YOMEDIA

Bài tập xác định CTCT, CTPT của hợp chất Hữu cơ môn Hóa học 11 năm 2020

Tải về
 
NONE

Dưới đây là Bài tập xác định CTCT, CTPT của hợp chất Hữu cơ môn Hóa học 11 năm 2020 do hoc27 biên soạn và tổng hợp. Bài tập gồm 2 phần lý thuyết và bài tập trắc nghiệm có đáp án. Mời các em cùng tham khảo.

ATNETWORK
YOMEDIA

BÀI TẬP XÁC ĐỊNH CÔNG THỨC CẤU TẠO, CÔNG THỨC PHÂN TỬ HỢP CHẤT HỮU CƠ MÔN HÓA HỌC 11 NĂM 2020

 

Câu 1: Một hợp chất hữu cơ gồm C, H, O; trong đó cacbon chiếm 61,22% về khối lượng. Công thức phân tử của hợp chất có thể là

A. C4H10O.                  B. C3H6O2.                             C. C2H2O3.                  D. C5H6O2.

Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn một hợp chất hữu cơ đơn chức X thu được sản phẩm cháy chỉ gồm CO2 và H2O với tỷ lệ khối lượng tương ứng là 44 : 27. Công thức phân tử của X là

A. C2H6.                      B. C2H6O.                               C. C2H6O2.                  D. C2H4O.

Câu 3: Trong một bình kín chứa hơi chất hữu cơ X (có dạng CnH2nO2) mạch hở và O2 (số mol O2 gấp đôi số mol cần cho phản ứng cháy) ở 139,9oC, áp suất trong bình là 0,8 atm. Đốt cháy hoàn toàn X, sau đó đưa về nhiệt độ ban đầu, áp suất trong bình lúc này là 0,95 atm. X có công thức phân tử là

A. C4H8O2.                  B. C3H6O2.                              C. CH2O2.                   D. C2H4O2.

Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn 0,12 mol chất hữu cơ A mạch hở cần dùng 10,08 lít O2 (đktc). Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy (gồm CO2, H2O và N2) qua bình đựng dung dịch Ba(OH)2 dư, thấy khối lượng bình tăng 23,4g và có 70,92g kết tủa. Khí thoát ra khỏi bình có thể tích 1,344 lít (đktc). Công thức phân tử của A là

A. C2H5O2N.              B. C3H5O2N.                           C. C3H7O2N.               D. C2H7O2N.

Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol một axit cacboxylic no 2 lần thu được 1,2 mol CO2. Công thức phân tử của axit đó là

A. C6H14O4.                 B. C6H12O4.                           C. C6H10O4.                 D. C6H8O4.

Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol muối natri của một axit cacboxylic, thu được Na2CO3, hơi nước và 3,36 lít khí CO2 (đktc). Công thức cấu tạo thu gọn của muối là

A. C2H5COONa.         B. HCOONa.                          C. CH3COONa.          D. CH2(COONa)2.

Câu 7: Cho 25,4 gam este X bay hơi trong một bình kín dung tích 6 lít ở 136,5oC. Khi X bay hơi hết thì áp suất trong bình là 425,6 mmHg. Công thức phân tử của X là

A. C12H14O6.                B. C15H18O6.                         C. C13H16O6.                D. C16H22O6.   

Câu 8: Một hợp chất hữu cơ Y khi đốt cháy thu được CO2 và H2O có số mol bằng nhau; đồng thời lượng oxi cần dùng bằng 4 lần số mol của Y. Công thức phân tử của Y là

A. C2H6O.                   B. C4H8O.                                C. C3H6O.                   D. C3H6O2.

Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn 5,8 gam một hợp chất hữu cơ đơn chức X cần 8,96 lít khí O2 (đktc), thu được CO2 và H2O có số mol bằng nhau. Công thức đơn giản nhất của X là

A. C2H4O.                   B. C3H6O.                                C. C4H8O.                   D. C5H10O.

Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 rượu (ancol) đơn chức, thuộc cùng dãy đồng đẳng có số mol bằng nhau, thu được CO2 và H2O với tỉ lệ mol tương ứng là 2 : 3. Công thức phân tử của 2 rượu (ancol) là

A. CH4O và C3H8O.                                        B. C2H6O và C3H8O.

C. CH4O và C2H6O.                                        D. C2H6O và C4H10O.

Câu 11: Đốt cháy hoàn toàn một axit đa chức A, thu được 1,344 lít khí CO2 (đktc) và 0,9 gam H2O. Công thức đơn giản của A là

A. C2H3O2.                  B. C4H7O2.                              C. C3H5O2.                  D. CH2O.

Câu 12: Hỗn hợp A gồm 2 rượu (ancol) đơn chức X và Y, trong đó số mol của X bằng 5/3 lần số mol của Y. Đốt cháy hoàn toàn 0,04 mol A thu được 1,98 gam H2O và 1,568 lít khí CO2 (đktc). Công thức phân tử của X và Y lần lượt là

A. C2H6O và C3H8O.                                       B. CH4O và C3H6O.

C. CH4O và C3H4O.                                        D. CH4O và C3H8O.

Câu 13: Đốt cháy hoàn toàn 4,3gam một chất hữu cơ đơn chức A chứa C, H, O rồi dẫn sản phẩm cháy qua bình 1 chứa P2O5 dư và bình 2 chứa NaOH dư. Sau thí nghiệm bình 1 tăng 2,7g; bình 2 thu được 21,2g muối. Công thức phân tử của A là

A. C2H3O.                   B. C4H6O.                                C. C3H6O2.                  D. C4H6O2.

Câu 14: Đốt cháy hoàn toàn 1,18 gam chất B (CxHyN) bằng một lượng không khí vừa đủ. Dẫn toàn bộ hỗn hợp khí sau phản ứng vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 6 gam kết tủa và có 9,632 lít khí (đktc) duy nhất thoát ra khỏi bình. Biết không khí chứa 20% oxi và 80% nitơ về thể tích. Công thức phân tử của B là

A. C2H7N.                   B. C3H9N.                                C. C4H11N.                  D. C4H9N.

Câu 15: Trong một bình kín dung tích không đổi chứa hỗn hợp hơi chất A (CxHyO) với O2 vừa đủ để đốt cháy hợp chất A ở 136,5oC và 1 atm. Sau khi đốt cháy, đưa bình về nhiệt độ ban đầu, thì áp suất trong bình là 1,2 atm. Mặt khác, khi đốt cháy 0,03 mol A lượng CO2 sinh ra được cho vào 400 ml dd Ba(OH)2 0,15M thấy có hiện tượng hoà tan kết tủa, nhưng nếu cho vào 800 ml dd Ba(OH)2 nói trên thì thấy Ba(OH)2 dư. Công thức phân tử của A là

A. C2H4O.                   B. C3H6O.                                C. C4H8O.                   D. C3H6O2.

Câu 16: Hợp chất hữu cơ Y có tỉ khối hơi so với H2 là 37. Y tác dụng được với Na, NaOH và tham gia phản ứng tráng gương. Công thức phân tử của Y là

A. C4H10O.                  B. C3H6O2.                              C. C2H2O3.                  D. C4H8O.

Câu 17: Hỗn hợp A gồm một số hiđrocacbon là đồng đẳng kế tiếp. Tổng khối lượng phân tử của các hiđrocacbon trong A là 252, trong đó khối lượng phân tử của hiđrocacbon nặng nhất bằng 2 lần khối lượng phân tử của hiđrocacbon nhẹ nhất. Công thức phân tử của hiđrocacbon nhẹ nhất và số lượng hiđrocacbon trong A là

A. C3H6 và 4.              B. C2H4 và 5.                          D. C3H8 và 4.              D. C2H6 và 5.

Câu 18: Trộn một hiđrocacbon X với lượng O2 vừa đủ được hỗn hợp A ở 0oC và áp suất P1. Đốt cháy hết X, tổng thể tích các sản phẩm thu được ở 218,4oC và áp suất P1 gấp 2 lần thể tích hỗn hợp A ở 0oC, áp suất P1.

A. C4H10.                     B. C2H6.                                   C. C3H6.                      D. C3H­8.

Câu 19: Đốt cháy hoàn toàn 1,605 gam hợp chất hữu cơ A thu được 4,62 gam CO2; 1,215 gam H2O và 168ml N2 (đktc). Tỷ khối hơi của A so với không khí  không vượt quá 4. Công thức phân tử của A là

A. C7H9N.                   B. C6H7N.                                C. C5H5N.                   D. C6H9N.

Câu 20: Đốt cháy hoàn toàn 5,8 gam chất A thu được 2,65 gam Na2CO3; 2,26 gam H2O và 12,1 gam CO2. Công thức phân tử của A là

A. C6H5O2Na.             B. C6H5ONa.                           C. C7H7O2Na.             D. C7H7ONa.

Câu 21: Đốt cháy hoàn toàn 1,88g A  (chứa C, H, O ) cần 1,904 lít khí O2 (đktc), thu được CO2 và  H2O với tỷ lệ mol tương ứng là 4:3. Công thức phân tử của A là

A. C4H6O2.                  B. C8H12O4.                             C. C4H6O3.                  D. C8H12O5.

Câu 22: Đốt cháy hoàn toàn một lượng chất X (chứa C, H, O) cần 0,6 mol O2 tạo ra 0,6 mol CO2 và 0,6 mol H2O. Công thức phân tử của X là

A. C6H12O6.                 B. C12H22O11.                          C. C2H4O2.                  D. CH2O.

Câu 23: Đốt cháy hoàn toàn một lượng chất Y (chứa C, H, O) cần 0,3 mol O2 tạo ra 0,2 mol  CO2 và 0,3 mol H2O. Công thức phân tử của Y là

A. C2H6O.                   B. C2H6O2.                               C. CH4O.                     D. C3H6O.

Câu 24: Đốt cháy hoàn toàn một lượng chất hữu cơ chứa C, H, Cl thu được 2,2 gam CO2; 0,9 gam H2O. Khi xác định clo trong lượng chất đó bằng dung dịch AgNO3 thì thu được 14,35 gam AgCl. Công thức phân tử của hợp chất đó là

A. C2H4Cl2.                  B. C3H6Cl2.                              C. CH2Cl2.                   D. CHCl3.

Câu 25: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol chất X cần 6,16 lít khí O2 (đktc), thu được13,44 lít (đktc) hỗn hợp  CO2, N2 và hơi nước. Sau khi ngưng tụ hết hơi nước, còn lại 5,6 lít khí (đktc) có tỉ khối so với hiđro là 20,4. Công thức phân tử của X là

A. C2H7O2N.                 B. C3H7O2N.                           C. C3H9O2N.               D. C4H9N.

{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bài tập xác định CTCT, CTPT của hợp chất Hữu cơ môn Hóa học 11 năm 2020. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số nội dung cùng chuyên mục tại đây:

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh lớp 11 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON