YOMEDIA

Bộ 4 đề thi giữa HK1 môn Công nghệ 11 năm 2021-2022 - Trường THPT Thanh Đa có đáp án

Tải về
 
NONE

Với nội dung tài liệu Bộ 4 đề thi giữa HK1 môn Công nghệ 11 năm 2021-2022 - Trường THPT Thanh Đa có đáp án do HOC247 tổng hợp để giúp các em ôn tập và củng cố các kiến thức đã học. Mời các em cùng tham khảo!

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT THANH ĐA

ĐỀ THI GIỮA HK1

NĂM HỌC 2021-2022

MÔN CÔNG NGHỆ – Khối lớp 11

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

1. ĐỀ 1

Câu 1: Vẽ các hình chiếu vuông góc và ghi kích thước trên các hình chiếu của vật thể cho trước dưới đây

Câu 2: Thế nào là hình chiếu trục đo?  Nêu đặc điểm của các loại hình chiếu trục đo thường dùng

Câu 3: Hình chiếu phối cảnh là gì? Nêu các bước vẽ hình chiếu phối cảnh một điểm tụ.

ĐÁP ÁN

Câu 1: Vẽ đúng hình dạng các hình chiếu và bố trí các hình chiếu như vị trí dưới đây. Mỗi hình biểu diễn đúng được:

- Nếu không ghi kích thước trừ 1 điểm.

- Vị trí các hình chiếu không đúng hoặc đường nét không đúng trừ 0.5 điểm.

Câu 2:

- Khái niệm: Hình chiếu trục đo là hình biểu diễn ba chiều của vật thể dựa trên cơ sở của phép chiếu song song.

- Có hai hệ hình chiếu trục đo thường dùng là HCTĐ vuông góc đều và HCTĐ xiên góc cân:

* Hệ trục đo xiên góc cân:

+  Góc trục đo của hệ trục đo xiên góc cân:

Góc X’O’Z’ = 900

Góc X’O’Y’ = Y’O’Z’ = 1350

+  Hệ số biến dạng: p = r = 1

                                 q = 0,5

* Hệ trục đo vuông góc đều:

+  Góc trục đo của hệ trục đo xiên góc cân: Góc X’O’Z’ =  X’O’Y’ = Y’O’Z’ = 1200                                                                    

+  Hệ số biến dạng:  p = q =  r = 1

Câu 3:

- Khái niệm: Hình chiếu phối cảnh là hình biểu diễn được xây dựng bằng phép chiếu xuyên tâm.

- Các bước vẽ phác hình chiếu phối cảnh một điểm tụ.

+ Vẽ đường chân trời.

+ Chọn điểm tụ trên đường chân trời.

+ Vẽ hình chiếu đứng của vật thể.

+ Nối điểm tụ với các điểm trên hình chiếu đứng.

+ Xác định độ rộng của vật thể.

+ Vẽ các cạnh còn lại của vật thể.

+ Tô đậm phần nhìn thấy của vật thể.

2. ĐỀ 2

Câu 1:

a. Nêu cấu tạo, phân loại, công dụng của cuộn cảm và nêu đơn vị của trị số điện cảm, cảm kháng.

b. So sánh sự giống và khác nhau của Triac và Điac

Câu 2: Nêu khái niệm và phân loại mạch điện tử.

Câu 3:

a. Xác định giá trị các điện trở có các vạch màu sau:

a1. Nâu-Tím-Cam-Xanh lục

a2. Đen-Trắng-Nâu-Đỏ

b. Xác định các vạch màu của các điện trở có giá trị sau:

b1. R = 46 × 103   ±5% Ω

b2. R = 79 × 10±1% Ω

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

Câu 1

a.

Cuộn cảm

  • Công dụng:

Dẫn dòng điện 1 chiều và chặn dòng điện xoay chiều đi qua.

Khi mắt phối hợp với cuộn cảm sẽ tạo thành mạch cộng hưởng.

  • Cấu tạo:

Dùng dây dẫn quấn thành cuộn cảm

  • Phân loại:

Cuộn cảm cao tần, cuộn cảm âm tần, cuộn cảm trung tần.

Đơn vị của trị số điện cảm: Henry

Đơn vị của cảm kháng: Ôm

b.

- Giống nhau: Đều có cấu tạo gồm nhiều lớp tiếp giáp P-N

- Khác nhau: Triac  có 3 điện cực ra là A­1, A2, và G. Điac có 2 điện cực ra là A­1, A2.

Câu 2

+ Bám sát và đáp ứng yêu cầu thiết kế.

+ Mạch thiết kế đơn giản, tin cậy.

+ Thuận tiện khi lắp đặt, vận hành và sửa chữa.

+ Hoạt động ổn định và chính xác.

+ Linh kiện có sẵn trên thị trường.

Câu 3

 

a.

a1. R = 17 × 103   ± 0.5% Ω

a2. R = 09 × 101   ± 2% Ω

b.        

          b1 Vàng-Lam-Cam-Nhũ vàng

            b2 Tím-Trắng-Vàng-Nâu

3. ĐỀ 3

Câu 1. Tại sao phải quy định các tiêu chuẩn về bản vẽ kĩ thuật?

Câu 2. Trình bày khái quát hệ thống vẽ kĩ thuật bằng máy tính?

Câu 3. Khi ghi kích thước cần thể hiện chữ số, đường gióng và đường kích thước như thế nào?

Câu 3. So sánh sự khác nhau giữa vị trí các hình chiếu ở trên bản vẽ của phương pháp hình chiếu góc thứ nhất và phương pháp chiếu góc thứ ba.

ĐÁP ÁN

Câu 1.

- Vì bản vẽ kĩ thuật là ngôn ngữ chung dùng trong kĩ thuật. Vì vậy nó phải được xây dựng theo các quy tắc thống nhất được quy định trong các tiêu chuẩn về bản vẽ kĩ thuật. Để bất cứ người dù ở quốc gia hay lãnh thổ khác nhau đều có thể hiểu được.

Câu 2.

- Phần cứng:

+ Các thiết bị đọc bản vẽ (bảng số hóa, máy quét ảnh…) chức năng cho phép biến đổi thông tin bản vẽ thành các thoong tin dưới dạng số để đưa vào bộ nhớ của máy tính.

+ Màn hình có chức năng đưa hình ảnh của đối tượng vẽ đang được xử lí và các thông báo của máy tính.

+ Bàn phím, bút sáng, chuột có chức năng nhận dạng đối tượng vẽ và đưa thông tin vào máy tính.

+ Các thích bị đưa ra thông tin bản vẽ (máy vẽ, máy in) dùng để xuất ra các bản vẽ ở giai đoạn trung gian hay cuối cùng trong giai đoạn thiết kế.

- Phần mềm: Đảm bảo thực hiện các hoạt động để thành lập bản vẽ kĩ thuật như: Tạo các đối tượng đường thẳng, đường tròn… giải các bài toán dựng hình và vẽ hình, ghi kích thước…

Câu 3.

- Chữ số kích thước (chỉ trị số kích thước thực) thường được ghi trên đường kích thước.

- Đường kích thước được biểu diễn bằng nét liền mảnh, song song với phần từ được ghi kích thước, ở đàu mút có hình vẽ mũi tên.

- Đường gióng kích thước được biểu diễn bằng nét liền mảnh, thường kẻ vuông góc với đường kích thước, không vượt quá đường kích thước khoảng 2-4 cm.

Câu 4.

- Bảng so sánh:

 

PP góc chiếu thứ nhất

PP góc chiếu thứ ba

Vị trí vật thể

Nằm trước mặt phẳng chiếu đối với người quan sát.

Hình chiếu bằng đặt dưới hình chiếu đứng, hình chiếu cạnh đặt bên phải hình chiếu đứng.

Vị trí các hình chiếu

Nằm sau mặt phẳng chiếu đối với người quan sát.

Hình chiếu bằng đặt trên hình chiếu đứng, hình chiếu cạnh đặt bên trái hình chiếu đứng.

 

4. ĐỀ 4

I. Trắc Nghiệm

Chọn phương án trả lời đúng

Câu 1: Có mấy khổ giấy chính?

A. 2                            B. 3                             C. 4                             D. 5

Câu 2:  Tên các khổ giấy chính là:

A. A0, A1, A2          

B. A0, A1, A2, A3

C. A3, A1, A2, A4

D. A0, A1, A2, A3, A4

Câu 3: Trong các khổ giấy chính, khổ giấy có kích thước lớn nhất là:

A. A0                         B. A1                          C. A4                          D. Amax

Câu 4: Phát biểu nào sau đây sai?

A. Lề trái bản vẽ có kích thước 20 mm

B. Lề phải bản vẽ có kích thước 10 mm

C. Lề trên bản vẽ có kích thước 10 mm

D. Lề trái bản vẽ có kích thước 10 mm

Câu 5: Phát biểu nào sau đây đúng:

A. Đường kích thước thẳng đứng, con số kích thước ghi bên phải

B. Đường kích thước nằm ngang, con số kích thước ghi bên trên

C. Đường kích thước nằm nghiêng, con số kích thước ghi bên dưới

D. Ghi kí hiệu R trước con số chỉ kích thước đường kính đường tròn

Câu 6: Phương pháp chiếu góc thứ nhất, vật thể đặt trong góc tạo bởi:

A. Mặt phẳng hình chiếu đứng và mặt phẳng hình chiếu bằng vuông góc với nhau

B. Mặt phẳng hình chiếu đứng và mặt phẳng hình chiếu cạnh vuông góc với nhau

C. Mặt phẳng hình chiếu bằng và mặt phẳng hình chiếu cạnh vuông góc với nhau

D. Mặt phẳng hình chiếu đứng, mặt phẳng hình chiếu bằng và mặt phẳng hình chiếu cạnh vuông góc với nhau từng đôi một.

Câu 7: Trong phương pháp chiếu góc thứ nhất, có mấy mặt phẳng hình chiếu?

A. 1                            B. 2                             C. 3                             D. 4

Câu 8: Vị trí mặt phẳng hình chiếu đứng như thế nào so với vật thể?(phương pháp chiếu góc thứ nhất)

A. Trước vật thể

B. Trên vật thể

C. Sau vật thể

D. Dưới vật thể

Câu 9: Mặt cắt là gì?

A. Là hình biểu diễn các đường bao của vật thể nằm trên mặt phẳng cắt

B. Là hình biểu diễn các đường bao của vật thể nằm trên mặt phẳng hình chiếu

C. Là hình biểu diễn các đường bao của vật thể nằm dưới mặt phẳng hình chiếu

D. Là hình biểu diễn các đường bao của vật thể nằm dưới mặt phẳng cắt

Câu 10: Hình cắt là gì?

A. Là hình biểu diễn mặt cắt

B. Là hình biểu diễn mặt cắt và các đường bao của vật thể sau mặt phẳng cắt

C. Là hình biểu diễn các đường bao của vật thể sau mặt phẳng cắt

D. Là hình biểu diễn mặt cắt và các đường bao của vật thể trước mặt phẳng cắt

Câu 11: Có mấy loại mặt cắt:

A. 2                            B. 3                             C. 4                             D. 5

Câu 12:  Hình chiếu trục đo có mấy thông số cơ bản?

A. 1                            B. 2                             C. 3                             D. 4

II. Tự Luận

u 1: Theo TCVN 8-20:2002 (ISO 128-20:1196) quy định có mấy loại nét vẽ? Trình bày ứng dụng của từng loại nét vẽ?

Câu 2: Thế nào là phép chiếu xuyên tâm? Nêu đặc điểm và ứng dụng của hình chiếu phối cảnh?

ĐÁP ÁN

I. Trắc Nghiệm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

D

D

A

D

B

D

C

C

A

B

A

B

 

II. Tự Luận

Câu 1

⇒ Theo TCVN 8-20: 2002 quy định: có 5 loại nét vẽ.

⇒ Ứng dụng của từng loại nét vẽ:

- Nét liền đậm: đường bao thấy, cạnh thấy.

- Nét liền mảnh: đường kích thước, đường gióng, đường gạch gạch trên mặt cắt.

- Nét lượn sóng: đường giới hạn một phần mặt cắt.

- Nét đứt mảnh: đường bao khuất, cạnh khuất.

- Nét gạch chấm mảnh: đường tâm, đường trục đối xứng.

Câu 2

⇒ Phép chiếu xuyên tâm: hai đường thẳng song song có thể được chiếu thành hai đường thẳng cắt nhau tại một điểm à điểm đó gọi là điểm tụ, phép chiếu đó gọi là phép chiếu xuyên tâm.

⇒ Đặc điểm của hình chiếu phối cảnh:

- Biểu diễn các vật thể có kích thước lớn.

- Gây được ấn tượng về khoảng cách xa gần của các vật thể.

⇒ Ứng dụng của hình chiếu phối cảnh: HCPC thường được đặt bên cạnh các hình chiếu vuông góc trong các bản vẽ kiến trúc và xây dựng có kích thước lớn như nhà cửa, cầu đường, đê đập…

 

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung Bộ 4 đề thi giữa HK1 môn Công nghệ 11 năm 2021-2022 - Trường THPT Thanh Đa có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

Các em có thể tham khảo các tài liệu khác:

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON