na+, NH4+, CO32ֿ, S2ֿ, HSO4ֿ  HCO32- Clֿ . Số ion là axit là

A. 2.        

B. 4.            

C. 3.                  

D. 1

Câu 29: Cho các cặp chất sau Na2CO2 và BaCl2 (I); (NH4)2CO3  và Ba(NO3)2 (II); Ba(HCO3)2 và K2CO (III); BaCl2 và MgCO3 (IV). Những cặp chất khi phản ứng với nhau có cùng phương trình ion thu gọn là

A. (II), (III), (IV).     

B. (I), (III), (IV).    

C. (I), (II), (III).          

D. (I), (II), (IV).

Câu 30: Một dung dịch có [OH] = 2,5.10-10M. Môi trường của dung dịch là ?

A. Kiềm      

B. Trung tính        

C. Axít.       

D. Không xác định được

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

1

A

11

D

21

C

2

A

12

B

22

A

3

C

13

A

23

C

4

C

14

A

24

A

5

A

15

D

25

B

6

A

16

C

26

D

7

A

17

D

27

B

8

C

18

C

28

A

9

A

19

B

29

C

10

A

20

A

30

C

 

ĐỀ SỐ 2

Câu 1: Tính pH của dung dịch Ba(OH)2 0,005 M

A. 10          

B.4            

C.2.              

D.12

Câu 2: Sắp xếp các dung dịch sau : H2SO4 (1), CH3COOH (2), KNO3 (3), Na2CO3 (4) ( có cùng nồng độ mol) theo thứ tự độ pH tăng dần :

A. (1) < (2) < (3) < (4).   

B.(1) < (3) < (2) < (4).

C.(4) < (3) < (2) < (1)     

D.(2) < (3) < (4) < (1)

Câu 3: Al(OH)3 là hiđroxit lưỡng tính lên có thể tác dụng với nhóm chất nào sau đây ?

A. H2SO4, H2CO3.    

B.Ba(OH)2, H2SO4.     

C.Ba(OH)2, NH4OH.     

D.H2SO4, NH4OH .

Câu 4: Cho hỗn hợp gồm ba kim loại A, B, C có khối lượng 2,17g tác dụng hết với dung dịch HCl tạo ra 1,68 lít khí H2 ( đktc). Khối lượng muối clorua trong dung dịch sau phản ứng là:

A. 7,549g     

B.7,594g     

C.7,495g       

D.7,945g

Câu 5: Dung dịch A chứa 3 ion Fe3+, Cl, SO42-. Nếu cô cạn dung dịch A và làm khan thì thu được bao nhiêu loại muối ?

A. 3.         

B.4.            

C.2.              

D.1.

Câu 6: Dung dịch HCOOH 0,46%  ( d = 1g/ml) có pH = 3. Độ điện li của dung dịch là

A. 4%          

B.3%             

C.2%              

D.1%

Câu 7: Theo định nghĩa axit, bazo của Pronstet thì

A. axit là những chất có vị chua.

B.axit là những chất có thể nhường proton H+.

C.axit là những chất có thể nhận cặp electron tự do.

D.axit là những chất trong nước có thể phân li ra proton H+ .

Câu 8: Pha dung dịch gồm NaHCO3 và NaHSO4 theo tỉ lệ mol 1 : 1 sau đó đun nhẹ để đuổi hết khí thu được dung dịch có

A. pH = 14     

B.pH = 7      

C.pH < 7       

D.pH > 7

Câu 9: Nhóm các chất nào dưới đây chỉ gồm các chất điện li mạnh

A. CaCl2 ; CuSO4 ; H2SO4 ; H2S.

B.HNO ; Ca(NO3)2  ; CaCl2 ; H3PO.

C.KCl ; NaOH ; Ba(NO3)2 ; Na2SO4 .

D.HCl ; BaCl2 ; NH3 ; CH3COOH

Câu 10: Dung dịch NH3 0,1M có Kb = 1,8. 10-5. pH của dung dịch NH3 là

A. 10,125      

B.2,875           

C.3,875             

D.11,125

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 28 của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

1

D

11

B

21

C

2

A

12

A

22

B

3

B

13

C

23

D

4

C

14

A

24

B

5

C

15

D

25

D

6

D

16

B

26

C

7

B

17

D

27

D

8

B

18

B

28

A

9

C

19

D

 

 

10

D

20

C

 

 

 

ĐỀ SỐ 3

Câu 1: Trộn 100ml dung dịch NaOH 0,4 M với 100ml dung dịch Ba(OH)2 0,4 M được dung dịch A, nồng độ ion OH trong dung dịch A là:

A. 1,2 M                             B. 0,4 M                         C. 0,6 M                         D. 0,8 M

Câu 2: Dung dịch muối nào sau đây có môi trường bazơ?

A. (NH4)2SO4                     B. Na2CO3                     C. NaNO3                      D. NaCl

Câu 3: Dãy các chất nào đều gồm các bazơ theo A- re-ni-ut?

A. NaOH, HNO3, CaCl2                                           B. NaOH, K2CO3, CH3COOH

C. KOH, NaOH, Ba(OH)2                                       D. NaOH, KOH, CaCO3

Câu 4: Chọn phát biểu đúng trong số các phát biểu sau đây ?

A. Giá trị pH tăng thì độ axit tăng.                           B. Dd có pH >7 làm quỳ tím hoá đỏ.

C. Dd có pH < 7 làm quỳ tím hoá xanh.                   D. Giá trị pH tăng thì độ axit giảm.

Câu 5: Dung dịch nước của chất A làm quỳ tím hóa xanh, còn dung dịch nước của muối B làm quỳ hóa đỏ. Trộn lẫn hai dung dịch trên vào nhau thì xuất hiện kết tủa. A và B là:

Câu 6: Dung dịch nào làm quì tím hóa đỏ

A. HCl                                B. KOH                         C. NaOH                       D. NaCl

Câu 7: Phản ứng trao đổi ion trong dd các chất điện li xảy ra khi :

A. Chất phản ứng là các chất điện li mạnh

B. Sản phẩm tạo màu

C. Chất phản ứng là các chất dễ tan

D. Sản phẩm tạo thành có chất kết tủa hoặc chất bay hơi hoặc chất điện li yếu

Câu 8: Dãy gồm các chất điện li mạnh là:

A. H3PO4, HCl, Cu(OH)2, AlCl3, HClO.

B. HNO3, KOH, HClO4, Ca(OH)2, KNO3.

C. AlCl3, NaOH, Ba(HCO3)2, HClO4, H2SO3.

D. NaNO3, AlCl3, CH3COOH, H2SO4, Ca(HCO3)2.

Câu 9: Cho phản ứng sau : 

Fe(NO 3)3  + A  →  B + KNO3. Vậy A, B lần lượt là:

A. KBr, FeBr3                    B. K2SO4, Fe2(SO4)3      C. KCl, FeCl3                D. KOH, Fe(OH)3

Câu 10: Một dung dịch chứa 0,2 mol Na+;  0,1 mol Mg2+;  0,2 mol NO3- và x mol Cl-. Vậy x có giá trị là:

A. 0,15 mol                         B. 0,20 mol                    C. 0.35 mol                    D. 0,10 mol

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 30 của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

1

C

11

D

21

A

2

B

12

A

22

C

3

C

13

C

23

C

4

D

14

C

24

B

5

B

15

A

25

D

6

A

16

D

26

C

7

D

17

D

27

B

8

B

18

A

28

A

9

D

19

B

29

C

10

B

20

C

30

A

 

ĐỀ SỐ 4

Câu 1: Dung dịch X chứa các ion Fe3+; SO42-; NH4+; Cl-. Chia dd X thành hai phần bằng nhau:

Phần 1: tác dụng với lượng dư dd NaOH, đun nóng thu được 0,672 lít khí (đktc) và 1,07g kết tủa.

Phần 2: tác dụng với lượng dư dd BaCl2, thu được 4,66g kết tủa. Tổng khối lượng các muối khan thu được khi cô cạn dd X  là (quá trình cô cạn chỉ có nước bay hơi).

A. 7,04g                               B. 3,52g.                          C. 7,46g                           D. 3,73g

Câu 2: Theo thuyết A – re – ni - ut  phát biểu nào sau đây là sai?

A. Axit là những chất khi tan trong H2O phân li ra cation H+

B. Hidroxit lưỡng tính là những chất khi tan trong H2O vừa phân li theo kiểu axit vừa phân li theo kiểu bazo.

C. Axit là những chất khi tan trong H2O phân li ra anion H+.

D. Bazo là những chất khi tan trong H2O phân li ra anion OH-

Câu 3: Chất nào sau đây không dẫn điện?

A. C12H22O11                        B. dd HNO3                    C. dd NaOH                   D. dd NaCl

Câu 4: Cho phản ứng: Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 + H2O.

Phương trình ion thu gọn của phản ứng trên là?

A. CO32- + 2HCl → 2Cl- + CO2 + H2O.                      B. Na2CO3 + 2H+ → 2Na+ + CO2 + H2O.

C. Na+  +  Cl- → NaCl                                                 D. CO32- + 2H+  → CO2  +  H2O

Câu 5: Dung dịch X có [H+] = 1.10-9 mol/l ; môi trường của X là?

A. Trung tính                        B. Lưỡng tính                  C. Bazo                           D. Axit

Câu 6: Chất nào sau đây là bazo?

A. CH3COOH                      B. KOH                           C. CuSO4                        D. AlCl3

Câu 7: Cho các dung dịch sau: NH4Cl, (NH4)2SO4, Na2SO4, NaCl.

Chỉ dùng một thuốc thử nào sau đây để phân biệt 4 dung dịch trên?

A. HCl                                                                          B. Dung dịch Ba(OH)2

C. Quỳ tím                                                                   D. dung dịch NaOH

Câu 8: Dung dịch HCl 0,001M có pH bằng?

A. 3                                      B. 2                                  C. 1                                  D. 4

Câu 9: Dung dịch X chứa HCl 0,004M và H2SO4 0,003M có pH bằng?

A. 1                                      B. 2,15                             C. 3                                  D. 2

Câu 10: Chất nào sau đây là chất điện li yếu?

A. CH3COOH                      B. H2SO4                         C. KOH                           D. NaCl

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 30 của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

1

A

11

A

21

B

2

C

12

A

22

C

3

D

13

C

23

A

4

D

14

D

24

B

5

B

15

A

25

A

6

B

16

D

26

C

7

D

17

B

27

C

8

A

18

B

28

A

9

D

19

B

29

C

10

A

20

C

30

D

ĐỀ SỐ 5

Câu 1: Từ muối biển người ta điều chế nước Giaven bằng phương pháp nào?

A. Điện phân dung dịch muối ăn không có màng ngăn xốp.

B. Điện phân nóng chảy thu lấy clo và Na. Hòa tan Na rồi sục khí clo vào.

C. Điện phân dung dịch muối ăn có màng ngăn xốp.

D. Không phải A, B, C.

Câu 2: Muối iot dùng làm muối ăn là gì?

A. Muối có công thức NaI.                                          B. Muối ăn trộn thêm I2.

C. Muối ăn có trộn thêm I2 với tỉ lệ nhất định.            D. Muối ăn có trộn thêm một lượng nhỏ KI hoặc KIO3.

Câu 3: Tầng ozon có tác dụng như thế nào?

A. Làm không khí sạch hơn.                                        B. Có khả năng sát khuẩn.

C. Ngăn chặn hiệu ứng nhà kính.                                 D. Hấp thu các tia cực tím gây hại.

Câu 4: Để pha loãng dung dịch H2SO4 đậm đặc, trong phòng thí nghiệm, có thể tiến hành theo cách nào sau đây?

A. Cho nhanh nước vào axit.                                       B. Cho từ từ nước vào axit và khuấy đều.

C. Cho nhanh axit vào nước và khuấy đều.                 D. Cho từ từ axit vào nước và khuấy đều.

Câu 5: Trong phòng thí nghiệm, dung dịch HF được bảo quản trong bình bằng:

A. Nhựa.                                 B. Kim loại.                             C. Thủy tinh.                           D. Gốm sứ.

Câu 6: Khí nào sau đây gây ra hiện tượng mưa axit?

A. CO2.                                   B. CH4.                                   C. SO2.                                    D. NH3.

Câu 7: Không khí trong phòng thí nghiệm bị nhiễm bẩn bởi khí Cl2. Để khử độc có thể xịt vào không khí dung dịch nào sau đây?

A. Dung dịch HCl.                                                       B. Dung dịch NH3.

C. Dung dịch NaOH.                                                   D. Dung dịch HCl.

Câu 8: Cho phương trình hóa học:

a FeSO4 + b KMnO4 + c NaHSO4 → x Fe2(SO4)3 + y K2SO4 + z MnSO4 + t Na2SO4 + u H2O

 với a,b,c,x,y,z,t,u là các số nguyên tối giản.

Tổng hệ số các chất trong phương trình hóa học trên là:

A. 28.                          B. 46.                          C. 50.                          D. 52.

Câu 9:  Một hợp chất ion Y được cấu tạo từ ion M+ và ion X-. Tổng số hạt electron trong Y bằng 36. Số hạt proton trong M+ nhiều hơn trong X- là 2. Vị trí của nguyên tố M và X trong bảng HTTH các nguyên tố hóa học là

 A. M: chu kì 3, nhóm IA; X: chu kì 3, nhóm VIIA.

 B. M: chu kì 3, nhóm IB; X: chu kì 3, nhóm VIIA.

 C. M: chu kì 4, nhóm IA; X: chu kì 4, nhóm VIIA.

 D. M: chu kì 4, nhóm IA; X: chu kì 3, nhóm VIIA.

Câu 10: Cho các thí nghiệm sau:

 1) Cho Mg vào dd H2SO4(loãng).                 2) Cho Fe3O4  vào dd H2SO4(loãng).

 3) Cho FeSO4 vào dd H2SO4(đặc ,nóng).      4) Cho Al(OH)3 vào dd H2SO4(đặc ,nóng).

5) Cho BaCl2 vào dd H2SO4(đặc ,nóng).        6) Cho Al(OH)3 vào dd H2SO4(loãng)

Trong các thí nghiêm trên số thí nghiệm xảy ra phản ứng mà H2SO4 đóng vai trò là chất oxi hóa là:

A. 2.                            B. 3.                            C. 4.                            D. 5.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 30 của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

1

A

11

A

21

B

2

D

12

B

22

C

3

D

13

C

23

A

4

D

14

B

24

A

5

A

15

A

25

C

6

C

16

C

26

B

7

B

17

B

27

D

8

D

18

D

28

B

9

D

19

D

29

A

10

A

20

D

30

C

 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề ôn tập hè môn Hóa học 11 năm 2021 có đáp án Trường THPT Nguyễn Trung Thiên. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON