YOMEDIA

Bộ 4 đề thi giữa HK1 môn Vật lý 11 năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Lê Lợi

Tải về
 
NONE

Bộ 4 đề thi giữa HK1 môn Vật Lý 10 có đáp án năm 2021-2022 được Hoc247 sưu tầm và đăng tải. Bộ đề thi này được tổng hợp đề thi của các trường THPT Lê Lợi. Với bộ đề này sẽ giúp các em đang ôn luyện cho kì thi giữa HK1, làm quen với cấu trúc đề thi. Từ đó rút ra kinh nghiệm cũng như nâng cao kĩ năng giải đề thi. Ngoài ra, bộ đề thi nãy sẽ là tài liệu hữu ích dành cho quý thầy cô tham khảo. Chúc các em ôn tập tốt và đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới.

ADSENSE

TRƯỜNG THPT LÊ LỢI

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN VẬT LÝ 11

THỜI GIAN 45 PHÚT

NĂM HỌC 2021-2022

ĐỀ SỐ 1

Câu 1. Công thức đúng trong liên hệ giữa điện thế và hiệu điện thế là

  A.  UMN = VN +VM           B.  UMN = VM -VN         C.  UMN = VN :VM         D.  UMN = VN –VM

Câu 2. Điện trường là dạng vật chất bao xung quanh các điện tích và

  A.  đẩy các điện tích khác đặt trong nó.

  B.  tác dụng lực điện lên điện tích khác đặt trong nó.

  C.  hút các điện tích khác đặt trong nó.                

  D.  tác dụng lực điện lên các vật đặt trong nó.

Câu 3. Điện tích q=2µC đặt trong điện trường đều cường độ E=5000V/m. Lực điện trường tác dụng lên điện tích là

  A.  0,1N.                          B.  10 mN.                    C.  10 N.                       D.  10 000N.

Câu 4. Tụ điện là

  A.  hệ thống gồm hai vật dẫn đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp điện môi.

  B.  hệ thống gồm hai vật dẫn đặt tiếp xúc với nhau và được bao bọc bằng điện môi.

  C.  hệ thống hai vật dẫn đặt cách nhau một khoảng đủ xa.

  D.  hệ thống gồm hai vật đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp điện môi.

Câu 5. Vật ( chất ) dẫn điện là vật ( chất )

  A.  chứa nhiều nơtron.                                           B.  chứa nhiều iôn.

  C.  chứa nhiều prôtôn.                                           D.  chứa nhiều điện tích tự do.  

Câu 6. Tam giác đều ABC có cạnh 10cm, nằm trong điện trường đều có cường độ E=5000V/m sao cho đường sức điện trường song song với cạnh BC và có chiều từ B đến C. Tính công lực điện trường đã thực hiện khi điện tích q=10μC dịch chuyển theo cạnh CB từ C đến B.

  A.  5.10-3J.                       B.  2,5.10-4J.                 C.  - 10.10-4J.                  D.  - 5.10-3J.   

Câu 7. Điện tích của tụ điện là

  A.  hiệu điện tích hai bản tụ.                                  B.  tổng điện tích hai bản tụ.     

  C.  điện tích bản dương của tụ điện.                      D.  điện tích bản âm của tụ điện.

Câu 8. Đường sức của điện trường đều

  A.  là những đường thẳng vuông góc với nhau.

  B.  là những đường tròn đồng tâm, cách đều.      

  C.  là những đường thẳng cùng đi qua 1 điểm.

  D.  là những đường thẳng song song, cách đều.

Câu 9. Trong sự nhiễm điện do tiếp xúc, điện tích của hai vật sau khi nhiễm điện

  A.  là cùng loại.                B.  là khác nhau.           C.  là bằng nhau.             D.  là khác loại.

Câu 10. Hiệu điện thế giữa 2 điểm trong điện trường là đại lượng đặc trưng

  A.  cho khả năng tích điện của điện trường.        

  B.  cho khả năng dẫn điện của điện trường

  C.  cho khả năng thực hiện công của điện trường.

  D.  cho khả năng tác dụng lực của điện trường.

Câu 11. Hai chất điểm mang điện tích khi đặt gần nhau chúng đẩy nhau thì có thể kết luận

  A.  chúng đều là điện tích âm                                B.  chúng đều là điện tích dương          

  C.  chúng trái dấu nhau                                         D.  chúng cùng dấu nhau                                   

Câu 12. Thuyết êlectron là thuyết dựa vào sự

  A.  cư trú và di chuyển của các êlectron để giải thích các hiện tượng điện.

  B.  trao đổi điện tích của êlectron với nơtron để giải thích các hiện tượng điện.

  C.  trao đổi điện tích của êlectron với prôtôn để giải thích các hiện tượng điện.    

  D.  trao đổi điện tích của các êlectron để giải thích các hiện tượng điện.

Câu 13. Phát biểu nào sau đây về tính chất của các đường sức điện là không đúng?

  A.  Các đường sức không bao giờ cắt nhau.

  B.  Các đường sức là các đường không kín.

  C.  Tại mọi điểm trong điện trường đều vẽ được một đường sức đi qua.

  D.  Các đường sức điện luôn xuất phát từ điện tích dương và kết thúc ở điện tích âm.

Câu 14. Công thức nào trong các công thức sau không dùng để tính công của lực điện?

  A.  AMN= WN –WM.         B.  AMN=qUMN.            C.  AMN= WM -WN.         D.  A=qEd.    

Câu 15. Một vật nhỏ thừa 5.1012 electron. Điện tích của vật này là

  A.  - 8.10-7C.                    B.  - 5.1012C                 C.   5.1012C                  D.   8.10-7C.

Câu 16. Một điện tích q chuyển động từ điểm M đến Q, đến N, đến P trong điện trường đều như hình vẽ. Đáp án nào là đúng khi nói về mối quan hệ giữa công của lực điện trường dịch chuyển điện tích trên các đoạn đường?

  A.  AMP ≠ ANP.                                                       B.  AMQ = AMP.            

  C.  AQP = AQN.                                                       D.  AMQ = AQN.              

Câu 17. Trong không khí hai điện tích q1 = 10 - 9 C, q2 = - 2.10 – 9 C  hút nhau bằng lực 2.10- 5N. Khoảng cách giữa chúng là :

  A.  3 cm                        B.  4 cm                     C.  4cm                         D.  3cm

Câu 18. Trong chân không hai điện tích q1 và q2 đặt cách nhau khoảng r=30cm tương tác với nhau lực F. Xác định khoảng cách giữa 2 điện tích này khi đặt trong một loại dầu cách điện có hằng số điện môi là ε=25 để lực tương tác giữa chúng vẫn là F?

  A.  1,2cm.                        B.  6cm.                        C.  25cm                         D.  150cm

Câu 19. Một tụ điện điện dung 5μF được tích điện đến điện tích bằng 86μC. Hiệu điện thế giữa hai bản tụ là

  A.  27,2V                         B.  47,2V                      C.  17,2V                        D. 37,2V                    

Câu 20. Hiệu điện thế giữa hai điểm M, N là UMN = 2V. Một điện tích q = -1µC di chuyển từ M đến N thì công của lực điện trường là

  A.  -2.10-6 J.                     B.  2 J.                           C.  2.10-6 J.                     D.  – 2 J.         

Câu 21. Khi điện tích dịch chuyển trong điện trường, công của lực điện không phụ thuộc vào

  A.  cường độ của điện trường.

  B.  độ lớn điện tích bị dịch chuyển.

  C.  vị trí điểm đầu và điểm cuối đường đi.           

  D.  hình dạng của đường đi.                                 

Câu 22. Công thức đúng của định luật Cu -lông là về tương tác giữa 2 điện tích trong chân không là

  A.  \(F=\frac{k\left| {{q}_{1}}{{q}_{2}} \right|}{{{r}^{2}}}\).             B.  \(F=\frac{k\left| {{q}_{1}}{{q}_{2}} \right|}{r}\)                         C.  \(F=\frac{k\left| {{q}_{1}}+{{q}_{2}} \right|}{{{r}^{2}}}\)        D.  \(F=\frac{k\left| q{{+}_{1}}{{q}_{2}} \right|}{r}\)

Câu 23. Quả cầu nhỏ mang điện tích 10-9C đặt trong không khí. Cường độ điện trường tại 1 điểm cách quả cầu 3cm là

  A.  3.104V/m                    B.  105V/m                    C.  5.103V/m                  D. 104V/m                                                                         

Câu 24. Hiệu điện thế tĩnh điện được đo bằng

  A.  tĩnh điện kế.               B.  ampe kế.                  C.  vôn kế.                    D.  công tơ điện.

Câu 25. Tại O đặt một điện tích điểm Q. Một thiết bị đo độ lớn cường độ điện trường chuyển động từ A đến C theo một đường thẳng thì số chỉ của nó tăng từ 2000V/m đến 4500V/m rồi lại giảm xuống 2000V/m. Kết luận đúng là

Câu 26. Khói thải từ một số nhà máy có thể chứa nhiều hạt bụi gây ô nhiễm môi trường. Để giảm thiểu tác hại của bụi người ta dùng máy lọc bụi tĩnh điện theo nguyên tắc cơ bản sau: Hai bản kim loại phẳng tích điện trái dấu và đặt song song với nhau trong không khí được đặt thẳng đứng, cách nhau d = 20cm, chiều cao mỗi bản là l. Hiệu điện thế giữa hai bản U = 3.104V. Không khí chứa bụi được thổi đi lên theo phương thẳng đứng qua khoảng giữa hai bản kim loại. Cho rằng mỗi hạt bụi có m = 10-9kg, q = - 2.10-15C. Khi bắt đầu đi vào giữa hai bản kim loại, hạt bụi có v0 = 12m/s theo phương thẳng đứng hướng lên. Bỏ qua tác dụng của trọng lực. Điều kiện của l để mọi hạt bụi đều bị hút dính vào bản kim loại là

  A.  l ≥  \(8\sqrt 3 m\)                   B.  l ≥18m                     C.  l≥ 16m.                      D.  l≥ \(12\sqrt 2 m\)

Câu 27. Hai quả cầu nhỏ bằng kim loại giống hệt nhau mang các điện tích q1,q2 đặt cách nhau một khoảng 10cm trong không khí, chúng hút nhau với một lực là F1= 4,5N. Sau khi cho chúng tiếp xúc nhau rồi tách nhau ra một khoảng 20cm thì lực tác dụng giữa chúnglà F2=0,9N. Xác định q1,q2. Cho biết  q1 + q2 >0:

  A.  3.10-6C và 10-6C.                                             B.  5.10-6C và 10-6C.    

  C.  5.10-6C và -10-6C.                                            D.  -5.10-6C và 10-6C . 

Câu 28. Cho ba điện tích như hình vẽ. Trong đó q1 = 8µC. Biết q1 cách q3 một khoảng 4cm. Thay đổi vị trí của q2 trên  sao cho lực điện tổng hợp tác dụng lên điện tích q3 đạt giá trị cực tiểu thì khoảng cách giữa q3 và q2 lúc đó là 2cm. Giá trị của q2 bằng

              

Câu 29. Hai điện tích điểm q1=2.10-6 C và q2= - 8.10-6C lần lượt đặt tại A và B với AB=12cm. Gọi \(\overrightarrow{{{E}_{1}}}\) và \(\overrightarrow{{{E}_{2}}}\) lần lượt là vec tơ cường độ điện trường do q1, q2 sinh ra tại điểm M với \(\overrightarrow{{{E}_{2}}}=\overrightarrow{{{E}_{1}}}\). Khẳng định nào sau đây về vị trí của điểm M là đúng?

  A.  MA=24cm, MB=12cm.                                   B.  MA=12cm, MB=24cm.       

  C.  MA=4cm, MB=8cm.                                       D.  MA=8cm, MB=4cm.             

Câu 30. Ba điện tích q1, q2, q3 lần lượt đặt tại 3 đỉnh A,B,C của hình chữ nhật ABCD cạnh AD=3cm, AB=4cm. Điện trường tổng hợp tại đỉnh D có phương CD. Quan hệ nào sau đây giữa các điện tích là đúng?

  A.  \({{q}_{2}}=\frac{125}{27}{{q}_{1}}\).     B.  \({{q}_{2}}=-\frac{125}{27}{{q}_{1}}\). C.  \({{q}_{2}}=-\frac{27}{125}{{q}_{1}}\).          D.  \({{q}_{2}}=\frac{27}{125}{{q}_{1}}\).

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

1

B

11

D

21

D

2

B

12

A

22

A

3

B

13

D

23

D

4

A

14

A

24

A

5

D

15

A

25

D

6

D

16

C

26

A

7

C

17

D

27

C

8

D

18

B

28

C

9

A

19

C

29

C

10

C

20

A

30

B

 

ĐỀ SỐ 2

Câu 1. Trong không khí hai điện tích q1 = 10 - 9 C, q2 = - 2.10 – 9 C  hút nhau bằng lực 2.10- 5N. Khoảng cách giữa chúng là :

  A.  4cm                            B.  3cm                         C.  4 cm                     D.  3 cm        

Câu 2. Một vật nhỏ thừa 5.1012 electron. Điện tích của vật này là

  A.  - 8.10-7C.                    B.  - 5.1012C                 C.   8.10-7C.                  D.   5.1012C

Câu 3. Phát biểu nào sau đây về tính chất của các đường sức điện là không đúng?

  A.  Tại mọi điểm trong điện trường đều vẽ được một đường sức đi qua.

  B.  Các đường sức không bao giờ cắt nhau.

  C.  Các đường sức điện luôn xuất phát từ điện tích dương và kết thúc ở điện tích âm.

  D.  Các đường sức là các đường không kín.

Câu 4. Công thức đúng của định luật Cu -lông là về tương tác giữa 2 điện tích trong chân không là

 A.  \(F=\frac{k\left| {{q}_{1}}{{q}_{2}} \right|}{{{r}^{2}}}\).             B.  \(F=\frac{k\left| q{{+}_{1}}{{q}_{2}} \right|}{r}\)                       C.  \(F=\frac{k\left| {{q}_{1}}{{q}_{2}} \right|}{r}\) D.  \(F=\frac{k\left| {{q}_{1}}+{{q}_{2}} \right|}{{{r}^{2}}}\)

Câu 5. Hai chất điểm mang điện tích khi đặt gần nhau chúng đẩy nhau thì có thể kết luận

  A.  chúng cùng dấu nhau B.  chúng đều là điện tích âm  

  C.  chúng đều là điện tích dương                          D.  chúng trái dấu nhau 

Câu 6. Điện tích q=2µC đặt trong điện trường đều cường độ E=5000V/m. Lực điện trường tác dụng lên điện tích là

  A.  0,1N.                          B.  10 000N.                 C.  10 N.                       D.  10 mN.

Câu 7. Công thức đúng trong liên hệ giữa điện thế và hiệu điện thế là

  A.  UMN = VM -VN            B.  UMN = VN –VM        C.  UMN = VN :VM         D.  UMN = VN +VM       

Câu 8. Điện tích của tụ điện là

  A.  hiệu điện tích hai bản tụ.                                 B.  tổng điện tích hai bản tụ.     

  C.  điện tích bản dương của tụ điện.                      D.  điện tích bản âm của tụ điện.

Câu 9. Tụ điện là

  A.  hệ thống hai vật dẫn đặt cách nhau một khoảng đủ xa.

  B.  hệ thống gồm hai vật dẫn đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp điện môi.

  C.  hệ thống gồm hai vật dẫn đặt tiếp xúc với nhau và được bao bọc bằng điện môi.

  D.  hệ thống gồm hai vật đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp điện môi.

Câu 10. Một tụ điện điện dung 5μF được tích điện đến điện tích bằng 86μC. Hiệu điện thế giữa hai bản tụ là

  A.  27,2V                         B.  47,2V                      C. 37,2V                                     D.  17,2V       

---(Để xem đầy đủ, chi tiết của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

1

B

11

C

21

C

2

A

12

A

22

C

3

C

13

C

23

D

4

A

14

C

24

C

5

A

15

A

25

A

6

D

16

C

26

C

7

A

17

C

27

A

8

C

18

C

28

D

9

B

19

D

29

C

10

D

20

B

30

A

ĐỀ SỐ 3

Câu 1. Tụ điện là

  A.  hệ thống hai vật dẫn đặt cách nhau một khoảng đủ xa.

  B.  hệ thống gồm hai vật dẫn đặt tiếp xúc với nhau và được bao bọc bằng điện môi.

  C.  hệ thống gồm hai vật đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp điện môi.

  D.  hệ thống gồm hai vật dẫn đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp điện môi.

Câu 2. Phát biểu nào sau đây về tính chất của các đường sức điện là không đúng?

  A.  Các đường sức là các đường không kín.

  B.  Tại mọi điểm trong điện trường đều vẽ được một đường sức đi qua.

  C.  Các đường sức không bao giờ cắt nhau.

  D.  Các đường sức điện luôn xuất phát từ điện tích dương và kết thúc ở điện tích âm.

Câu 3. Công thức nào trong các công thức sau không dùng để tính công của lực điện?

  A.  A=qEd.                      B.  AMN= WM -WN.       C.  AMN=qUMN.              D.  AMN= WN –WM.

Câu 4. Một vật nhỏ thừa 5.1012 electron. Điện tích của vật này là

  A.   8.10-7C.                     B.  - 8.10-7C.                 C.  - 5.1012C                 D.   5.1012C

Câu 5. Hiệu điện thế giữa 2 điểm trong điện trường là đại lượng đặc trưng

  A.  cho khả năng thực hiện công của điện trường.

  B.  cho khả năng tích điện của điện trường.        

  C.  cho khả năng dẫn điện của điện trường

  D.  cho khả năng tác dụng lực của điện trường.

Câu 6. Hiệu điện thế giữa hai điểm M, N là UMN = 2V. Một điện tích q = -1µC di chuyển từ M đến N thì công của lực điện trường là

  A.  2 J.                              B.  -2.10-6 J.                  C.  – 2 J.                          D.  2.10-6 J.   

Câu 7. Trong sự nhiễm điện do tiếp xúc, điện tích của hai vật sau khi nhiễm điện

  A.  là bằng nhau.              B.  là khác loại.             C.  là cùng loại.             D.  là khác nhau.                      

Câu 8. Trong chân không hai điện tích q1 và q2 đặt cách nhau khoảng r=30cm tương tác với nhau lực F. Xác định khoảng cách giữa 2 điện tích này khi đặt trong một loại dầu cách điện có hằng số điện môi là ε=25 để lực tương tác giữa chúng vẫn là F?

  A.  1,2cm.                        B.  150cm                     C.  25cm                         D.  6cm.         

Câu 9. Một điện tích q chuyển động từ điểm M đến Q, đến N, đến P trong điện trường đều như hình vẽ. Đáp án nào là đúng khi nói về mối quan hệ giữa công của lực điện trường dịch chuyển điện tích trên các đoạn đường?

  A.  AMQ = AQN.                                                      B.  AMQ = AMP

  C.  AQP = AQN.                                                       D.  AMP ≠ ANP.

Câu 10. Điện tích q=2µC đặt trong điện trường đều cường độ E=5000V/m. Lực điện trường tác dụng lên điện tích là

  A.  10 000N.                    B.  0,1N.                       C.  10 N.                       D.  10 mN.

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

1

D

11

C

21

A

2

D

12

D

22

D

3

D

13

B

23

C

4

B

14

D

24

A

5

A

15

A

25

D

6

B

16

C

26

C

7

C

17

A

27

B

8

D

18

B

28

A

9

C

19

A

29

D

10

D

20

A

30

D

ĐỀ SỐ 4

Câu 1. Một điện tích q chuyển động từ điểm M đến Q, đến N, đến P trong điện trường đều như hình vẽ. Đáp án nào là đúng khi nói về mối quan hệ giữa công của lực điện trường dịch chuyển điện tích trên các đoạn đường?

  A.  AMQ = AQN.                                                      B.  AQP = AQN.             

  C.  AMQ = AMP                                                    D.  AMP ≠ ANP.

Câu 2. Tụ điện là

  A.  hệ thống gồm hai vật dẫn đặt tiếp xúc với nhau và được bao bọc bằng điện môi.

  B.  hệ thống gồm hai vật dẫn đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp điện môi.

  C.  hệ thống hai vật dẫn đặt cách nhau một khoảng đủ xa.

  D.  hệ thống gồm hai vật đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp điện môi.

Câu 3. Hai chất điểm mang điện tích khi đặt gần nhau chúng đẩy nhau thì có thể kết luận

  A.  chúng đều là điện tích dương                          B.  chúng trái dấu nhau 

  C.  chúng cùng dấu nhau                                      D.  chúng đều là điện tích âm  

Câu 4. Trong chân không hai điện tích q1 và q2 đặt cách nhau khoảng r=30cm tương tác với nhau lực F. Xác định khoảng cách giữa 2 điện tích này khi đặt trong một loại dầu cách điện có hằng số điện môi là ε=25 để lực tương tác giữa chúng vẫn là F?

  A.  6cm.                           B.  25cm                       C.  150cm                     D.  1,2cm.        

Câu 5. Một vật nhỏ thừa 5.1012 electron. Điện tích của vật này là

  A.  - 5.1012C                    B.  - 8.10-7C.                 C.   5.1012C                  D.   8.10-7C.

Câu 6. Trong không khí hai điện tích q1 = 10 - 9 C, q2 = - 2.10 – 9 C  hút nhau bằng lực 2.10- 5N. Khoảng cách giữa chúng là :

  A.  3cm                            B.  4cm                         C.  4 cm                     D.  3 cm        

Câu 7. Phát biểu nào sau đây về tính chất của các đường sức điện là không đúng?

  A.  Tại mọi điểm trong điện trường đều vẽ được một đường sức đi qua.

  B.  Các đường sức là các đường không kín.

  C.  Các đường sức không bao giờ cắt nhau.

  D.  Các đường sức điện luôn xuất phát từ điện tích dương và kết thúc ở điện tích âm.

Câu 8. Khi điện tích dịch chuyển trong điện trường, công của lực điện không phụ thuộc vào

  A.  cường độ của điện trường.

  B.  vị trí điểm đầu và điểm cuối đường đi.           

  C.  hình dạng của đường đi.                                 

  D.  độ lớn điện tích bị dịch chuyển.

Câu 9. Đường sức của điện trường đều

  A.  là những đường tròn đồng tâm, cách đều.      

  B.  là những đường thẳng cùng đi qua 1 điểm.

  C.  là những đường thẳng vuông góc với nhau.

  D.  là những đường thẳng song song, cách đều.

Câu 10. Điện tích q=2µC đặt trong điện trường đều cường độ E=5000V/m. Lực điện trường tác dụng lên điện tích là

  A.  10 000N.                    B.  10 N.                       C.  0,1N.                       D.  10 mN.

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

1

B

11

D

21

C

2

B

12

A

22

A

3

C

13

D

23

B

4

A

14

C

24

C

5

B

15

B

25

B

6

A

16

D

26

C

7

D

17

D

27

D

8

C

18

B

28

D

9

D

19

D

29

B

10

D

20

D

30

A

 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 4 đề thi giữa HK1 môn Vật lý 11 năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Lê Lợi. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF