Tài liệu Bộ 4 đề thi giữa HK1 môn Sinh học 11 năm 2021-2022 - Trường THPT Đồng Đậu có đáp án do ban biên tập HOC247 tổng hợp để giúp các em ôn tập và rèn luyện kỹ năng Sinh học 11 để chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo!
TRƯỜNG THPT ĐỒNG ĐẬU |
ĐỀ THI GIỮA HK1 NĂM HỌC 2021-2022 MÔN SINH HỌC – Khối lớp 11 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề) |
1. ĐỀ 1
I. Trắc nghiệm
Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:
Câu 1: Trong hệ tuần hoàn người, bộ phận nào hoạt động theo nguyên tắc "tất cả hoặc không có gì"?
A. Tất cả các phương án còn lại
B. Tĩnh mạch
C. Động mạch
D. Tim
Câu 2: Động vật nào dưới đây có cấu tạo tim khác với những động vật còn lại?
A. Đười ươi
B. Rắn ráo
C. Cá sấu
D. Gà
Câu 3: Trong các động vật sau đây, động vật nào có nhịp tim/phút nhanh nhất?
A. Mèo
B. Bò
C. Voi
D. Lợn
Câu 4: Đồ ăn nào dưới đây có hại cho hệ tim mạch?
A. Nấm
B. Rau quả tươi
C. Nội tạng động vật
D. Ngũ cốc thô
Câu 5: Thành phần chủ yếu của dịch mạch gỗ là gì?
A. Axit béo và fructôzơ
B. Vitamin và axit amin
C. Nước và các ion khoáng
D. Nước và saccacrôzơ
I. Phần Tự Luận
Câu 1.
Vì sao cây trên cạn nếu bị ngập úng lâu ngày sẽ bị chết ?
Câu 2.
Cây trong vườn và cây trên đồi, cây nào có cường độ thoát hơi nước qua cutin mạnh hơn? Vì sao?
ĐÁP ÁN
Câu 1.
- Đối với cây trên cạn, khi bị ngập úng thì rễ cây sẽ rơi vào trạng thái thiếu ôxi. Lúc này, quá trình hô hấp ở rễ bị ngừng trệ đồng thời các chất độc hại dần tích luỹ trong rễ gây huỷ hoại lông hút – bộ phận chuyên hoá với chức năng hút nước và muối khoáng. Điều này cũng đồng nghĩa với việc cây không hấp thụ được nước, sự cân bằng nước trong cây bị phá huỷ và nếu kéo dài, cây sẽ chết.
Câu 2.
- Cây trong vườn: Trên bề mặt lá, lớp cutin là bộ phận có tác dụng che chắn, giảm thiểu tác động bất lợi của ánh sáng mặt trời lên các bộ phận chức năng bên trong của lá. Nói cách khác, cutin được xem như một lớp cách nhiệt. Lớp cutin càng dày (tầng bảo vệ càng kiên cố) thì quá trình thoát hơi nước qua cutin diễn ra càng hạn chế và ngược lại. Mặt khác, càng sống ở những nơi thoáng đãng như vùng đồi thì ánh sáng trực tiếp chiếu xuống bề mặt lá càng mạnh và để thích ứng, lớp cutin sẽ càng dày để tăng khả năng bảo vệ và ngược lại, những cây sống ở trong vườn thì thường là cây ưa bóng, quen sống dưới ánh sáng tán xạ nên lớp cutin trên bề mặt lá thường rất mỏng. Điều này cũng đồng nghĩa với cường độ thoát hơi nước qua cutin ở những cây sống trong vườn sẽ mạnh hơn so với cây trên đồi.
2. ĐỀ 2
I. Trắc nghiệm
Câu 11: Mạch rây được cấu tạo từ
A. tế bào kèm và quản bào.
B. quản bào và mạch ống.
C. mạch ống và ống rây.
D. ống rây và tế bào kèm.
Câu 12: Thành phần chủ yếu của dịch mạch gỗ là gì?
A. Axit béo và fructôzơ
B. Vitamin và axit amin
C. Nước và các ion khoáng
D. Nước và saccacrôzơ
Câu 13: Xilem là tên gọi khác của
A. tầng sinh bần.
B. tầng sinh mạch.
C. mạch rây.
D. mạch gỗ.
Câu 14: Chất nào dưới đây không phải là thành phần chủ yếu của mạch rây?
A. Vitamin
B. Hoocmôn
C. Nước
D. Axit amin
Câu 15: Động lực của dòng mạch rây là gì?
A. Áp suất rễ
B. Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn và cơ quan chứa
C. Lực hút do thoát hơi nước của lá
D. Lực liên kết giữa các chất trong dòng mạch rây
Câu 16: Động lực của dòng mạch gỗ là sự phối hợp của mấy loại lực?
A. 4
B. 1
C. 3
D. 2
Câu 17: Mạch gỗ được cấu tạo từ
A. tế bào kèm và quản bào.
B. quản bào và mạch ống.
C. mạch ống và ống rây.
D. ống rây và tế bào kèm.
Câu 18: Ở thực vật có mạch, thành của mạch gỗ được … hoá tạo cho mạch gỗ có độ bền chắc và chịu được nước. Từ thích hợp để điền vào dấu ba chấm trong câu trên là
A. canxi.
B. kitin.
C. linhin.
D. cutin.
Câu 19: Chất nào dưới đây có thể được vận chuyển theo cả dòng mạch gỗ và dòng mạch rây?
A. Hoocmôn
B. Vitamin
C. Muối khoáng
D. Tất cả các phương án còn lại
Câu 20: Khi cắt ngang thân cây non, ta nhận thấy nhựa rỉ ra từ phần thân liền gốc. Hiện tượng trên phản ánh rõ nét nhất vai trò của loại lực nào ở thực vật?
A. Tất cả các phương án còn lại
B. Lực liên kết giữa các phân tử nước với thành mạch gỗ
C. Lực hút do thoát hơi nước ở lá
D. Lực đẩy (áp suất rễ)
II. Tự luận
Câu 2.
Cơ chế hấp thụ nước và cơ chế hấp thụ các ion khoáng ở rễ cây khác nhau ở điểm nào.
Câu 3.
Vì sao chúng ta cần phải bón phân với liều lượng hợp lí, tuỳ thuộc vào loại đất, loại phân bón, giống và loài cây trồng?
ĐÁP ÁN
Câu 2.
- Cơ chế hấp thụ nước và cơ chế hấp thụ các ion khoáng khác nhau ở điểm sau: Nếu như nước hấp thụ vào rễ cây theo cơ chế thụ động (di chuyển từ nơi có nồng độ nước cao (nồng độ chất tan thấp) đến nơi có nồng độ nước thấp (nồng độ chất tan cao) thì ion khoáng hấp thụ vào rễ cây theo 2 cơ chế. Một là theo cơ chế thụ động (di chuyển từ nơi có nồng độ ion cao đến nơi có nồng độ ion thấp). Hai là theo cơ chế chủ động (di chuyển từ nơi có nồng độ ion thấp đến nơi có nồng độ ion cao) đối với một số loại ion mà cây có nhu cầu lớn như kali và quá trình vận chuyển chủ động này cần tới sự tiêu tốn năng lượng (ATP).
Câu 3.
- Mỗi giống cây và mỗi giai đoạn phát triển của cây đều có nhu cầu dinh dưỡng không giống nhau. Mặt khác, có những cây được sinh trưởng trên đất giàu khoáng, có những cây lại lớn lên trong điều kiện khô cằn. Bởi vậy, chúng ta cần phải dựa vào những tiêu chí trên để lên liều lượng phân bón phù hợp cho từng đối tượng cụ thể. Việc bón phân hợp lí không chỉ giúp cây sinh trưởng tốt, cho năng suất cao mà còn góp phần rút ngắn thời gian thu hoạch, giảm chi phí đầu vào và ngăn ngừa nguy cơ ô nhiễm môi trường cũng như các tàn dư hoá chất độc hại trong nông phẩm.
3. ĐỀ 3
I. Trắc nghiệm
Chọn phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất:
Câu 1. Sự hút khoáng thụ động của tế bào phụ thuộc vào
A. hoạt động trao đổi chất.
B. chênh lệch nồng độ ion.
C. cung cấp năng lượng.
D. hoạt động thẩm thấu
Câu 2. Sự xâm nhập chất khoáng chủ động của tế bào phụ thuộc vào
A. gradient nồng độ chất tan.
B. hiệu điện thế màng.
C. trao đổi chất của tế bào.
D. tham gia của năng lượng.
Câu 3. Các nguyên tố vi lượng cần cho cây với số lượng nhỏ, nhưng có vai trò quan trọng, vì
A. chúng cần cho một số pha sinh trưởng.
B. chúng được tích luỹ trong hạt.
C. chúng tham gia vào hoạt động chính của các enzim.
D. chúng có trong cấu trúc của tất cả bào quan.
Câu 4. Quá trình cố định nitơ ở các vi khuẩn cố định nitơ tự do phụ thuộc vào loại enzim
A. đêcacboxilaza
B. đêaminaza.
C. nitrôgenaza.
D. perôxiđaza.
Câu 5. Thực vật chịu hạn mất một lượng nước tối thiểu vì
A. sử dụng con đường quang hợp C3
B. giảm độ dày của lớp cutin ở lá.
C. vòng đai Caspari phát triển giữa lá và cành.
D. sử dụng con đường quang hợp CAM.
II. Tự luận
Câu 1. Cho hình ảnh sau:
a. Hãy cho biết tên của chu trình
b. Hãy trình bày các giai đoạn của chu trình trên
Câu 2. Hãy quan sát vào hình ảnh A và hình ảnh B bên dưới và trả lời các câu hỏi
a. Hãy xác định hình nào là dạ dày và ruột của thú ăn thịt và hình nào là dạ dày và ruột của thú ăn thực vật.
b. Hãy chỉ ra những căn cứ để xác định dạ dày và ruột của thú ăn thịt và thú ăn thực vật
c. Hãy lập bảng phân biệt về cấu tạo và chức năng của ống tiêu hóa ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật theo bảng sau:
STT |
Tên bộ phận |
Thú ăn thịt |
Thú ăn thực vật |
1 |
Răng |
|
|
2 |
Dạ dày |
|
|
3 |
Ruột non |
|
|
4 |
Manh tràng |
|
|
ĐÁP ÁN
I. Trắc nghiệm
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
B |
D |
C |
C |
D |
II. Tự luận
Câu 1.
a. Chu trình canvin
b. Chu trình trên gồm 3 giai đoạn
- Giai đoạn cố định CO2: Dưới tác dụng của nguồn năng lượng ATP do pha sáng truyền cho hợp chất Ribulozơ 1,5 đi photphat kết hợp với CO2 để hình thành nên hợp chất Axit photpho glixeric (APG).
- Giai đoạn khử: Dưới tác dụng của lực khử NADPH do pha sáng truyền cho hợp chất Axit photpho glixeric (APG) bị khử thành hợp chất alđêhitphotpho glixeric (AlPG).
*Cuối giai đoạn khử có một lượng nhỏ AlPG tách ra khỏi chu trình canvin để hình thành nên glucozơ và các hợp chất hữu cơ khác.
- Giai đoạn tái sinh chất nhận ban đầu: Pha sáng truyền năng lượng ATP để tái sinh chất nhận Ribulozơ 1,5 đi photphat tiếp tục lặp lại chu trình.
Câu 2.
a.
- Hình A là dạ dày và ruột của thú ăn thịt
- Hình B là dạ dày và ruột của thú ăn thực vật
b.
- Căn cứ:
+ Hình A có ruột ngắn và manh tràng không phát triển là của thú ăn thịt
+ Hình B có ruột dài và manh tràng phát triển là của thú ăn thực vật
c. Hãy lập bảng phân biệt về cấu tạo và chức năng của ống tiêu hóa ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật theo bảng sau:
STT |
Tên bộ phận |
Thú ăn thịt |
Thú ăn thực vật |
1 |
Răng |
- Có sự phân hóa thành răng cửa, răng nanh, răng tiền hàm và răng hàm - Chức năng |
- có sự phân hóa thành răng cửa, răng nanh, răng tiền hàm và răng hàm - Chức năng |
2 |
Dạ dày |
- Dạ dày đơn - Có chức năng chứa và tiêu hóa hóa học và tiêu hóa cơ học
|
- Dạ dày lớn và chia làm 2 nhóm: + Nhóm dạ dày đơn: Thỏ, ngựa… + Nhóm dạ dày kép: Động vật nhai lại như trâu, bò… - Có chức năng chứa và tiêu hóa hóa học và tiêu hóa cơ học |
3 |
Ruột non |
- Ngắn - Là nơi diễn ra tiêu hóa hóa học và cơ học đồng thời hấp thu các chất dinh dưỡng. |
- Dài -Là nơi diễn ra tiêu hóa hóa học và cơ học đồng thời hấp thu các chất dinh dưỡng. |
4 |
Manh tràng |
- Không phát triển (ruột tịt)
|
- Manh tràng rất phát triển và còn được coi như dạ dày thứ hai có vai trò quan trọng trong tiêu hóa sinh học
|
4. ĐỀ 4
Phần I. Phần tự luận
Câu 1. Trình bày sự giống và khác nhau trong quá trình quang hợp ở thực vật C3 và C4?
Câu 2. Bón phân hợp lý có tác dụng gì đối với năng suất cây trồng và bảo vệ môi trường?
Phần II. Phần trắc nghiệm
Câu 10: Người ta thường bón phân cho cây theo mấy phương pháp chủ yếu?
A. 4
B. 1
C. 2
D. 3
Câu 11: Bào quan nào đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong tiêu hoá ở động vật chưa có cơ quan tiêu hoá?
A. Lizôxôm
B. Ribôxôm
C. Perôxixôm
D. Lục lạp
Câu 12: Mề là tên gọi khác của bộ phận nào trong ống tiêu hoá của chim?
A. Ruột
B. Diều
C. Dạ dày tuyến
D. Dạ dày cơ
Câu 13: Dựa vào đặc điểm của cơ quan tiêu hoá, em hãy cho biết động vật nào dưới đây không cùng nhóm với những động vật còn lại?
A. Sán dây
B. Thuỷ tức
C. Trùng roi xanh
D. Hải quỳ
Câu 14: Ở động vật nhai lại, ngăn nào được xem là dạ dày chính thức của chúng?
A. Dạ tổ ong
B. Dạ cỏ
C. Dạ lá sách
D. Dạ múi khế
Câu 15: Động vật nào dưới đây có dạ dày đơn?
A. Cừu
B. Lừa
C. Lạc đà
D. Nai
Câu 16: Trong dạ dày của động vật nhai lại, vi sinh vật tiết ra enzim tiêu hoá xenlulôzơ cộng sinh chủ yếu ở đâu?
A. Dạ lá sách
B. Dạ tổ ong
C. Dạ cỏ
D. Dạ múi khế
Câu 17: Động vật nào dưới đây có túi tiêu hóa?
A. Ếch giun
B. Trùng biến hình
C. Hải quỳ
D. Đỉa
Câu 18: Diều là một bộ phận trong ống tiêu hóa của động vật nào dưới đây?
A. Tất cả các phương án còn lại
B. Chim sẻ
C. Giun đất
D. Cào cào
Câu 19: Hàm trên của trâu không có loại răng nào dưới đây?
A. Tất cả các phương án còn lại
B. Răng trước hàm
C. Răng cửa
D. Răng hàm
Câu 20: Ruột của loài nào dưới đây ngắn hơn so với ruột của những loài còn lại?
A. Lạc đà một bướu
B. Chó sói lửa
C. Linh dương đầu bò
D. Ngựa vằn
ĐÁP ÁN
Phân I. Tự luận
Câu 1. Nêu được:
* Giống nhau:
- Ở pha sáng
- Pha tối diễn ra vào ban ngày
* Khác nhau: Ở pha tối
Tiêu chí |
TVC3 |
TVC4 |
Chu trình |
chu trình Canvin |
chu trình C4 và Canvin |
Chất nhận CO2 |
Ri 1,5 diphôtphat |
PEP |
Sản phẩm ổn định đầu tiên |
APG |
AOA |
Diễn ra ở tế bào |
Mô giậu |
Mô giậu và bao bó mạch |
Câu 2.
- Giúp tăng năng suất cây trồng
- Môi trường:
+ Ổn định tính chất của đất
+ Bảo vệ môi trường nước
+ Bảo vệ sức khoẻ của con người.
Trên đây là toàn bộ nội dung Bộ 4 đề thi giữa HK1 môn Sinh học 11 năm 2021-2022 - Trường THPT Đồng Đậu có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tốt!
Các em có thể tham khảo các tài liệu khác: