YOMEDIA

Bộ 3 đề thi HK1 môn Lịch sử và Địa lí 6 KNTT có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Thái Thúy

Tải về
 
NONE

Với mong muốn giúp các em học sinh lớp 6 có thêm tài liệu ôn tập chuẩn bị cho kì thi HK1 sắp tới, HOC247 xin giới thiệu đến các em tài liệu Bộ 3 đề thi HK1 môn Lịch sử và Địa lí 6 KNTT có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Thái Thúy gồm phần đề và đáp án giải chi tiết, giúp các em ôn tập, rèn luyện kĩ năng làm đề. Mời các em cùng tham khảo. Chúc các em đạt kết quả học tập tốt.

ATNETWORK

TRƯỜNG THCS THÁI THÚY

ĐỀ THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021 - 2022

Môn LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 6 KẾT NỐI TRI THỨC

Thời gian: 45 phút

1. Đề số 1

I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)

1. Phần Lịch sử (1,5 điểm)

Câu 1: Tư liệu chữ viết là

A. những hình khắc trên bia đá.

B. những bản ghi; sách được in, khắc bằng chữ viết, vở chép tay…

C. những hình vẽ trên vách đá, hang động

D. những câu truyện cổ tích được kể lại

Câu 2 : Công lịch quy ước 

A. Một thập kỷ là 10 năm.                                 B. Một thập kỷ  là 100 năm.

C. Một thập kỷ là 1000 năm.                             D. Một thập kỷ là 1 năm.

Câu 3: Loài người là kết quả của quá trình tiến hóa từ

A. Người tối cổ.                                            B. Người tinh khôn.

C. Vượn cổ.                                                  D. Vượn người.

Câu 4; Đạo Phật xuất hiện ở Ấn Độ vào thời gian nào?

A. Thế kỉ VI TCN                                                     B. Thế kỉ IV

C. Thế kỉ VI                                                              D. Thế kỉ VII

Câu 5:  So với loài Vượn người, Người tối cổ tiến hóa hơn hẳn điểm nào?

A. Trán thấp, đầu nhỏ, u mày nổi cao.                   

B. Thể tích sọ lớn hơn, , đã hình thành trung tâm phát tiếng nói trong não.

C. Đã loại bỏ hết dấu tích vượn trên cơ thể. 

D. Cơ thể Người tối cổ lớn hơn vượn người.

Câu 6Lịch ra đời sớm ở Ai Cập và Lưỡng Hà vì yêu cầu gì?

A. Phục vụ sản xuất nông nghiệp.

B. Phục vụ việc chiêm tinh, bói toán.

C. Phục vụ yêu cầu học tập.

D. Thống nhất các ngày tế lễ trong cả nước

2. Phần Địa lí (1,5 điểm)

Câu 7: Theo quy ước, đầu bên phải của vĩ tuyến là hướng Đông, đầu bên trái là hướng

A. Bắc.

B. Nam.

C. Đông.

D. Tây.

Câu 8.  Nửa đường tròn nối 2 cực trên bề mặt quả Địa Cầu được gọi là

A. vĩ tuyến.

B. vĩ tuyến gốc.

C. kinh tuyến.

D. kinh tuyến gốc.

Câu 9. Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm mấy lớp?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 10. Trên Trái Đất có bao nhiêu dạng địa hình chính nào

A. 3.

B. 4.

C. 2

D. 1

Câu 11:  Nguyên nhân sinh ra hiện tượng các mùa là do Trái Đất

A. có dạng hình cầu, trục nghiêng và không đổi hướng trong khi chuyển động.

B.chuyển động tịnh tiến quanh Mặt Trời.

C.có dạng hình cầu.

D.tự chuyển động quanh trục.

Câu 12. Phương án nào sau đây không phải là hệ quả của sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất?

A. Ngày và đêm kế tiếp nhau. 

B. Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể.

C. 24 khu vực giờ trên Trái Đất.

D. Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa

II. PHẦN TỰ LUẬN (7,0 điểm)

1. Phần Lịch sử (3,5 điểm)

Câu 1 ( 1.5 đ): Em hãy nêu các cách tính thời gian trong lịch sử ? Muốn biết năm 2000 TCN cách năm hiện tại ( năm 2021) bao nhiêu năm thì em sẽ tính như thế nào ?

Câu 2: (1.0 đ)

Đời sống vật chất, tinh thần  và tổ chức xã hội của Người tinh khôn có những điểm nào tiến bộ hơn so với Người tối cổ?

Câu 3: ( 1.0 đ)

Trình bày những thành tự văn hóa tiêu biểu của Ai Cập cổ đại?

2. Phần Địa lí (3,5 điểm)

Câu 4 (1,0đ): Lớp vỏ khí gồm mấy tầng? nêu đặc điểm của tầng đối lưu?

Câu 5 (1,0đ): Vì sao có hiện tượng ngày và đêm kế tiếp nhau ở khắp mọi nơi trên Trái Đất?

Câu 6 (1,0đ): Hai địa điểm có khoảng cách thực tế là 25km, thì trên bản đồ có tỉ lệ là 1:500000, khoảng cách giữa hai địa điểm đó là bao nhiêu?

Câu 7 (0,5đ): Đêm gala nghệ thuật sắc màu văn hóa bốn phương được truyền hình trực tiếp vào 21 giờ ngày 29/03/2018 tại Việt Nam. Vậy khi đó ở Hàn Quốc là mấy giờ (cho biết VN thuộc múi giờ số 7, Hàn Quốc thuộc múi giờ số 9)?

2. Đề số 2

I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)

1. Phần Lịch sử (1,5 điểm)

Câu 1: Tư liệu hiện vật là

A. những di tích, đồ vật của người xưa lưu giữ lại trong lòng đất hay trên mặt đất.

B. những bản ghi; sách được in, khắc bằng chữ viết, vở chép tay…

C. những hình vẽ trên vách đá, hang động.

D. những câu truyện cổ tích được kể lại từ đời này sang đời khác.

Câu 2 : Công lịch quy ước 

A. Một thế kỷ  là 10 năm.                                B. Một thế kỷ là 100 năm.

C. Một thế kỷ là 1000 năm.                             D. Một thế kỷ là 1 năm.

Câu 3: Người tối cổ đã xuất hiện cách ngày nay bao nhiêu năm?

A Khoảng 5-6 triệu năm.                    B Khoảng 15 vạn năm.

C Khoảng 4 triệu năm.                       D Khoảng 3 triệu năm.

Câu 4: Nhà nước thành bang ở Hy Lạp hình thành vào thời gian nào?

A.Từ thế kỉ VII đến thế kỉ III TCN                    B.Từ thế kỉ VIII đến thế kỉ IV TCN

C.Từ thế kỉ V đến thế kỉ II TCN                        D.Từ thế kỉ VI đến thế kỉ III TCN

Câu 5: Phát minh quan trọng nhất của Người tối cổ là

A. chế tác đồ gỗ, đồ gốm                    B. chế tác đồ gốm.

C. biết cách tạo ra lửa.                        D. chế tác công cụ lao động.

Câu 6: Tại sao người Ai Cập giỏi về hình học?

A. Phải đo lại ruộng đất và xây dựng các công trình đền tháp.

B. Phải phân chia ruộng đất cho nông dân.

C. Phải xây dựng các công trình kiến trúc.

D. Phải xây dựng các công trình thủy lợi.

2.Phần Địa lí (1,5 điểm)

Câu 7: Trên Trái Đất có bao nhiêu dạng địa hình chính nào

A. 3.

B. 4.

C. 2

D. 1

Câu 8: Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm mấy lớp?

A.      1.

B.      2.

C.      3.

D.      4.

Câu 9: Theo quy ước, đầu bên phải của vĩ tuyến là hướng Đông, đầu bên trái là hướng

A. Bắc.

B. Nam.

C. Đông.

D. Tây.

Câu 10: Nửa đường tròn nối 2 cực trên bề mặt quả Địa Cầu được gọi là

A. kinh tuyến.

B. kinh tuyến gốc.

C. vĩ tuyến.

D. vĩ tuyến gốc.

Câu 11:  Nguyên nhân sinh ra hiện tượng các mùa là do Trái Đất

A. có dạng hình cầu, trục nghiêng và không đổi hướng trong khi chuyển động.

B. chuyển động tịnh tiến quanh Mặt Trời.

C. có dạng hình cầu.

D. tự chuyển động quanh trục.

Câu 12: Phương án nào sau đây không phải là hệ quả của sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất?

A. Ngày và đêm kế tiếp nhau.

B. Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể.

C. 24 khu vực giờ trên Trái Đất.

D.Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa

II. PHẦN TỰ LUẬN (7,0 điểm)

1. Phần Lịch sử (3,5 điểm)

Câu 1 (1.5 đ) Em hãy nêu các cách tính thời gian trong lịch sử ? Muốn biết năm 1230 cách năm hiện tại ( năm 2021) bao nhiêu năm thì em sẽ tính như thế nào ?

Câu 2: (1.0 đ) Theo em, lao động có vai trò như thế nào trong việc làm thay đổi con người và cuộc sống của nguời nguyên thuỷ?

Câu 3: ( 1.0 đ) Trình bày những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Ấn Độ cổ đại?

2. Phần Địa lí (3,5 điểm)

Câu 4 (1,0đ): Lớp vỏ khí gồm mấy tầng? Nêu đặc điểm của tầng bình lưu?

Câu 5 (1,0đ): Vì sao có hiện tượng ngày và đêm kế tiếp nhau ở khắp mọi nơi trên Trái Đất?

Câu 6 (1,0đ): Hai địa điểm có khoảng cách thực tế là 30 km, thì trên bản đồ có tỉ lệ là 1:500000, khoảng cách giữa hai địa điểm đó là bao nhiêu?

Câu 7 (0,5đ): Đêm gala nghệ thuật sắc màu văn hóa bốn phương được truyền hình trực tiếp vào 20 giờ ngày 29/03/2018 tại Việt Nam. Vậy khi đó ở Hàn Quốc là mấy giờ (cho biết VN thuộc múi giờ số 7, Hàn Quốc thuộc múi giờ số 9)?

3. Đề số 3

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Câu 1. Ba con sông lớn có tác động đến sự hình thành nền văn minh Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại:

A. Sông Ấn, sông Hằng và sông Nin.

B. Sông Nin, sông Ti-grơ và sông Ơ-phrát.

C. Hoàng Hà, Trường Giang và sông Ấn.

D. sông Hằng, Hoàng Hà và Trường Giang.

Câu 2. Chế độ đẳng cấp Vác-na là:

A. Chế độ xã hội mà mỗi tộc người, màu da, đẳng cấp có nghĩa vụ và bổn phận khác nhau.  

B. Chế độ xã hội bình đẳng giữa người da trắng với người da màu.

C. Chế độ xã hội tăng lữ, quý tộc trở thành đẳng cấp cao nhất trong xã hội Ấn Độ cổ đại. 

D. Chế độ xã hội bất bình đẳng, thể hiện sự phân biệt, áp bức của người da trắng đối với người da màu rất khắc nghiệt, đáng lên án.

Câu 3. Xã hội phong kiến Trung Quốc được hình thành với hai giai cấp cơ bản:

A. Địa chủ và nông dân lĩnh canh.

B. Quý tộc, quan lại và nông dân.

C. Địa chủ, nông dân giàu có và nông dân bị mất ruộng đấy.

D. Quý tộc, quan lại và tá điền.

Câu 4. Điều kiện tự nhiên có tác động lớn nhất đến sự hình thành và phát triển của nền văn minh Hy Lạp và La Mã cổ đại :

A. Có nhiều vịnh, hải cảng.

B. Có nhiều đồng bằng rộng lớn.

C. Hệ động, thực vật.

D. Khí hậu khô nóng.

Câu 5. Công trình kiến trúc được xem là biểu tượng của nền văn minh Trung Quốc :

A. Thành Ba-bi-lon.

B. Đền Pác-tê-nông.

C. Đấu trường Cô-li-dê.

D. Vạn lí trường thành.

Câu 6. Những nhà nước nhỏ, có một thành thị là trung tâm. Trong mỗi thành bang có bộ máy quyền lực riêng, luật pháp riêng và tài chính riêng là đặc điểm của nhà nước:

A. Nhà nước quân chủ chuyên chế.

B. Nhà nước đế chế.

C. Nhà nước thành bang.

D. Nhà nước quân chủ lập hiến.

Câu 7. Hãy lựa chọn cụm từ chọn từ/cụm từ cho sẵn: người A-ri-a, bờ sông Ấn, người Đra-vi-đa, miền Bắc Ấn để điền vào ô trống (…) cho phù hợp về nội dung lịch sử.

(1)......được biết đến là chủ nhân của nền văn minh ven (2)...... - nền văn minh cổ xưa nhất ở Ân Độ. Ngày nay, họ là những tộc người thiểu sổ cư trú ở miền Nam bán đảo Ấn Độ. Sự xâm nhập của (3)...... vào (4)...... mở ra thời kì chuyển biến sang xã hội có giai cấp và nhà nước.

B. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1 (3 điểm):

a. Trình bày một vài hiểu biết của em về Tần Thủy Hoàng.

b. Nêu một số nét chính về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ở Trung Quốc dưới thời nhà Tần. Em có nhận xét gì về chính sách cai trị của Tần Thủy Hoàng.

Câu 2 (3 điểm): Hãy kể tên những thành tựu văn hóa của Hy Lạp và La Mã cổ đại còn tồn tại đến tận ngày nay. Trong những thành tựu đó, em ấn tượng nhất với thành tựu nào, vì sao?

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I. Phần trắc nghiệm khách quan: Mỗi đáp án đúng 0,25 đ

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đáp án

B

A

D A B A

B

C

C

B

A

D

II. Phần tự luận:

1. Phần Lịch sử

Câu 1: Em hãy nêu các cách tính thời gian trong lịch sử? Muốn biết năm 2000 TCN cách năm hiện tại ( 2021) bao nhiêu năm thì em sẽ tính như thế nào?

Có 2 cách tính thời gian trong lịch sử là Âm lịch và Dương lịch

- Âm lịch: hệ lịch được tính theo chu kì chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất

- Dương lịch: hệ lịch được tính theo chu kì chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.

Vận dụng làm BT: Muốn biết năm 2000 TCN cách năm hiện tại bao nhiêu nămta tính:  2021 + 2000 = 4021 năm

Câu 2: Đời sống vật chất, tinh thần và tổ chức xã hội của Người tinh khôn có những điểm nào tiến bộ hơn so với Người tối cổ?

- Điểm tiến bộ về đời sống vật chất và tinh thần :  Biết trồng rau, trồng lúa, chăn nuôi gia súc, dệt vải, làm đồ gốm đồ trang sức như vòng tay, vòng cổ.. => Giúp con người chủ động tự tìm kiếm thức ăn, ít phụ thuộc vào thiên nhiên hơn. Đời sống được cải thiện hơn, thức ăn kiếm được nhiều hơn và sống tốt hơn., vui hơn.

- Về tổ chức xã hội: Không sống theo bầy mà theo từng thị tộc các nhóm nhỏ, gồm vài chục gia đình có họ hàng gần gũi với nhau. Những người cùng thị tộc đều làm chung, ăn chung và giúp đỡ lẫn nhau trong mọi công việc.

Câu 3: Trình bày những thành tự văn hóa tiêu biểu của Ai Cập cổ đại?

- Chữ viết: Chữ tượng hình

- Toán học: Hệ số đếm thập phân, chữ số từ 1 đến 9

- Kiến trúc- điêu khắc,: Kim tự tháp và tượng Nhân sư

- Thiên văn học và y học : Phát minh ra lịch. Kỹ thuật ướp xác.

2. Phần Địa lí

Câu 4: Lớp vỏ khí gồm mấy tầng? nêu đặc điểm của tầng đối lưu?

Lớp vỏ khí: 3 tầng( đối lưu, bình lưu, các tầng cao của khí quyển)

- Tầng đối lưu: nhiêt độ giảm theo độ cao, không khí chuyển động the chiều thẳng đứng, nơi sinh ra các hiện tượng( mây, mưa...)

Câu 5: Vì sao có hiện tượng ngày và đêm kế tiếp nhau ở khắp mọi nơi trên Trái Đất?

 Trái Đất có dạng hình cầu nên Mặt Trời bao giờ cũng chỉ chiếu sáng được một nửa.

- Nửa được chiếu sáng là ngày, nửa nằm trong bóng tối là đêm

- Do Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng từ Tây sang Đông

Câu 6: 

Đổi 25km= 2500000 cm

khoảng cách giữa hai địa điểm trên bản đồ đó là:2500000: 500000 = 5 cm

Câu 7: 

Hàn Quốc là: 23 giờ ngày 29/03/2018

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

I. Phần trắc nghiệm khách quan: Mỗi đáp án đúng 0,25 đ

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đáp án

A

B

C

B

D

A

B

C

D

B

A

D

II. Phần tự luận:

1. Phần Lịch sử

Câu 1: Em hãy nêu các cách tính thời gian trong lịch sử ? Muốn biết năm 1230 cách năm hiện tại ( 2021) bao nhiêu năm thì em sẽ tính như thế nào?

Có 2 cách tính thời gian trong lịch sử là Âm lịch và Dương lịch

- Âm lịch: hệ lịch được tính theo chu kì chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất

- Dương lịch: hệ lịch được tính theo chu kì chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.

Vận dụng làm BT: Muốn biết năm 1230 cách năm hiện tại bao nhiêu năm ta tính:  2021 – 1230 = 791 năm

Câu 2: Theo em, lao động có vai trò như thế nào trong việc làm thay đổi con người và cuộc sống của nguời nguyên thuỷ?

- Trong quá trình lao động, tìm kiếm thức ăn, đôi bàn tay của người nguyên thủy dần trở nên khéo léo, cơ thể cũng dần biến đổi để (từ chỗ đi bằng bốn chân rồi đi bằng hai chân, hai chi trước trở nên khéo léo và trở thành hai bàn tay, họp sọ phát triển, thể tích sọ não lớn hơn,...) trở thành Người tối cổ, rồi thành Người tinh khôn.

- Nhờ có lao động ( trong chế tác công cụ, từ chổ chỉ biết ghè đẽo thô sơ tiến tới biết mài, khoan, cưa…), trong đời sống từ chổ sống trong các hang đá tiến tới biết làm túp lều bằng cành cây, chế tạo ra lửa để nướng chinh thức ăn, , từ chổ sống thành từng bầy, tiến tới  các tổ chức xã hội chặt chẽ hơn là công xã thị tộc, cùng làm cùng hưởng…. 

Câu 3: Trình bày những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Ấn Độ cổ đại?

- Chữ viết: Chữ Phạn

- Văn học và thiên văn: Có hai tác phẩm nổi bật là Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-ya-na,. Phát minh ra lịch .

- Toán học: Phát minh ra 10 chữ số, đặc biệt là số 0

- Tôn giáo: Đạo Bà-la-môn( đạo Hin-đu), đạo Phật.

2. Phần Địa lí

Câu 4: Lớp vỏ khí gồm mấy tầng? nêu đặc điểm của tầng bình lưu?

Lớp vỏ khí: 3 tầng( đối lưu, bình lưu, các tầng cao của khí quyển)

- Tầng bình lưu: nhiêt độ tăng theo độ cao, không khí chuyển động ngang, có lớp ô-dôn giúp hấp thụ phần lớn bức xạ cực tím, bảo vệ sự sống trên TĐ

Câu 5: Vì sao có hiện tượng ngày và đêm kế tiếp nhau ở khắp mọi nơi trên Trái Đất?

- Trái Đất có dạng hình cầu nên Mặt Trời bao giờ cũng chỉ chiếu sáng được một nửa.

- Nửa được chiếu sáng là ngày, nửa nằm trong bóng tối là đêm

- Do Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng từ Tây sang Đông

Câu 6: Đổi 30km= 3000000 cm

khoảng cách giữa hai địa điểm trên bản đồ đó là:3000000: 500000 = 6 cm

Câu 7: Hàn Quốc là: 22 giờ ngày 29/03/2018

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)   

Từ câu 1 - 6: Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.

1B; 2D; 3A; 4A; 5D; 6C

Câu 7: Mỗi ý đúng được 0,25 điểm.

1. Người Đra-vi-đa.

2. bờ sông Ấn.

3. người A-ri-a.

4. miền Bắc Ấn.

B. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm) 

Câu 1 (3 điểm):

a. Trình bày một vài hiểu biết của em về Tần Thủy Hoàng.

Một vài nét chính về Tần Thủy Hoàng:

- Tần Thủy Hoàng sinh ngày 18 tháng 2 năm 259 TCN, mất ngày 11 tháng 7 năm 210 TCN.

- Thay vì tiếp tục xưng vương như các vị vua thời nhà Thương và nhà Chu, để đánh dấu mốc cho việc thống nhất Trung Hoa và chứng tỏ nhà Tần còn vĩ đại hơn các triều đại trước, ông tự tạo ra một danh hiệu mới là "Hoàng đế" và tự gọi mình là Thủy Hoàng đế.

b. Nêu một số nét chính về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ở Trung Quốc dưới thời nhà Tần. Em có nhận xét gì về chính sách cai trị của Tần Thủy Hoàng.

- Một số nét chính về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ở Trung Quốc dưới thời nhà Tần:

+ Chia đất nước thành các quận, huyện, đặt các chức quan cai quản, lập ra triều đại phong kiến đầu tiên ở Trung Quốc.

+ Áp dụng chế độ đi lường, tiền tệ, chữ viết và pháp luật chung trên cả nước.

- Nhận xét về chính sách cai trị của Tần Thủy Hoàng:

+ Tích cực: thực hiện nhiều biện pháp để thiết lập bộ máy nhà nước, củng cố đất nước như: thống nhất chế độ đo lường, tiền tệ, chữ viết, phap luật.

+ Hạn chế: dùng hình phạt hà khắc để cai trị nhân dân.

Câu 2 (3 điểm): Hãy kể tên những thành tựu văn hóa của Hy Lạp và La Mã cổ đại còn tồn tại đến tận ngày nay. Trong những thành tựu đó, em ấn tượng nhất với thành tựu nào, vì sao?

Những thành tựu văn hóa của Hy Lạp và La Mã cổ đại còn tồn tại đến tận ngày nay: Đấu trường Cô-li-dê; tượng lực sĩ ném đĩa; số La Mã; chữ La-tin,…

- HS nêu được tên một thành tựu văn hóa còn tồn tại đến ngày nay mà em ấn tượng nhất.

- Nêu lí do:

+ Một số đặc điểm nổi bật của thành thành tựu.

+ Những đóng góp, giá trị, ứng dụng thành tựu để lại đến ngày nay.

+ Suy nghĩ, cảm nhận, mong muốn được đến tham quan thành tựu,…của em.

...

Trên đây là toàn bộ nội dung Bộ 3 đề thi HK1 môn Lịch sử và Địa lí 6 KNTT có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Thái Thúy. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:

Hy vọng bộ đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON