YOMEDIA

Bộ 3 đề thi HK1 môn Sinh học 11 Cánh diều năm 2023-2024 có đáp án trường THPT Gia Định

Tải về
 
NONE

Bộ 3 đề thi Học kì 1 môn Sinh học 11 Cánh diều năm 2023-2024 có đáp án trường THPT Gia Định dưới đây được HOC247 biên soạn và tổng hợp bao gồm các đề thi từ các trường và Sở GD trên cả nước có đáp án chi tiết để giúp các em dễ dàng đối chiếu kết quả, ôn tập kiến thức toàn diện môn Sinh học 11 Cánh diều để chuẩn bị thật tốt trước kì thi Học kì 1 sắp tới. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE

TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

NĂM HỌC: 2023 - 2024

MÔN SINH 11 CÁNH DIỀU

Thời gian làm bài : 45 phút

1. ĐỀ SỐ 1

Phần trắc nghiệm (6 điểm):

Câu 1: Đơn vị tổ chức cơ sở của mọi sinh vật là

A. các đại phân tử.​​                  B. tế bào. ​                    C. mô.​​             D. cơ quan.

Câu 2: Hãy cho biết đâu là nội dung nghiên cứu của lĩnh vực động vật học trong ngành Sinh học?

A. nghiên cứu về di truyền và biến dị ở các loài sinh vật

B. nghiên cứu về cơ sở phân tử của các cơ chế di truyền cũng như các hoạt động sống của tế bào

C. nghiên cứu về cấu tạo và các hoạt động sống của tế bào

D. nghiên cứu về hình thái, giải phẫu, sinh lí, phân loại và hành vi của động vật cũng như vai trò và tác hại của chúng đối với tự nhiên và con người.

Câu 3: Bước 1 của phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm là gì?

A. Báo cáo kết quả thí nghiệm

B. Vệ sinh dụng cụ, phòng thí nghiệm

C. Chuẩn bị các thiết bị, dụng cụ, hóa chất và mẫu vật để làm thí nghiệm.

D. Tiến hành các thí nghiệm theo đúng quy trình và thu thập dữ liệu từ kết quả thí nghiệm

Câu 4: Bốn nguyên tố chính cấu tạo nên chất sống là:

A. C, H, O, P.              B. C, H, O, N.   ​          C. O, P, C, N.              D. H, O, N, P.

Câu 5: Nước có tính phân cực do

A. cấu tạo từ oxi và hidro.​                  B. electron của hidro yếu.

C. 2 đầu có tích điện trái dấu.​            D. các liên kết hidro luôn bền vững.

Câu 6: Đường mía (saccarozơ) là loại đường đôi được cấu tạo bởi

A. hai phân tử glucozơ.   ​ ​

B. một phân tử glucozơ và một phân tử fructozơ.

C. hai phân tử fructozơ.​​

D. một phân tử glucozơ và một phân tử galactose.

Câu 7: Quang hợp chỉ được thực hiện ở

A. tảo, thực vật, động vật.                              ​​B. tảo, thực vật, nấm.

C. tảo, thực vật và một số vi khuẩn.​               D. tảo, nấm và một số vi khuẩn.

Câu 8: Các loại protein khác nhau được phân biệt nhau bởi

A. số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp các axit amin.

B. số lượng, thành phần axit amin và cấu trúc không gian.

C. số lượng, thành phần, trật tự sắp xếp các axit amin và cấu trúc không gian.

D. số lượng, trật tự sắp xếp các axit amin và cấu trúc không gian.

Câu 9: Trong cơ thể sống các chất có đặc tính chung kị nước như

A. tinh bột, glucozơ, mỡ, fructozơ.                            B. mỡ, xenlulozơ, photpholipit, tinh bột.

C. sắc tố, vitamin, steroit, photpholipit, mỡ.              D. Vitamin, steroid, glucozo, cacbohidrat.

Câu 10: Vùng nhân của tế bào nhân sơ chứa 1 phân tử

A. ADN dạng vòng.    B. mARN dạng vòng.      C. tARN dạng vòng.​​​          D. rARN dạng vòng.

Câu 11: Vai trò cơ bản nhất của tế bào chất là

A. nơi chứa đựng tất cả thông tin di truyền của tế bào.

B. bảo vệ nhân.

C. nơi thực hiện trao đổi chất trực tiếp của tế bào với môi trường.

D. nơi diễn ra mọi hoạt động sống của tế bào.

Câu 12: Tế bào chất ở sinh vật nhân thực chứa

A. các bào quan không có màng bao bọc.​

B. chỉ chứa ribôxôm và nhân tế bào.

C. chứa bào tương và nhân tế bào.​

D. hệ thống nội màng, các bào quan có màng bao bọc và khung xương tế bào

Tự luận

Câu 1. (2,0 điểm) So sánh tế bào thực vật và động vật?

Câu 2. (2,0 điểm) Nếu ngâm rau, quả trong nước muối quá lâu sẽ thì xảy ra hiện tượng gì, giải thích?

ĐÁP ÁN ĐỀ THI

Phần trắc nghiệm

1.B

2.C

3.C

4.B

5.B

6.B

7.C

8.B

9.B

10.C

11.C

12.D

Phần tự luận (4 điểm):

Câu 1: 

- Giống nhau:

+ Đều là tế bào nhân thực

+ Tế bào đều được cấu tạo bởi 3 thành phần cơ bản là : Màng sinh chất, tế bào chất và nhân

+ Gồm một số bào quan giống nhau như ti thể, lưới nội chất, bộ máy gongi, nhân, riboxom

- Khác nhau:

Tế bào thực vật

Tế bào động vật

Có thành xenlulozo bao quanh màng sinh chất

Không có thành xenlulozo bao quanh màng sinh chất

Có lục lạp

Không có lục lạp

Chất dự trữ là tinh bột, dầu

Chất dự trữ là glicogen, mỡ

Thường không có trung tử

Có trung tử

Không bào lớn

Không bào nhỏ hoặc không có

Trong môi trường nhược trương, thể tích của tế bào tăng nhưng tế bào không bị vỡ ra

Trong môi trường nhược trương, thể tích của tế bào tăng, tế bào có thể bị vỡ ra

Câu 2: 

Trong trường hợp rửa rau bằng nước muối, nồng độ chất tan môi trường ngoài (muối) cao hơn bên trong tế bào rau, gọi là môi trường ưu trương, chất tan sẽ nhanh chóng khuyếch tán từ nơi có nồng độ cao (bên ngoài) vào bên trong tế bào rau, đồng thời nước trong tế bào rau cũng khuyếch tán từ trong tế bào rau ra ngoài để đảm bảo đủ thể tích khi lượng chất tan bên ngoài vào chiếm trong tế bào. Do đó, rau bị mất nước nên héo đi nhanh chóng. Trường hợp này là vận chuyển thụ động.

2. ĐỀ SỐ 2

Phần trắc nghiệm (6 điểm):

Câu 1: Bào quan giữ vai trò quan trọng nhất trong quá trình hô hấp của tế bào là

A. lạp thể.

B. ti thể.

C. bộ máy gôngi.

D. ribôxôm.

Câu 2: Pha sáng của quang hợp diễn ra ở

A. chất nền của lục lạp.

B. chất nền của ti thể.

C. màng tilacoit của lục lạp.

D. màng ti thể.

Câu 3: Màng sinh chất là một cấu trúc khảm động là vì

A. các phân tử cấu tạo nên màng có thể di chuyển trong phạm vi màng.

B. được cấu tạo bởi nhiều loại chất hữu cơ khác nhau.

C. phải bao bọc xung quanh tế bào .

D. gắn kết chặt chẽ với khung tế bào .

Câu 4: Các cấp tổ chức của thế giới sống đều là những hệ mở vì:

A. có khả năng thích nghi với môi trường.

B. thường xuyên trao đổi chất với môi trường.

C. có khả năng sinh sản để duy trì nòi giống.

D. phát triển và tiến hoá không ngừng.

Câu 5: ATP là một phân tử quan trọng trong trao đổi chất vì

A. nó có các liên kết photphat cao năng dễ bị phá vỡ để giải phóng năng lượng.

B. các liên kết photphat cao năng dễ hình thành nhưng không dễ phá huỷ.

C. nó dễ dàng thu được từ môi trường ngoài cơ thể.

D. nó vô cùng bền vững và mang nhiều năng lượng.

Câu 6: Khi enzim xúc tác phản ứng, cơ chất liên kết với

A. cofactơ.                  B. protein.                   C. coenzyme.              D. trung tâm hoạt động.

Câu 7: Iod tác dụng với tinh bột sẽ tạo phức hợp màu gì

A. màu xanh tím.        B. Màu đỏ gạch           C. Màu tím                  D. Màu hồng

Câu 8: Gen A có khối lượng phân tử bằng 450.000 đvc và có 1900 liên kết hidro. Số nucleotit từng loại của gen A là

A. A=T=350; G=X=400.                                B. A=T=348; G=X=402

C. A=T=401; G=X= 349.                               D. A=T= 402; G=X=348

Câu 9: Dựa vào kiến thức bài thực hành: vận chuyển các chất qua màng sinh chất, hãy chỉ ra nhận định sai

A. Khoai tây được nấu chín sẽ khó bị ngấm sắc tố hơn khoai tây sống

B. Nước muối nồng độ cao hút nước ra khỏi tế bào thực vật

C. Nước muối nồng độ cao hút nước ra khỏi tế bào niêm mạc miệng

D. Tế bào thực vật xảy ra hiện tượng co nguyên sinh khi trong môi trường ưu trương

Câu 10: Trong nước bọt có chứa enzyme thủy phân tinh bột thành đường là

A. Trypsinogen.          B. amilaza.                  C. Saccaraza.              D. Pepsinogen.

Câu 11: Nếu bón quá nhiều phân cho cây sẽ làm cho

A. cây phát triển mạnh, dễ bị nhiễm bệnh.

B. làm cho cây héo, chết.

C. làm cho cây chậm phát triển.

D. làm cho cây không thể phát triển được.

Câu 12: Các phân tử có kích thước lớn không thể lọt qua các lỗ màng thì tế bào đã thực hiện hình thức

A. vận chuyển chủ động.                    B. ẩm bào.                   C. thực bào.                D. ẩm bào và thực bào.

Phần tự luận (4 điểm):

Câu 1: (2,0 điểm) Trong tế bào có những dạng năng lượng nào? Dạng năng lượng nào được tế bào sử dụng chủ yếu?

Câu 2: (2,0 điểm) Tại sao nói các quá trình tổng hợp các chất song song với quá trình tích lũy năng lượng?

ĐÁP ÁN ĐỀ THI

Phần trắc nghiệm

1.B

2.C

3.B

4.B

5.D

6.D

7.A

8.A

9.A

10.B

11.B

12.D

Phần tự luận

Câu 1: 

- Trong tế bào có nhiều dạng năng lượng khác nhau như: hóa năng, nhiệt năng, điện năng, cơ năng,…

- Dạng tế bào sử dụng chủ yếu là hóa năng, do các quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng của tế bào có bản chất là các phản ứng hóa học, trong đó, quá trình phân giải các chất sẽ giải phóng năng lượng tích lũy trong các liên kết hóa học.

Câu 2: Quá trình tổng hợp các chất song song với tích lũy năng lượng vì: Trong quá trình tổng hợp có sự hình thành liên kết hóa học giữa các chất phản ứng với nhau để tạo thành sản phẩm. Như vậy, năng lượng có trong liên kết hóa học của các chất phản ứng được tích lũy trong liên kết hóa học của sản phẩm.

3. ĐỀ SỐ 3

Phần trắc nghiệm (6 điểm):

Câu 1: Cây khoai môn năng suất kinh tế là bộ phận nào?

A. Lá                           B. Rễ                           C. Hạt                         D. Củ

Câu 2: Chức năng nào sau đây không đúng với răng của thú ăn thịt?

A. Răng nanh cắm và giữ mồi.

B. Răng trước hàm và răng ăn thịt lớn cắt thịt thành những mảnh nhỏ.

C. Răng cửa giữ thức ăn.

D. Răng cửa gặm và lấy thức ăn ra khỏi xương

Câu 3: Nhóm thực vật C3 được phân bố như thế nào?

A. Sống ở vùng nhiệt đới

B. Sống ở vùng sa mạc.

C. Chỉ sống ở vùng ôn đới và á nhiệt đới.

D. Phân bố rộng rãi trên thế giới, chủ yếu ở vùng ôn đới và á nhiệt đới.

Câu 4: Đặc điểm hình thái của lá giúp hấp thụ nhiều tia sáng là:

A. diện tích bề mặt lớn                       B. có lục lạp                C. có hệ gân lá                        D. có khí khổng

Câu 5: Khi lá cây bị vàng, đưa vào gốc hoặc phun lên lá ion nào sau đây thì lá cây sẽ xanh lại?

A. Fe3+                                B. Mg2+                              C. Ca2+                               D. Na+

Câu 6: Cây hấp thụ nitơ ở dạng nào dưới đây?

A. NH4 + và NO3 –        B. NH4 + và NO2 –        C. N2 và NH3                  D. N2 và NO3.

Câu 7: Thành phần chủ yếu của dịch mạch gỗ là:

A. các chất hữu cơ                                          B. nước và các ion khoáng.

C. glucozơ và tinh bột.                                   D. các chất dự trữ.

Câu 8: Ở thủy tức, thức ăn được tiêu hóa bằng hình thức nào dưới đây?

A. Tiêu hóa nội bào.

B. Một số tiêu hóa nội bào, còn lại tiêu hóa ngoại bào.

C. Vừa tiêu hóa nội bào và vừa tiêu hóa ngoại bào.

D. Tiêu hóa ngoại bào.

Câu 9: Ở thực vật, bào quan nào sau đây thực hiện chức năng hô hấp chính?

A. Không bào                          B. Ty thể                     C. Peroxisome                         D. Lục lạp

Câu 10: Nguyên tố nào sau đây là nguyên tố vi lượng?

A. Sắt                                      B. Nitơ                        C. Canxi                                  D. Lưu huỳnh

Câu 11: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về hô hấp sáng?

A. Quá trình hô hấp sáng xảy ra lần lượt ở các bào quan: lục lạp, peroxixom, ti thể.

B. Hô hấp sáng gây tiêu hao sản phẩm quang hợp.

C. Hô hấp sáng là quá trình hấp thụ O2 và thải CO2 ở ngoài sáng

D. Hô hấp sáng thường xảy ra ở thực vật C4 và CAM trong điều kiện cường độ ánh sáng cao.

Câu 12: Nhóm thực vật chỉ có một loại tế bào làm nhiệm vụ quang hợp là:

A. TVC3 và TVCAM.                                     B. TVC3 và TVC4

C. TVC4 và TVCAM                                      D. Chỉ có TV CAM.

Câu 13: Thoát hơi nước ở lá cây chủ yếu bằng con đường:

A. Qua mô giậu           B. Qua khí khổng        C. Qua lớp cutin         D. Qua lông hút

Câu 14: Khi nói về hô hấp ở thực vật, nhân tố môi trường nào sau đây không ảnh hưởng đến hô hấp?

A. Nhiệt độ                 B. Nồng độ CO2            C. Nồng độ khí N2       D. Hàm lượng nước

Câu 15: Vai trò nào dưới đây là của quang hợp?

A. Giúp hạ nhiệt độ của lá cây vào những ngày nắng nóng.

B. Quang năng đã được chuyển hóa thành hóa năng trong các liên kết hóa học của sản phẩm quang hợp.

C. Tạo ra các sản phẩm trung gian cho các quá trình tổng hợp các chất hữu cơ trong cơ thể

D. Là động lực đầu trên của dòng mạch gỗ.

Phần tự luận (4 điểm)

Câu 1: (2,0 điểm) Trình bày đặc điểm của bề mặt trao đổi khí ở động vật.

Câu 2: (2,0 điểm) Phân biệt hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín về: hệ thống mạch máu, phương thức trao đổi chất với tế bào.

ĐÁP ÁN ĐỀ THI

Phần trắc nghiệm

1.D

2.C

3.D

4.A

5.B

6.A

7.B

8.C

9.B

10.A

11.D

12.A

13.B

14.C

15.B

 

Phần tự luận

Câu 1: 

- Hiệu quả trao đổi khí của động vật liên quan chủ yếu đến các đặc điểm sau của bề mặt trao đổi khí:

+ Bề mặt trao đổi khí rộng.

+ Bề mặt trao đổi khí mỏng và ẩm ướt giúp O2 và CO2 dễ dàng khuếch tán qua.

+ Bề mặt trao đổi khí có nhiều mao mạch và máu có sắc tố hô hấp. 

+ Có sự lưu thông khí tạo ra sự chênh lệch về nồng độ khí O2 và CO2 để các khí đó dễ dàng khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí.

Câu 2: 

Quan sát sơ đồ hệ tuần hoàn kín và hở:

Phân biệt hệ tuần hoàn kín và hệ tuần hoàn hở:

Hệ tuần hoàn hở

Hệ tuần hoàn kín

- Máu tiếp xúc trực tiếp với các tế bào.

- Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm.

- Khả năng điều hoà và phân phối máu đến các cơ quan chậm.

- Có ở đa số động vật thân mềm (ốc sên, trai, ...) và chân khớp (côn trùng, tôm, ...)

- Màu có chứa sắc tố hô hấp (ví dụ: hêmôxianin).

- Máu tiếp xúc gián tiếp với các tế bào.

- Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao, tốc độ máu chảy nhanh.

- Điều hoà và phân phối máu đến các cơ quan nhanh.

- Có ở mực ống, bạch tuộc, giun đốt, chân đầu và động vật có xương sống.

Màu có chứa sắc tổ hô hấp (ví dụ: hêmôglôbin).

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Bộ 3 đề thi HK1 môn Sinh học 11 Cánh diều năm 2023-2024 có đáp án trường THPT Gia Định. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo các tài liệu có liên quan:

Ngoài ra, các em có thể thực hiện làm đề thi trắc nghiệm online tại đây:

  • Bộ đề thi trắc nghiệm online môn Sinh học 11

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF