HOC247 xin giới thiệu tài liệu sau đây đến các em nhằm giúp các em ôn tập và củng cố kiến thức Sinh học 11 thông qua nội dung tài liệu Bộ 4 đề thi giữa HK1 môn Sinh học 11 năm 2021-2022 - Trường THPT Gia Định có đáp án. Mời các em cùng tham khảo!
TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH |
ĐỀ THI GIỮA HK1 NĂM HỌC 2021-2022 MÔN SINH HỌC – Khối lớp 11 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề) |
1. ĐỀ 1
Câu 1. Nước và ion khoáng được hấp thụ vào mạch gỗ của rễ qua con đường nào?
A. Con đường qua thành tế bào - không bào.
B. Con đường qua chất nguyên sinh – gian bào.
C. Con đường qua không bào – gian bào.
D. Con đường qua chất nguyên sinh – không bào.
Câu 2. Phát biểu đúng về mối quan hệ giữa trao đổi chất trong tế bào với trao đổi chất của cơ thể:
A. Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào là cơ sở cho sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường.
B. Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào không liên quan đến sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường.
C. Sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường là cơ sở cho chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào.
D. Chỉ có trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường là quyết định sự tồn tại của sinh vật.
Câu 3. Sản phẩm của pha sáng gồm
A. ADP, NADPH, O2. B. ATP, NADPH, O2.
C. Cacbohiđrat, CO2. D. ATP, NADPH.
Câu 4. Lông hút rất dễ gãy và sẽ tiêu biến ở môi trường
A. quá ưu trương, quá axit hay thiếu oxi
B. quá nhược trương, quá axit hay thiếu oxi
C. quá nhược trương, quá kiềm hay thiếu oxi
D. quá ưu trương, quá kiềm hay thiếu oxi
Câu 5. Dòng mạch rây vận chuyển sản phẩm đồng hóa ở lá chủ yếu là
A. nước. B. ion khoáng.
C. nước và ion khoáng. D. Saccarôza và axit amin.
Câu 6. Nguyên nhân của hiện tượng ứ giọt là do:
I. Lượng nước thừa trong tế bào lá thoát ra
II. Có sự bão hòa hơi nước trong không khí
III. Hơi nước thoát từ lá rơi lại trên phiến lá
IV. Lượng nước bị đẩy từ mạch gỗ của rễ lên lá, không thoát được thành hơi qua khí khổng đã ứ thành giọt ở mép lá
A. I, II. B. I, III. C. II, III. D. II, IV.
Câu 7. Thoát hơi nước qua lá bằng con đường
A. qua khí khổng, mô giậu B. qua khí khổng, cutin
C. qua cutin, biểu bì. D. qua cutin, mô giậu
Câu 8. Con đường thoát hơi nước qua khí khổng có đặc điểm
A. vận tốc lớn, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.
B. vận tốc nhỏ, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.
C. vận tốc lớn, không được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.
D. vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh.
Câu 9. Cố định nitơ khí quyển là quá trình
A. biến N2 trong không khí thành nito tự do trong đất nhờ tia lửa điện trong không khí.
B. biến N2 trong không khí thành đạm dể tiêu trong đất nhờ các loại vi khuẩn cố định đạm.
C. biến N2 trong không khí thành các hợp chất giống đạm vô cơ.
D. biến N2 trong không khí thành đạm dể tiêu trong đất nhờ tác động của con người.
Câu 10. Xác động thực vật phải trãi qua quá trình biến đổi nào cây mới sử dụng được nguồn nitơ?
A. Qúa trình nitrat hóa và phản nitrat hóa.
B. Qúa trình amôn hóa và phản nitrat hóa.
C. Qúa trình amôn hóa và nitrat hóa.
D. Qúa trình cố định đạm.
Câu 11: Ở cây xoài, quang hợp diễn ra chủ yếu ở cơ quan nào của cây?
A. quả.
B. lá cây.
C. thân cây.
D. thân, lá, rễ.
Câu 12: Sản phẩm nào của pha sáng không đi vào pha tối?
A. O2.
B. ATP, NADPH.
C. ATP.
D. NADPH.
Câu 13: Hình vẽ sau đây mô tả cấu tạo dạ dày đơn và ruột của 2 nhóm động vật: thú ăn thịt và thú ăn cỏ. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Hình (1) là cấu tạo dạ dày đơn và ruột của thú ăn thịt như chó sói, sư tử, hổ.
II. Hình (2b) có thể là dạ dày của thú ăn cỏ như trâu, bò…
III. Hình (2c) là manh tràng lớn có ở thú ăn cỏ.
IV. Hình (1), (2) cho thấy ruột của thú ăn cỏ và thú ăn thịt có sự khác nhau.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 14: Sắc tố nào sau đây tham gia trực tiếp vào sự chuyển hóa năng lượng ánh sáng hấp thụ được thành năng lượng trong ATP và NADPH?
A. Diệp lục
B. B. Diệp lục a, b và carôtenoit.
C. Diệp lục a.
D. Diệp lục a, b.
{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 15-30 của đề số 1 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}
2. ĐỀ 2
Câu 1. Sắc tố nào sau đây thuộc nhóm sắc tố phụ?
A. Diệp lục a và diệp lục b.
B. Diệp lục a và carôten.
C. Carôten và xantôphyl.
D. Diệp lục và carôtênôit
Câu 2. Hệ sắc tố quang hợp phân bố ở
A. chất nền strôma. B. màng tilacôit. C. xoang tilacôit. D. ti thể.
Câu 3. Các sắc tố quang hợp hấp thụ năng lượng ánh sáng và truyền cho nhau theo sơ đồ nào sau đây là đúng?
A. Carôtenôit → Diệp lục b → Diệp lục a → Diệp lục a trung tâm phản ứng.
B. Carôtenôit → Diệp lục a → Diệp lục b → Diệp lục b trung tâm phản ứng.
C. Diệp lục b → Carôtenôit → Diệp lục a → Diệp lục a trung tâm phản ứng.
D. Diệp lục a → Diệp lục b → Carôtenôit → Carôtenôit trung tâm phản ứng.
Câu 4. Chất nhận CO2 đầu tiên ở nhóm thực vật C3 là:
A. ribulôzơ-1, 5 điP. B. APG. C. AlPG. D. PEP.
Câu 5. Người ta phân biệt các nhóm thực vật C3, C4, CAM chủ yếu dựa vào
A. có hiện tượng hô hấp sáng hay không có hiện tượng này.
B. sản phẩm cố định CO2 đầu tiên là loại đường có mấy cacbon.
C. sự khác nhau về cấu tạo mô giậu của lá.
D. sự khác nhau ở các phản ứng sáng.
Câu 6. Ở rêu, chất hữu cơ C6H12O6 được tạo ra ở giai đoạn nào của quang hợp?
A. Pha tối. B. Pha sáng.
C. Chu trình Canvin. D. Quang phân li nước.
Câu 7. Quang hợp xảy ra ở miền ánh sáng nào?
A. Cam, đỏ. B. Xanh tím, cam.
C. Đỏ, lục. D. Xanh tím, đỏ.
Câu 8. Nhiệt độ có ảnh hưởng đến cường độ quang hợp thông qua
A. ảnh hưởng đến các phản ứng enzim trong pha sáng và pha tối.
B. ảnh hưởng đến độ đóng mở khí khổng để nhận CO2.
C. ảnh hưởng đến cấu tạo của bộ máy quang hợp.
D. ảnh hưởng đến cường độ ánh sáng và thành phần quang phổ.
Câu 9. Năng suất sinh học là gì?
A. Là phần chất khô tích lũy trong cơ quan kinh tế.
B. Là phần chất khô trong toàn bộ cơ thể thực vật.
C. Là phần chất khô tích lũy trong thân.
D. Là phần chất khô tích lũy trong hạt..
Câu 10. Quang hợp quyết định bao nhiêu phần trăm năng suất cây trồng?
A. 80 – 85%. B. 85 – 90%. C. 90 – 95%. D. Trên 95%.
Câu 11: Để tăng năng suất của cây trồng, có bao nhiêu biện pháp sau:
I. tăng diện tích lá. II. tăng cường độ quang hợp.
III. tăng hệ số kinh tế. IV. tăng cường độ hô hấp.
A. 1.
B. 3.
C. 2.
D. 4.
Câu 12: Các nhóm thực vật nào sau đây có thực hiện chu trình Canvin ( chu trình C3) trong pha tối của quang hợp?
A. thực vật CAM.
B. thực vật C3, C4 và CAM.
C. thực vật C4 và CAM.
D. thực vật C3.
Câu 13: Giá trị về cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp đạt cực đại là
A. điểm bão hòa ánh sáng.
B. điểm bão hòa CO2.
C. điểm bù ánh sáng.
D. điểm bù CO2.
Câu 14: Có bao nhiêu đặc điểm sau đây thuộc về thú ăn thực vật?
I. có ruột ngắn.
II. có manh tràng kém phát triển.
III. có vi sinh vật cộng sinh tiêu hóa xenlulôzơ trong dạ dày hoặc manh tràng.
IV. răng nanh và răng cửa thường giống nhau, răng hàm lớn thích nghi với việc nhai thức ăn.
A. 2.
B. 3.
C. 1.
D. 4.
{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 15-30 của đề số 2 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}
3. ĐỀ 3
Câu 1. Qua hô hấp hiếu khí diễn ra trong ti thể tạo ra
A. 38 ATP. B. 36 ATP. C. 32 ATP. D. 34 ATP.
Câu 2. Đâu không phải là vai trò của hô hấp ở thực vật?
A. Giải phóng năng lượng ATP. B. Giải phóng năng lượng dạng nhiệt.
C. Tạo các sản phẩm trung gian. D. Tổng hợp các chất hữu cơ.
Câu 3. Nội dung nào sau đây nói không đúng về mối quan hệ giữa hô hấp và môi trường ngoài?
A. Nhiệt độ tăng đến nhiệt độ tối ưu thì cường độ hô hấp tăng (do tốc độ các phản ứng enzim tăng).
B. Cường độ hô hấp tỉ lệ thuận với hàm lượng nước.
C. Cường độ hô hấp tỉ lệ nghịch với nồng độ CO2.
D. Cường độ hô hấp tỉ lệ nghịch với nồng độ O2.
Câu 4. Để trẻ em hấp thụ tốt vitamin A, trong khẩu phần ăn ngoài các loại thực phẩm có màu đỏ, cam, vàng còn có thêm một lượng vừa phải của chất nào sau đây?
A. Dầu ăn. B. Cồn 900. C. Nước. D. Benzen hoặc axêtôn.
Câu 5. Để tách chiết sắc tố quang hợp người ta thường dùng hóa chất nào sau đây?
A. Cồn 900 hoặc benzen. B. Cồn 900 hoặc NaCl.
C. Nước và Axêtôn. D. Cồn 900 hoặc benzen hoặc axêtôn.
Câu 6. Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây sẽ làm cây héo rũ và chết khi ta bón phân cho cây quá liều lượng?
A. Phân bón làm cây nóng quá nên cháy lá, khô thân.
B. Phân bón làm cây quá thừa dinh dưỡng gây ngộ độc.
C. Phân bón tạo ra áp suất thẩm thấu ngoài đất quá cao.
D. Phân bón làm đen rễ và thối rễ cái lẫn rễ con.
Câu 7. Lực chủ yếu vận chuyển nước từ thân lên lá đó là:
A. Lực hút của lá qua quá trình thoát hơi nước.
B. Áp suất rễ được hình thành qua quá trình hút nước của rễ
C. Lực liên kết giữa các phân tử nước và giữa nước với thành mạch.
D. Cơ chế thẩm thấu được hình thành do sự chênh lệch nồng độ.
Câu 8. Thực vật hấp thụ ni tơ ở dạng nào?
A. Ni tơ phân tử B. Dạng ion NH-4 và NO3+
C. Dạng ion NH+4 và NO3- D. Dạng NH4 và NO3
Câu 9. Lợi thế của thực vật C4:
A. cần ít lượng tử ánh sáng để cố định CO2
B. xảy ra ở điều kiện nồng độ CO2 thấp hơn so với thực vật C3
C. sử dụng nước một cách kinh tế hơn thực vật C3
D. sử dụng ít ATP hơn trong pha tối so với thực vật C3
Câu 10. Chu trình Canvin -Benson không phụ thuộc trực tiếp vào ánh sáng, nhưng không xảy ra vào ban đêm, vì sao?
A. Vì ban đêm nhiệt độ thấp không thích hợp với các phản ứng hoá học
B. Vì nồng độ CO2 thường giảm vào ban đêm
C. Vì chu trình Canvin -Benson phụ thuộc vào các sản phẩm của pha sáng
D. Vì thực vật thường mở khí khổng vào ban đêm
Câu 11: Ở người thức ăn vào miệng rồi lần lượt qua các bộ phận:
A. Miệng → Thực quản → Ruột non → Dạ dày → Ruột già.
B. Miệng → Dạ dày → Thực quản → Ruột non → Ruột già.
C. Miệng → Thực quản → Ruột non → Ruột già → Dạ dày.
D. Miệng → Thực quản → Dạ dày → Ruột non → Ruột già.
Câu 12: Ở động vật đơn bào (trùng giày, trùng biến hình), thức ăn được tiêu hóa bằng hình thức
A. tiêu hóa ngoại bào.
B. túi tiêu hóa.
C. tiêu hóa nội bào.
D. tiêu hóa ngoại bào và nội bào.
Câu 13: Cho thông tin sau: “Trồng phong lan bằng ánh sáng nhân tạo là một trong những biện pháp hữu hiệu được nhiều người trồng lan chuyên nghiệp áp dụng hiện nay. Nếu vườn lan không có đủ ánh nắng mặt trời thì việc thiết kế ánh sáng nhân tạo sẽ giúp cung cấp lượng ánh sáng cho cây lan phát triển và nở hoa. Với việc sử dụng ánh sáng nhân tạo, người ta có thể quyết định được cường độ ánh sáng và thời gian chiếu sáng theo nhu cầu của từng loại lan. Nếu tất cả cây trồng điều tập trung một chỗ thì việc tưới nước và kiểm tra côn trùng gây hại hoặc các vấn đề bệnh của cây cũng dễ dàng hơn. Ngoài ra, điều quan trọng nhất của vườn lan sử dụng ánh sáng đèn nhân tạo là giúp tránh được tình trạng quá lạnh hoặc quá nóng cho cây. Tuy nhiên, trồng lan bằng ánh sáng nhân tạo bạn cần phải chú ý đến chế độ tưới nước cho cây, phải duy trì độ ẩm vừa phải và quan sát độ dài của ngày. Đồng thời, bạn cần phải nắm được đặc điểm thích nghi của từng loại lan, sự thay đổi theo mùa, và thấy được những dấu hiệu để biết khi nào chúng ra hoa để điều chỉnh ánh sáng cho phù hợp”. (Nguồn: http://www.phonglanviet.com.vn/uu-diem- dung-anh-sang-nhan-tao-de-trong-phong-lan-a-440.aspx). Khi nói về vai trò của ánh sáng nhân tạo đối với cây phong lan, có bao nhiêu nhận định sau đây đúng?
I. Trồng lan bằng ánh sáng nhân tạo thích hợp với những không gian thiếu ánh nắng mặt trời.
II. Các loài lan khác nhau có nhu cầu về cường độ và thời gian chiếu sáng khác nhau.
III. Trồng lan bằng ánh sáng nhân tạo có thể giúp khắc phục điều kiện bất lợi của môi trường như giá rét hay sâu bệnh…
IV. Ánh sáng nhân tạo chỉ giúp cây lan sinh trưởng tốt mà không thể giúp cây ra hoa.
A. 1.
B. 3.
C. 4.
D. 2.
Câu 14: Ở động vật có ống tiêu hóa, thức ăn đi theo 1 chiều, không bị trộn lẫn với chất thải, dịch tiêu hóa lại không bị hòa loãng. Đồng thời, với sự chuyên hóa cao của các bộ phận trong ống tiêu hóa mà hiệu quả tiêu hóa và hấp thụ thức ăn cao hơn động vật có túi tiêu hóa. Các loài động vật nào sau đây có ống tiêu hóa?
A. động vật có xương sống ( động vật thuộc các lớp cá, lưỡng cư, bò sát, chim và thú).
B. động vật ngành ruột khoang ( sứa, thủy tức, sán hô…), giun dẹp ( sán lông, sán lá, sán dây…).
C. động vật đơn bào (cơ thể được cấu tạo chỉ bằng một tế bào như trùng roi, trùng giày, amip...).
D. động vật có xương sống và nhiều loài động vật không xương sống (giun đất, côn trùng…)
-----Còn tiếp-----
4. ĐỀ 4
Câu 1. Pha sáng của quang hợp sẽ cung cấp cho pha tối:
A. năng lượng ánh sáng B. CO2
C. H2O D. ATP và NADPH
Câu 2. Hô hấp sáng:
A. Chỉ xảy ra ở thực vật C4
B. Bao gồm các phản ứng xảy ra ở ti thể
C. Làm tăng sản phẩm quang hợp
D. Phụ thuộc vào cường độ ánh sáng và nồng độ CO2
Câu 3. Con đường trao đổi chất nào chung cho quá trình lên men và hô hấp hiếu khí:
A. Chu trình Creps B. Chuỗi truyền điện tử
C. Đường phân D. Tổng hợp Acetyl – CoA từ pyruvat
Câu 4. Tiêu hóa nội bào là quá trình tiêu hoá diễn ra:
A. Bên ngoài tế bào B. Bên trong tế bào
C. Bên ngoài cơ thể D. Bên trong cơ thể
Câu 5. Chức năng của dạ múi khế ở động vật nhai lại là:
A. Chứa thức ăn, tiêu hoá sinh học nhờ các vi sinh vật
B. Tiêu hoá hoá học nhờ nước bọt
C. Tiêu hoá hoá học nhờ nước bọt, hấp thu bớt nước
D. Tiết ra pepsin và HCl tiêu hóa protein
Câu 6. Loài động vật nào sau đây có cơ quan trao đổi khí hiệu quả nhất?
A. Chim B. Bò sát C. Lưỡng cư D. Giun đất
Câu 7. Xếp các câu trả lời theo trật tự giảm dần nồng độ ôxi (từ cao nhất đến thấp nhất):
A. Máu rời phổi đi → Không khí thở vào → Các mô tế bào.
B. Các mô tế bào → Không khí thở vào → Máu rời phổi đi.
C. Không khí thở vào → Các mô tế bào → Máu rời phổi đi.
D. Không khí thở vào → Máu rời phổi đi → Các mô tế bào.
Câu 8. Một người có huyết áp 125/80. Con số 125 chỉ . . . và con số 80 chỉ . . . :
A. . . . huyết áp trong khi co tim . . . huyết áp trong khi giãn tim.
B. . . . huyết áp trong các động mạch . . . huyết áp trong các tĩnh mạch.
C. . . . huyết áp động mạch . . . nhịp tim.
D. . . . huyết áp trong vòng tuần hoàn lớn . . . huyết áp trong vòng tuần hoàn phổi.
Câu 9. Các loài chim và các loài con trùng bài tiết ra axit uric trong khi các loài thú và lưỡng cư bài tiết chủ yếu là urê. Ưu thế chủ yếu của chất thải axituric so với chất thải urê là:
A. Axit uric dễ tan trong nước hơn.
B. Axituric là một phân tử đơn giản hơn.
C. Để tạo axit uric cẩn sử dụng ít năng lượng hơn.
D. Để bài tiết axit uric bị mất nước ít hơn.
Câu 10. Điều sai khác lớn nhất giữa hệ tim mạch người và hệ tim mạch cá là:
A. Ở người có hai vòng tuần hoàn còn ở cá chỉ có một vòng tuần hoàn.
B. Các ngăn tim ở người gọi là các tâm nhĩ và tâm thất.
C. Ở cá, máu được ôxi hóa khi qua nền mao mạch mang.
D. Người có vòng tuần hoàn kín, cỏ có vòng tuần hoàn hở.
Câu 11: Thành phần ánh sáng biến động theo thời gian trong ngày. Thời gian nào trong ngày, ánh sáng có hiệu quả cao nhất đối với quang hợp?
A. Buổi trưa và buổi chiều.
B. Buổi sáng sớm và buổi trưa.
C. Buổi sáng sớm và buổi chiều.
D. Buổi chiều và buổi tối.
Câu 12: Cấu trúc nào sau đây của lục lạp chứa diệp lục?
A. Trong khoang tilacoit.
B. Màng tialcoit.
C. Màng trong lục lạp.
D. Chất nền strôma.
Câu 13: Ở trâu, gặm cỏ là quá trình răng cửa ở hàm dưới tì vào tấm sừng ở hàm trên để giữ vào giật cỏ. Tiếp theo sau, thức ăn là cỏ sẽ di chuyển theo trật tự là
A. từ miệng → dạ tổ ong→ dạ cỏ→miệng (nhai lại) →dạ lá sách → dạ múi khế.
B. từ miệng → dạ cỏ → dạ tổ ong → dạ lá sách → dạ múi khế→ miệng (nhai lại).
C. từ miệng → dạ lá sách→ dạ tổ ong → dạ cỏ→ dạ múi khế.
D. từ miệng → dạ cỏ → dạ tổ ong → miệng (nhai lại)→dạ lá sách → dạ múi khế.
Câu 14: Sau đây là cấu tạo răng và xương xọ của một loài thú. Có bao nhiêu nhận định sau đây đúng?
I. Loài thú này có răng cửa và răng nanh khác nhau.
II. Loài thú này có răng trước hàm và răng ăn thịt lớn (phát triển).
III. Loài thú này là một loài thú chuyên ăn thịt.
IV. Loài thú này hầu như không nhai thức ăn ( chỉ cắt, xé nhỏ thức ăn rồi nuốt).
V. Loài thú này sử dụng dạng thức ăn mềm và giàu dinh dưỡng.
A. 2.
B. 5.
C. 3.
D. 4.
-----Còn tiếp-----
Trên đây là trích dẫn một phần nội dung Bộ 4 đề thi giữa HK1 môn Sinh học 11 năm 2021-2022 - Trường THPT Gia Định có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tốt!
Các em có thể tham khảo các tài liệu khác: