YOMEDIA

Bộ 3 đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 6 KNTT năm 2023-2024 có đáp án trường THPT Nguyễn Biểu

Tải về
 
NONE

Nhằm giúp các em học sinh lớp 6 ôn tập kiến thức và chuẩn bị cho kì thi giữa HK1 sắp tới, HOC247 đã biên soạn và tổng hợp tài liệu Bộ 3 đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 6 KNTT năm 2023-2024 có đáp án trường THPT Nguyễn Biểu dưới đây. Mời các em cùng tham khảo!

ATNETWORK

TRƯỜNG THCS NGUYỄN BIỂU

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2023-2024

MÔN: NGỮ VĂN 6

KẾT NỐI TRI THỨC

(Thời gian làm bài: 90 phút)

1. Đề thi số 1

I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Mèo dạy hổ

Ngày xưa, hổ không biết cách bắt mồi như mèo. Một hôm, hổ đến gần mèo dỗ dành:

- Bác mèo ơi, tôi là người cùng họ với bác. Tôi và bác giống nhau y hệt. Mình tôi cũng vằn vằn như bác. Tôi có râu, bác cũng có râu. Tôi có vuốt sắc, bác cũng có…Thế mà bác lại biết rình mồi, biết nhảy, biết trèo tài hơn tôi. Chỗ họ hàng với nhau, bác dạy cho tôi biết với.

Mèo nghe lời ngọt ngào, thương hổ là chỗ họ hàng, liền nói:

- Nhưng bác đừng ăn thịt tôi cơ.

Hổ vỗ về:

- Ai lại ăn thịt người cùng họ bao giờ? Bác cứ tin ở tôi.

Mèo yên tâm dạy hổ cách thu mình rình mồi, cách nhảy bắt mồi, cách vờn, cách mài giũa vuốt. Hổ học xong lấy làm đắc chí. Đương lúc đói bụng, hổ định vồ mèo ăn thịt. Hổ bảo:

- Mẻo mèo meo! Ta bắt được mèo ta nhai ngấu nghiến!

Mèo nhảy tót lên cây bảo hổ:

- Mẻo mèo mèo! Ta có võ trèo ta chưa dạy hổ.

Hổ tức quá gầm nhảy dưới đất, nhưng không làm gì được. Và từ đó đến giờ, hổ vẫn không biết trèo như mèo.

(Nguồn Internet)

Câu 1. Câu chuyện được kể bằng lời của ai?

A. Lời của hổ. 

B. Lời của mèo.

C. Lời của người kể chuyện.

D. Lời của một con vật khác.

Câu 2. Ai là nhân vật chính trong câu chuyện trên?

A. Con hổ

B. Con mèo

C. Khu rừng

D. Hổ và mèo

Câu 3. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Biểu cảm

D. Nghị luận

Câu 4. Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu “Mèo yên tâm dạy hổ cách thu mình rình mồi, cách nhảy bắt mồi, cách vờn, cách mài giũa vuốt.”?

A. Nhân hóa

B. Ẩn dụ

C. Hoán dụ

D. So sánh

Câu 5. Từ “dỗ dành” trong câu “Một hôm, hổ đến gần mèo dỗ dành” là từ:

A. Cụm từ

B. Từ đơn

C. Từ láy

D. Từ ghép

Câu 6. Nghĩa của từ “đắc chí” trong câu: “Hổ học xong lấy làm đắc chí” là gì?

A. Tự cho mình hơn người nên xem thường người khác.

B. Tỏ ra thích thú vì đã đạt được điều mong muốn.

C. Đúng như ý muốn của mình.

D. Tỏ ra trơ lì, không có chút gì kiêng sợ hoặc xấu hổ.

Câu 7. Chú mèo trong câu chuyện là một nhân vật như thế nào?

A. Là một nhân vật khôn ngoan.

B. Là một nhân vật khiêm tốn.

C. Là một nhân vật yếu đuối.

D. Là một nhân vật kiêu căng.

Câu 8. Vì sao hổ không bao giờ biết trèo như mèo?

A. Vì mèo chưa nhiệt tình dạy hổ.

B. Vì hổ không chịu học.

C. Vì hổ không thể học được.

D. Vì hổ đã vội vã trở mặt vô ơn, định ăn thịt mèo – người đã bày bảo, dạy dỗ cho mình.

Câu 9. Em có đồng ý với cách cư xử của hổ không? Vì sao? (trình bày bằng đoạn văn từ 3 đến 5 câu)

Câu 10. Qua câu chuyện trên, em rút ra cho mình bài học gì có ý nghĩa nhất? (trình bày bằng đoạn văn từ 5 đến 7 câu)

II. VIẾT (4.0 điểm)

Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của em.

-----------------HẾT-----------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1

Phần 1: Đọc hiểu

Câu 1: C

Câu 2: D

Câu 3: A

Câu 4: A

Câu 5: C

Câu 6: B

Câu 7: A

Câu 8: D

Câu 9: 

- Nêu được quan điểm: đồng tình/ không đồng tình/ đồng tình một phần.

- Lí giải được lí do lựa chọn quan điểm của bản thân.

(Quan điểm và lý giải phải phù hợp chuẩn mực đạo đức và lối sống)

Đây là dạng câu hỏi mở, mỗi học sinh có thể rút ra được những bài học nhận thức riêng cho bản thân nhưng cần phù hợp với chuẩn mực đạo đức.

Câu 10

Gợi ý

- Phải biết trân trọng người đã giúp đỡ, bày bảo cho mình trong cuộc sống.

- Lý giải: Những người sẵn lòng chỉ bảo, dạy dỗ cho mình không sợ hãi, tính toán là những người mang lại những điều tốt đẹp. Đó thực sự là những người dũng cảm và đáng trân trọng. Sống cần có bản lĩnh để trước sau như một, không vi phạm những điều xấu xa, độc ác.

Phần 2: Viết

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự.

b. Xác định đúng yêu cầu của đề:

- Viết bài văn kể lại một trải nghiệm mà từ đó em đã có một cách nhìn nhận mới, sâu sắc hơn về một đối tượng, sự vật, hiện tượng nào đó, khiến em nhớ mãi.

- Sử dụng ngôi kể thứ nhất.

c. Kể lại trải nghiệm

HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau:

- Mở bài: Giới thiệu trải nghiệm của em.

- Thân bài:

+ Trải nghiệm đó diễn ra như thế nào?

+ Tâm trạng của em ra sao?

Kết bài: Ý nghĩa của trải nghiệm đó đối với bản thân, khiến em nhận ra mình chín chắn, sâu sắc hơn.

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo.

2. Đề thi số 2

PHẦN I: ĐỌC- HIỂU (5 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi.

Mẹ là cơn gió mùa thu

Cho con mát mẻ lời ru năm nào

Mẹ là đêm sáng trăng sao

Soi đường chỉ lối con vào bến mơ

 

Mẹ luôn mong mỏi đợi chờ

Cho con thành tựu được nhờ tấm thân

Mẹ thường âu yếm ân cần

Bảo ban chỉ dạy những lần con sai

(“Mẹ là tất cả” - Lăng Kim Thanh)

Câu 1 (1,0 điểm) Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ gì? Và đoạn thơ trên thuộc chủ đề nào mà em đã học?

Câu 2 (1,0 điểm) Tìm các từ láy được tác giả sử dụng trong đoạn thơ trên.

Câu 3 (1,0 điểm) Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ sau.

Mẹ là cơn gió mùa thu

Cho con mát mẻ lời ru năm nào

Mẹ là đêm sáng trăng sao

Soi đường chỉ lối con vào bến mơ

Câu 4 (1,0 điểm) Hãy nêu nội dung của đoạn thơ trên.

Câu 5 (1,0 điểm) Bài học cuộc sống em rút ra từ đoạn thơ trên là gì?

PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (5 điểm)

Kể lại một trải nghiệm của bản thân em.

-----------------HẾT-----------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2

Phần I:

Câu 1:

- Thể thơ : lục bát

- Chủ đề : Tình cảm gia đình

Câu 2:

- Từ láy : mát mẻ, mong mỏi, âu yếm, bảo ban.

Câu 3:

Biện pháp tu từ: So sánh

- Mẹ là cơn gió mùa thu

- Mẹ là đêm sáng trăng sao

Câu 4:

Nội dung: Tình yêu thương vô bờ bến của người mẹ đối với con cái đồng thời thể hiện lòng biết ơn chân thành, sâu sắc của con đối với mẹ.

Câu 5:

Bài học cuộc sống em rút ra từ đoạn trích:

- Nhận thấy tình mẫu tử là tình cảm cô cùng thiêng liêng và cao cả đối với cuộc sống con người.

- Phải biết trân quý những giây phút được sống bên mẹ, trân trọng tình cảm gia đình…

- Hãy thực hiện lòng hiếu thảo một cách thật tâm, chân tình - chăm sóc, phụng dưỡng, yêu thương cha mẹ tử tế.

- Lên án, phê phán những hành động vô lễ, ngược đãi, bất hiếu đối với cha mẹ.

---(Để xem tiếp nội dung và đáp án của đề thi số 2 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

3. Đề thi số 3

PHẦN I: ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

“Mẹ là biển rộng mênh mông

Dạt dào che chở…con trông con chờ

Đi xa con nhớ từng giờ

Mẹ là tất cả bến bờ bình yên.”

(“Mẹ là tất cả” - Phạm Thái)

Câu 1 (1,0 điểm) Hãy chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên?

Câu 2 (1,0 điểm). Tìm các từ láy được tác giả sử dụng trong đoạn thơ trên?

Câu 3 (1,0 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ:

“Mẹ là biển rộng mênh mông

Dạt dào che chở...con trông con chờ.”

PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7.0 điểm)

Câu 1: (2,0 điểm)

Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5-7 dòng) nêu cảm nhận của em về nhân vật Dế Mèn đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” (Tô Hoài). Qua nhân vật Dế Mèn, em rút ra cho mình bài học gì?

Câu 2: (5,0 điểm)

Kể lại một trải nghiệm của em (Về một chuyến du lịch, một chuyến về quê, với một người thân, với con vật nuôi.)

-----------------HẾT-----------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3

Phần 1: Đọc hiểu (3 điểm)

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm

Câu 2: Từ láy: mênh mông, dạt dào

Câu 3:

- Biện pháp tu từ: So sánh “Mẹ là biển rộng mênh mông”

- Tác dụng:

+ Tạo nên cách diễn đạt sinh động, hấp dẫn…giàu hình ảnh, giàu sức gợi cảm.

+ Nhấn mạnh, làm nổi bật tình yêu thương vô bờ bến của người mẹ đối với con cái đồng thời thể hiện lòng biết ơn chân thành, sâu sắc của con đối với mẹ.

Phần 2: Tạo lập văn bản (7 điểm)

Câu 1:

* Cảm nhận về nhân vật Dế Mèn: HS đảm bảo các yêu cầu sau:

- Dế Mèn khỏe mạnh, cường tráng, có vẻ đẹp hùng dũng của con nhà võ

- Dế Mèn kiêu căng tự phụ, xem thường mọi người, hung hăng hống hách, xốc nổi

- Sau khi bày trò trêu chị Cốc, gây ra cái chết cho Dế Choắt, Dế Mèn hối hận và rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình

* Bài học:

- Không nên kiêu căng, coi thường người khác.

- Không nên xốc nổi để rồi hành động điên rồ.

- Không quá đề cao bản thân rồi rước hoạ.

- Cần biết lắng nghe, quan tâm, giúp đỡ mọi người xung quanh.

---(Để xem tiếp nội dung và đáp án của đề thi số 3 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 7 KNTT năm 2023-2024 có đáp án trường THPT Trần Hưng Đạo. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:

Hy vọng bộ đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON