YOMEDIA

Bộ 3 đề thi HK2 môn Công nghệ 11 KNTT năm 2023-2024 có đáp án trường THPT Võ Văn Kiệt

Tải về
 
NONE

Dưới đây là tài liệu về Bộ 3 đề thi HK2 môn Công nghệ 11 KNTT năm 2023-2024 có đáp án trường THPT Võ Văn Kiệt, được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên của HOC247. Tài liệu này nhằm hỗ trợ các em học sinh lớp 11 trong việc ôn tập và rèn luyện kỹ năng giải đề, chuẩn bị cho kỳ thi học kỳ 2 sắp tới. Chúc các em học tập hiệu quả!

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT VÕ VĂN KIỆT

ĐỀ THI HK2

MÔN: CÔNG NGHÊ 11 KNTT

NĂM HỌC: 2023-2024

(Thời gian làm bài: 45 phút)

Đề số 1

PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Đâu không phải là vai trò của ô tô trong đời sống và sản xuất?

A. Là phương tiện giao thông vận tải chủ yếu trên đường bộ.

B. Nâng chuyển cấu kiện xây dựng.

C. Cứu hộ cứu nạn.

D. Chủ yếu dùng để vận tải hành khách trên đường dài.

Câu 2. Hình ảnh dưới đây là sơ đồ cấu tạo chung của ô tô, bộ phận số (4) có tên là gì?

A. Động cơ.

B. Hệ thống treo.

C. Hệ thống truyền lực.

D. Bánh xe.

Câu 3. Hệ thống phanh không có bộ phận nào sau đây?

A. Xi lanh công tác.

B. Ống dẫn đầu.

C. Bánh xe.

D. Bàn đạp phanh.

Câu 4. Hình ảnh dưới đây là cấu tạo của hệ thống truyền lực ô tô, bộ phận số (1) có tên là gì?

A. Hộp số.

B. Li hợp.

C. Trục các đăng.

D. Bán trục.

Câu 5. Trong nguyên lí hoạt động của li hợp ô tô con, khi ở trạng thái bình thường, dưới tác động của lò xo ép, đĩa ma sát được kẹp giữa hai bộ phận nào?

A. Bánh đà và đĩa ép.

B. Đĩa ép và vòng bi tì.

C. Trục li hợp và bánh đà.

D. Vòng bi tì và bánh đà.

Câu 6. Vai trò của bánh xe ô tô là gì?

A. Dễ dàng quay xe hướng đến các góc độ mong muốn khác nhau để vận hành trên đường an toàn.

B. Là bộ phận nối bánh xe và khung xe, giúp xe vận hành trên đường, xe chuyển động được an toàn.

C. Đỡ toàn bộ trọng lượng của xe và tiếp nhận các phản lực của mặt đường tác dụng lên xe, giúp xe chuyển động được an toàn.

D. Truyền chuyển động quay từ vô lăng xuống và giúp xe định hướng trên đường.

Câu 7. Bánh xe không bắt buộc có bộ phận nào sau đây?

A. Săm.

B. Lốp.

C. Vành.

D. Van khí.

Câu 8. Khi xe chuyển động qua mặt đường không bằng phẳng, bộ phận giữa bánh xe và thân xe giúp giảm thiểu được lực va đập truyền lên thân xe?

A. Bộ phận đàn hồi.

B. Bộ phận giảm chấn.

C. Bộ phận liên kết.

D. Bộ phận treo.

Câu 9. Nhiệm vụ của cơ cấu lái là gì?

A. Giảm nhẹ lực cần tác dụng lên vành lái.

B. Làm các bánh xe quay.

C. Truyền chuyển động quay.

D. Tạo ra tỉ số truyền chính của hệ thống lái.

Câu 10. Ở phía sau dẫn động lái, cơ cấu lái nối đến các bánh xe thông qua bộ phận nào?

A. Thanh đòn.

B. Khớp cầu.

C. Thanh đòn và các khớp cầu.

D. Khớp các đăng.

Câu 11. Ma sát giữa đĩa phanh và các má phanh có tác dụng gì?

A. Tạo lực đẩy tác dụng lên pít tông sơ cấp.

B. Tạo ra mô men phanh bánh xe.

C. Tạo áp lực giúp má phanh ép chặt vào đĩa phanh.

D.  Điều khiển lực chuyển động của xe.

Câu 12. Bộ phận nào của hệ thống phanh khí nén luôn được quay quanh các chốt?

A. Trống phanh.

B. Moay-ơ bánh xe.

C. Bánh xe.

D. Guốc phanh.

Câu 13. Bộ phận nào của ô tô có vai trò tạo ra nguồn mô men chủ động giúp ô tô chuyển động?

A. Động cơ.

B. Hệ thống truyền lực.

C. Bánh xe.

D. Hệ thống lái.

Câu 14. Bộ phận nào của hệ thống truyền lực có nhiệm vụ nối hoặc ngắt dòng truyền mô men chủ động từ động cơ đến các bánh xe chủ động?

A. Hộp số.

B. Li hợp.

C. Trục các đăng.

D. Bán trục.

Câu 15. Li hợp có nhiệm vụ nào sau đây?

A. Đổi chiều mô men chủ động đến bánh xe để ô tô có thể chuyển động lùi.

B. Ngắt tạm thời dòng truyền mô men của động cơ đến hộp số để có thể dừng xe hoặc chuyển số.

C. Thay đổi tỉ số truyền của hệ thống truyền lực để thay đổi mô men chủ động.

D. Tiếp nhận và biến đổi độ lớn, đổi phương quay mô men chủ động.

Câu 16. Khi thấy giảm chấn bị chảy dầu, ta cần làm gì?

A. Thay giảm chấn mới.

B. Thay dầu.

C. Điều chỉnh giảm chấn sang vị trí bị chảy dầu.

D. Điều chỉnh góc đặt giảm chấn.

Câu 17. Xe trong trạng thái nào sau đây không cần đưa xe đi kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống lái?

A. Vành lái nặng hơn bình thường.

B. Độ rơ lỏng của vành lái lớn hơn bình thường.

C. Đèn cảnh báo tình trạng kĩ thuật bất thường của hệ thống lái bật sáng.

D. Áp suất lốp của xe ở trạng thái thấp hơn bình thường.

Câu 18. Hệ thống trợ lực nào dưới đây được sử dụng nhiều trên ô tô con?

A. Hệ thống trợ lực lái thủy lực.

B. Hệ thống trợ lực lái bằng điện.

C. Hệ thống lái chủ động.

D. Hệ thống trợ lực lái thủy lực điều khiển bằng điện tử.

Câu 19. Hệ thống phanh nào thường dùng trên ô tô con?

A. Hệ thống phanh thủy lực.

B. Hệ thống phanh khí nén.

C. Hệ thống phanh thủy lực – khí nén kết hợp.

D. Hệ thống phanh điện.

Câu 20. Khi nào cần kiểm tra lượng dầu trong bình chứa dầu phanh?

A. Hệ thống lực bàn đạp nhẹ hơn bình thường.

B. Trước khi khởi động động cơ.

C. Định kì hằng tháng hoặc trước chuyến đi xa.

D. Thấy cảnh báo bất thường của hệ thống phanh.

PHẦN TỰ LUẬN (5 điểm)

Câu 1 (2 điểm). a) Em hãy nêu các yếu tố nguy cơ gây mất an toàn giao thông của ô tô.

b) Hãy lập danh mục các nội dung cần kiểm tra đối với hệ thống phanh trước khi khởi hành một chuyến đi xa. 

Câu 2 (1 điểm). Em hãy cho biết vì sao phải đưa cần số của hộp số thường về vị trí trung gian trước khi khởi động động cơ.

Câu 3 (1 điểm). So sánh hệ thống treo của xe máy và hệ thống treo của ô tô.

 

Câu 4 (1 điểm). Xe máy có những bộ phận chính nào tương tự như trên ô tô?

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

PHẦN TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm)

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

D

B

C

B

A

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

C

A

A

D

C

Câu 11

Câu 12

Câu 13

Câu 14

Câu 15

B

D

A

A

B

Câu 16

Câu 17

Câu 18

Câu 19

Câu 20

A

D

B

A

C

 

PHẦN TỰ LUẬN (5,0 điểm)

Câu 1:

- Trong quá trình ô tô hoạt động, có rất nhiều yếu tố khách quan (như đường vòng quanh co, trơn trượt, không bằng phẳng; thời tiết xấu gây hạn chế tầm nhìn xa; mật độ phương tiện giao thông,…) và chủ quan (vận hành, sử dụng không đúng cách; không kiểm tra, bảo dưỡng xe đúng khuyến cáo,…) tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn.

- Các nội dung cần kiểm tra đối với hệ thống phanh trước khi khởi hành một chuyến đi xa:

+ Kiểm tra lượng dầu trong bình chứa dầu phanh. 

+ Kiểm tra tình trạng hoạt động của các đèn báo phanh. 

+ Kiểm tra các tín hiệu cảnh báo tình trạng bất thường (nếu có) của hệ thống phanh trên bảng thông tin tín hiệu của xe. 

+ Kiểm tra vận hành thử hệ thống phanh xem có hiện tượng gì bất thường không. 

Câu 2: Phải đưa cần số của hộp số thường về vị trí trung gian trước khi khởi động động cơ để xe không đột ngột khởi hành ngay khi động cơ khởi động và gây mất an toàn.

Câu 3: Hệ thống treo của xe máy cũng gồm ba bộ phận (đàn hồi, giảm chấn, liên kết) giống như trên ô tô. Tuy nhiên, bộ phận đàn hồi và bộ phận giảm chấn được chế tạo chung thành một cụm. Hệ thống treo trước của xe máy, cả ba bộ phận được chế tạo liền thành một cụm.

Câu 4:

- Động cơ là nguồn mô men chủ động cho xe chuyển động. Xe máy cũng cần phải có động cơ.

- Hệ thống truyền lực giúp truyền và biến đổi mô men chủ động đến bánh xe chủ động. Xe máy cũng cần phải có hệ thống truyền lực. 

- Xe máy có đủ các bộ phận chính như trên ô tô. 

Đề số 2

PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Chọn ý không đúng khi nói về vai trò của ô tô trong đời sống và sản xuất?

A. Ô tô là phương tiện giao thông vận tải chủ yếu trên đường bộ.

B. Ô tô giúp thực hiện cơ giới hóa một số hoạt động lao động sản xuất.

C. Ô tô cũng có nhiều mặt tiêu cực: gây ra nhiều tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường,…

D.  Hoạt động giao thông vận tải đường bộ rất khó khăn.

Câu 2. Hình ảnh dưới đây là sơ đồ cấu tạo chung của ô tô, bộ phận số (6) có tên là gì?

A. Hệ thống phanh.

B. Hệ thống treo.

C. Hệ thống truyền lực.

D. Bánh xe.

Câu 3. Hệ thống truyền lực trên ô tô không có bộ phận nào sau đây?

A. Hộp số.

B. Động cơ.

C. Trục các đăng.

D. Li hợp.

Câu 4. Hình ảnh dưới đây là cấu tạo của hệ thống truyền lực ô tô, bộ phận số (4) có tên là gì?

A. Truyền lực chính và bộ vi sai.

B. Li hợp.

C. Trục các đăng.

D. Bán trục.

Câu 5. Trong nguyên lí hoạt động của li hợp ô tô con, đĩa ma sát bị mài mòn và mỏng dần đi theo thời gian, ảnh hưởng đến khả năng gì của li hợp?

A. Khả năng truyền mô men của li hợp.

B. Khả năng điều khiển li hợp.

C. Khả năng truyền lực điều khiển.

D. Khả năng truyền từ bánh đà đến đĩa ma sát.

Câu 6. Tác dụng của hệ thống treo là gì?

A. Tăng khả năng chịu lực của bánh xe.

B. Tăng khả năng bám của bánh xe với mặt đường.

C. Giảm lực va đập giữ bánh xe với phần mấp mô trên mặt đường.

D. Giữ vị trí để bánh xe tránh va đập với khung xe.

Câu 7. Trên ô tô con, vành được chế tạo từ vật liệu gì?

A. Hợp kim thép.

B. Hợp kim nhôm.

C. Hợp kim sắt.

D. Cao su.

Câu 8. Khi xe chuyển động qua mặt đường không bằng phẳng, bộ phận giảm chấn có tác dụng gì để xe chuyển động êm dịu và an toàn?

A. Tạo ra lực hướng tâm.

B. Tạo ra trọng lực.

C. Tạo ra lực cản.

D. Tạo ra phản lực.

Câu 9. Nhiệm vụ của dẫn động lái là gì?

A. Giảm nhẹ lực cần tác dụng lên vành lái.

B. Làm các bánh xe quay.

C. Truyền chuyển động quay của vành lái đến cơ cấu lái và từ cơ cấu lái đến các bánh xe dẫn hướng.

D. Tạo ra tỉ số truyền chính của hệ thống lái.

Câu 10. Hệ thống trợ lực lái bằng thủy lực không có bộ phận nào sau đây?

A. Bơm trợ lực.

B. Cụm van phân phối.

C. Pít tông xi lanh trợ lực.

D. Khớp cầu.

Câu 11. Ma sát giữa đĩa phanh và các má phanh gây ra tác hại gì?

A. Làm nóng và mòn má phanh.

B. Gãy má phanh.

C. Tạo ra khe hở giữa má phanh.

D. Làm nóng dầu thủy lực.

Câu 12. Bộ phận nào của hệ thống phanh khí nén được lắp cố định với moay-ơ bánh xe và luôn quay cùng bánh xe?

A. Trống phanh.

B. Cam ép.

C. Bầu phanh.

D. Guốc phanh.

Câu 13. Bộ phận nào của ô tô đóng vai trò là giá đỡ chính để lắp đặt các bộ phận của ô tô, tạo các khoang chức năng của ô tô?

A. Khung vỏ.

B. Hệ thống truyền lực.

C. Bánh xe.

D. Hệ thống lái.

Câu 14. Bộ phận nào của hệ thống truyền lực có nhiệm vụ nối êm dịu dòng truyền mô men của động cơ đến hộp số?

A. Hộp số.

B. Li hợp.

C. Trục các đăng.

D. Bán trục.

Câu 15. Truyền lực chính và bộ vi sai có nhiệm vụ nào sau đây?

A. Đổi chiều mô men chủ động đến bánh xe để ô tô có thể chuyển động lùi.

B. Ngắt tạm thời dòng truyền mô men của động cơ đến hộp số để có thể dừng xe hoặc chuyển số.

C. Thay đổi tỉ số truyền của hệ thống truyền lực để thay đổi mô men chủ động.

D. Tiếp nhận và biến đổi độ lớn, đổi phương quay mô men chủ động.

Câu 16. Để các lốp mòn đồng đều, sau bao lâu các lốp thường được đảo vị trí?

A. 30 000 km.

B. 5000 km.

C. 10 000 km.

D. 20 000 km.

Câu 17. Đâu không phải công việc kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống lái theo định kì?

A. Kiểm tra và điều chỉnh độ rơ lỏng của vành lái.

B. Kiểm tra mức dầu lực lái.

C. Kiểm tra các khớp nối.

D. Kiểm tra tình trạng đèn báo phanh.

Câu 18. Trong cơ cấu lái, khi người lái quay vành lái, bánh răng quay và làm bộ phận nào dịch chuyển qua lại?

A. Thanh răng.

B. Các thanh đòn.

C. Bánh xe hướng dẫn.

D. Bánh răng.

Câu 19. Hệ thống phanh nào thường dùng trên ô tô tải?

A. Hệ thống phanh thủy lực và hệ thống phanh điện.

B. Hệ thống phanh khí nén và hệ thống phanh điện.

C. Hệ thống phanh thủy lực – khí nén kết hợp và hệ thống phanh khí nén.

D. Hệ thống phanh điện và hệ thống phanh thủy lực – khí nén kết hợp.

Câu 20. Hình dáng đèn báo dưới đây thể hiện xuất hiện tình trạng bất thường tại hệ thống nào?

A. Hệ thống phanh chính.

B. Hệ thống phanh đỗ.

C. Hệ thống điều khiển tự động.

D. Hệ thống phanh điện.

PHẦN TỰ LUẬN (5 điểm)

Câu 1 (2 điểm). a) Em hãy nêu nhiệm vụ của hộp số thường.

b) Ở xe máy có hộp số, truyền lực chính và bộ vi sai hay không. Hộp số trên xe máy có số lùi hay không?

Câu 2 (1 điểm). Em hãy nêu nhiệm vụ, các bộ phận chính và nguyên lí hoạt động của cơ cấu lái.

Câu 3 (2 điểm). Em hãy so sánh hệ thống phanh khí nén với hệ thống phanh thủy lực.

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

PHẦN TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm)

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

D

A

B

A

A

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

C

B

C

C

D

Câu 11

Câu 12

Câu 13

Câu 14

Câu 15

A

A

A

B

D

Câu 16

Câu 17

Câu 18

Câu 19

Câu 20

C

D

A

C

C

 

PHẦN TỰ LUẬN (5,0 điểm)

Câu 1:

Hộp số trên ô tô sử dụng động cơ đốt trong có các nhiệm vụ sau:

- Nối hoặc ngắt dòng truyền mô men chủ động từ động cơ đến các bánh xe chủ động để xe có thể chuyển động hoặc dừng lâu dài (trong khi động cơ vẫn hoạt động). 

- Thay đổi tỉ số truyền của hệ thống truyền lực để thay đổi mô men chủ động cũng như vận tốc của bánh xe chủ động cho phù hợp với các điều kiện hoạt động khác nhau của xe và giúp động cơ làm việc hiệu quả. 

- Đổi chiều mô men chủ động đến bánh xe để ô tô có thể chuyển động lùi. 

- Trên xe máy cũng có hộp số (nhưng không có số lùi), có bộ truyền lực chính (là bộ truyền xích từ sau hộp số đến bánh xe chủ động) nhưng không vi sai.

Câu 2:

Hệ thống lái gồm các bộ phận sau:

+ Cơ cấu lái: tạo ra tỉ số truyền chính của hệ thống lái, giúp người lái dễ dàng quay các bánh xe dẫn hướng đến các góc độ mong muốn khác nhau. 

+ Cơ cấu lái bánh răng – thanh răng gồm một bánh răng ăn khớp với thanh răng để tạo ra tỉ số truyền. 

+ Nguyên lí hoạt động: khi người lái quay vành lái, bánh răng quay làm thanh răng dịch chuyển qua lại, thông qua các thanh đòn dẫn động làm quay các bánh xe dẫn hướng sang bên phải (hoặc sang bên trái) truyền chuyển động quay của vành lái đến cơ cấu lái và từ cơ cấu lái đến các bánh xe dẫn hướng. 

Câu 3:

- Sự giống nhau:

+ Đều có các cơ cấu phanh và hệ thống dẫn động điều khiển phanh. 

+ Cơ cấu phanh đều tạo ra mô men phanh nhờ ma sát giữa chi tiết cố định và chi tiết quay.

+ Trong quá trình phanh má phanh đều bị nung nóng và mài mòn dần. 

+ Hệ thống dẫn động phanh đều có hai dòng riêng biệt. 

- Sự khác nhau:

+ Hệ thống dẫn động điều khiển phanh thủy lực chỉ truyền và biến đổi lực tác động của người lái xe đến cơ cấu phanh để tạo lực ép má phanh vào đĩa phanh; hệ thống dẫn động điều khiển phanh khí nén không truyền lực tác dụng của người lái xe đến cơ cấu phanh mà chỉ điều tiết lượng khí nén từ bình chứa đến bầu phanh để tạo lực ép má phanh vào trống phanh. 

+ Cơ cấu phanh trong hệ thống phanh khí nén không có khả năng tự động điều chỉnh khe hở giữa má phanh và trống phanh. 

Đề số 3

PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Hình ảnh dưới đây là sơ đồ cấu tạo chung của ô tô, bộ phận số (2) có tên là gì?

A. Hệ thống phanh.

B. Hệ thống treo.

C. Hệ thống truyền lực.

D. Bánh xe.

Câu 2. Hệ thống truyền lực trên ô tô không có bộ phận nào sau đây?

A. Vi sai.

B. Ống dẫn dầu.

C. Bán trục.

D. Trục các đăng.

Câu 3. Bộ phận số (3) trong hệ thống truyền lực chính và bộ vi sai có tên là gì?

A. Các bánh răng bán trục.

B. Bán trục.

C. Bánh răng hành tinh.

D. Bánh răng chủ động truyền lực chính.

Câu 4. Hình ảnh dưới đây là cấu tạo của hệ thống truyền lực ô tô, bộ phận số (2) có tên là gì?

A. Truyền lực chính và bộ vi sai.

B. Li hợp.

C. Hộp số.

D. Bán trục.

Câu 5. Trong nguyên lí hoạt động của hợp số, khi động cơ hoạt động, người lái xe sẽ mở bộ phận nào để nối trục thứ cấp với một bánh răng đang quay trên trục đó?

A. Mở li hợp sau đó dịch chuyển cần số.

B. Mở bộ vi sai sau đó dịch chuyển cần số.

C. Mở trục sơ cấp.

D. Mở bán trục.

Câu 6. Bộ phận số (6) trên lốp xe ô tô được gọi là gì?

A. Lớp lót trong.

B. Lớp thành bên.

C. Đệm tanh lốp.

D. Tanh lốp.

Câu 7. Trên ô tô con, lốp được chế tạo từ vật liệu gì?

A. Hợp kim thép.

B. Vải.

C. Nhựa.

D. Cao su.

Câu 8. Khi xe chuyển động qua mặt đường không bằng phẳng, bộ phận đàn hồi liên kết giữa bánh xe và thân xe có tác dụng gì?

A. Giúp giảm thiểu được lực va đập truyền lên thân xe.

B. Tạo ra lực cản và dập tắt nhanh chóng dao động đó.

C. Giúp xe chuyển động êm dịu và an toàn.

D. Giảm nhẹ lực cần tác dụng lên vành lái.

Câu 9. Nhiệm vụ của trợ lực lái là gì?

A. Giảm nhẹ lực cần tác dụng lên vành lái dể điều khiển hướng chuyển động của xe.

B. Làm các bánh xe quay.

C. Truyền chuyển động quay của vành lái đến cơ cấu lái và từ cơ cấu lái đến các bánh xe dẫn hướng.

D. Tạo ra tỉ số truyền chính của hệ thống lái.

Câu 10. Cơ cấu lái nào được sử dụng phổ biến trên ô tô con?

A. Cơ cấu lái trục vít – thanh răng.

B. Cơ cấu lái bánh răng – thanh răng.

C. Cơ cấu lái loại bi tuần hoàn.

D. Cơ cấu trục vít – bánh vít.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng Xem Online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

PHẦN TỰ LUẬN (5 điểm)

Câu 1 (2 điểm). a) Em hãy nêu nhiệm vụ của bộ truyền lực chính và bộ vi sai.

b) Khi ở tay số thấp (có tỉ số truyền lớn), khả năng hoạt động của ô tô như thế nào (khả năng khắc phục lực cản, khả năng phát huy tốc độ)?

Câu 2 (1 điểm). Em hãy cho biết khi nào cần đưa xe đi kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống lái.

Câu 3 (1 điểm). Em hãy so sánh cấu tạo của bánh xe ô tô và bánh xe máy.

Câu 4 (1 điểm). Hãy cho biết vì sao phải về số thấp thích hợp khi xe chuyển động xuống đèo, dỗ dài?

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

PHẦN TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm)

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

C

B

A

C

A

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

D

D

A

A

B

Câu 11

Câu 12

Câu 13

Câu 14

Câu 15

C

B

A

A

B

Câu 16

Câu 17

Câu 18

Câu 19

Câu 20

A

D

C

B

B

 

PHẦN TỰ LUẬN (5,0 điểm)

Câu 1:

- Bộ truyền lực chính có nhiệm vụ tiếp nhận và biến đổi độ lớn, đổi phương quay (nếu cần) mô men chủ động từ hộp số và truyền đến bộ vi sai.

- Khi ô tô chuyển động trên đường vòng, các bánh xe chủ động cần phải quay được với vận tốc góc khác nhau. Bộ vi sai có nhiệm vụ phân chia mô men chủ động đến các bánh xe chủ động, đồng thời cho phép các bánh xe chủ động có thể quay được với các vận tốc khác nhau.

- Khi sử dụng hộp số ở tay số thấp (có tỉ số truyền lớn), ô tô có khả năng khắc phục được sức cản chuyển động lớn nhưng không phát huy (đạt) được tốc độ cao.

Câu 2:

Cần đưa xe đến cơ sở dịch vụ kĩ thuật ô tô để kiểm tra, khắc phục khi thấy các hiện tượng bất thường như:

+ Lực điều khiển vành lái nặng hơn bình thường. 

+ Độ rơ lỏng của vành lái lớn hơn bình thường.

+ Xe không còn khả năng tự ổn định hướng chuyển động thẳng trên đường bằng phẳng.

+ Đèn cảnh báo tình trạng kĩ thuật bất thường của hệ thống lái bật sáng trên bảng thông tin tín hiệu của xe.

+… 

Câu 3: Bánh xe máy cũng có cấu tạo tương tự như bánh ô tô. Tuy nhiên, bánh xe máy sử dụng lốp có săm thường dùng nan hoa để nối vành bánh xe với moay-ơ bánh xe.

Câu 4: Khi xe chuyển động xuống đèo, đốc dài tốc độ của xe luôn có xu hướng tăng dần. Để duy trì tốc độ của xe ở mức an toàn, cần phải có lực cản chống lại sự tăng tốc của xe. Nếu sử dụng hệ thống phanh chính liên tục có thể dẫn đến hiện tượng cơ cấu phanh bị nung nóng quá và hiệu lực phanh không còn, rất nguy hiểm. Vì vậy cần phải về số thấp thích hợp đế sức cản của động cơ và hệ thống truyền lực đủ giúp xe duy trì tốc độ an toàn, tránh phải sử dụng hệ thống phanh chính liên tục.

 

Trên đây là toàn bộ nội dung Bộ 3 đề thi HK2 môn Công nghệ 11 KNTT năm 2023-2024 có đáp án trường THPT Võ Văn Kiệt. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo các tài liệu có liên quan:

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON